Bài 17. Một số kiểu chuồng nuôi gia súc và gia cầm trang 92, 93, 94, 95, 96, 97 SGK Công nghệ 11 Cánh diều

Trong chăn nuôi, vì sao vật nuôi cần phải có chuồng nuôi?

Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 11 tất cả các môn - Cánh diều

Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu hỏi tr92 MĐ

Trong chăn nuôi, vì sao vật nuôi cần phải có chuồng nuôi?


Phương pháp giải:

Liên hệ thực tế để trả lời.


Lời giải chi tiết:

Chuồng nuôi là “nhà ở” của vật nuôi. Chuồng nuô phù hợp sẽ bảo vệ sức khoẻ vật nuôi, góp phần nâng cao năng suất chăn nuôi.

Vai trò của chuồng nuôi:

- Chuồng nuôi giúp vật nuôi tránh được những thay đổi của thời tiết, đồng thời tạo ra một tiểu khí hậu thích hợp cho vật nuôi.

- Chuồng nuôi giúp cho vật nuôi hạn chế tiếp xúc với mầm bệnh (như vi trùng, kí sinh trùng gây bệnh, …)

- Chuồng nuôi giúp cho việc thực hiện quy trình chăn nuôi khoa học.

- Chuồng nuôi giúp quản lí tốt đàn vật nuôi, thu được chất thải làm phân bón và tránh làm ô nhiễm môi trường.

- Chuồng nuôi góp phần nâng cao năng suất chăn nuôi.


Câu hỏi tr92 CH1

 Có những kiểu chuồng nuôi gia súc, gia cầm phổ biến nào? Hãy nêu ưu và nhược điểm của các loại chuồng nuôi này.


Phương pháp giải:

Nghiên cứu nội dung mục 1 trong SGK để trả lời.


Lời giải chi tiết:

- Có 3 kiểu chuồng: 

+ Chuồng kín, 

+ Chuồng hở,

+ Chuồng kín – hở linh hoạt.

- Ưu – Nhược điểm của các loại kiểu chuồng: 

Đặc điểm

Ưu điểm

Nhược điểm

Kiểu chuồng kín

- Phù hợp với nuôi công nghiệp, quy mô lớn.

- Dễ quản lí và kiểm soát dịch bệnh.

Chi phí đầu tư lớn.

Kiểu chuồng hở

- Phù hợp với quy mô nuôi bán công nghiệp, chăn thả tự do.

- Chi phí đầu tư thấp

- Khó kiểm soát tiểu khí hậu chuồng nuôi và dịch bệnh.

Kiểu chuồng kín - hở linh hoạt 

Mang ưu điểm của cả 2 loại chuồng nuôi trên.

Câu hỏi tr92 CH2

Hãy cho biết tên chuồng nuôi ở Hình 17.1


Phương pháp giải:

Nghiên cứu nội dung mục 1 trong SGK và quan sát Hình 17.1 để trả lời.


Lời giải chi tiết:

Quan sát Hình 17.1, ta thấy:

Hình a. Kiểu chuồng kín;

Hình b. Kiểu chuồng kín – hở linh hoạt;

Hình c. Kiểu chuồng hở.


Câu hỏi tr93 CH1

Chuồng nuôi gia súc, gia cầm cần đảm bảo các yêu cầu xây dựng nào?


Phương pháp giải:

Nghiên cứu nội dung mục 2 trong SGK để trả lời.


Lời giải chi tiết:

Chuồng nuôi gia súc, gia cầm cần đảm bảo các yêu cầu xây dựng sau:

  • Vị trí, địa điểm

  • Mặt bằng xây dựng

  • Chia khu riêng biệt

  • Thiết kế chuồng

  • Nền chuồng

  • Mái chuồng

  • Dụng cụ, trang thiết bị chăn nuôi

  • Hệ thống xử lí chất thải

Câu hỏi tr93 CH2

Hãy kể tên các thiết bị được sử dụng trong chuồng nuôi lợn thịt công nghiệp.


Phương pháp giải:

Nghiên cứu nội dung mục 2 trong SGK để trả lời.


Lời giải chi tiết:

Các thiết bị được sử dụng trong chuồng nuôi lợn thịt công nghiệp:

  • Máng ăn tự động

  • Núm uống tự động

Câu hỏi tr93 CH3

Chuồng nuôi lợn thịt khép kín có những yêu cầu gì để đảm bảo độ thông thoáng trong chuồng?


Phương pháp giải:

Nghiên cứu nội dung mục 2 trong SGK để trả lời.


Lời giải chi tiết:

Chuồng nuôi lợn thịt khép kín có những yêu cầu để đảm bảo độ thông thoáng trong chuồng:

- Có hệ thống cửa sổ kính để lấy ánh sáng.

- Cửa ra vào và các cửa sổ đều được thiết kế dạng khép kín phù hợp với hệ thống điều hoà không khí trong chuồng.

- Một đầu chuồng lắp hệ thống tấm làm mát, đầu kia là hệ thống quạt thông gió công nghiệp.

- Nền chuồng làm bằng bê tông, xi măng hoặc sàn nhựa công nghiệp.

- Mái chuồng cao tối thiểu 3m so với nền, có thể lợp bằng tôn lạnh hoặc sử dụng mái ngói.

- Diện tích mỗi ô phụ thuộc vào mật độ nuôi, tối thiểu là 0,7 m2/ con.


Câu hỏi tr94 CH1

Hãy mô tả kiểu chuồng nuôi lợn thịt ở Hình 17.2


Phương pháp giải:

Quan sát Hình 17.2 để trả lời.


Lời giải chi tiết:

Quan sát Hình 17.2, ta thấy:

Chuồng kín được chia ô, có cửa sổ kính lấy ánh sáng. Chuồng có hệ thống máng ăn tự động và núm uống tự động.


Câu hỏi tr94 CH2

Hãy tìm hiểu thêm về các kiểu máng ăn, vòi uống sử dụng trong chuồng nuôi lợn thịt công nghiệp.


Phương pháp giải:

Tìm hiểu trên Internet, sách, báo, … để trả lời.


Lời giải chi tiết:

- Máng ăn hai mặt:Máng ăn thiết kế 2 mặt giúp tăng hiệu suất sử dụng, nhiều heo ăn cùng một lúc. Bên trong máng có bộ phận cần gạt điều chỉnh lượng cám.


- Máng ăn inox tự động:
 

- Vòi uống tự động: Vòi uống nước cho lợn được làm bằng chất liệu cao, không rỉ, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

- Cung cấp nước tự động cho lợn giúp giảm công và nhân lực chăm sóc

- Giữ chuồng trại luôn khô thoáng sạch sẽ hạn chế tối đa lượng nước đổ ra ngoài

- Núm uống nước bằng thép không rỉ rất bền và luôn sẵn các phụ tùng thay thế

- Dễ sử dụng và lắp đặt

- Một dụng cụ tự động thông minh giúp tiết kiệm thời gian.


Câu hỏi tr94 CH3

Vì sao trong chuồng nái đẻ phải chia hai ô hoặc sử dụng cũi để tách riêng lợn mẹ và lợn con?


Phương pháp giải:

Nghiên cứu nội dung mục 2 để trả lời.


Lời giải chi tiết:

Trong chuồng nái đẻ phải chia hai ô hoặc sử dụng cũi để tách riêng lợn mẹ và lợn con vì để tránh lợn mẹ đè phải con khi nằm.


Câu hỏi tr94 CH4

Hãy tìm hiểu các kiểu chuồng nuôi lợn tại địa phương. Các kiểu chuồng này có ưu và nhược điểm gì?


Phương pháp giải:

Liên hệ thực tế ở địa phương để trả lời.


Lời giải chi tiết:

Địa phương em thường dùng kiểu chuồng hở.

Ưu điểm: chi phí đầu tư thấp

Nhược điểm: Khó kiểm soát tiểu khí hậu chuồng nuôi và dịch bệnh


Câu hỏi tr95 CH1

Vì sao gà con mới nở cần được nuôi úm trong quây?


Phương pháp giải:

Nghiên cứu nội dung mục 2 trong SGK để trả lời.


Lời giải chi tiết:

Gà con mới nở còn rất yếu, sức đề kháng kém, rất dễ bị bệnh, vì vậy cần phải chăm sóc cẩn thận để gà khoẻ mạnh. Đặc biệt ở giai đoạn này, gà rất sợ lạnh nên cần phải được sưởi ấm hay được nuôi úm trong quay.


Câu hỏi tr95 CH2

Hãy cho biết điểm khác biệt giữa chuồng gà thịt nuôi nền với chuồng gà đẻ nuôi nền?


Phương pháp giải:

Nghiên cứu nội dung mục 2 trong SGK để trả lời.


Lời giải chi tiết:

Chuồng gà thịt nuôi nền

Chuồng gà đẻ nuôi nền

Bố trí quây úm cho gà con mới nở ngay tại chuồng.

Phải bố trí ổ đẻ để tránh gà đẻ ở nền dễ gây dập vỡ hay sót trứng khi nhặt.

Câu hỏi tr95 CH3

Hãy tìm hiểu về các kiểu ổ đẻ của chuồng gà đẻ nuôi nền.


Phương pháp giải:

Tìm hiểu trên Internet, sách, báo, … để trả lời.


Lời giải chi tiết:

- Ổ đẻ cho gà có thể làm từ rơm và lót lớp dày phía dưới nền chuồng.


Câu hỏi tr96 CH1

Việc sử dụng chuồng lồng trong nuôi gà đẻ có những ưu và nhược điểm gì?


Phương pháp giải:

Nghiên cứu nội dung mục 2 trong SGK để trả lời.


Lời giải chi tiết:

Ưu điểm: 

  • Chuồng lồng giúp tiết kiệm diện tích so với việc nuôi gà đẻ trên mặt đất.

  • Gà mẹ và trứng được bảo vệ an toàn hơn trong chuồng lồng, không bị động vật hoặc người khác đánh bắt hoặc ăn trộm.

  • Việc thu hoạch trứng và chăm sóc gà con dễ dàng hơn, giúp tiết kiệm thời gian và công sức.

Nhược điểm: Kiểm soát dịch bệnh gặp khó khăn khi mà có quá nhiều con vật trong cùng một ô chuồng lớn, khả năng lây lan dịch bệnh là rất cao.


Câu hỏi tr96 CH2

Hãy mô tả và phân biệt kiểu chuồng nuôi gà ở Hình 17.6 và Hình 17.7.


Phương pháp giải:

Quan sát Hình 17.6 và Hình 17.7 để trả lời.

Lời giải chi tiết:

Quan sát Hình 17.6 và Hình 17.7, ta thấy:

Chuồng kín cho gà thịt nuôi nền: Gà được nuôi tập trung trên nền. Nền chuồng có thể là bê tông, xi măng, nền gạch hoặc nền đất nện. Chuồng nuôi nền thường sử dụng đệm lót với trấu dày 5 – 10 cm hoặc sử dụng tấm nhựa có rãnh giúp thoát phân để giữ chuồng nuôi sạch sẽ. Mật độ nuôi trung bình 5 – 7 con/m2.

Chuồng gà đẻ nuôi lồng: Chuồng gà đẻ nuôi lồng được thiết kế giống như chuồng gà nuôi nền chỉ khác hệ thống lồng nuôi. Lồng nuôi được thiết kế bằng thép không gỉ. Mỗi lồng đơn có chiều dài 40 cm, rộng 40 cm, cao phía sau 40 cm và phía trước 45 – 47 cm để tạo đáy nghiêng 10° để trứng lăn ra mảng trứng. Máng trứng rộng 10 – 15 cm đặt phía trước lồng. Lồng kép thường có chiều dài 120 cm, mỗi lồng gồm 3 ngăn, mỗi ngăn nuôi 4 con gà.


Câu hỏi tr96 CH3

Hãy tìm hiểu các kiểu chuồng nuôi gà thịt và gà đẻ ở địa phương em.


Phương pháp giải:

Liên hệ thực tế ở địa phương để trả lời.


Lời giải chi tiết:

Địa phương em hầu hết dùng chuồng gà nuôi nền.


Câu hỏi tr96 CH4

Vì sao trong chuồng nuôi bò nên chia ô cá thể?


Phương pháp giải:

Nghiên cứu nội dung mục 2 trong SGK để trả lời.


Lời giải chi tiết:

Trong chuồng nuôi bò nên chia ô cá thể để tránh bò tranh giành thức ăn hay húc nhau.


Câu hỏi tr96 CH5

Máng ăn và máng uống trong chuồng nuôi bò được bố trí như thế nào?


Phương pháp giải:

Nghiên cứu nội dung mục 2 trong SGK để trả lời.


Lời giải chi tiết:

Máng ăn và máng uống được bố trí dọc theo lối cấp thức ăn, phía trước mỗi dãy chuồng.


Câu hỏi tr97 CH1

Hãy mô tả các yêu cầu của chuồng nuôi bò ở Hình 17.8


Phương pháp giải:

Quan sát Hình 17.8 để trả lời.


Lời giải chi tiết:

Quan sát Hình 17.8 ta thấy:

Chuồng được chia ô cá thể, bò được nuôi ở hai phía, ở giữa có lối cấp thức ăn


Câu hỏi tr97 CH2

 Trong chuồng nuôi bò hiện đại, hệ thống cảm biến được sử dụng với mục đích gì?


Phương pháp giải:

Nghiên cứu nội dung mục 2 trong SGK để trả lời.


Lời giải chi tiết:

Trong chuồng nuôi bò hiện đại, hệ thống cảm biến được sử dụng với mục đích kiểm soát tiểu khí hậu chuồng nuôi.


Câu hỏi tr97 CH3

Địa phương em đang sử dụng những kiểu chuồng nuôi bò nào? Hãy mô tả đặc điểm của những kiểu chuồng đó.


Phương pháp giải:

Liên hệ thực tế ở địa phương để trả lời.


Lời giải chi tiết:

- Địa phương em đang sử dụng kiểu chuồng nuôi bò: chuồng hai dãy và chuồng một dãy.

- Mô tả đặc điểm của kiểu chuồng 2 dãy: Bò được nuôi ở hai phía, ở giữa có lối cấp thức ăn. Máng ăn và máng uống được bố trí dọc theo lối cấp thức ăn.

- Mô tả đặc điểm của kiểu chuồng 1 dãy: Chuồng có lối đi, máng ăn, máng uống ở mặt trước, phía sau chuồng là rãnh thoát nước thải. Chuồng 1 dãy có ưu điểm: Chi phí xây dựng thấp, phù hợp với những hộ có số lượng bò ít.

Tham Gia Group Dành Cho 2K8 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close