Đề thi học kì 1 Văn 10 Kết nối tri thức - Đề số 2

Tải về

Đề thi học kì 1 Văn 10 kết nối tri thức đề số 2 được biên soạn theo hình thức trắc nghiệm và tự luận có lời giải chi tiết giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp

Tổng hợp đề thi giữa kì 2 lớp 10 tất cả các môn - Kết nối tri thức

Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Đề thi

 

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I

 

Môn: Ngữ văn lớp 10; Năm học 2022 - 2023

 

Thời gian làm bài: 90 phút - Không kể thời gian phát đề

 

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)

Đọc văn bản dưới đây và thực hiện những yêu cầu :

Lễ hội Ok Om Bok

Hàng năm, Lễ hội Ok Om Bok được tổ chức, nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào Khmer Nam Bộ. Năm nay, Lễ hội Ok Om Bok - Đua ghe ngo Sóc Trăng lần thứ IV khu vực Đồng bằng sông Cửu Long diễn ra trong 7 ngày (từ ngày 5 đến ngày 11/11) với nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể thao đặc sắc.

             Sóc Trăng là tỉnh có đông đồng bào Khmer nhất cả nước với hơn 400.000 người, chiếm gần 31% dân số cả tỉnh. Người Khmer ở đây coi Mặt Trăng là một vị thần điều tiết mùa màng trong năm. Vì vậy, cứ vào khoảng giữa tháng 10 âm lịch hàng năm, cũng là những ngày cuối mùa mưa và là thời gian thu hoạch hoa màu đủ loại, trong đó có lúa nếp là sớm nhất, họ lấy lúa nếp làm thành cốm dẹp cùng các hoa màu khác để làm lễ vật cúng Mặt Trăng. Nghi thức lễ được tiến hành vào tối 15/10 âm lịch, khi mặt trăng lên cao, mọi người tập trung tại sân chùa hay sân nhà để làm lễ. Người ta cắm hai cây trúc và dùng lá dừa làm hình cái cổng vòm, trên cổng có giăng […] Cúng xong, mọi người quây quần cùng thu lộc các đồ cúng để hưởng phước, các em nhỏ thì vui chơi, múa hát cho đến đêm khuya.

            Trong Lễ hội Ok Om Bok, Hội đua ghe ngo cũng là hoạt động mà bà con Khmer Nam Bộ mong chờ. Đua ghe ngo là nghi thức truyền thống tiễn đưa thần nước, sau mùa gieo trồng về với biển cả, cũng là nghi thức tôn giáo tưởng nhớ rằng thần rắn Nagar xưa biến thành khúc gỗ để đưa Phật qua sông. Chiếc ghe ngo là vật dụng được người Khmer và nhà chùa coi là linh thiêng, cũng là tài sản quý của cả phum sóc, được bảo quản cẩn thận tại chùa. Trước kia, mỗi năm ghe ngo được hạ thủy một lần vào ngày lễ hội Ok Om Bok. Ghe ngo có chiều dài khoảng 22 đến 26 m, mỗi ghe có từ 50 - 60 tay bơi. Nguyên bản chiếc ghe ngo là loại thuyền độc mộc lớn, làm từ thân cây gỗ tốt. Ngày nay, ghe ngo được đóng bằng nhiều tấm ván dài ghép lại với nhau. Ghe ngo có mũi và lái cong, thân được trang trí hoa văn sặc sỡ, đầu ghe có hình con thú biểu trưng cho ghe và chùa của mình. Giữa lườn ghe người ta đặt một cây dài từ đầu đến cuối thân ghe gọi là cây cần câu nhằm giữ thăng bằng và làm cho ghe có sức bật tốt khi bơi. Để có thể bước vào cuộc đua ghe ngo sôi nổi, công tác chuẩn bị được tiến hành rất chu đáo. Từ việc sửa chữa, đóng ghe ngo mới, sơn vẽ hoa văn lại trên thân ghe cho đến tập luyện bơi. Đặc biệt, các chùa Khmer có đội ghe ngo tham gia còn tổ chức một nghi lễ rất quan trọng, đó là lễ hạ thủy. Ngày nay, nghi lễ hạ thủy không chỉ được thực hiện một lần vào dịp Lễ hội Ok Om Bok - Đua ghe ngo như trước, mà có khi nhiều lần trong năm (tùy theo điều kiện của các chùa) để tham gia các giải đua cấp huyện nhằm kiểm tra đội ghe, hướng tới giải đua của tỉnh. Đối với đồng bào Khmer Nam Bộ, lễ hạ thủy ghe ngo vừa mang tính truyền thống, vừa mang yếu tố tâm linh, góp phần vào sự đa dạng văn hóa và phát triển xã hội.

             Năm nay, Lễ hội Ok Om Bok - Đua nghe ngo được tổ chức trong 7 ngày, với nhiều hoạt động hấp dẫn [... ]Điểm nhấn của Lễ hội chính là Giải Đua ghe ngo với 2 nội dung thi đấu 1.000m đối với nữ, 1.200m đối với nam diễn ra trong 2 ngày 10 và 11/11.

Những năm gần đây, Lễ hội Ok Om Bok - Đua ghe Ngo ở Sóc Trăng ngày càng được tổ chức quy mô, đi vào chiều sâu hơn. Lễ hội chính là dịp tăng cường các mối quan hệ cộng đồng để đồng bào các dân tộc ở Sóc Trăng ngày càng gắn kết, thi đua lao động sản xuất, xây dựng quê hương giàu đẹp

(Theo Thạch Nhi)

Hãy chọn đáp án đúng những câu  sau đây:

Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là:

A. Nghị luận

B. Tự sự

C. Thuyết minh

D. Miêu tả

Câu 2. Trong văn bản, người Khmer quan niệm vị thần nào điều tiết mùa màng trong năm?

A. Mặt Trăng

B. Mặt Trời

C. Thần Nước

D. Thần Rắn

Câu 3.Theo văn bản, chiếc ghe ngo là vật dụng được người Khmer  bảo quản tại đâu?

A. Nhà riêng

B. Nhà bảo tàng

C. Nhà truyền thống

D. Nhà chùa

Câu 4. Đua ghe ngo là nghi thức truyền thống tiễn đưa…………….., sau mùa gieo trồng về với biển cả, cũng là nghi thức tôn giáo tưởng nhớ rằng thần rắn Nagar xưa biến thành khúc gỗ để đưa Phật qua sông

A. Thần Sông

B. Thần Nước

C. Thần Biển

D. Thần Rắn

Câu 5. Vì sao nhan đề của văn bản là Lễ hội Ok Om Bok mà không phải là Lễ hội Ok Om Bok - Đua ghe ngo?

A. Vì đây là lễ hội của đồng bào Khmer ở Sóc Trăng

B. Vì hoạt động đua ghe ngo không diễn ra năm nay

C. Vì đua ghe ngo chỉ là một hoạt động trong lễ hội

D. Vì điểm nhấn của lễ hội chính là Giải Đua ghe ngo

Câu 6. Sự kết hợp giữa thuyết minh với miêu tả trong văn bản trên đã đem đến hiệu quả gì?

A. Thông tin được đề cập cụ thể, sinh động và dễ hình dung hơn.

B. Nội dung được đề cập giàu tính thẩm mĩ và tính hư cấu hơn.

C. Văn bản có đầy đủ đặc điểm của phong cách ngôn ngữ báo chí.

D. Văn bản thể hiện rõ nét văn hóa của người dân ở Sóc Trăng.

Câu 7. Những thông tin nào ở cột B đúng với nội dung được nêu ở cột A?

A

B

Chiếc ghe ngo

a/ chiều dài khoảng 30 mét

b/ nghi thức truyền thống tiễn đưa thần Nước

c/ thuyền độc mộc lớn, làm từ thân cây gỗ

d/lễ hạ thủy ghe ngo mang yếu tố tâm linh

e/có mũi và lái cong, thân được trang trí hoa văn sặc sỡ

g/ đầu ghe có hình con thú biểu trưng cho ghe và chùa

h/tượng trưng cho thần Rắn Na –ga khi qua sông

i/ giữa lườn ghe đặt một cây dài từ đầu đến cuối thân ghe

Hãy trả lời những câu  sau đây:

 

Câu 8. Đề tài của văn bản trên là gì? Dựa vào yếu tố nào để nhận biết điều đó?

Câu 9.  Hãy chỉ ra tác dụng của những dòng in đậm trong văn bản trên.

Câu 10. Viết đoạn văn (khoảng 3 - 5 câu) nêu suy nghĩ của anh/chị về Lễ hội Ok Om Bok.

II. PHẦN VIẾT (4.0 điểm)

   Từ văn bản trên, anh/chị hãy viết bài văn nghị luận về ý nghĩa việc giữ gìn lễ hội trong đời sống tinh thần của người Việt Nam.

 

-----Hết-----

-  Học sinh không được sử dụng tài liệu.

- Giám thị không giải thích gì thêm.

Đáp án

 

ĐÁP ÁN KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I

 

Năm học: 2022 – 2023

 

Môn: Ngữ văn – Lớp 10

PHẦN ĐỌC

 

 

Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là:

A. Nghị luận

B. Tự sự

C. Thuyết minh

D. Miêu tả

 Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản và rút ra kết luận về phương thức biểu đạt

Lời giải chi tiết:

Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là thuyết minh

→ Đáp án A

Câu 2. Trong văn bản, người Khmer quan niệm vị thần nào điều tiết mùa màng trong năm?

A. Mặt Trăng

B. Mặt Trời

C. Thần Nước

D. Thần Rắn

 Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản và tìm kiếm thông tin

Lời giải chi tiết:

Trong văn bản, người Khmer quan niệm vị thần Mặt Trăng điều tiết mùa màng trong năm

→ Đáp án A

Câu 3. Theo văn bản, chiếc ghe ngo là vật dụng được người Khmer bảo quản tại đâu?

A. Nhà riêng

B. Nhà bảo tàng

C. Nhà truyền thống

D. Nhà chùa

 Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản và tìm kiếm thông tin

Lời giải chi tiết:

Theo văn bản, chiếc ghe gho được người Khmer bảo quản tại nhà chùa.

→ Đáp án D

Câu 4. Đua ghe ngo là nghi thức truyền thống tiễn đưa…………….., sau mùa gieo trồng về với biển cả, cũng là nghi thức tôn giáo tưởng nhớ rằng thần rắn Nagar xưa biến thành khúc gỗ để đưa Phật qua sông

A. Thần Sông

B. Thần Nước

C. Thần Biển

D. Thần Rắn

 Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản và tìm kiếm thông tin

Lời giải chi tiết:

Đua ghe ngo là nghi thức truyền thống tiễn đưa Thần Nước, sau mùa gieo trồng về với biển cả, cũng là nghi thức tôn giáo tưởng nhớ rằng thần rắn Nagar xưa biến thành khúc gỗ để đưa Phật qua sông

→ Đáp án B

Câu 5. Vì sao nhan đề của văn bản là Lễ hội Ok Om Bok mà không phải là Lễ hội Ok Om Bok - Đua ghe ngo?

A. Vì đây là lễ hội của đồng bào Khmer ở Sóc Trăng

B. Vì hoạt động đua ghe ngo không diễn ra năm nay

C. Vì đua ghe ngo chỉ là một hoạt động trong lễ hội

D. Vì điểm nhấn của lễ hội chính là Giải Đua ghe ngo

 Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản và đưa ra lý giải về nhan đề

Lời giải chi tiết:

Nhan đề của văn bản là Lễ hội Ok Om Bok mà không phải là Lễ hội Ok Om Bok - Đua ghe ngo vì đua ghe ngo chỉ là một hoạt động trong lễ hội

→ Đáp án C

Câu 6. Sự kết hợp giữa thuyết minh với miêu tả trong văn bản trên đã đem đến hiệu quả gì?

A. Thông tin được đề cập cụ thể, sinh động và dễ hình dung hơn.

B. Nội dung được đề cập giàu tính thẩm mĩ và tính hư cấu hơn.

C. Văn bản có đầy đủ đặc điểm của phong cách ngôn ngữ báo chí.

D. Văn bản thể hiện rõ nét văn hóa của người dân ở Sóc Trăng.

 Phương pháp giải:

Xác định yếu tố thuyết minh và miêu tả trong văn bản và nêu hiệu quả khi sử dụng

Lời giải chi tiết:

Sự kết hợp giữa thuyết minh với miêu tả trong văn bản trên giúp thông tin được đề cập cụ thể, sinh động và dễ hình dung hơn.

→ Đáp án A

Câu 7. Những thông tin nào ở cột B đúng với nội dung được nêu ở cột A?

A

B

Chiếc ghe ngo

a/ chiều dài khoảng 30 mét

b/ nghi thức truyền thống tiễn đưa thần Nước

c/ thuyền độc mộc lớn, làm từ thân cây gỗ

d/lễ hạ thủy ghe ngo mang yếu tố tâm linh

e/có mũi và lái cong, thân được trang trí hoa văn sặc sỡ

g/ đầu ghe có hình con thú biểu trưng cho ghe và chùa

h/tượng trưng cho thần Rắn Na –ga khi qua sông

i/ giữa lườn ghe đặt một cây dài từ đầu đến cuối thân ghe

 Phương pháp giải:

Đọc kĩ thông tin ở hai cột và chọn ra đáp án phù hợp

Lời giải chi tiết:

Đáp án phù hợp: a-b-c-d-e-g-i

Câu 8. Đề tài của văn bản trên là gì? Dựa vào yếu tố nào để nhận biết điều đó?

 Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản, rút ra kết luận về đề tài và đưa ra lý giải

Lời giải chi tiết:

- Đề tài: viết về lễ hội của đồng bào Khmer Nam Bộ

- Dựa vào nhan đề của bài để nhận biết được.

Câu 9. Hãy chỉ ra tác dụng của những dòng in đậm trong văn bản trên.

 Phương pháp giải:

Đọc kĩ những dòng in đậm và chỉ ra tác dụng

Lời giải chi tiết:

Tác dụng: khái quát về nội dung của văn bản; giúp người đọc có cái nhìn toàn diện về tác phẩm trước khi bước vào tìm hiểu kĩ tác phẩm.

Câu 10. Viết đoạn văn (khoảng 3 - 5 câu) nêu suy nghĩ của anh/chị về Lễ hội Ok Om Bok.

 Phương pháp giải:

Dựa vào những kiến thức đã phân tích và kĩ năng đã học để viết đoạn văn

Lời giải chi tiết:

Ý chính:

- Là lễ hội lớn trong năm của người Khmer

- Được tổ chức vào thời điểm kết thúc vụ mùa để tỏ lòng biết ơn đối với Mặt Trăng, vị thần thiên nhiên đã giúp đỡ họ trong việc bảo vệ mùa màng, điều hòa thời tiết, đem lại cây trái tốt tươi và sự no ấm.

- Lễ hội này mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc trong đời sống tinh thần của đồng bào Khmer ở các tỉnh Nam Bộ. 

 

PHẦN VIẾT

Dàn ý

I. Mở bài

- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận

- Giữ gìn văn hóa dân tộc là một vấn đề vô cùng quan trọng, nó là điều nhắc nhở thế hệ thanh niên chúng ta phải biết ghi nhớ, gìn giữ những nét văn hóa truyền thống, vốn có của dân tộc.

II. Thân bài

a. Giải thích vấn đề

- Văn hóa là tất cả những yếu tố vật chất tinh thần đặc trưng cho một cộng đồng xã hội, được cộng đồng đó chấp nhận, sử dụng và gìn giữ nó theo thời gian.

Ví dụ: văn hóa ứng xử, văn hóa cổ truyền Việt Nam,….

- Giữ gìn văn hóa là giữ gìn những giá trị tinh thần tốt đẹp đã được hình thành và lưu truyền từ xa xưa đến ngày nay.

b. Bàn luận: Giữ gìn văn hóa là điều tốt đẹp và cần thiết

- Nếu chúng ta biết giữ gìn văn hóa:

+ Tâm hồn mỗi người sẽ trở nên giàu có, hướng thiện, vốn sống được tăng lên, hiểu rõ hơn về nguồn cội, quê hương và những tri thức mới lạ trên thế giới.

+ Một xã hội giữ gìn được văn hóa sẽ là một xã hội văn minh. Ví dụ: Việt Nam và Do Thái là hai quốc gia duy nhất trải qua hơn 1000 năm bị đô hộ vẫn giữ được tiếng nói của mình.

+ Nhân vật bà Hiền trong truyện ngắn “ Một người Hà Nội” (Nguyễn Khải ) giữ gìn văn hóa người Hà Nội: cách ứng xử, ăn uống, nói năng cho đến những thú chơi thanh nhã,…..

- Nếu chúng ta không biết giữ gìn văn hóa:

+ Tâm hồn mỗi người sẽ trở nên khô khan, vốn kiến thức về cuộc sống sẽ bị hạn hẹp, dẫn tới những nhận thức lệch lạc, không đúng đắn. (nêu ví dụ)

+ Một xã hội không giữ gìn được văn hóa, không giữ gìn được những điều tốt đẹp cha ông để lại sẽ là một xã hội trống rỗng, không thể phát triển lâu bền nếu quên mất đi nguồn cội tốt đẹp của mình.

c. Làm thế nào để giữ gìn văn hóa dân tộc?

- Đầu tiên cần phải nói đến ý thức của mỗi cá nhân. Mỗi người dân, từ người già đến trẻ nhỏ, đều cần ý thức được vai trò to lớn của bản sắc văn hóa dân tộc. Từ đó, biết bảo vệ giữ gìn chúng không bị mai một đi theo thời gian.

Ví dụ như, hiện nay có rất nhiều bạn trẻ theo đuổi những loại hình văn hóa nghệ thuật dân gian như: ca trù, cải lương, chèo…

+ Cần phải có sự vào cuộc của chính quyền từ trung ương đến địa phương. Nhà nước cần đầu tư trùng tu lại những sản phẩm văn hóa thuộc về vật chất cũng như bảo vệ những sản phẩm văn hóa thuộc về tinh thần…

+ Việc giữ gìn bản sắc văn hóa cũng đến từ những hành động vô cùng nhỏ bé: Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, mặc áo dài trong những ngày lễ lớn của đất nước…

d. Bài học nhận thức

- Hiện nay, nhiều người, nhất là những người trẻ đang dần quên mất những giá trị văn hóa tốt đẹp. (Ví dụ: không biết cách cư xử có văn hóa, sử dụng những từ ngữ, cách nói, cách viết làm mất đi sự trong sáng của tiếng Việt ...)

- Nhiều nền văn hóa khác nhau đã và đang du nhập vào Việt Nam: văn hóa châu u, văn hóa Hàn quốc,..... Nhiều bạn trẻ bị ảnh hưởng quá nặng nề, dẫn đến những hành động quá mức, thậm chí là lệch lạc, sai trái (sính ngoại, sống quá “thoáng”, đua đòi...)

- Tất nhiên thì việc tiếp thu những văn hóa mới lạ là điều cần thiết, nhưng hơn tất cả phải giữ gìn và phát triển văn hóa dân tộc, không được để mất đi những giá trị tốt đẹp của cha ông để lại, nhất là trong bối cảnh hiện nay, có rất nhiều những mối đe dọa đang rình rập xung quanh ta mọi lúc mọi nơi.

III. Kết bài 

- Đánh giá chung. Giữ gìn văn hóa dân tộc không phải là trách nhiệm của riêng ai mà nó là của cả một dân tộc, một quốc gia và trong đó đóng vai trò quan trọng của các thế hệ trẻ mai sau.

Tải về

2k8 Tham gia ngay group chia sẻ, trao đổi tài liệu học tập miễn phí

close