Giải Nói và nghe trang 11 sách bài tập Ngữ văn 9 - Chân trời sáng tạoThế nào là một vấn đề có tính thời sự? Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 9 tất cả các môn - Chân trời sáng tạo Toán - Văn - Anh - KHTN - Lịch sử và Địa lí
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Câu 1 Trả lời Câu hỏi 1 trang 11 SBT Văn 9 Chân trời sáng tạo Thế nào là một vấn đề có tính thời sự? Phương pháp giải: Xem lại Tri thức trong SGK để đưa ra cách hiểu về một vấn đề có tính thời sự Lời giải chi tiết: Vấn đề có tính thời sự là vấn xảy ra trong xã hội, gây được sự quan tâm của nhiều người. Những vấn đề này thường liên quan đến các sự kiện chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa hoặc môi trường và có ảnh hưởng lớn đến cộng đồng Câu 2 Trả lời Câu hỏi 2 trang 11 SBT Văn 9 Chân trời sáng tạo Trả lời Câu hỏi 2 trang 11 SBT Văn 9 Chân trời sáng tạo Phương pháp giải: Dựa vào SGK/27 vẽ sơ đồ tóm tắt quy trình thực hiện bài trình bày về một sự việc có tính thời sự. Lời giải chi tiết: Câu 3 Trả lời Câu hỏi 3 trang 11 SBT Văn 9 Chân trời sáng tạo Trong buổi sinh hoạt cuối tuần, giáo viên chủ nhiệm lớp em tổ chức diễn đàn Văn hóa ứng xử học đường. Em hãy chọn một sự việc có tính thời sự liên quan đến văn hóa ứng xử học đường, chuẩn bị bài trình bày để tham gia diễn đàn. Phương pháp giải: Dựa vào quy trình bài trình bày được nêu trong SGK, chuẩn bị nội dung nói rồi thực hành, luyện tập. Lời giải chi tiết: Bước 1: Xác định đề tài, mục đích, không gian và thời gian nói Đề tài của bài nói là một sự việc có tính thời sự liên quan đến vấn đề văn hoá ứng xử học đường. Em có thể tìm kiếm đề tài trên các kênh thông tin đại chúng như báo chí, truyền hình, Internet. Xác định các thành tố giao tiếp liên quan đến bài nói bằng cách tự trả lời các câu hỏi: Mục đích nói là gì? Người nghe là ai? Bài nói sẽ được trình bày trong không gian nào? Thời gian trình bày bao lâu? Từ đó chọn cách nói phù hợp, hiệu quả. Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý Tìm ý bằng cách trả lời các câu hỏi: - Sự việc mà em muốn trình bày là gì? - Quan điểm của em về sự việc ấy ra sao? - Em rút ra bài học gì từ sự việc? Chọn lọc và sắp xếp ý thành dàn ý hoàn chỉnh. Đánh dấu các ý trọng tâm cần nhấn mạnh, dự kiến phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ hỗ trợ, các câu hỏi và ý kiến phản biện của người nghe để chuẩn bị câu trả lời. Bước 3: Luyện tập, trình bày Luyện tập nói trước gương hoặc luyện tập theo nhóm cho đến khi nắm chắc nội dung bài nói. Khi trình bày, cần tự tin, có sự tương tác tích cực với người nghe và bám sát nội dung bài nói đã chuẩn bị. Bước 4: Đánh giá Sử dụng Bảng kiểm kĩ năng trình bày ý kiến về một sự việc có tính thời sự ở phần Nói và nghe trong sách giáo khoa để tự đánh giá bài nói của bản thân và bài trình bày của các bạn cùng nhóm.
|