Giải Đọc trang 21 sách bài tập Ngữ văn 9 - Chân trời sáng tạo

Điền thông tin vào chỗ trống để hoàn thành định nghĩa về truyện trinh thám (làm vào vở): Truyện trinh thám là thể loại truyện kể lại ... Dựa vào những manh mối ban đầu,... từng bước khám phá sự thật.

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1

Trả lời Câu hỏi 1 trang 21 SBT Văn 9 Chân trời sáng tạo

Điền thông tin vào chỗ trống để hoàn thành định nghĩa về truyện trinh thám (làm vào vở):

Truyện trinh thám là thể loại truyện kể lại ... Dựa vào những manh mối ban đầu,... từng bước khám phá sự thật.

Phương pháp giải:

Xem lại Tri thức Ngữ văn SGK/31

Lời giải chi tiết:

Truyện trinh thám là thể loại truyện kể lại quá trình tìm kiếm sự thật về một vụ án. Dựa vào những manh mối ban đầu, người điều tra (thám từ, cảnh sát,...)  từng bước khám phá sự thật.

Câu 2

Trả lời Câu hỏi 2 trang 21 SBT Văn 9 Chân trời sáng tạo

Liệt kê hai yêu cầu về nội dung của truyện trinh thám.

Phương pháp giải:

Xem lại Tri thức Ngữ văn SGK/31

Lời giải chi tiết:

Hai yêu cầu về nội dung của truyện trinh thám

- Một vụ việc đã xảy ra và thủ phạm còn giấu mặt

- Một cuộc điều tra được tiến hành chủ yếu bởi các thám từ và/ hoặc nhân vật bị tình nghi là thủ phạm.

Câu 3

Trả lời Câu hỏi 3 trang 21 SBT Văn 9 Chân trời sáng tạo

Điền vào bảng sau đặc điểm của không gian, thời gian trong truyện trinh thám (làm vào vở):

Phương pháp giải:

Xem lại Tri thức Ngữ văn SGK/31

Lời giải chi tiết:

Đặc điểm về không gian

Đặc điểm về thời gian

- Nơi diễn ra hoặc lưu giữ các manh mối về vụ án (dấu vết, tung tích của tội phạm, của nạn nhân hoặc những người liên quan)

- Nơi diễn ra các hoạt động điều tra, khám phá những sự thật về vụ án

- Thời gian diễn ra các hoạt động điều tra, từ lúc khởi đầu cuộc điều tra cho đến khi các nhà điều tra chính thức đưa ra bằng chứng, những phân tích, lí giải thuyết phục và kết luận về vụ án

- Thời gian thường có giới hạn trong một vài tuần hoặc vài ngày, thậm chí vài giờ

Câu 4

Trả lời Câu hỏi 4 trang 21 SBT Văn 9 Chân trời sáng tạo

Vẽ sơ đồ cốt truyện của truyện trinh thám.

Phương pháp giải:

Xem lại Tri thức Ngữ văn SGK/31

Lời giải chi tiết:

Câu 5

Trả lời Câu hỏi 5 trang 21 SBT Văn 9 Chân trời sáng tạo

Các chỉ tiết trong truyện trinh thám có gì đặc biệt? Liệt kê một vài chi tiết trong truyện Chiếc mũ miện dát đá be-rô để làm rõ vai trò của chúng trong quá trình điều tra, khám phá sự thật của thám tử Sơ-lốc Hôm.

Phương pháp giải:

Xem lại Tri thức Ngữ văn SGK/32, đọc kĩ văn bản Chiếc mũ miện dát đá be-rô

Lời giải chi tiết:

Các chi tiết trong truyện trinh thám có vai trò như một bằng chứng hoặc một manh mối quan trọng trong quá trình điều tra.

Một số chi tiết trong truyện Chiếc mũ miện dát đá be-rô có vai trò là những manh mối quan trọng để thám tử Sơ-lốc Hôm tìm ra sự thật: Mảnh mũ miện bị gãy, A-thơ say mê Me-ry nhưng không được Me-ry đáp lại; Me-ry để lại lá thư trước khi trốn khỏi nhà Hôn-đơ, dấu chân in trên tuyết, dưới của số nhà Hôn-đơ,...

Câu 6

Trả lời Câu hỏi 6 trang 21 SBT Văn 9 Chân trời sáng tạo

Nhân vật chính trong truyện trinh thám Chiếc mũ miện dát đá be-rôKẻ sát nhân lộ diện là ai?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản Chiếc mũ miện dát đá be-rô để tìm nhân vật chính

Lời giải chi tiết:

- Nhân vật chính trong truyện trinh thám Chiếc mũ miện đất đá be-rô là thám tử Sơ-lốc Hôm.

- Nhân vật chính trong Kẻ sát nhân lộ diện là Giôn Oa-rân - người bị tình nghi giết Đan, giết vợ, đồng thời là người đi tìm các bằng chứng để chứng minh mình vô tội.

Câu 7

Trả lời Câu hỏi 7 trang 21 SBT Văn 9 Chân trời sáng tạo

Lời đối thoại trong truyện trinh thám thường góp phần mở ra các manh mối cho cuộc điều tra. Lời độc thoại nội tâm trong truyện trinh thám được sử dụng nhằm thể hiện diễn biến tâm lí của nhân vật, nhất là nhân vật thám tử. Lấy một vài ví dụ về lời đối thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản Kẻ sát nhân lộ diện để chứng minh nhận định trên.

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản Kẻ sát nhân lộ diện, chỉ ra ví dụ về lời đối thoại và độc thoại nội tâm.

Lời giải chi tiết:

- Một số ví dụ về lời đối thoại trong truyện Kẻ sát nhân lộ diện đã góp phần mở ra các manh mối cho cuộc điều tra là:

+ Đoạn đối thoại giữa Scan-lân và Oa-rân ở đầu đoạn trích.

+ Đoạn đối thoại giá giữa Scan-lân và vợ (thực chất là cô thư kí Ba-bro) qua điện thoại.

+ Đoạn đối thoại giữa Ran-đô (tên giả của Gioóc Cle-mon) với thám tử Đen-mân qua điện thoại.

- Một số ví dụ về lời độc thoại nội tâm trong truyện Kẻ sát nhân lộ diện góp phần thể hiện diễn biến căng thẳng trong tâm lí của nhân vật Oa-rân là:

+ Tôi liếc nhìn đồng hồ. Đã 7 giờ 35. Cô ấy nói sao nhỉ? Sau nửa tiếng nữa ông ta sẽ có mặt tại văn phòng, chỉ còn phải ăn sáng nữa thôi.

+ Không, dù sao thì chúng tôi cũng đã nhầm. Không thể có một hệ thần kinh vững vàng như vậy được. Còn nếu chúng tôi không nhầm thì rất có thể hắn đã đoán được từng đường đi nước bước của chúng tôi và đánh giá đúng như một tay cờ bạc nhà nghề. Không, chưa phải là đã mất tất cả – tôi nghĩ thầm. Ở địa vị hắn thì tôi sẽ đợi một lúc rồi sau đó sẽ viện một cái có gì đó để ra ngoài, vìa lịch sự vừa không gây nghi ngờ. Nhưng lạy Chúa, cần phải có một ý chí và một sức chịu đựng như thế nào để bình tĩnh chờ đợi khoảng thời gian đó! Hắn còn chịu được bao nhiêu lâu nữa?

+ Chuông điện thoại réo lên và tiếng chuông nghe như tiếng sét đánh. Nếu như hắn không kêu rú lên, không nhảy dựng lên đến trần nhà thì quả là hắn không có dây thần kinh thật. Hoặc là hẳn vô tội. Tôi lại liếc nhìn hắn. Mặt Gioóc vẫn bình thản như trước, như thể hắn chẳng nghe thấy gì hết. A không! Hắn hơi quay đầu nhìn Scan-lân đang nhắc ống nói.

Câu 8

Trả lời Câu hỏi 8 trang 22 SBT Văn 9 Chân trời sáng tạo

Đọc văn bản Năm hạt cam và trả lời các câu hỏi:

a) Nêu nội dung bao quát của văn bản.

b) Tìm các chi tiết thể hiện manh mối quan trọng của vụ án, phân tích ý nghĩa của các chi tiết đó trong quá trình khám phá vụ án của thám tử Sơ-lốc Hôm.

c) Nhân vật Sơ-lốc Hôm thể hiện những đặc điểm gì của nhân vật chính trong truyện trinh thám? Làm rõ ý kiến của em bằng những chi tiết trong văn bản.

d) Câu chuyện được kể lại bằng lời của ai? Nhận xét về việc sử dụng lời kể của nhân vật này đối với nội dung câu chuyện.

đ) Dựa vào bảng sau, em hãy làm rõ mối quan hệ giữa các chi tiết tiêu biểu, nhân vật chính, chủ đề của văn bản (làm vào vở):

Chi tiết tiêu biểu

Nhân vật Sơ-lốc Hôm

Chủ đề

 

 

 

Nhận xét về mối quan hệ giữa các yếu tố trên:........................................................................

e) Xác định đâu là lời người kể chuyện, đâu là lời nhân vật trong phần văn bản sau:

Chúng tôi ngồi lặng yên mất một lúc, tôi chưa bao giờ thấy Hôm buồn phiền và sửng sốt như lúc này.

“Lòng kiêu hãnh của tôi đã bị tổn thương, Oát-sân ạ", cuối cùng anh cũng thốt lên.

g. Em có thích cách kết thúc của truyện này hay không? Hãy trao đổi ý kiến với các bạn trong nhóm và cho biết vì sao khi đọc truyện, người đọc lại có những ý kiến khác nhau về truyện đó.

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản Năm hạt cam, thực hiện yêu cầu

Lời giải chi tiết:

a) Nội dung bao quát của văn bản là quá trình khám phá vụ án gia Hời đi tin đình Ô-pen-sô bị giết của thám tử Sơ-lốc Hôm,

b)  Chi tiết thể hiện manh mối quan trọng của vụ án:

- Chi tiết thứ nhất: Cái chết bất thường của chú, cha và chính Ô-pen-sô liên quan đến việc họ nhận được bức thư với ba chữ K trên bì thư, trong đó có năm hạt cam khô. Điều này cung cấp cho Sơ-lốc Hôm manh mối về việc chú của Ô-pen-số có giữ giấy tờ gì đó liên quan đến tổ chức K.K.K. và bị tổ chức này đòi lại.

- Chi tiết thứ hai: Chú của Ô-pen-sô phải rời bỏ nước Mỹ sang một vùng hẻo lánh ở Anh để sinh sống khi không còn trẻ. Chi tiết này giúp Hôm suy đoán ông ta sợ hãi điều gì đó nên phải trốn chạy.

- Chi tiết thứ ba: Tất cả bức thư đều được gửi từ các hải cảng (ở Ấn Độ, Xcốt-len và Luân Đôn). Điều này cho thấy người gửi thư là thuỷ thủ trên tàu và đó là manh mối để Sơ-lốc Hôm tìm ra thủ phạm.

c) Nhân vật Sơ-lốc Hôm thể hiện những đặc điểm của nhân vật chính trong truyện trinh thám: là thám tử - người có kĩ thuật điều tra vượt trội, đồng thời có khả năng quan sát tinh tường, khả năng phân tích, suy luận, đánh giá sắc bén.

Những chi tiết trong văn bản thể hiện đặc điểm của nhân vật chính: suy luận từ các bức thư có ba chữ K và năm hạt cam khô, từ cái chết bất thường của ba người trong gia đình Ô-pen-sô; điều tra lịch trình các chuyến tàu, khả năng đánh giá chính xác thủ phạm là thuỷ thủ trên chiếc tàu,...

d) Câu chuyện được kể bằng lời của một nhân vật trong truyện, bác sĩ Oát-sân. Điều này làm tăng tính chân thực/ thuyết phục của câu chuyện vì bác sĩ Oát-sân là người chứng kiến vụ án, quá trình phá án của thám tử Sơ-lốc Hôm từ đầu đến cuối câu chuyện.

đ)

Chi tiết tiêu biểu

Nhân vật Sơ-lốc Hôm

Chủ đề

- Hôm tìm ra manh mối về việc chú của Ô-pen-sô có giữ giấy tờ liên quan đến tổ chức K.K.K và bị tổ chức này đòi lại.

- Hôm suy đoán ra chú của Ô-pen-sô rời bỏ nước Mỹ vì ông ta sợ hãi điều gì đó nên phải trốn chạy.

- Hôm suy đoán ra manh mối người gửi thư là thủy thủ trên tàu để tìm ra thủ phạm.

Là một thám tử có khả năng suy luận, đánh giá, điều tra sắc bén.

Đề cao năng lực quan sát, suy luận, điều tra của thám tử trong quá trình khám phá một vụ án

Nhận xét về mối quan hệ giữa các yếu tố trên: Quan hệ giữa các yếu tố trên là quan hệ tương hỗ, các chi tiết tiêu biểu và nhân vật chính góp phần thể hiện chủ đề truyện; chủ đề truyện được làm sáng tỏ qua các chỉ tiết tiêu biểu và nhân vật.

e) Lời của nhân vật: “Lòng kiêu hãnh của tôi đã bị tổn thương, Oát-sân ạ”

Lời của người kể chuyện: Chúng tôi ngồi lặng yên mất một lúc, tôi chưa bao giờ thấy Hôm buồn phiền và sửng sốt như lúc này; cuối cùng anh cũng thốt lên.

g) Đây là câu hỏi mở, em trả lời dựa trên trải nghiệm cá nhân. Tham khảo ý kiến sau:

Khi đọc truyện, người đọc lại có những ý kiến khác nhau về truyện đó vì;

- Quan điểm, cách nhìn nhận vấn đề khác nhau.

- Kiến thức của mỗi người khác nhau.

Tham Gia Group 2K10 Ôn Thi Vào Lớp 10 Miễn Phí

close