Giải Nói và nghe trang 35 sách bài tập Ngữ văn 9 - Chân trời sáng tạoEm hãy giải thích tại sao cần xác định đề tài, người nghe, thời gian và không gian nói trước khi kể một câu chuyện tưởng tượng.
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Câu 1 Trả lời Câu hỏi 1 trang 35 SBT Văn 9 Chân trời sáng tạo Em hãy giải thích tại sao cần xác định đề tài, người nghe, thời gian và không gian nói trước khi kể một câu chuyện tưởng tượng. Phương pháp giải: Dựa vào Tri thức SGK/ 61, đọc kĩ yêu cầu đề bài để đưa ra câu trả lời Lời giải chi tiết: Cần xác định đề tài, người nghe, thời gian và không gian nói trước khi kể một câu chuyện tưởng tượng vì: - Xác định đề tài: xác định nội dung trọng tâm của câu chuyện - Xác định người nghe: cần biết được người nghe là ai để chọn cách trình bày phù hợp. - Xác định thời gian: căn chỉnh bài nói có độ dài phù hợp, điều chỉnh tốc độ nói.. - Xác định không gian: tạo nên sự sinh động cho câu chuyện, giúp người nghe dễ hình dung và kết nối cảm xúc với các nhân vật. -> Việc xác định các yếu tố này giúp xây dựng một câu chuyện mạch lạc, hấp dẫn và phù hợp với đối tượng người nghe, đồng thời nâng cao khả năng tương tác của câu chuyện với người nghe. Câu 2 Trả lời Câu hỏi 2 trang 35 SBT Văn 9 Chân trời sáng tạo Theo em, việc luyện tập trình bày kể một câu chuyện tưởng tượng sẽ có tác dụng gì cho bài nói? Phương pháp giải: Dựa vào Tri thức SGK/ 62, vận dụng kiến thức thực tế, đọc kĩ yêu cầu đề bài để đưa ra câu trả lời. Lời giải chi tiết: Việc luyện tập trình bày kể một câu chuyện tưởng tượng sẽ có một số tác dụng sau: - Giúp người trình bày tự tin, làm chủ phần kể chuyện sáng tạo của mình. - Giúp người trình bày biết lựa chọn những sự kiện, chi tiết, lời thoại cần nhấn mạnh để tạo sức thu hút, hấp dẫn cho câu chuyện kể. - Giúp người trình bày điều chỉnh giọng nói, cảm xúc trong khi nói để phù hợp với diễn biến câu chuyện và tâm lí của các nhân vật. - Giúp người trình bày dự kiến được những câu hỏi, phản hồi của người nghe để đưa ra câu trả lời phù hợp. Câu 3 Trả lời Câu hỏi 3 trang 35 SBT Văn 9 Chân trời sáng tạo Thực hiện đề bài sau: Đề bài: Trong buổi sinh hoạt Câu lạc bộ sáng tác, câu chuyện tưởng tượng sáng tạo của em được lựa chọn để kể cho các bạn, em hãy: a. Trong vai trò người nói, xây dựng nội dung câu chuyện kể của mình dựa trên sản phẩm phần Viết (kể chuyện sáng tạo có sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm). b. Trong vai trò người nghe, ghi lại những kinh nghiệm của bản thân sau khi kể một câu chuyện tưởng tượng bằng kĩ thuật 3-2-1, gồm: - Ba điều em hài lòng trong bài nói của mình. - Hai điều em nhận thấy mình cần chỉnh sửa/ thay đổi sau khi nói. - Một ý kiến mà em tâm đắc nhất từ phần góp ý, đề xuất của các bạn trong lớp. Phương pháp giải: Dựa vào Tri thức SGK/ 60 - 61, xem lại phần Viết, đọc kĩ yêu cầu và thực hiện Lời giải chi tiết: a) Trong vai trò người nói: Em có thể dựa vào nội dung phần viết truyện kể sáng tạo (có sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm) để thực hiện bài nói của mình. Tuy nhiên, em cần thực hiện một số điều chỉnh sau để chuyển bài viết sang bài nói: - Lựa chọn cách thức mở đầu câu chuyện kể thật hấp dẫn, thu hút người nghe như: Nhập vai vào nhân vật chính; hóa trang (một cách đơn giản) thành một nhân vật trong truyện; tạo không gian, thời gian, tình huống để người nghe dễ hình dung ra bối cảnh câu chuyện; sử dụng âm thanh, hình ảnh để tạo sự chú ý đối với người nghe.... - Sử dụng công cụ hỗ trợ để câu chuyện kể của em gây ấn tượng với người nghe hơn như: Tranh ảnh, đồ vật liên quan đến các sự kiện/ chi tiết tiêu biểu trong truyện, các thẻ từ khóa dán lên bảng trong quá trình kế nhằm nhấn mạnh thông điệp/ chủ đề truyện. - Thiết kế thành bài trình chiếu Powerpoint, chèn thêm hình ảnh, video, bài nhạc liên quan đến nội dung câu chuyện kể. - Thực hành kể chuyện trước khi lên lớp, kiểm soát thời gian, tốc độ kể, học cách nhập vai nhân vật chính, các nhân vật phụ trong các đoạn đối thoại và phối hợp phần nói với ngôn ngữ cơ thể (động tác tay, ánh mắt kết nối với người nghe, mỉm cười khi bắt đầu và kết thúc,...).ư b) Trong vai trò người nghe: - Lắng nghe, ghi chép ý kiến, đề xuất của các bạn trong lớp sau khi em hoàn thành kể câu chuyện tưởng tượng. - Nhớ lại nội dung trình bày của mình và nghiêm túc rút ra bài học kinh nghiệm cho bản thân. - Tổng hợp lại ý kiến của các bạn và phần tự đánh giá của em theo gợi ý sau: Ba điều hài lòng, hai điều cần thay đổi, một góp ý tâm đắc về: Nội dung câu chuyện kể (bối cảnh, nhân vật, sự kiện, chi tiết, thông điệp,...), về cách thức kể chuyện (giọng nói, ngữ điệu, sự sáng tạo,...), về sự chuẩn bị, sử dụng đạo cụ khi kể...
|