Bài 18. Quy trình nuôi dưỡng, chăm sóc một số loại vật nuôi trang 98, 99, 100, 101, 102, 103, 104, 105, 106 SGK Công nghệ 11 Cánh diều

Để thực hiện quy trình chăn nuôi một loại vật nuôi, người chăn nuôi cần tiến hành các biện pháp kĩ thuật nào? Vì sao cần phải có quy trình chăn nuôi?

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu hỏi tr98 MĐ

Để thực hiện quy trình chăn nuôi một loại vật nuôi, người chăn nuôi cần tiến hành các biện pháp kĩ thuật nào? Vì sao cần phải có quy trình chăn nuôi?


Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức đã học để trả lời.


Lời giải chi tiết:

Cần tiến hành các biện pháp kĩ thuật sau:

  • Kĩ thuật nuôi dưỡng

  • Kĩ thuật chăm sóc

Cần có quy trình chăn nuôi vì:

  • Quy trình chăn nuôi đảm bảo rằng các động vật được nuôi bằng cách đúng chuẩn và thức ăn phù hợp, điều này sẽ giúp tăng chất lượng sản phẩm và đảm bảo an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng.

  • Quy trình chăn nuôi giúp tối ưu hóa chi phí sản xuất và tăng năng suất, từ đó giảm thiểu các chi phí không cần thiết và tăng thu nhập cho nhà chăn nuôi.

Câu hỏi tr99 CH1

Vì sao trong quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc lợn thịt cần phải chia thành 3 giai đoạn?


Phương pháp giải:

Nghiên cứu nội dung mục 1 trong SGK để trả lời.


Lời giải chi tiết:

Trong quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc lợn thịt cần phải chia thành 3 giai đoạn: Để có thể cung cấp chế độ dinh dưỡng và cách chăm sóc phù hợp với từng giai đoạn phát triển của lợn.


Câu hỏi tr99 CH2

 Việc phân lô, phân đàn và đảm bảo mật độ nuôi trong nuôi dưỡng lợn thịt nhằm mục đích gì?


Phương pháp giải:

Nghiên cứu nội dung mục 1 trong SGK để trả lời.


Lời giải chi tiết:

Việc phân lô, phân đàn và đảm bảo mật độ nuôi trong nuôi dưỡng lợn thịt nhằm mục đích: Để tiện nuôi dưỡng, chăm sóc.

Câu hỏi tr99 CH3

Vì sao cần phải tiêm phòng vaccine cho lợn nuôi thịt?


Phương pháp giải:

Nghiên cứu nội dung mục 1 trong SGK để trả lời.


Lời giải chi tiết:

Cần phải tiêm phòng vaccine cho lợn nuôi thịt: Để phòng tránh các bệnh nguy hiểm, giúp con vật phát triển tốt hơn.


Câu hỏi tr99 CH4

Hãy nêu kĩ thuật nuôi dưỡng, chăm sóc lợn thịt áp dụng cho từng giai đoạn sinh trưởng của lợn.


Phương pháp giải:

 Nghiên cứu nội dung mục 1 trong SGK để trả lời.


Lời giải chi tiết:

Giai đoạn sau cai sữa (7 - 20kg):

  • Nhu cầu năng lượng (ME) và protein cao. protein thô 20%, ME 3 300 Kcal/kg.

  • Khẩu phần phải được chế biến tốt, cho ăn nhiều bữa/ngày.

Giai đoạn lợn choai (20 - 60kg):

  • Khẩu phần ăn có hàm lượng protein thô 16-18%, ME 3 200 Kcal/kg

  • Nước uống sạch và đầy đủ theo nhu cầu

Giai đoạn vỗ béo (60 - 100kg):

  • Khẩu phần ăn giảm protein thô 19%, ME 3200 Kcal/kg

  • Nước uống sạch và đầy đủ theo nhu cầu

Câu hỏi tr99 CH5

Người chăn nuôi cần chuẩn bị những gì để đỡ đẻ cho lợn nái?


Phương pháp giải:

Nghiên cứu nội dung mục 1 trong SGK để trả lời.


Lời giải chi tiết:

Người chăn nuôi cần chuẩn bị những để đỡ đẻ cho lợn nái:

  • Vệ sinh sát trùng chuồng đẻ, ô úm.

  • Chuẩn bi dụng cụ đỡ đẻ, dung dịch sát trùng.

  • Vệ sinh cho lợn nái trước khi sinh.

  • Chuyển lợn nái lên chuồng đẻ.

Câu hỏi tr99 CH6

Hãy nêu các kĩ thuật nuôi dưỡng và chăm sóc lợn nái.


Phương pháp giải:

Nghiên cứu nội dung mục 1 trong SGK để trả lời.


Lời giải chi tiết:

Các kĩ thuật nuôi dưỡng và chăm sóc lợn nái:

  • Giai đoạn mang thai từ 1 đến 90 ngày: khẩu phần ăn 1,8 – 2,2 kg/con/ngày.

  • Giai đoạn từ 91 đến 107 ngày tăng lượng thức ăn lên 2,5 – 3 kg/con/ngày.

  • Giai đoạn chửa kì cuối từ 108 ngày đến lúc dẻ cần giảm dần lượng thức ăn từ 3 kg/con/ngày xuống 0,5 kg/con/ngày vào ngày đẻ để tránh chèn ép bào thai và giúp lợn núi dễ đẻ.

  • Trong thời gian chửa nên cho nái ăn thêm cỏ, rau xanh để chống táo bón.

  • Khi lợn nái đẻ có thể không cho ăn để tránh sốt sữa.

  • Nái đẻ xong nên tăng dần lượng thức ăn đến ngày thứ 7. Từ ngày thứ 8 trở đi cho ăn theo nhu cầu. Thời kì lợn nái nuôi con, thức ăn phải có chất lượng tốt, không mốc hỏng. Mảng ăn, mảng uống phải được vệ sinh sạch sẽ và cung cấp nhiều nước.

Câu hỏi tr99 CH7

Hãy mô tả các bước của quy trình đỡ đẻ, chăm sóc lợn nái và lợn con sau sinh có trong hình 18.2


Phương pháp giải:

Quan sát Hình 18.1 để trả lời.


Lời giải chi tiết:

Quan sát Hình 18.1, ta thấy: 

1. Biểu hiện lợn nái sắp sinh:

  • Cắn phá chuồng (làm tổ).

  • Ăn ít hoặc bỏ ăn.

  • Bầu vú căng bóp ra tia sữa

  • Khi thấy dịch nhờn có phân su thì lợn nái sẽ đẻ trong vòng 30 phút trở lại.

2. Chuẩn bị

  • Vệ sinh sát trùng chuồng đẻ, ô úm

  • Chuẩn bi dụng cụ đỡ đẻ, dung dịch sát trùng.

  • Vệ sinh cho lợn nái trước khi sinh

  • Chuyên lợn nái lên chuồng đẻ

3. Đỡ đẻ:

  • Thời gian đẻ 5 – 10 phút/con.

  • Can thiệp khó đẻ: sau 1h lợn nái chưa sinh hoặc thời gian đẻ kéo dài.

  • Lợn con đẻ ra cần được lau sạch nhót ở miệng, mũi, lau khô toàn thân cắt rốn, bấm răng nanh, chuyển vào ô úm.

4. Chăm sóc lợn nái và lợn con sau sinh:

  • Kiểm tra sót nhau ở lợn mẹ.

  • Ô úm lợn con có đèn sưởi nhiệt độ 35 °C. Những ngày sau giảm 2 °C/ngày đến ngày thứ 8 duy trì 23-25 °C.

  • Cho lợn con bú sữa đầu trong 16h sau sinh (con nhỏ bú trước).

  • Tiêm sắt cho lợn con trong 1 – 3 ngày tuổi.

  • Thiến lợn đực ở 3 – 7 ngày tuổi. • Cho tập ăn sớm 4 – 5 ngày tuổi.

  • Cai sữa cho lợn con 21 – 28 ngày tuổi.

Câu hỏi tr101 CH1

Vì sao trước khi thả gà, chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi cần phải được vệ sinh, khử trùng sạch sẽ?


Phương pháp giải:

Nghiên cứu nội dung mục 2 trong SGK để trả lời.

Lời giải chi tiết:

Trước khi thả gà, chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi cần phải được vệ sinh, khử trùng sạch sẽ: Để phòng ngừa mọi thứ dịch bệnh do vị trùng, siêu vi trùng và ký sinh trùng gây ra khiến gà bị bệnh, bị chết hàng loạt gây hao tốn thuốc men, công lao chăm sóc.


Câu hỏi tr101 CH2

Hãy quan sát Hình 18.4 và nêu cách úm gà con 1 ngày tuổi?


Phương pháp giải:

Quan sát Hình 18.4 để trả lời.


Lời giải chi tiết:

Quan sát Hình 18.4, ta thấy:

Cách úm gà con 1 ngày tuổi:

Gà được úm trong quây. Thời gian úm dao động 14 – 28 ngày. Nhiệt độ quây úm cho gà 1 – 7 ngày tuổi là 32 – 34oC. Thức ăn cho gà úm: hàm lượng protein 21% cho gà 1 – 14 ngày tuổi. Cho gà ăn 4 – 6 lần/ ngày đêm, nước cho uống tự do.


Câu hỏi tr101 CH3

Hãy mô tả các bước trong quy trình nuôi gà thịt công nghiệp?


Phương pháp giải:

Nghiên cứu nội dung mục 2 trong SGK để trả lời.


Lời giải chi tiết:

Bước 1. Chuẩn bị

Vệ sinh, khử trùng chuồng trại, mảng ăn, mảng uống.

Quây úm có đường kính 2 m cho 500 gà con; 1 mảng ăn khay tròn và 1 bình uống 4 1 cho 80 – 100 gà, 1 bóng đèn 75 W trong quây cho 100 – 110 gà con. Đối với xả lớn, sử dụng máng treo 40 con mảng. mảng uống hình chuông 100 – 120 con mang

Nền chuồng trải trâu khô, sạch, dày khoảng 5 - 10cm

Bước 2. Úm gà con

Gà con 1 ngày tuổi sẽ được úm trong quây Thời gian úm dao động 14 – 28 ngày.

Nhiệt độ quây úm cho gà 1 – 7 ngày tuổi là 32 - 34 °C sau đó giảm xuống 31 - 32 °C ở tuần 2, 30 - 31 °C ở tuần 3, 28 – 30 °C ở tuần 4. Thức ăn cho gà úm: hàm lượng protein 21% cho gả 1 – 14 ngày tuổi, 19% cho gà 15 – 28 ngày tuổi.

Cho gà ăn 4 – 6 lần ngày đêm. Nước cho uống tự do,

Tiêm vaccine phòng các bệnh Marek, Newcastle (ND), viêm phế quản truyền nhiễm (1B), Gumboro.

Bước 3. Nuôi thịt

Thời gian nuôi từ ngày bỏ quây úm đến xuất bản.

Mật độ nuôi. 8 - 10 con/m2 Nhiệt độ chuồng nuôi 20 - 22°C, độ ẩm <75%

Thức ăn có hàm lượng protein 17%. Cho gà ăn 4 lần ngày đêm. Nước cho uống tự do. Thức ăn, nước uống phải đảm bảo chất lượng, vệ sinh.

Tiêm vaccine phỏng các bệnh ND, IB, Gumboro,...


Câu hỏi tr102 CH1

Hãy mô tả tóm tắt quy trình nuôi dưỡng, chăm sóc gà thịt lông màu bán chăn thả?


Phương pháp giải:

Nghiên cứu nội dung mục 2 trong SGK để trả lời.


Lời giải chi tiết:

Buớc 1. Chuẩn bị chuồng trại, bãi thả

Chuồng nuôi gà thịt lông màu bản chăn thả là kiểu chuồng hở, có tường rào, rèm, bạt che mưa, nắng. Trong chuồng bố trí giàn đậu bằng tre hoặc gỗ cách nền 0,5 m. Bãi thả phải có diện tích đủ rộng, có bóng râm, có lưới hoặc hàng rào bao quanh. 

Buớc 2. Úm gả con

Gà con mới nở được nuôi úm đến 5 tuần tuổi và được chăm sóc như gà thịt nuôi công nghiệp.

Bước 3. Nuôi thịt (nuôi bán chăn thả)

Gà được chăn thả tự do khi thời tiết thuận lợi, có năng ẩm, bãi thả khô ráo dễ gà vận động, tìm thức ăn.

Thức ăn: từ tuần tuổi thứ 5 có thể sử dụng thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh hoặc thức ăn tự phối trộn gồm rau xanh, các loại phụ phẩm nông nghiệp, giun quế,...


Câu hỏi tr102 CH2

Hãy nêu những điểm khác biệt giữa quy trình nuôi gà thịt công nghiệp và gà thịt lông màu bán chăn thả.


Phương pháp giải:

Nghiên cứu nội dung mục 2 trong SGK để trả lời.


Lời giải chi tiết:

Những điểm khác biệt giữa quy trình nuôi gà thịt công nghiệp và gà thịt lông màu bán chăn thả:

 

Nuôi gà thịt công nghiệp

Nuôi gà thịt lông màu bán chăn thả

B1: Chuẩn bị chuồng trại, bãi thả

Nuôi trên nền, chuồng kín

Chuồng hở, có tường rào, rèm, bạt che mưa, nắng

B2: Úm gà con

Gà con mới nở được úm đến 4 tuần tuổi.

Gà con mới nở được nuôi úm đến 5 tuần tuổi.

B3: Nuôi thịt

Thời gian nuôi từ ngày bỏ quây úm đến xuất bán

Gà được chăn thả tự do khi thời tiết thuận lợi, có nắng ấm, bãi thả khô ráo để gà vận động tìm thức ăn

Câu hỏi tr102 CH3

Hãy tìm hiểu về các giống gà bản địa đang được nuôi hiện nay. Các giống gà này đang được nuôi như thế nào?

Phương pháp giải:

Liên hệ thực tế ở địa phương để trả lời.

Lời giải chi tiết:

* Các giống gà bản địa đang được nuôi thịt hiện nay:

- Gà ri

- Gà Đông Tảo

- Gà Hồ

- Gà mía

* Các giống gà này đang được nuôi phổ biến ở nước ta. Một số giống gà được nuôi thả tự do.


Câu hỏi tr103 CH1

 Quy trình nuôi dưỡng, chăm sóc bò thịt ở Hình 18.6 được thực hiện theo mấy giai đoạn? Việc phân chia theo các giai đoạn sinh trưởng nhằm mục đích gì?


Phương pháp giải:

Nghiên cứu nội dung mục 3 trong SGK kết hợp quan sát Hình 18.6 để trả lời.


Lời giải chi tiết:

Quan sát Hình 18.6, ta thấy:

- Quy trình nuôi dưỡng, chăm sóc bò thịt ở Hình 18.6 được thực hiện theo 3 giai đoạn:

+ Giai đoạn theo mẹ

+ Giai đoạn sinh trưởng

+ Giai đoạn vỗ béo

- Việc phân chia theo các giai đoạn sinh trưởng nhằm mục đích thuận lợi cho quá trình nuôi dưỡng và chăm sóc.


Câu hỏi tr103 CH2

Hãy mô tả các kĩ thuật nuôi dưỡng chăm sóc bò thịt theo từng giai đoạn sinh trưởng.


Phương pháp giải:

Nghiên cứu nội dung mục 3 trong SGK để trả lời.


Lời giải chi tiết:

Mô tả các kĩ thuật nuôi dưỡng chăm sóc bò thịt theo từng giai đoạn sinh trưởng:


1. Nuôi dưỡng, chăm sóc bê theo mẹ

Giai đoạn này bê bú sữa mẹ, cần phải giữ ấm, tránh gió lùa. Từ tháng thứ 2 có thể tập ăn cho bê với thức ăn tập ăn vả cỏ xanh. Cai sữa cho bê khi bê có thể thu nhận 2 kg thức ăn tinh tính theo vật chất khô ngày, thường vào lúc bê 6 tháng tuổi. Tuy nhiên, nếu sử dụng sữa thay thế có thể giúp cai sữa sớm bê ở khoảng 3 – 4 tháng tuổi.

Cho bê vận động tự do dưới ánh nắng trong thời tiết nắng ấm để có đủ vitamin D giúp chắc Xương. Cai sữa ở 6 tháng tuổi. Nhu cầu protein trong khẩu phần ở giai đoạn này cao, trung bình 14%.

2. Nuôi dưỡng, chăm sóc bò giai đoạn sinh trưởng

Giai đoạn này bỏ tập trung phát triển khung xương và đạt khối lượng, kích thước của bò trưởng thành. Khẩu phần ăn chủ yếu là thức ăn thô, xanh có bổ sung thức ăn tính và khoáng. Hàm lượng Ca và P trong khẩu phần ăn lần lượt là 0,3 – 0,6% và 0,2 – 0,4%.

3. Nuôi dưỡng, chăm sóc bò giai đoạn vỗ béo

Sử dụng khẩu phần ăn 60 – 70% thức ăn tinh và 30 – 40% thức ăn thô, xanh vì giai đoạn này bỏ tăng trưởng nhanh. Khối lượng cơ thể bò có thể tăng từ 1,3 đến 1,6 kg/con/ngày với các giống bò năng suất cao. Cuối giai đoạn này bỏ bắt đầu tích lũy mỡ, vì vậy không nên kéo dài thời gian nuôi.

Giai đoạn vỗ béo, protein khẩu phần giảm xuống trung bình 90 %.

Chuồng trại, mảng ăn, máng uống cần được vệ sinh định kì. Tẩy giun, sản cho bỏ trước khi vỗ béo. Tiêm vaccine phòng các bệnh lở mồm long móng, tụ huyết trùng, bại liệt, 2 lần/ năm.


Câu hỏi tr103 CH3

Hãy tìm hiểu việc nuôi dưỡng, chăm sóc các giống bò thịt tại địa phương em.


Phương pháp giải:

Liên hệ thực tế ở địa phương để trả lời.


Lời giải chi tiết:

Địa phương em chủ yếu nuôi bò thả rông, thức ăn là cỏ, rau, cám. Bên cạnh đó người dân cũng vệ sinh chuồng trại, máng ăn định kì và tiêm vaccine phòng bệnh cho bò.


Câu hỏi tr104 CH1

Vì sao phải thực hiện biện pháp dọn dẹp vệ sinh cơ giới chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi trước khi xử lí hoặc phun thuốc sát trùng.


Phương pháp giải:

Nghiên cứu nội dung mục 4 trong SGK để trả lời.


Lời giải chi tiết:

Phải thực hiện biện pháp dọn dẹp vệ sinh cơ giới chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi trước khi xử lí hoặc phun thuốc sát trùng: Để tăng hiệu quả khử trùng


Câu hỏi tr104 CH2

Hãy kể tên một số hoạt động trong việc vệ sinh chuồng nuôi bằng biện pháp cơ giới?


Phương pháp giải:

Nghiên cứu nội dung mục 4 trong SGK để trả lời.


Lời giải chi tiết:

Sử dụng các dụng cụ như chối, xẻng, vòi xịt nước, ... để loại bỏ chất thải, độn chuồng, bụi bẩn, ... ra khỏi nền, sản, tường, trần của chuồng nuôi sau đó rửa sạch. Đối với dụng cụ chăn nuôi, sản, vách ngăn, ... bị chất bẩn bám chặt bề mặt lâu ngày, cần ngâm nước 1 3 ngày trước khi rửa.


Câu hỏi tr105 CH1

Hãy nêu các phương pháp vật lí được sử dụng để khử trùng, tiêu độc chuồng nuôi?


Phương pháp giải:

Nghiên cứu nội dung mục 4 trong SGK để trả lời.


Lời giải chi tiết:

Các phương pháp vật lí được sử dụng để khử trùng, tiêu độc chuồng nuôi:

Khử trùng, tiêu độc bằng nhiệt độ

Khử trùng bằng tia cực tím (tia UV)


Câu hỏi tr105 CH2

Nếu em là chủ trang trại chăn nuôi, khi dịch bệnh xảy ra, em sẽ thực hiện phương pháp vệ sinh chuồng nuôi nào? Vì sao?


Phương pháp giải:

Suy nghĩ để trả lời.


Lời giải chi tiết:

- Nếu em là chủ trang trại chăn nuôi, khi dịch bệnh xảy ra, em sẽ thực hiện phương pháp vệ sinh chuồng nuôi là phương pháp hóa học.

- Giải thích: phương pháp hóa học được áp dụng trong các trường hợp như:

+ Khi kết thúc một đợt nuôi hoặc có vật nuôi mới nhập đàn.

+ Xung quanh có dịch bệnh

+ Trang trại có vật nuôi bị bệnh

+ Khử trùng định kì theo quy trình chăn nuôi.


Câu hỏi tr105 CH3

Để bảo vệ môi trường trong khu vực chăn nuôi, các cơ sở chăn nuôi cần phải thực hiện các biện pháp nào? 


Phương pháp giải:

 Nghiên cứu nội dung mục 4 trong SGK để trả lời.


Lời giải chi tiết:

Để bảo vệ môi trường trong khu vực chăn nuôi, các cơ sở chăn nuôi cần phải thực hiện các biện pháp:

- Kiểm soát bên trong và bên ngoài trang trại.

- Quản lí nước thải

- Quản lí phân, chất thải rắn


Câu hỏi tr106 CH1

Trong trang trại chăn nuôi nước thải cần được quản lí như thế nào?


Phương pháp giải:

 Nghiên cứu nội dung mục 4 trong SGK để trả lời.


Lời giải chi tiết:

Trong trang trại chăn nuôi, nước thải cần được quản lí như sau:

- Cần có hệ thống cống ngầm dẫn phân và nước thải ra khu thu gom và xử lí.

- Khu xử lí nước thải cách xa khu trại nuôi để tránh mùi và không ảnh hưởng chất lượng không khí.

- Nước thải đạt chỉ số an toàn khi đi ra môi trường bên ngoài hoặc tái sử dụng.


Câu hỏi tr106 CH2

Chất thải rắn trong chăn nuôi cần được xử lí như thế nào?


Phương pháp giải:

Nghiên cứu nội dung mục 4 trong SGK để trả lời.


Lời giải chi tiết:

Chất thải rắn trong chăn nuôi cần được xử lí như sau: trước khi đưa ra ngoài phải được xử lí đảm bảo vệ sinh theo quy định hiện hành. Trang trại phải có khu xử lí rác thải và xác vật nuôi.


Câu hỏi tr106 CH3

Các cơ sở chăn nuôi ở địa phương em đã thực hiện được những biện pháp nào để bảo vệ môi trường chăn nuôi? Hãy nêu nguyên nhân và đề xuất biện pháp để khắc phục những vấn đề còn thiếu sót (nếu có).


Phương pháp giải:

Liên hệ thực tế ở địa phương để trả lời.


Lời giải chi tiết:

- Các cơ sở chăn nuôi ở địa phương em đã thực hiện được những biện pháp để bảo vệ môi trường chăn nuôi:

+ Kiểm soát bên trong và bên ngoài trang trại.

+ Quản lí nước thải

- Vấn đề còn thiếu sót: chưa quản lí phân, chất thải rắn.

+ Nguyên nhân: chưa xây dựng hệ thống xử lí.

+ Biện pháp khắc phục: cần xây dựng hệ thống xử lí chất thải rắn.


Tham Gia Group Dành Cho 2K8 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close