Giải mục 1 trang 6, 7 SGK Toán 9 tập 1 - Chân trời sáng tạo

Cho phương trình (left( {x + 3} right)left( {2x - 5} right) = 0). a) Các giá trị (x = - 3,,x = frac{5}{2}) có phải là nghiệm của phương trình không? Tại sao? b) Nếu số ({x_0}) khác ( - 3) và khác (frac{5}{2}) thì ({x_0}) có phải là nghiệm của phương trình không? Tại sao?

Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 9 tất cả các môn - Chân trời sáng tạo

Toán - Văn - Anh - KHTN - Lịch sử và Địa lí

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

HĐ1

Video hướng dẫn giải

Trả lời câu hỏi Hoạt động 1 trang 6 SGK Toán 9 Chân trời sáng tạo

Cho phương trình \(\left( {x + 3} \right)\left( {2x - 5} \right) = 0\).

a) Các giá trị \(x =  - 3,\,x = \frac{5}{2}\) có phải là nghiệm của phương trình không? Tại sao?

b) Nếu số \({x_0}\) khác \( - 3\) và khác \(\frac{5}{2}\) thì \({x_0}\) có phải là nghiệm của phương trình không? Tại sao?

Phương pháp giải:

Thay các giá trị của \(x\) vào phương trình đã cho để kiểm tra xem chúng có phải là nghiệm của phương trình hay không?

Lời giải chi tiết:

a) Với \(x =  - 3\), ta có: \(\left( {-3 + 3} \right)\left[ {2.(-3) - 5} \right] = 0.(-11)= 0\).

Với \(x = \frac{5}{2}\), ta có: \(\left( {\frac{5}{2} + 3} \right)\left( {2.\frac{5}{2} - 5} \right) = \frac{11}{2}.0 = 0\).

Vậy phương trình đã cho có hai nghiệm \(x =  - 3\) và \(x = \frac{5}{2}\).

b) Nếu số \({x_0}\) khác -3 và khác \(\frac{5}{2}\) thì \({x_0}\) không phải là nghiệm của phương trình.

TH1

Video hướng dẫn giải

Trả lời câu hỏi Thực hành 1 trang 7 SGK Toán 9 Chân trời sáng tạo

Giải các phương trình:

a) \(\left( {x - 7} \right)\left( {5x + 4} \right) = 0\);

b) \(\left( {2x + 9} \right)\left( {\frac{2}{3}x - 5} \right) = 0\).

Phương pháp giải:

Để giải phương trình \(\left( {{a_1}x + {b_1}} \right)\left( {{a_2}x + {b_2}} \right) = 0\), ta giải hai phương trình \({a_1}x + {b_1} = 0\) và \({a_2}x + {b_2} = 0\), rồi lấy tất cả các nghiệm của chúng.

Lời giải chi tiết:

a) Ta có: \(\left( {x - 7} \right)\left( {5x + 4} \right) = 0\)

\(x - 7 = 0\) hoặc \(5x + 4 = 0\)

\(x = 7\) hoặc \(x = \frac{{ - 4}}{5}\).

Vậy phương trình đã cho có hai nghiệm \(x = 7\) và \(x = \frac{{ - 4}}{5}\).

b) Ta có: \(\left( {2x + 9} \right)\left( {\frac{2}{3}x - 5} \right) = 0\)

\(2x + 9 = 0\) hoặc \(\frac{2}{3}x - 5 = 0\)

\(2x =  - 9\) hoặc \(\frac{2}{3}x = 5\)

\(x =  - \frac{{9}}{2}\) hoặc \(x = \frac{{15}}{2}\).

Vậy phương trình đã cho có hai nghiệm \(x =  - \frac{{9}}{2}\) và \(x = \frac{{15}}{2}\).

TH2

Video hướng dẫn giải

Trả lời câu hỏi Thực hành 2 trang 7 SGK Toán 9 Chân trời sáng tạo

Giải các phương trình:

a) \(2x\left( {x + 6} \right) + 5\left( {x + 6} \right) = 0\);

b) \(x\left( {3x + 5} \right) - 6x - 10 = 0\).

Phương pháp giải:

Để giải phương trình \(\left( {{a_1}x + {b_1}} \right)\left( {{a_2}x + {b_2}} \right) = 0\), ta giải hai phương trình \({a_1}x + {b_1} = 0\) và \({a_2}x + {b_2} = 0\), rồi lấy tất cả các nghiệm của chúng.

Lời giải chi tiết:

a) Ta có: \(2x\left( {x + 6} \right) + 5\left( {x + 6} \right) = 0\)

\(\left( {x + 6} \right)\left( {2x + 5} \right) = 0\)

\(x + 6 = 0\) hoặc \(2x + 5 = 0\)

\(x =  - 6\) hoặc \(x = \frac{{ - 5}}{2}\).

Vậy phương trình đã cho có hai nghiệm \(x =  - 6\) và \(x = \frac{{ - 5}}{2}\).

b) Ta có: \(x\left( {3x + 5} \right) - 6x - 10 = 0\)

\(x\left( {3x + 5} \right) - 2\left( {3x + 5} \right) = 0\)

\(\left( {3x + 5} \right)\left( {x - 2} \right) = 0\)

\(3x + 5 = 0\) hoặc \(x - 2 = 0\)

\(x = \frac{{ - 5}}{3}\) hoặc \(x = 2\).

Vậy phương trình đã cho có hai nghiệm \(x = \frac{{ - 5}}{3}\) và \(x = 2\).

VD1

Video hướng dẫn giải

Trả lời câu hỏi Vận dụng 1 trang 7 SGK Toán 9 Chân trời sáng tạo

Độ cao \(h\) (mét) của một quả bóng gôn sau khi được đánh \(t\) giây được cho bởi công thức \(h = t\left( {20 - 5t} \right)\). Có thể tính được thời gian bay của quả bóng kể từ khi được đánh đến khi chạm đất không?

Phương pháp giải:

Để giải phương trình \(\left( {{a_1}x + {b_1}} \right)\left( {{a_2}x + {b_2}} \right) = 0\), ta giải hai phương trình \({a_1}x + {b_1} = 0\) và \({a_2}x + {b_2} = 0\), rồi lấy tất cả các nghiệm của chúng.

Lời giải chi tiết:

Khi quả bóng gôn chạm đất thì độ cao của nó so với mặt đất là \(0\) (mét) nên \(h = 0\).

Khi đó ta có: \(0 = t\left( {20 - 5t} \right)\)

\(t = 0\) hoặc \(20 - 5t = 0\)

\(t = 0\) hoặc \(5t = 20\)

\(t = 0\) hoặc \(t = 4\).

Vì quả bóng gôn đã được đánh đi và chạm đất nên \(t \ne 0\) suy ra \(t = 4\) thỏa mãn đề bài.

Vậy thời gian bay của quả bóng kể từ khi được đánh đến khi chạm đất là \(4\) giây.

Tham Gia Group 2K10 Ôn Thi Vào Lớp 10 Miễn Phí

close