Đề thi học kì 2 Văn 10 Kết nối tri thức - Đề số 4

Đề thi học kì 2 Văn 10 kết nối tri thức đề số 4 được biên soạn theo hình thức trắc nghiệm và tự luận có lời giải chi tiết giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp

Tổng hợp đề thi học kì 2 lớp 10 tất cả các môn - Kết nối tri thức

Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa...

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Đề thi

I. ĐỌC HIỂU (6đ)

Hs đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi kế tiếp:

CHỈNH SỬA GENE VẬT NUÔI, THỊT NÀY NUỐT CÓ XUÔI

(Lê My)

Mâm thịt của tương lại sẽ có gì? Trong những hướng nghiên cứu mà giới khoa học dày công theo đuổi bấy lâu nay, thịt lấy từ vật nuôi chỉnh sửa gene là giải pháp gây nhiều tranh cãi dù nó được trao cho một mục đích tốt đẹp: tăng phúc lợi động vật và tốt cho môi trường.

Mỗi năm, hàng triệu con gà bị tiêu hủy sống vì nhiễm virus cúm gia cầm. Vắc xin ngừa cúm gia cầm tuy đã có nhưng vẫn chưa thể bảo vệ hoàn toàn những đàn gà khỏe mạnh, chưa kể virus có thể đột biến và kháng vắc xin. Còn một nguy cơ đáng sợ hơn: virus cúm gia cầm có thể lây sang người và gây thêm ít nhất một đại dịch. Vì vậy, các nhà khoa học đang nghiên cứu một giải pháp lâu bền hơn: chỉnh sửa AND của gia cầm để ngăn virus bám vào tế bào và nhân bản, lợi gà mà cũng lợi người. […]

Thuận tự nhiên không?

 

“Chỉnh sửa gene” (gene editing) thường được gộp chung nhóm với “biến đổi gene” (gene modification, GM) – một công nghệ vốn đã gây ồn ào và chia rẽ từ những năm 1990. Ở Mỹ chẳng hạn, hầu hết đậu nành và ngô được canh tác là hàng GM để tối đa hóa sản lượng. Nhưng với liên minh châu Âu (EU), cây trồng lẫn vật nuôi GM hầu như không có “đất sống” vì những quy định nghiêm ngặt do lo ngại những ảnh hưởng ngoài ý muốn lên môi trường và sức khỏe cộng đồng.

Giờ đây, một số nhóm vận động nói rằng chỉnh sửa gene cũng tiềm ẩn những rủi ro tương tự. Tổ chức Greenpeace đã lên tiếng cảnh báo hồi đầu năm 2021: Việc sử dụng các công nghệ chỉnh sửa gene “rất có thể sẽ biến cả thiên nhiên và bản thân chúng ta (thông qua thực phẩm chúng ta ăn) thành một màn thí nghiệm kỹ thuậ gene khổng lồ với những hệ quả chưa biết được và có khi chẳng thể nào đảo ngược”.

Trong kỹ thuật GM, gene từ sinh vật này sẽ được chuyển sang sinh vật khác theo ý đồ của người nghiên cứu. Ví dụ ở loại ngô “Bt” có khả năng tự kháng côn trùng nhờ được cấy vật chất di truyền của loài vi khuẩn Bacillus thuringiensis vào tế bào ở giai đoạn phôi.

Trong khi đó, chỉnh sửa gene hoạt động trong khuôn khổ gene của sinh vật, không vay mượn bên ngoài. Kỹ thuật mới này cho phép các nhà khoa học thêm, bớt hoặc thay đổi AND của sinh vật ở những vị trí họ mong muốn. “Ngôi sao” của chỉnh sửa gene là công cụ CRISPR được phát triển vào năm 2012 (hai “mẹ đẻ” của nó đã nhận giải Nobel hóa học năm 2020). Có thể xem CRISPR như một cây kéo ở cấp độ phân tử dùng để cắt tỉa AND.

[…] Tách bạch 2 công nghệ “chỉnh sửa” và “biến đổi” gene có vai trò quan trọng trong việc mở đường cho việc nghiên cứu chỉnh sửa gene vật nuôi. Quan điểm không xếp “vật nuôi chỉnh sửa gene” vào nhóm “sinh vật biến đổi gene” đồng nghĩa với việc gỡ bỏ các quy định vốn dành cho công nghệ GM khỏi các dự án về chỉnh sửa gene. Một số quốc gia như Mỹ, Úc và Nhật Bản đã chọn hướng tiếp cận tương đối “dễ chịu” này. Trong khi đó, theo luật của EU, các “sinh vật chỉnh sửa gene” được đối xử như các sinh vật GM truyền thống và phải tuân theo các quy định nghiêm ngặt hơn.

Khi còn trong cảnh “đồng sàng dị mộng” tiền Brexit năm 2019, Thủ tướng Boris Johnson đã hứa sẽ “giải phóng lĩnh vực sinh học phi thường của Vương quốc Anh khỏi các điều luật chống biến đổi gene” của EU. Hậu Brexit, tháng 9-2021 Chính phủ Anh tuyên bố sẽ soạn ra các điều luật mở đường cho một số hoạt động chỉnh sửa gene trong chăn nuôi

Ý tốt của một loài ăn thịt

Bộ trưởng Môi trường Anh George Eustice cho rằng chỉnh sửa gene làm giảm “mối bận tâm về mặt đạo đức hoặc sinh học” nhiều hơn kỹ thuật GM, và tăng “sự tôn trọng các quy luật của thiên nhiên”. Phe ủng hộ còn tin rằng việc chỉnh sửa gene có thể giải quyết một số vấn đề lớn trong việc tiêu thụ thịt và chăn nuôi hiện nay: thực phẩm lành mạnh hơn, nhu cầu sử dụng kháng sinh thấp hơn và phúc lợi động vật tốt hơn. Lại lấy lũ gà làm ví dụ. Một khi thế giới “chỉnh sửa” thành công những giống gà khỏe mạnh, người chăn nuôi sẽ vứt bớt những nỗi lo dịch bệnh triền miên và sẽ không cần “tắm” cả trại gà trong thuốc kháng sinh như hiện nay. Khi đó, người tiêu dùng sẽ có những quầy thịt “sạch” và an toàn hơn, không còn bận tâm về dư lượng thuốc kháng sinh trong thịt gà nữa. Ở một góc nhìn rộng hơn, chúng ta có thể hy vọng giải quyết được vấn đề kháng kháng sinh ở người và vật nuôi, và giảm các bệnh truyền nhiễm từ động vật sang người. […]

(https://by.com.vn/5amQW)

Câu 1: Văn bản cung cấp cho người đọc thông tin về lĩnh vực nào sau đây?

A. Vận dụng công nghệ tạo ra vaccine

B. Công nghệ sinh học

C. Vận dụng công nghệ để cải tạo môi trường

D. Vận dụng hóa học, công nghệ để phát triển cây trồng

Câu 2: Nhan đề của văn bản cung cấp cho người đọc thông tin nào?

A. Hiệu quả nghiên cứu

B. Thông tin chính của toàn văn bản

C. Nội dung chính sẽ đề cập trong văn bản, thái độ trước nội dung đó

D. Phạm vi nghiên cứu

Câu 3: Quan điểm của Mỹ và Liên minh Châu Âu (EU) khác nhau như thế nào về “chỉnh sửa gene” và “biến đổi gene”?

A. Ở Liên minh châu Âu (EU), đậu nành và ngô được canh tác là hàng GM để tối đa hóa sản lượng. Nhưng với Mỹ, cây trồng lẫn vật nuôi GM hầu như không có “đất sống”

B. Ở Mỹ đậu nành và ngô được canh tác là hàng GM để tối đa hóa sản lượng. Nhưng với liên minh châu Âu (EU) Mỹ, cây trồng lẫn vật nuôi GM hầu như không có “đất sống”

C. Mỹ chấp nhận “chỉnh sửa gene” cây trồng và vật nuôi nhưng Liên minh châu Âu (EU) chỉ chấp nhận trong vật nuôi

D. Mỹ chấp nhận “chỉnh sửa gene” trong vật nuôi nhưng Liên minh châu Âu (EU) chỉ chấp nhận trong cây trồng

Câu 4: Dòng nào nói lên kĩ thuật của chỉnh sửa gene (GM)?

A. Gene từ sinh vật này sẽ chuyển sang sinh vật khác theo ý đồ người nghiên cứu

B. Hoạt động trong khuôn khổ bộ gene của sinh vật, không vay mượn bên ngoài

C. Cho phép các nhà khoa học thêm, bớt hoặc thay đổi ADN của sinh vật ở những vị trí họ mong muốn

D. Cả A, B và C

Câu 5: Tác giả dùng phép tu từ nào để nói về kỹ thuật chỉnh sửa gene? Đó là những từ ngữ/ hình ảnh nào?

A. Ẩn dụ: ngôi sao, mẹ đẻ, cây kéo

B. Nhân hóa: mẹ đẻ

C. So sánh: đối xử như các sinh vật GM truyền thống

D. Tất cả các biện pháp tu từ trên

Câu 6: Một số quốc gia như Mỹ, Úc và Nhật Bản đã chọn hướng tiếp cận nào đối với công nghệ về “chỉnh sửa gene” và “biến đổi gene”?

A. Không xếp “vật nuôi chỉnh sửa gene” vào nhóm “sinh vật biến đổi gene”

B. Chờ chính phủ Anh soạn ra các điều luật mở đường cho một số hoạt động chỉnh sửa gene trong chăn nuôi

C. “giải phóng lĩnh vực sinh học phi thường của Vương quốc Anh khỏi các điều luật chống biến đổi gene” của EU.

D. Các “sinh vật chỉnh sửa gene” được đối xử như các sinh vật GM truyền thống

Câu 7: Tác giả dẫn quan điểm của các quốc gia về “chỉnh sửa gene” và “biến đổi gene” nhằm mục đích gì?

A. Để trả lời câu hỏi “chỉnh sửa gene” thuận tự nhiên không?

B. Để độc giả thấy các quốc gia có cái nhìn khác nhau về “chỉnh sửa gene”

C. Để khẳng định chính phủ Anh rất quan tâm tới vấn đề “chỉnh sửa gene”

D. Cho thấy quan điểm của Mỹ và EU khác nhau về “chỉnh sửa gene”

Câu 8: Nội dung nào có vai trò quan trọng việc làm rõ vấn đề đã đặt ra ở nhan đề của văn bản?

A. Sapo

B. Nội dung mở đầu văn bản

C. Nội dung Thuận tự nhiên không

D. Nội dung Ý tốt của một loài ăn thịt

Câu 9: Phân tích vai trò, tác dụng của hai ảnh minh họa trong bài viết (1đ)

Câu 10: Phân tích thái độ, quan điểm, cách thể hiện của tác giả trong đoạn cuối văn bản – Ý tốt của một loài ăn thịt (1đ)

II. VIẾT (4đ)

Câu 1: Em hãy trình bày thái độ và quan điểm của mình về công nghệ chỉnh sửa gene trên vật nuôi (đoạn văn dài 6-8 dòng) (1đ)

Câu 2: Chuyển thông tin ở văn bản đọc sang bản tin infographic trong khuôn khổ một trang giấy thi/ trang giấy A4 (3đ)

-----Hết-----

-  Học sinh không được sử dụng tài liệu.

- Giám thị không giải thích gì thêm.

Đáp án

 Phần I. ĐỌC HIỂU

 

 

Câu 1: Văn bản cung cấp cho người đọc thông tin về lĩnh vực nào sau đây?

A. Vận dụng công nghệ tạo ra vaccine

B. Công nghệ sinh học

C. Vận dụng công nghệ để cải tạo môi trường

D. Vận dụng hóa học, công nghệ để phát triển cây trồng

 Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản

Lời giải chi tiết:

Văn bản cung cấp cho người đọc thông tin về lĩnh vực Công nghệ sinh học (chỉnh sửa gene)

→ Đáp án B

Câu 2: Nhan đề của văn bản cung cấp cho người đọc thông tin nào?

A. Hiệu quả nghiên cứu

B. Thông tin chính của toàn văn bản

C. Nội dung chính sẽ đề cập trong văn bản, thái độ trước nội dung đó

D. Phạm vi nghiên cứu

 Phương pháp giải:

Chú ý nhan đề văn bản

Lời giải chi tiết:

Nhan đề của văn bản cung cấp cho người đọc thông tin về Nội dung chính sẽ đề cập trong văn bản, thái độ trước nội dung đó

+Nội dung chính: Chỉnh sửa gene vật nuôi

+ Thái độ trước nội dung đó: Băn khoăn

→ Đáp án C

Câu 3: Quan điểm của Mỹ và Liên minh Châu Âu (EU) khác nhau như thế nào về “chỉnh sửa gene” và “biến đổi gene”?

A. Ở Liên minh châu Âu (EU), đậu nành và ngô được canh tác là hàng GM để tối đa hóa sản lượng. Nhưng với Mỹ, cây trồng lẫn vật nuôi GM hầu như không có “đất sống”

B. Ở Mỹ đậu nành và ngô được canh tác là hàng GM để tối đa hóa sản lượng. Nhưng với liên minh châu Âu (EU) Mỹ, cây trồng lẫn vật nuôi GM hầu như không có “đất sống”

C. Mỹ chấp nhận “chỉnh sửa gene” cây trồng và vật nuôi nhưng Liên minh châu Âu (EU) chỉ chấp nhận trong vật nuôi

D. Mỹ chấp nhận “chỉnh sửa gene” trong vật nuôi nhưng Liên minh châu Âu (EU) chỉ chấp nhận trong cây trồng

 Phương pháp giải:

Đọc kĩ đoạn 3

Lời giải chi tiết:

Ở Mỹ chẳng hạn, hầu hết đậu nành và ngô được canh tác là hàng GM để tối đa hóa sản lượng. Nhưng với liên minh châu Âu (EU), cây trồng lẫn vật nuôi GM hầu như không có “đất sống” vì những quy định nghiêm ngặt do lo ngại những ảnh hưởng ngoài ý muốn lên môi trường và sức khỏe cộng đồng

→ Đáp án B

Câu 4: Dòng nào nói lên kĩ thuật của chỉnh sửa gene (GM)?

A. Gene từ sinh vật này sẽ chuyển sang sinh vật khác theo ý đồ người nghiên cứu

B. Hoạt động trong khuôn khổ bộ gene của sinh vật, không vay mượn bên ngoài

C. Cho phép các nhà khoa học thêm, bớt hoặc thay đổi ADN của sinh vật ở những vị trí họ mong muốn

D. Cả A, B và C

 Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản

Lời giải chi tiết:

Kĩ thuật của chỉnh sửa gene (GM):

- Gene từ sinh vật này sẽ chuyển sang sinh vật khác theo ý đồ người nghiên cứu

- Hoạt động trong khuôn khổ bộ gene của sinh vật, không vay mượn bên ngoài

- Cho phép các nhà khoa học thêm, bớt hoặc thay đổi ADN của sinh vật ở những vị trí họ mong muốn

→ Đáp án D

Câu 5: Tác giả dùng phép tu từ nào để nói về kỹ thuật chỉnh sửa gene? Đó là những từ ngữ/ hình ảnh nào?

A. Ẩn dụ: ngôi sao, mẹ đẻ, cây kéo

B. Nhân hóa: mẹ đẻ

C. So sánh: đối xử như các sinh vật GM truyền thống

D. Tất cả các biện pháp tu từ trên

 Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản

Chú ý những phép tu từ được tác giả sử dụng

 Lời giải chi tiết:

Phép tu từ được tác giả sử dụng: Ẩn dụ

- “Ngôi sao” của chỉnh sửa gene là công cụ CRISPR được phát hiện vào năm 2012 → yếu tố quan trọng, cần thiết, mang tính quyết định

- “hai “mẹ đẻ” của nó đã nhận giải Nobel hóa học năm 2020 → người sáng lập

- Có thể xem CRISPR như một cây kéo ở cấp độ phân tử dùng để cắt tỉa ADN → công dụng dùng để phân cắt

→ Đáp án A

Câu 6: Một số quốc gia như Mỹ, Úc và Nhật Bản đã chọn hướng tiếp cận nào đối với công nghệ về “chỉnh sửa gene” và “biến đổi gene”?

A. Không xếp “vật nuôi chỉnh sửa gene” vào nhóm “sinh vật biến đổi gene”

B. Chờ chính phủ Anh soạn ra các điều luật mở đường cho một số hoạt động chỉnh sửa gene trong chăn nuôi

C. “giải phóng lĩnh vực sinh học phi thường của Vương quốc Anh khỏi các điều luật chống biến đổi gene” của EU.

D. Các “sinh vật chỉnh sửa gene” được đối xử như các sinh vật GM truyền thống

 Phương pháp giải:

Đọc kĩ đoạn 5 phần Thuận tự nhiên không?

Lời giải chi tiết:

Một số quốc gia như Mỹ, Úc và Nhật Bản đã chọn hướng tiếp cận không xếp “vật nuôi chỉnh sửa gene” vào nhóm “sinh vật biến đổi gene

→ Đáp án A

Câu 7: Tác giả dẫn quan điểm của các quốc gia về “chỉnh sửa gene” và “biến đổi gene” nhằm mục đích gì?

A. Để trả lời câu hỏi “chỉnh sửa gene” thuận tự nhiên không?

B. Để độc giả thấy các quốc gia có cái nhìn khác nhau về “chỉnh sửa gene”

C. Để khẳng định chính phủ Anh rất quan tâm tới vấn đề “chỉnh sửa gene”

D. Cho thấy quan điểm của Mỹ và EU khác nhau về “chỉnh sửa gene”

 Phương pháp giải:

Đọc kĩ đoạn 5 phần Thuận tự nhiên không?

Phân tích mục đích của tác giả

Lời giải chi tiết:

Tác giả dẫn quan điểm của các quốc gia về “chỉnh sửa gene” và “biến đổi gene” nhằm mục đích cho độc giả thấy độc các quốc gia có cái nhìn khác nhau về “chỉnh sửa gene”, đem đến nhiều góc nhìn khác nhau, làm phong phú thêm cho bài viết

→ Đáp án B

Câu 8: Nội dung nào có vai trò quan trọng việc làm rõ vấn đề đã đặt ra ở nhan đề của văn bản?

A. Sapo

B. Nội dung mở đầu văn bản

C. Nội dung Thuận tự nhiên không

D. Nội dung Ý tốt của một loài ăn thịt

 Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản

Lời giải chi tiết:

Nội dung phần Thuận tự nhiên không có vai trò quan trọng việc làm rõ vấn đề đã đặt ra ở nhan đề của văn bản. Nội dung chính của văn bản tập trung chủ yếu ở phần này

→ Đáp án C

Câu 9: Phân tích vai trò, tác dụng của hai ảnh minh họa trong bài viết (1đ)

Phương pháp giải:

Quan sát kĩ hai ảnh minh họa, nhớ lại nội dung chính của văn bản

Phân tích vai trò, tác dụng của hai ảnh minh họa

Lời giải chi tiết:

- Hình ảnh 1: minh họa nhà khoa học với thao tác chỉnh sửa gene trên cấu trúc của ADN – vấn đề trung tâm được nêu từ nhan đề và triển trong văn bản

- Hình ảnh 2: minh họa cho tác dụng của chỉnh sửa gene đối với vật nuôi – gà. Gà được bảo vệ trước virus cúm gia cầm (hình ảnh gà đeo khẩu trang, gà được bảo vệ với công nghệ chỉnh sửa gene; vô số virus cúm gia cầm với nhiều hình dạng và màu sắc khác nhau chứng tỏ độ phức tạp mà các vaccine phòng ngừa không đủ sức chống lại/ bảo vệ gia cầm)

→ Tác giả chọn hình ảnh minh họa làm rõ, nổi bật vấn đề trọng tâm của bài viết

Câu 10: Phân tích thái độ, quan điểm, cách thể hiện của tác giả trong đoạn cuối văn bản – Ý tốt của một loài ăn thịt (1đ)

 Phương pháp giải:

Đọc kĩ đoạn cuối văn bản (ý tốt của một loài ăn thịt)

Lời giải chi tiết:

- Tác giả ủng hộ, đồng tình với việc chỉnh sửa gene đối với vật nuôi – gà

- Thái độ hài hước, dí dỏm

- Cách thể hiện ấn tượng trong việc đặt tiêu đề đoạn và dùng từ:

+Ý tốt của một loài ăn thịt (loài người)

+ Từ ngữ: vứt bớt… không cần “tắm”; quầy thịt “sạch”…

PHẦN II. VIẾT

Câu 1: Em hãy trình bày thái độ và quan điểm của mình về công nghệ chỉnh sửa gene trên vật nuôi (đoạn văn dài 6-8 dòng) (1đ)

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản và trình bày thái độ, quan điểm của bản thân

Lời giải chi tiết:

- HS tự thể hiện quan điểm cá nhân

- Cần diễn đạt rõ ý, căn cứ từ tri thức văn bản đọc, sử dụng từ ngữ chuyên ngành phù hợp

Câu 2: Chuyển thông tin ở văn bản đọc sang bản tin infographic trong khuôn khổ một trang giấy thi/ trang giấy A4 (3đ)

Phương pháp giải:

Sử dụng những kiến thức đã học và kinh nghiệm của bản thân để hoàn thành yêu cầu

Lời giải chi tiết:

- HS tự sáng tạo

- Bản tin infographic cần đạt những yêu cầu sau:

+ Thể hiện rõ, gọn, khoa học các nội dung chính

+ Sử dụng các yếu tố phi ngôn ngữ (hỗ trợ) hợp lý

HocTot.Nam.Name.Vn

2k8 Tham gia ngay group chia sẻ, trao đổi tài liệu học tập miễn phí

close