Bài 6. Chọn giống vật nuôi trang 28, 29, 30, 31, 32, 33 SGK Công nghệ 11 Cánh diềuKhi chọn mua một con vật để làm giống, theo em cần phải chọn con vật như thế nào? Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 11 tất cả các môn - Cánh diều Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Câu hỏi tr28 MĐ Khi chọn mua một con vật để làm giống, theo em cần phải chọn con vật như thế nào? Phương pháp giải: Liên hệ thực tế và dựa vào sự hiểu biết của bản thân để trả lời. Lời giải chi tiết: Khi chọn mua một con vật để làm giống em cần phải chú ý đến các yếu tố sau:
Câu hỏi tr28 CH1 Chọn giống vật nuôi là gì? Phương pháp giải: Nghiên cứu nội dung phần 1.1 trong SGK để trả lời. Lời giải chi tiết: Chọn giống vật nuôi là xác định và chọn những con vật nuôi (đực và cái) có tiềm năng di truyền vượt trội về một hay nhiều tính trạng mong muốn để làm giống (sinh sản). Câu hỏi tr27 CH2 Cho một số ví dụ khác về chọn giống vật nuôi. Phương pháp giải: Tìm hiểu trên Internet và sự hiểu biết của bản thân để trả lời. Lời giải chi tiết: Ví dụ: Để có giống gà Ri ngày càng tốt hơn, người ta giữ lại làm giống những con gà trống và gà mái chóng lớn, đẻ nhiều trứng, ấp trứng và nuôi con khéo; loại bỏ những con đẻ ít trứng, có tỉ lệ trứng ấp nở thấp, có tính ấp bóng (ấp không có trứng) kéo dài, … Câu hỏi tr28 CH3 Vai trò của chọn giống vật nuôi là gì? Phương pháp giải: Nghiên cứu nội dung phần 1.2 trong SGK để trả lời. Lời giải chi tiết: Vai trò của chọn giống vật nuôi là chọn ra những con vật ưu tú từ đó cải thiện được năng suất và chất lượng sản phẩm ở đời sau. Câu hỏi tr28 CH4 Hãy đề xuất giải pháp để cải thiện khả năng sản xuất của lợn ở những thế hệ sau. Phương pháp giải: Liên hệ thực tế và kiến thức của bản thân để trả lời. Lời giải chi tiết: Giải pháp:
Câu hỏi tr29 CH1 Đặc điểm ngoại hình của vật nuôi là gì? Phương pháp giải: Nghiên cứu nội dung phần 2.1 trong SGK để trả lời. Lời giải chi tiết: Ngoại hình của một vật nuôi là đặc điểm (tính trạng) bên ngoài của con vật, mang đặc trưng cho từng giống. Câu hỏi tr29 CH2 Hãy kể tên một số chỉ tiêu về ngoại hình để đánh giá chọn giống vật nuôi? Phương pháp giải: Nghiên cứu nội dung phần 2.1 trong SGK để trả lời. Lời giải chi tiết: Một số tiêu chí về ngoại hình để đánh giá chọn giống vật nuôi:
Câu hỏi tr29 CH3 Hãy mô tả ngoại hình của vật nuôi trong Hình 6.1 và 6.2 phù hợp với hướng sản xuất? Phương pháp giải: Quan sát Hình 6.1 và 6.2 để trả lời. Lời giải chi tiết: Bò hướng thịt: Toàn thân giống hình chữ nhật, bề ngang, bề sâu phát triển, đầu ngắn, rộng, đầy đặn vùng vai tiếp giáp với lưng bằng phẳng, mông rộng chắc, đùi nở nang, chân ngắn, da mềm mỏng.... Bò hướng sữa: Thân hình phần sau phát triển hơn phần trước, bầu vú to hình bát úp, núm vú tròn cách đều nhau, tĩnh mạch vú nổi rõ, phần thân trứơc hơi hẹp, đầu thanh, cổ dài, lưng thẳng rộng, đùi sâu, da mỏng mỡ dưới da ít phát triển. Gà hướng trứng: đuôi gà khá dài, thân hình nhỏ gọn, thể hình dài. Gà hướng thịt: đuôi gà ngắn hơn và cong lên, thân gà hướng thịt lớn hơn và có vòng eo to hơn so với gà hướng trứng, thể hình ngắn. Câu hỏi tr29 CH4 Để chọn những con gà với mục đích đẻ trứng, lợn với mục đích đẻ con, bò với mục đích lấy sữa em sẽ chọn những con có ngoại hình như thế nào? Vì sao? Phương pháp giải: Liên hệ thực tế, tìm hiểu trên Internet, … xác định được mục đích để nuôi. Lời giải chi tiết:
Chọn những con có thể chất khỏe mạnh, da dẻ hồng hào, lông thưa óng mượt, mắt tinh nhanh, đi lại hoạt bát, nhanh nhẹn.
Câu hỏi tr29 CH5 Có thể sử dụng những phương pháp nào để đánh giá ngoại hình của vật nuôi? Phương pháp giải: Nghiên cứu nội dung phần 2.1 trong SGK để trả lời. Lời giải chi tiết: Những phương pháp để đánh giá ngoại hình của vật nuôi:
Câu hỏi tr29 CH6 Hãy gọi tên các chiều đo có trong Hình 6.3. Phương pháp giải: Quan sát Hình 6.3 để trả lời. Lời giải chi tiết: Quan sát Hình 6.3, ta thấy: 1. Cao vây ở bò 2. Dài thân chéo ở bò 3. Dài thân ở lợn 4. Vòng ngực ở lợn. Câu hỏi tr30 CH1 Trong chọn lọc vật nuôi theo thể chất, cần chọn những con vật như thế nào? Phương pháp giải: Nghiên cứu nội dung phần 2.2 trong SGK để trả lời. Lời giải chi tiết: Trong chọn lọc vật nuôi theo thể chất, cần chọn những con vật: Cần chọn những con vật có sức khỏe tốt, không quá gầy hoặc quá mập, tốc độ lớn nhanh, … Câu hỏi tr30 CH2 Hãy lấy ví dụ về sự sinh trưởng và phát dục của một số loại vật nuôi? Phương pháp giải: Liên hệ thực tế và sự hiểu biết của bản thân để trả lời. Lời giải chi tiết: Ví dụ: - Sự sinh trưởng của ngan: + 1 ngày tuổi cân nặng 42g; + 1 tuần tuổi cân nặng 79g; + 2 tuần tuổi cân nặng 152g. Người ta gọi sự tăng cân của ngan là sự sinh trưởng. - Sự phát dục: Khi còn nhỏ cùng với sự phát triển của cơ thể, buồng trứng của con cái lớn dần, đó là sự sinh trưởng của buồng trứng. Khi đã lớn, buồng trứng của con cái bắt đầu sản sinh ra trứng, đó là sự phát dục của buồng trứng. Câu hỏi tr30 CH3 Hãy đọc thông tin trong Bảng 6.1 và 6.2, nêu một số chỉ tiêu năng suất và chất lượng sản phẩm của vật nuôi. Phương pháp giải: Nghiên cứu nội dung phần 2.4 và bảng 6.1, 6.2 trong SGK để trả lời. Lời giải chi tiết: - Một số chỉ tiêu năng suất trong bảng 6.1: Số con sơ sinh/ổ, số con cai sữa/ổ, khối lượng sơ sinh/con. - Một số chỉ tiêu năng suất trong bảng 6.2: Sản lượng sữa, tỉ lệ mỡ sữa. Câu hỏi tr30 CH4 Có những phương pháp chọn giống vật nuôi nào? Hãy kể tên, nêu cách tiến hành và ưu nhược điểm của những phương pháp đó? Phương pháp giải: Nghiên cứu nội dung phần 3 trong SGK để trả lời. Lời giải chi tiết: Có hai phương pháp chọn giống vật nuôi: - Phương pháp chọn lọc hàng loạt: + Chọn lọc hãng loạt là phương pháp định kì theo dõi, ghi chép các chi tiêu như ngoại hình, năng suất, chất lượng sản phẩm mà vật nuôi đạt được ngay trong điều kiện của sản xuất. + Cách tiến hành:
+ Ưu điểm: đơn giản, dễ thực hiện, ít tốn kém và được áp dụng khi cần chọn lọc nhiều vật nuôi một lúc hay trong thời gian ngắn. + Nhược điểm: Độ chính xác không cao Phương pháp chọn lọc cá thể: - Chọn lọc cá thể là phương pháp chọn lọc được tiến hành tại các trung tâm giống để chọn lọc Hãy nề dược vật nuôi đạt yêu cầu cao về chất lượng giống. + Thông thường, quá trình chọn lọc cá thể gồm các bước sau:
+ Ưu điểm: Hiệu quả chọn lọc cao hơn. + Nhược điểm: Cần nhiều thời gian, trình độ khoa học kĩ thuật và điều kiện cơ sở vật chất. Câu hỏi tr31 CH1 Hãy nêu ví dụ về phương pháp chọn lọc hàng loạt và chọn lọc cá thể. Phương pháp giải: Tìm hiểu trên Internet, sách, báo, … để trả lời. Lời giải chi tiết: Ví dụ chọn lọc hàng loạt: Trong 1 đàn gà lơgo chọn ra những con có sản lượng trứng cao từ 200 quả đến 250 quả/môt chu kì 300 ngày sẽ được giữ lại làm giống, những con đẻ số lượng trứng ít hơn bị loại thải. Ví dụ chọn lọc cá thể: Trong quá trình tạo giống heo, các cá thể được đánh giá dựa trên các đặc tính di truyền như khả năng tăng trưởng, tỷ lệ thịt, khả năng chống bệnh, tính hiệu quả sinh trưởng và tiết kiệm thức ăn. Các con heo có đặc tính di truyền tốt hơn sẽ được chọn để tiếp tục lai tạo, trong khi các con heo có đặc tính di truyền kém hơn sẽ bị loại bỏ. Khi tạo giống heo, các con vật được phân chia thành nhiều nhóm nhỏ. Mỗi nhóm sẽ được lai tạo với nhau để tạo ra thế hệ tiếp theo. Sau đó, các con heo trong thế hệ mới sẽ được đánh giá và chọn lọc lại dựa trên đặc tính di truyền của chúng. Các con heo có đặc tính di truyền tốt hơn sẽ được giữ lại để tiếp tục lai tạo, trong khi các con heo có đặc tính di truyền kém hơn sẽ bị loại bỏ. Quá trình này sẽ tiếp diễn cho đến khi đạt được giống heo có đặc tính di truyền tốt nhất. Câu hỏi tr31 CH2 Hãy so sánh các phương pháp chọn lọc theo mẫu Bảng 6.3. Phương pháp giải: Nghiên cứu nội dung phần 3 trong SGK để trả lời. Lời giải chi tiết:
Câu hỏi tr32 CH1 Hãy tìm hiểu hoạt động chăn nuôi ở địa phương em (nếu có) và cho biết những công việc trong chọn giống vật nuôi. Phương pháp giải: Liên hệ thực tế ở địa phương để trả lời. Lời giải chi tiết: - Địa phương em chủ yếu nuôi gà, lợn, vịt, ngan. Ví dụ: 1. Chọn gà con: + Thời điểm chọn: Lúc 1 ngày tuổi; dựa vào ngoại hình của gà, các đặc điểm biểu hiện gà tốt. Khối lượng lớn. Lông bông, tơi xốp. Bụng thon, nhẹ, rốn kín, cánh áp sát vào thân. Mắt to, sáng. Chân bông, cứng cáp, không dị tật, đi lại bình thường. + Mỏ khép kín. Bắt từng con gà, cầm trên tay quan sát bộ lông và tất cả các bộ phận đầu, mỏ, cổ, chân, bụng, lỗ huyệt để phát hiện các khuyết tật. + Thả gà trên sàn để quan sát dáng đi lại. Những gà đạt các tiêu chuẩn trên chọn để nuôi. 2. Chọn gà hậu bị: Gà hậu bị được chọn vào 2 thời điểm – Lúc kết thúc giai đoạn gà con (6 – 7 tuần tuổi); – Lúc kết thúc giai đoạn hậu bị (19 – 20 tuần tuổi). Cơ sở để chọn: Khối lượng gà, các đặc điểm ngoại hình của gà: – Đầu: rộng, sâu, không dài và không quá hẹp; – Mắt: To lồi màu da cam; – Mỏ : Ngắn, chắc khép kính – Mào: To, mào đỏ tươi – Thân hình: Dài, sâu, rộng – Bụng: Phát triển tốt, khoảng cách từ mõm xuống lưỡi hai đốt xương hàm rộng – Chân: Có màu đặc trưng của giống, bóng, ngón chân ngắn. – Lông : Phát triển tốt, sáng bóng mượt, mềm. – Cử chỉ : nhanh nhẹn ưa hoạt động. Những gà đạt các tiêu chuẩn trên được chọn để nuôi sinh sản. 3. Chọn gà mái để nuôi đẻ: Trong chăn nuôi gà sinh sản phải tiến hành chọn định kì để loại thải những cá thể để kém, bảo đảm cho đàn gà đạt năng suất và hiệu quả cao hơn. Cơ sở chọn lựa chính và đặc điểm ngoại hình, các bộ phận cơ thể như bộ lông, mào, lỗ huyệt và kết cấu cơ thể (chủ yếu là khoảng cách giữa xương lưỡi hái và xương háng). Những đặc điểm bên ngoài biểu hiện một gà mái đẻ tốt là: – Bộ lông: Lông cách hàng thứ nhất và lông cổ có màu đặc trưng của giống – Mào và tích tai : To, mềm màu đỏ tươi; – Mỏ, chân: Màu sắc giảm; Lỗ huyệt : ướt, màu nhạt, luôn cử động. – Khoảng cách giữa mỏm xương lưới hái và xương háng rộng, đặt lọt 2 ngón tay. Dựa vào những biểu hiện trên lựa chọn những gà mái đẻ tốt giữ lại nuôi, loại thải những gà mái đẻ kém. Câu hỏi tr32 CH2 Chọn lọc dựa vào chỉ thị phân tử là gì? Phương pháp giải: Nghiên cứu nội dung phần 4.1 trong SGK để trả lời. Lời giải chi tiết: Chọn lọc có hỗ trợ của chỉ thị phân tử là phương pháp chọn lọc các cá thể dựa trên các gene (hay đoạn DNA) quy định hoặc có liên quan đến một tính trạng mong muốn nào đó. Câu hỏi tr32 CH3 Hãy nêu ưu và nhược điểm của phương pháp chọn lọc dựa vào chỉ thị phân tử. Phương pháp giải: Nghiên cứu nội dung phần 4.1 trong SGK để trả lời. Lời giải chi tiết:
Câu hỏi tr33 CH1 Hãy trình bày ưu và nhược điểm của phương pháp chọn lọc bằng bộ gene. Phương pháp giải: Nghiên cứu nội dung phần 4.2 trong SGK để trả lời. Lời giải chi tiết:
Câu hỏi tr33 CH2 Hãy tìm hiểu thêm những ứng dụng công nghệ sinh học được sử dụng để chọn giống vật nuôi. Phương pháp giải: Tìm hiểu trên Internet, sách báo, … để trả lời. Lời giải chi tiết:
Câu hỏi tr33 CH3 Một trang trại có quy mô chăn nuôi là 1.000 lợn nái và 40 lợn đực. Nếu là chủ trang trại, với mục đích cải thiện năng suất sinh sản của đàn lợn nái (tăng số con đẻ ra) em sẽ: - Lựa chọn phương pháp chọn giống nào? - Hãy mô tả một số công việc cơ bản trong phương pháp chọn lọc mà em lựa chọn. Phương pháp giải: Phân tích ví dụ để trả lời. Lời giải chi tiết: Nếu là chủ trang trại và muốn cải thiện năng suất sinh sản của đàn lợn nái, em sẽ chọn phương pháp chọn lọc dựa vào chỉ thị phân tử. - Các công việc cơ bản trong phương pháp chọn giống bằng chỉ thị phân tử bao gồm:
|