Bài 14. Phòng, trị một số bệnh phổ biến ở gia cầm trang 79, 80, 81, 82 SGK Công nghệ 11 Cánh diều

Hãy kể tên một số bệnh ở gia cầm mà em biết?

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu hỏi tr79 MĐ

Hãy kể tên một số bệnh ở gia cầm mà em biết?


Phương pháp giải:

 Liên hệ thực tế để trả lời.


Lời giải chi tiết:

Một số bệnh ở gia cầm:

  • Bệnh cầu trùng gà

  • Bệnh dịch tả vịt.

  • Bệnh đầu đen.

  • Bệnh đậu gà

  • Bệnh gà rù

  • Bệnh Gumboro.

  • Bệnh gút trên gia cầm.

  • Bệnh lỵ trên gia cầm.

  • Bệnh cúm gia cầm: H6N1, H5N1, …

Câu hỏi tr79 CH1

Căn cứ vào đâu để nhận biết được con vật mắc bệnh cúm gia cầm?


Phương pháp giải:

Nghiên cứu nội dung 1 trong SGK để trả lời.


Lời giải chi tiết:

Con vật sốt cao, mệt mỏi, ủ rũ, đi loạng choạng,quay cuồng, khó thở, chảy nước mắt, nước mũi. Sau từ 1 đến 3 ngày thì con vật chết do suy hô hấp và ngạt thở. Mào sung tích nước, đỏ sẫm. Da chân có xuất huyết đỏ là biểu hiện đặc trưng nhất của bệnh. Khi mổ khám có thể thấy xuất huyết tràn lan ở phối, tim, gan, lách, thận và đường tiêu hoá. Chẩn đoán bệnh căn cứ vào các biểu hiện đặc trưng của bệnh và kết quả xét nghiệm chuyên sâu xác định mầm bệnh.


Câu hỏi tr79 CH2

Hãy chọn biểu hiện đặc trưng thích hợp của bệnh cúm gia cầm để đặt tên cho các ảnh trong hình 14.1


Phương pháp giải:

Quan sát Hình 14.1 để trả lời.


Lời giải chi tiết:

Quan sát Hình 14.1, ta thấy:

Hình a: con vật ủ rũ; mào sưng tích nước, đỏ sẫm.

Hình b: Da chân có xuất huyết đỏ.


Câu hỏi tr80 CH1

Hãy nêu một số đặc điểm chính của mầm bệnh gây bệnh cúm gia cầm?


Phương pháp giải:

Nghiên cứu nội dung 1 trong SGK để trả lời.


Lời giải chi tiết:

Lời giải:

Đặc điểm chính của mầm bệnh là: virus cúm nhóm A thuộc họ Orthomyxoviridae, có 2 kháng nguyên bề mặt là H (Haemagglutinin) và N (Neuraminidase). Mầm bệnh tồn tại vài tuần trong chất hữu cơ ở môi trường tự nhiên và bị diệt bởi các chất sát trùng thông thường. Mầm bệnh xâm nhập vào vật nuôi theo 2 đường chính là hô hấp và tiêu hoá.


Câu hỏi tr80 CH2

Hãy nêu các biện pháp phòng và trị bệnh cúm gia cầm.


Phương pháp giải:

Nghiên cứu nội dung 1 trong SGK để trả lời.


Lời giải chi tiết:

  • Không ăn sản phẩm gia cầm chưa nấu chín

  • Bảo hộ lao động

  • Vaccine

  • Dinh dưỡng

  • Vệ sinh

  • Không thả rông

  • Không nuôi lẫn nhiều loại gia cầm

Điều trị: Không có thuốc đặc trị bệnh cúm gia cầm. Khi nghi ngờ gia cầm bị bệnh cần: 

  • Báo ngay cho cán bộ thú y để được hướng dẫn.

  • Cách là triệt để không giết mổ hoặc di chuyển con vật ra khỏi khu vực chăn nuôi, cũng không chuyển gia cầm từ nơi khác về.

  • Tiến hành các biện pháp chống dịch theo hướng dẫn của cán bộ thú y, bao gồm: tiêu huỷ con vật chết và con vật bị bệnh, vệ sinh khử trùng triệt để chuồng trại và phương tiện, dụng cụ bằng biện pháp thích hợp.

Câu hỏi tr80 CH3

Hãy phân tích ý nghĩa của các biện pháp phòng bệnh cúm gia cầm trong Hình 14.2


Phương pháp giải:

Quan sát Hình 14.2 để trả lời.


Lời giải chi tiết:

Quan sát Hình 14.2, ta thấy:

  • Bảo hộ lao động: Các công việc trong ngành chăn nuôi gia cầm thường liên quan đến tiếp xúc với chất bẩn và bệnh tật. Bảo hộ lao động giúp bảo vệ sức khỏe của người lao động khỏi các tác động tiêu cực của các tác nhân gây bệnh, như khí độc, bụi, vi khuẩn, virus. Ngoài ra, việc sử dụng bảo hộ lao động phù hợp giúp giảm nguy cơ lây nhiễm bệnh cho người lao động trong quá trình tiếp xúc với gia cầm bị nhiễm bệnh.

  • Vaccine: Việc tiêm vaccine là một phương pháp quan trọng để phòng ngừa và kiểm soát các bệnh truyền nhiễm. Khi được tiêm vào cơ thể, vaccine kích thích miễn dịch phản ứng và tạo ra kháng thể chống lại các tác nhân gây bệnh. Nếu cơ thể sau đó tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh, hệ thống miễn dịch sẽ kích hoạt và sử dụng các kháng thể đã tạo ra để ngăn chặn sự lây lan của bệnh.

  • Không thả rông: Việc không thả rông được xem là một trong những biện pháp quan trọng để kiểm soát sự lây lan của các bệnh tật và giảm thiểu tác động của chăn nuôi đến môi trường. Nếu các động vật được kiểm soát và quản lý trong các khu vực nhất định, thì việc theo dõi và kiểm soát tình trạng sức khỏe của chúng sẽ dễ dàng hơn, từ đó giảm nguy cơ lây lan bệnh tật đến các động vật khác và con người.

  • Không nuôi lẫn nhiều loại gia cầm: Khi chăn nuôi nhiều loại gia cầm trong cùng một khu vực, các loại gia cầm này có thể lây lan bệnh tật cho nhau. Điều này xảy ra khi các loại gia cầm có sức đề kháng thấp hoặc có bệnh tật, virus hoặc vi khuẩn chưa được phát hiện. Việc giữ chăn nuôi riêng cho từng loại gia cầm sẽ giúp hạn chế sự lây lan bệnh tật giữa các loại gia cầm khác nhau, từ đó giảm thiểu nguy cơ lây lan bệnh và đảm bảo sức khỏe cho đàn gia cầm.

  • Vệ sinh: giúp phòng ngừa dịch bệnh, bảo vệ sức khoẻ vật nuôi, nâng cao năng suất chăn nuôi và bảo vệ môi trường.

  • Dinh dưỡng: Cho gia cầm ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng để có sức khoẻ chống lại bệnh tật.

  • Không ăn sản phẩm gia cầm chưa nấu chín: Trong cơ thể gà có các loại vi khuẩn, vi rút, ký sinh trùng sẽ tồn tại dù gà đã chết. Điều này là do những sinh vật này vẫn còn bám vào vật chủ của chúng trong cơ thể gà. Virus gây bệnh cúm gia cầm, cụ thể là H5N1, đã bùng phát ở Indonesia. Virus sống trong cơ thể gà và các loài chim khác có thể truyền sang người. Đặc biệt nếu bạn ăn thịt gà chưa nấu chín đã mắc bệnh cúm gia cầm.

Câu hỏi tr81 CH1

Căn cứ vào đâu để nhận biết được gà mắc bệnh cầu trùng?


Phương pháp giải:

Nghiên cứu nội dung 2 trong SGK để trả lời.


Lời giải chi tiết:

Căn cứ vào biểu hiện của gà: Lúc đầu gà uống nhiều nước, tiêu chảy với phân chứa thức ăn không tiêu, sau đó vài ngày thì chuyển sang dạng sáp nâu, phân sống, lẫn máu và cuối cùng phân toàn máu. Con vật gầy rộc, thiếu máu, mào, da nhợt nhạt, xù lông, sẽ cánh, mắt nhắm nghiền, bỏ ăn, chết do mất máu và kiệt sức. Khi mổ khám có thể thấy xác gầy, ướt, thiếu máu; manh tràng và ruột non xuất huyết tràn lan và chứa nhiều máu.


Câu hỏi tr81 CH2

 Hình 14.3 thể hiện những biểu hiện đặc trưng bào của bệnh cầu trùng gà?


Phương pháp giải:

Quan sát Hình 14.3 để trả lời.


Lời giải chi tiết:

Quan sát Hình 14.3, ta thấy:

Phân toàn máu, con gà gầy rộc, mào, da nhợt nhạt, xù lông, mắt nhắm nghiền


Câu hỏi tr81 CH3

Hãy nêu nguyên nhân gây bệnh cầu trùng gà.


Phương pháp giải:

Nghiên cứu nội dung 2 trong SGK để trả lời.


Lời giải chi tiết:

Nguyên nhân: Bệnh cầu trùng gà do một loại động vật nguyên sinh có tên là trùng bào tử hình cầu (họ Eimeria), trong đó có 6 loài thường gặp nhất, gây ra biểu hiện bệnh ở các phần khác nhau trong đường tiêu hoá. Các loài cầu trùng này là các kí sinh trùng đơn bào trong tế bào niêm mạc ruột, phá huỷ cấu trúc ruột, gây chảy máu và tạo điều kiện cho các vi khuẩn khác xâm nhập, phát triển và gây bệnh thứ phát.

Câu hỏi tr81 CH4

Bệnh cầu trùng gà có thể điều trị được bằng cách nào?


Phương pháp giải:

Nghiên cứu nội dung 2 trong SGK để trả lời.


Lời giải chi tiết:

Cách điều trị: Áp dụng phác đồ điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ thú y. Trong đơn thuốc thường có một loại thuốc đặc trị bệnh cấu trùng cho gia cầm kết hợp với các chất bổ trợ khác như glucose, vitamin, ... Nên dùng loại thuốc đặc trị khác với loại đã dùng khi phòng bệnh để đảm bảo cho hiệu quả tốt hơn.


Câu hỏi tr82 CH1

Hãy lựa chọn các biện pháp cần thực hiện trong quá trình nuôi dưỡng, chăm sóc và phòng, trị bệnh gia cầm để đảm bảo an toàn cho con người và môi trường theo mẫu bảng 14.1


Phương pháp giải:

Nghiên cứu nội dung bài học để hoàn thành bảng.


Lời giải chi tiết:

TT

Biện pháp

An toàn cho người

Bảo vệ môi trường

1

Nuôi dưỡng đúng cách

x

 

2

Đảm bảo vệ sinh chuồng trại

x

x

3

Quản lí chất thải đúng cách

 

x

4

Dùng bảo hộ lao động đầy đủ

x

 

5

Không sử dụng sản phẩm gia cầm chưa nấu chín kĩ

x

 

6

Định kì khám sức khỏe cho người tham gia chăn nuôi

x

 

Câu hỏi tr82 CH2

Giả sử em thấy đàn gà nhà mình có các biểu hiện sau: một số con gà mệt mỏi, ủ rũ, xù lông, sã cánh, mắt lờ đờ hoặc nhắm nghiền; trên nền chuồng có rải rác một vài bãi phân gà có lẫn máu. Em sẽ làm gì để khắc phục tình trạng này?


Phương pháp giải:

Nghiên cứu, phân tích tình huống để tìm ra bệnh của đàn gà.


Lời giải chi tiết:

Từ tình huống, ta thấy đàn gà đang bị bạch cầu trùng gà: một số con gà mệt mỏi, ủ rũ, xù lông, sã cánh, mắt lờ đờ hoặc nhắm nghiền; trên nền chuồng có rải rác một vài bãi phân gà có lẫn máu.

Biện pháp khắc phục:

  • Tách gà bệnh ra khỏi đàn để tránh lây lan bệnh cho gà khỏe mạnh khác.

  • Vệ sinh chuồng trại thường xuyên để loại bỏ bãi phân và các chất thải khác có thể là nguồn gốc của bệnh.

  • Kiểm tra lại khẩu phần cho gà, đảm bảo chúng được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng để tăng sức đề kháng và hạn chế tình trạng suy nhược cơ thể.

  • Gặp bác sĩ thú y để được tư vấn về cách điều trị.

  • Áp dụng phác đồ điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ thú y.

Tham Gia Group Dành Cho 2K8 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close