Giải Nói và nghe trang 62 sách bài tập Ngữ văn 9 - Chân trời sáng tạoTheo em, khi trình bày một chuyện kể sáng tạo, nội dung câu chuyện có cần theo bố cục 3 phần (Mở đầu truyện, Diễn biến truyện, Kết thúc truyện) như khi viết thực tế sáng tạo hay không? Vì sao?
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Câu 1 Trả lời câu hỏi 1 trang 62 SBT Văn 9 Chân trời sáng tạo Theo em, khi trình bày một chuyện kể sáng tạo, nội dung câu chuyện có cần theo bố cục 3 phần (Mở đầu truyện, Diễn biến truyện, Kết thúc truyện) như khi viết thực tế sáng tạo hay không? Vì sao? Phương pháp giải: Đọc lại yêu cầu đề bài, kết hợp với kiến thức khi trình bày một chuyện kể sáng tạo Lời giải chi tiết: Một câu chuyện tưởng tượng hoàn chỉnh bao giờ cũng có Mở đầu truyện, Diễn biến truyện, Kết thúc truyện. Cho nên, dù kể bằng bài viết hay bằng bài nói, đều phải đảm bảo tính hoàn chỉnh và đều cần có ba phần nêu trên. Tuy nhiên, bố cục của một bài nói dù là trình bày lại câu chuyện cũng cần đòi hỏi sự giao tiếp trực tiếp giữa người nói và người nghe, nên bài kể chuyện nói sẽ có thêm một số phần mà bài kể chuyện viết không có như: + Mở đầu bài nói phải có lời chào hỏi. + Cuối bài nói có lời cảm ơn người nghe và phần trao đổi. Theo đó, cả ba phần Mở đầu truyện, Diễn biến truyện, Kết thúc truyện đều phải sắp xếp sau phần mở đầu bài nói và trước phần trao đổi, cảm ơn,… Câu 2 Trả lời câu hỏi 2 trang 62 SBT Văn 9 Chân trời sáng tạo Chỉ ra biểu hiện của cách sắp xếp diễn biến câu chuyện theo quan hệ nhân quả hoặc quan hệ tiếp nối qua một trong các văn bản truyện kể sau đây: Chuyện người con gái Nam Xương, Truyện lạ nhà thuyền chài, Dế chọi. Phương pháp giải: Lập bảng liệt kê và chỉ ra biểu hiện của các sắp xếp diễn biến câu chuyện qua một trong ba truyện nêu trong bài tập. Lời giải chi tiết: Ví dụ: chuyện người con gái Nam Xương,
Câu 3 Trả lời câu hỏi 3 trang 62 SBT Văn 9 Chân trời sáng tạo Nêu một số lưu ý trong bước Chuẩn bị bài nói khi trình bày một truyện kể sáng tạo. Phương pháp giải: Xem lại bước Chuẩn bị nói (SGK/119) Lời giải chi tiết: Em cần đặc biệt lưu ý chọn kể câu chuyện tưởng tượng theo một trong hai dạng đề sau: - Dạng thứ nhất: Một câu chuyện hoàn toàn dựa trên trí tưởng tượng của em. Với dạng này, cần lưu ý: Một câu chuyện dù tưởng tượng bay bổng, mới lạ thế nào thì cũng phải có ba yếu tố: bối cảnh, nhân vật, cốt truyện. + Bối cảnh là không gian, thời gian diễn ra câu chuyện. + Nhân vật có thể là người, thần tiên, ma, quỷ, loài vật, cây cối, đồ vật,… + Cốt truyện là chuỗi sự kiện, hành động của nhân vật có quan hệ với nhau theo quan hệ nhân quả hoặc nối tiếp. Khi cần, có thể sử dụng yếu tố kì ảo một cách hợp lí, nhất là khi em định kể một câu chuyện huyền ảo như các truyện truyền kì đã học. - Dạng thứ hai: Một câu chuyện phỏng theo truyện đã đọc. Với dạng này, truyện đã có sẵn bối cảnh, nhân vật, cốt truyện. Em sử dụng trí tưởng tượng của mình để thay đổi, bổ sung một, hai hoặc cả ba yếu tố như bối cảnh, nhân vật, cốt truyện, tức là “cải biển” để có một câu chuyện mới. Câu 4 Trả lời câu hỏi 4 trang 62 SBT Văn 9 Chân trời sáng tạo Luyện tập các bước thực hiện bài nói theo đề bài sau: Kể lại một truyện kể sáng tạo phỏng theo một trong những truyện truyền kì hay truyện có yếu tố kì ảo mà em đã đọc. Phương pháp giải: Em thực hành theo các bước trong quy trình đã nói đã trình bày trong sách giáo khoa như sau: Lời giải chi tiết: Bước 1: Chuẩn bị bài nói (kể chuyện) Bước 2: Luyện tập, trình bày. Bước 3: Trao đổi, đánh giá.
|