Bài 15. Phòng, trị một số bệnh phổ biến ở trâu, bò trang 83, 84, 85, 86 SGK Công nghệ 11 Cánh diềuHãy kể tên một số bệnh ở trâu, bò mà em biết? Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 11 tất cả các môn - Cánh diều Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Câu hỏi tr83 MĐ Hãy kể tên một số bệnh ở trâu, bò mà em biết? Phương pháp giải: Liên hệ sự hiểu biết của bản thân để trả lời. Lời giải chi tiết:
Câu hỏi tr83 CH1 Hãy nêu biểu hiện đặc trưng bệnh tụ huyết trùng trâu bò? Phương pháp giải: Nghiên cứu nội dung mục 1 trong SGK để trả lời. Lời giải chi tiết: Biểu hiện đặc trưng của bệnh: Thời gian ủ bệnh từ 1 đến 3 ngày; con vật mệt mỏi, khó thở, sốt cao 41 – 42 °C, đi lại khó khăn; niêm mạc mắt, mũi đỏ sẫm, chảy nước mắt, nước mũi, ban đầu bị táo bón, sau đó tiêu chảy phân lẫn máu và dịch nhầy. Câu hỏi tr83 CH2 Hãy nêu một số đặc điểm chính của mầm bệnh gây bệnh tụ huyết trùng trâu bò. Phương pháp giải: Nghiên cứu nội dung mục 1 trong SGK để trả lời. Lời giải chi tiết: Đặc điểm chính của mầm bệnh là vi khuẩn Gram âm Pasteurella, có sức đề kháng cao, tồn tại lâu trong môi trường đất ẩm ướt, nhiều chất hữu cơ và thiếu ánh sáng. Bệnh có thể xảy ra quanh năm nhưng thường nhiều hơn vào mùa mưa. Câu hỏi tr83 CH3 Hãy nêu biện pháp phòng và trị bệnh tụ huyết trùng trâu bò. Phương pháp giải: Nghiên cứu nội dung mục 1 trong SGK để trả lời. Lời giải chi tiết:
Câu hỏi tr83 CH1 Vaccine và thuốc có thể được dùng để phòng và trị bệnh tụ huyết trùng trâu bò như thế nào? Phương pháp giải: Nghiên cứu nội dung mục 1 trong SGK để trả lời. Lời giải chi tiết: - Bệnh tụ huyết trùng trâu bò có thể điều trị được bằng các loại thuốc kháng sinh có tác dụng với vi khuẩn Gram âm kết hợp với thuốc trợ sức cùng với chế độ nuôi dưỡng, chăm sóc phù hợp. - Trước khi dùng, để vắc-xin ấm đến nhiệt độ phòng và lắc đều.
Câu hỏi tr84 CH2 Hãy nêu một số đặc điểm nổi bật của bệnh tiên mao trùng? Phương pháp giải: Nghiên cứu nội dung mục 2 trong SGK để trả lời. Lời giải chi tiết:
Câu hỏi tr84 CH3 Hãy nêu biện pháp phòng và trị bệnh tiên mao trùng. Phương pháp giải: Nghiên cứu nội dung mục 2 trong SGK để trả lời. Lời giải chi tiết:
Câu hỏi tr84 CH4 Vì sao cần phát quang bụi rậm và định kì phun thuốc diệt côn trùng để phòng bệnh tiên mao trùng? Phương pháp giải: Nghiên cứu nội dung mục 2, liên hệ thực tế để trả lời. Lời giải chi tiết: Bụi rậm là nơi ở của côn trùng như muỗi, ruồi, là vật trung gian truyền của bệnh tiên mao trùng. Do đó, để phòng chống bệnh tiên mao trùng, phải tiêu diệt những con côn trùng và bụi rậm một cách hiệu quả. Câu hỏi tr85 CH1 Hãy nêu một số đặc điểm nổi bật của bệnh chướng hơi dạ cỏ. Phương pháp giải: Nghiên cứu nội dung mục 3 trong SGK để trả lời. Lời giải chi tiết: Một số đặc điểm nổi bật của bệnh:
Câu hỏi tr85 CH2 Vì sao để phòng bệnh chướng hơi dạ cỏ ở trâu, bò lại cần tránh cho con vật ăn quá nhiều các loại thức ăn dễ lên men sinh hơi? Phương pháp giải: Nghiên cứu nội dung mục 3 trong SGK để trả lời. Lời giải chi tiết: Vì nguyên nhân gây ra bệnh chướng hơi dạ cỏ ở trâu, bò là do con vật ăn quá nhiều thức ăn dễ lên men sinh hơi như lá cải bắp, lá khoai lang, ngọn mía, cỏ bị ướt sương hoặc nước mưa, …; thức ăn bị nhiễm chất độc phosphorus hữu cơ. Câu hỏi tr85 CH3 Hãy tìm hiểu thêm một số bài thuốc đông y chữa bệnh đầy hơi dạ cỏ? Phương pháp giải: Tìm hiểu trên Internet, sách, báo và hỏi những người lớn tuổi để trả lời. Lời giải chi tiết: Một số bài thuốc đông y: Bài 1: Tỏi ta 50-100g, rửa sạch, giã nhỏ, hòa với 200ml nước sạch. Toàn cây chút chít 200g (có thể thay bằng Đại hoàng) Nước sạch 1000ml Toàn cây chút chít rửa sạch, chặt ngắn. Cho 1000ml nước vào sắc kỹ, lọc lấy nước khoảng 500ml, để nguội. Nước thuốc chút chít trộn với nước tỏi cho trâu bò uống trong ngày. Có thể cho uống thêm 2 ngày nữa bệnh sẽ khỏi. Tỏi là một chất kháng sinh có tác dụng diệt vi sinh vật gây bệnh trong đường ruột. Chút chít có tác dụng kéo nước ở tế bào về ruột, kích thích cơ trơn tăng nhu động, vì vậy khối thức ăn được nhào trộn và đẩy về phía sau một cách nhanh chóng, sớm hồi phục lại sự cân bằng của hệ thống tiêu hóa. Con vật trở lại trạng thái bình thường. Bài 2: Lá thị hay lá đậu hà lan 100g Nước sạch 500ml Lá thị hay lá đậu hà lan rửa sạch, giã nhỏ hòa với 500ml nước sạch. Cho trâu bò uống trong ngày. Uống liên tục 2 ngày. Bài 3: Lá trầu không 100g Nước sạch 300ml Lá trầu không rửa sạch, giã nhỏ, hòa với 300ml nước. Lọc lấy nước trong cho uống. Có thể uống cùng với nước tỏi và nước lá thị hay nước đậu hà lan. Bài 4: Chữa chướng hơi dạ cỏ, chướng hơi ruột Địa liền 100g (khô 30g) Rượu 200ml Cho địa liền vào rượu, lắc đều cho hoạt chất địa liền hòa tan trong rượu. Ngâm 2-3 giờ, chắt lấy dung dịch rượu thuốc. Cho trâu bò uống 1 lần trong ngày. Với lợn: Địa liền tươi 10g, rửa sạch, băm nhỏ cho lẫn vào thức ăn cho lợn ăn trong ngày. Bài 5: Chữa chướng hơi, viêm ruột Than gừng 50g Nước sạch 500ml Than gừng tán nhỏ hòa nước cho trâu bò uống 1 lần trong ngày. Ngày uống 2 lần. Với lợn: 10-20g bột than gừng trộn lẫn thức ăn cho ăn 1 lần. Ngày ăn 2 lần. (Than gừng: gừng đun trên bếp đảo đều tay đến khi có màu đen)./. Câu hỏi tr86 CH1 Hãy nêu một số đặc điểm nổi bật của bệnh viêm vú ở trâu, bò. Phương pháp giải: Nghiên cứu nội dung mục 4 trong SGK để trả lời Lời giải chi tiết:
Câu hỏi tr86 CH2 Hãy nêu nguyên nhân gây bệnh viêm vú ở trâu, bò. Phương pháp giải: Nghiên cứu nội dung mục 4 trong SGK để trả lời. Lời giải chi tiết: Nguyên nhân: Bệnh viêm vú xuất hiện ban đầu do tác động cơ học làm cho bầu vú bị tổn thương, sau đó vi khuẩn theo vết thương xâm nhập và gây viêm. Bệnh thường xảy ra do vắt sữa không đúng kĩ thuật, điều kiện vệ sinh chuồng trại và thân thể vật nuôi không đảm bảo. Câu hỏi tr86 CH3 Hãy nêu biện pháp phòng và trị bệnh viêm vú ở trâu, bò. Phương pháp giải: Nghiên cứu nội dung mục 4 trong SGK để trả lời. Lời giải chi tiết: Phòng bệnh: Giữ cho chuồng trại luôn sạch sẽ, khô ráo. Nuôi dưỡng, chăm sóc trâu, bò cái sinh sản đúng kĩ thuật, nhất là khâu vắt sữa và vệ sinh bầu vú, tránh các tác động cơ học vào bầu vú. Thường xuyên kiểm tra phát hiện bệnh để điều trị kịp thời. Điều trị: Dùng cao tiêu viêm xoa vào bầu vú bị viêm. Dùng thuốc đặc trị viêm vú bơm vào bầu vú qua lỗ tiết sữa. Tiêm vitamin B1 và cafein vào bắp thịt con vật. Thụt rửa bầu vú bị viêm bằng các loại thuốc sát trùng như thuốc tím, rivanol, lugol.... Việc sử dụng các loại thuốc cần phải theo đơn thuốc của bác sĩ thú y và hướng dẫn của nhà sản xuất. Câu hỏi tr86 CH4 Vì sao cần phải vắt sữa và vệ sinh bầu vú đúng kĩ thuật để phòng bệnh viêm vú ở trâu, bò? Phương pháp giải: Tìm hiểu trên Internet, sách, báo và nghiên cứu nội dung mục 4 để trả lời. Lời giải chi tiết: Việc vắt sữa đúng kĩ thuật giúp loại bỏ các tạp chất và vi khuẩn trong sữa, giảm áp lực trong vú, giảm sưng vú và ngăn ngừa tình trạng u nang vú. Đồng thời, việc vắt sữa đều đặn cũng giúp kích thích sản xuất sữa của bò, trâu, giúp tăng năng suất sữa và giảm nguy cơ nhiễm trùng. Việc vệ sinh bầu vú đúng kĩ thuật cũng rất quan trọng để phòng ngừa viêm vú. Khi bầu vú không được vệ sinh sạch sẽ, vi khuẩn và tạp chất có thể dễ dàng xâm nhập vào và phát triển, gây ra nhiễm trùng và viêm vú. Câu hỏi tr86 CH5 Hãy điều tra tình hình các bệnh phổ biến ở trâu, bò có trong bài học ở địa phương em và hoàn thành một số thông tin cụ thể sau: 1. Bệnh có xuất hiện không? Trên đối tượng trâu, bò nào? 2. Thời gian và tần suất xuất hiện của bệnh như thế nào? 3. Biện pháp phòng, trị bệnh được áp dụng như thế nào? Việc phòng trị bệnh như vậy có hiệu quả và đảm bảo an toàn cho con người và môi trường không? Nếu không em hãy đề xuất các biện pháp để khắc phục. Phương pháp giải: Điều tra tình hình các bệnh phổ biến ở trâu, bò có trong bài học ở địa phương để trả lời. Lời giải chi tiết: - Bệnh viêm vú: 1. Bệnh viêm vú có xuất hiện ở bò sữa tại địa phương em. 2. Tần suất: Thỉnh thoảng mới xuất hiện 3. Biện pháp phòng bệnh: giữ chuồng trại sạch sẽ, khô ráo. Vệ sinh bầu vú sạch sẽ, tránh tác động cơ học vào bầu vú. Biện pháp trị bệnh: Dùng thuốc theo đơn của bác sĩ thú y. Việc phòng trị bệnh như vậy khá hiệu quả và đảm bảo an toàn cho con người và môi trường. - Bệnh chướng hơi dạ cỏ: 1. Bệnh chướng hơi dạ cỏ có thể xảy ra ở tất cả trâu, bò. 2. Tần suất: Thường xảy ra vào mùa đông và mùa xuân. 3. Biện pháp phòng bệnh: Không cho trâu bò ăn thức ăn bị lên men, chứa nấm mốc, không chăn thả trâu bò vào thời điểm sáng sớm vì lúc này cỏ xanh vẫn còn đang ướt đẫm sương. Không cho trâu bò ăn quá nhiều sắn tươi và làm việc quá sức trong thời gian dài. Đối với bê, nghé thì bà con cần phải tẩy giun đũa sau khi sinh được 17 – 26 ngày. Khi trâu bò mắc bệnh bà con cần phải xử lý kịp thời nếu không con vật sẽ bị chết.
|