Tổng hợp 10 đề kiểm tra giữa học kì 1 Văn 10 Kết nối tri thức có đáp án

Tổng hợp 10 đề kiểm tra giữa học kì 1 Văn 10 Kết nối tri thức có đáp án

Tổng hợp đề thi học kì 2 lớp 10 tất cả các môn - Kết nối tri thức

Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa...

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Đề 1

 ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I

Môn: Ngữ văn lớp 10; Năm học 2022 - 2023

Thời gian làm bài: 90 phút - Không kể thời gian phát đề

 

PHẦN ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)

Đọc văn bản sau:

NỮ THẦN MẶT TRỜI VÀ MẶT TRĂNG

Nữ thần Mặt Trời và Mặt Trăng là hai chị em, con của Trời. Công việc của Trời giao phó hàng ngày phải thay phiên nhau đi xem xét thế gian. Bọn khiêng kiệu gồm có hai lớp già và trẻ thay phiên nhau. Gặp phải bọn khiêng kiệu già đi chậm, cô Mặt Trời phải ngồi lâu, ngày ở dưới trần hóa dài ra. Đến lượt bọn trẻ khiêng kiệu đi mau, cô Mặt Trời được chóng công việc về sớm thì ngày ngắn lại.

Cô em Mặt Trăng tính tình nóng nảy không kém gì cô chị làm cho thiên hạ ở mặt đất suốt cả ngày đã phải chịu nóng bức vì cô chị, đến đêm lại cũng phải khó chịu vì cô em. Loài người than thở đến tai nhà Trời, bà mẹ mới lấy tro trát vào mặt cô Mặt Trăng. Từ đó, cô em đổi tính ra hết sức dịu dàng, khác hẳn với cô chị, nên được người dưới trần ai cũng thích. Mỗi khi cô ngoảnh mặt nhìn xuống trần là lúc đó trăng rằm, ngoảnh lưng lại là ba mươi, ngoảnh sang phải, sang trái là trăng thượng huyền hay hạ huyền. Hôm nào trăng quầng là lúc vết tro trát mặt hiện ra.

Người ta nghe nói rằng chồng của hai nữ thần Mặt Trời và Mặt Trăng là một con gấu. Mỗi lần gấu đến với vợ là sinh ra nguyệt thực hay nhật thực, lúc đó người dưới trần làm ầm ĩ lên đánh trống, khua chiêng, gõ mõ, để cho gấu xa ra, vì gấu đi lại với vợ, che lấp Mặt Trời, Mặt Trăng làm hại cho mùa màng.

(Nữ thần Mặt Trời và Mặt Trăng – Truyện thần thoại Việt Nam
– TheGioiCoTich.Vn)

Thực hiện những yêu cầu sau đây:

Câu 1. Trong văn bản, nữ thần Mặt Trời và Mặt Trăng được Trời giao công việc gì? 

A. Chiếu sáng cho nhân gian.

B. Hàng ngày thay phiên nhau đi xem xét thế gian.

C. Cai quản công việc trên trời.

D. Khiêng kiệu

Câu 2. Câu nào dưới đây đúng khi nói về nội dung bao quát của truyện Nữ thần Mặt Trời và Mặt Trăng?

A. Lý giải về hiện tượng ngày và đêm

B. Lý giải về hiện tượng nắng và mưa

C. Lí giải các hiện tượng tự nhiên gắn với mặt trời có ánh sáng gay gắt vào ban ngày và mặt trăng có ánh sáng dịu dàng vào ban đêm

D. Lý giải về sự hình thành của trời và đất

Câu 3. Sự kiện “Loài người than thở đến tai nhà Trời, bà mẹ mới lấy tro trát vào mặt cô Mặt Trăng” được tác giả dân gian tạo ra nhằm lý giải điều gì?

A. Hiện tượng mặt trăng hiện lên khi đêm xuống

B. Hiện tượng mặt trăng có ánh sáng dịu nhẹ

C. Hiện tượng ngày ngắn đêm dài

D. Hiện tượng ngày dài đêm ngắn

Câu 4. Theo bạn :“cô Mặt Trời phải ngồi lâu, ngày ở dưới trần hóa dài ra... cô Mặt Trời được chóng công việc về sớm thì ngày ngắn lại.” giúp bạn liên tưởng đến câu tục ngữ nào dưới đây :

A. Chớp đông nhay nháy, gà gáy thì mưa

B. Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng, ngày tháng mười chưa cười đã tối

C. Cơn đằng đông vừa trông vừa chạy, cơn đằng nam vừa làm vừa chơi

D. Mây xanh thì nắng, mây trắng thì mưa

Câu 5. Biện pháp tu từ nào được dùng chủ yếu trong văn bản trên ?

A. Nhân hóa

B. Liệt kê

C. So sánh

D. Phóng đại

Câu 6. Trong văn bản trên, ai là người kể chuyện ?

A. Ông Trời

B. Mặt Trời

C. Mặt Trăng

D. Người trực tiếp diễn xướng để kể lại cho công chúng

Câu 7. Khi nguyệt thực, nhật thực xảy ra con người làm ầm ĩ lên đánh trống, khua chiêng, gõ mõ, để Mặt Trời Mặt Trăng khỏi bị che lấp làm hại mùa màng, liên quan hoạt động nào trong đời sống cộng đồng thời cổ đại ?

A. Lễ hội

B. Liên hoan

C. Cầu nguyện thần linh

D. Thờ cúng

Câu 8. Những dấu hiệu nào giúp bạn nhận ra Nữ thần Mặt Trời và Mặt Trăng là một truyện thần thoại?

Câu 9. Hình tượng nữ thần Mặt Trời và Mặt Trăng phản ánh quan niệm, nhận thức gì của người xưa về thế giới tự nhiên?

Câu 10. Thông điệp mà người xưa gửi gắm qua câu chuyện này là gì?

II. PHẦN VIẾT (4.0 điểm)

Anh/chị hãy viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá truyện Nữ thần Mặt Trời và Mặt Trăng.

-----Hết-----

-  Học sinh không được sử dụng tài liệu.

- Giám thị không giải thích gì thêm.


Đề 2

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I

Môn: Ngữ văn lớp 10; Năm học 2022 - 2023

Thời gian làm bài: 90 phút - Không kể thời gian phát đề

I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)

Đọc bài thơ sau:

 Tiếng gà văng vẳng gáy trên bom

Oán hận trông ra khắp mọi chòm.

Mõ thảm không khua mà cũng cốc

Chuông sầu chẳng đánh cớ sao om

Trước nghe những tiếng thêm rầu rĩ,

Sau giận vì duyên để mõm mòm.

Tài tử văn nhân ai đó tá?

Thân này đâu đã chịu già tom

(Tự tình I - Hồ Xuân Hương)

Lựa chọn đáp án đúng:

Câu 1: Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào?

A. Thơ tự do

B. Thơ thất ngôn tứ tuyệt

C. Thơ lục bát

D. Thơ thất ngôn bát cú Đường luật

 

Câu 2: Chỉ ra biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong hai câu thơ in đậm.

A. Phép đối

B. So sánh

C. Ẩn dụ

D. Hoán dụ

 

Câu 3: Hai câu thơ “Tiếng gà văng vẳng gáy trên bom/ Oán hận trông ra khắp mọi chòm” thể hiện tâm trạng gì của nhân vật trữ tình?

A. Oán hận

B. Hạnh phúc

C. Vui vẻ

D. Nhớ nhung

 

Câu 4: Trong câu thơ “Thân này đâu đã chịu già tom”, từ “Thân này” chỉ ai?

A. Người đọc

B. Nguyễn Khuyến

C. Nguyễn Du

D. Hồ Xuân Hương

 

Câu 5. Từ láy “văng vẳng” trong câu thơ “Tiếng gà văng vẳng gáy trên bom” gợi cảm giác về điều gì?

A. Tiếng trống thưa thớt, xa xắm

B. Thời gian càng trở nên khuya khoắt hơn

C. Một không gian rộng và tĩnh mịch

D. Nhỏ bé, ít ỏi

 

Câu 6: Đọc bài thơ, anh (chị) nhận thấy khát vọng gì của Hồ Xuân Hương?

A. Khát vọng công danh, sự nghiệp

B. Khát vọng hạnh phúc lứa đôi

C. Khát vọng cuộc sống ấm no

D. Khát vọng được đi ngao du sơn thủy

 

 

Câu 7: Sự giống nhau trong tâm trạng của Hồ Xuân Hương thể hiện trong hai bài thơ “Tự tình I” và “Tự tình II” là:

A. Sự căm thù chế độ phong kiến thối nát

B. Buồn tủi, xót xa, phẫn uất trước duyên phận

C. Sự thách thức cuộc đời

D. Buồn đau, chán chường vì cuộc đời nhạt nhẽo, vô vị.

 

 

Câu 8. Xác định ý nghĩa nhan đề “Tự tình”.

Câu 9. Câu thơ “Thân này đâu đã chịu già tom” thể hiện điều gì trong tính cách, con người của nhân vật trữ tình?

Câu 10. Từ bài thơ “Tự tình II”, anh (chị) hãy viết 5- 7 dòng nhận xét về số phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến?

II. VIẾT

Viết bài văn phân tích, đánh giá bài thơ Tự tình (I)

-----Hết-----

 

-  Học sinh không được sử dụng tài liệu.

- Giám thị không giải thích gì thêm.

Đề 3

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I

Môn: Ngữ văn lớp 10; Năm học 2022 - 2023

Thời gian làm bài: 90 phút - Không kể thời gian phát đề

I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)

    Đọc đoạn trích:

Năm mươi người con theo cha xuống biển

Năm mươi người con theo mẹ lên rừng

Những người con ngồi đúc trống đồng

Tiếng chim hót phổ vào giọng nói

Mẹ là tiếng đầu tiên trẻ gọi

Nghe dịu dàng âu yếm biết bao

Tiếng Việt ơi, tiếng Việt có từ đâu

Sau tiếng Mẹ là tiếng Yêu thánh thót

Tiếng Nước nghe như rơi từng giọt

Tiếng Đất nghe chắc nịch vững bền

Tiếng Cơm nghe ngạt ngào hương thơm

Người Giao Chỉ lắng nghe tiếng gió

Tiếng dòng sông rì rào sóng vỗ

Tiếng trời xanh lồng lộng mênh mang

Tiếng xôn xao của nắng thu vàng

Tiếng dế đêm trăng thanh vời vợi

Tiếng hổ gầm vang trong hốc núi

Tiếng mây bay vương vấn sắc trời

Tiếng sấm rền và tiếng mưa rơi

Tiếng nhịp đập trái tim thiếu nữ

Tiếng bập bùng nhen trong bếp lửa

Những thanh âm tha thiết bồi hồi

Bật ra thành tiếng Việt trên môi

(Trích Tiếng Việt mến yêu, Nguyễn Phan Hách)

Lựa chọn đáp án đúng:

Câu 1. Xác định phong cách ngôn ngữ của đoạn trích?

A. Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt.

B. Phong cách ngôn ngữ chính luận.

C. Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.

D. Phong cách ngôn ngữ báo chí.

Câu 2. Theo tác giả, Tiếng Đất nghe như… . Trong dấu “…” là gì?

A. Chắc nịch                                      

B. Thánh thót

C. Ngạt ngào                                      

D. Âu yếm

Câu 3. Xác định biện pháp tu từ trong câu thơ: Tiếng Nước nghe như rơi từng giọt.

A. Điệp từ.     

B. Nhân hoá.

C. Ẩn dụ.

D. Hoán dụ.

Câu 4. Cảm xúc được gợi lên qua 2 câu thơ sau là gì?

 Mẹ là tiếng đầu tiên trẻ gọi

Nghe dịu dàng âu yếm biết bao

A. Bối rối.                  

B. Bồi hồi.                  

C. Yêu thương.                      

D. Lo lắng.

Câu 5. Hai câu thơ đầu trong đoạn trích được gợi từ truyện dân gian nào?

A. Thánh Gióng.                                

B. Con Rồng cháu Tiên.                     

C. Bánh chưng bánh giầy.

D. Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thuỷ.

Câu 6. Nguồn gốc của tiếng Việt trong đoạn trích xuất phát từ đâu?

A. Tiếng mẹ đẻ.

B. Tiếng của thiên nhiên.

C. Âm thanh của muôn loài.

D. Tiếng những thanh âm tha thiết của cuộc sống.

Câu 7. Đoạn trích đề cập đến đề tài nào dưới đây?

A. Thiên nhiên.

B. Đất nước.

C. Con người.

D. Tiếng Việt.

Trả lời câu hỏi/ thực hiện yêu cầu:

Câu 8. Hãy nêu tác dụng của phép điệp ngữ trong đoạn thơ sau:

Người Giao Chỉ lắng nghe tiếng gió

Tiếng dòng sông rì rào sóng vỗ

Tiếng trời xanh lồng lộng mênh mang

Tiếng xôn xao của nắng thu vàng.

Câu 9. Nhận xét về giọng điệu của đoạn trích.

Câu 10. Trách nhiệm của Anh/ Chị trong việc giữ gìn tiếng Việt.

II. VIẾT (4.0 điểm)

     Đọc truyện ngắn:

MÂY TRẮNG CÒN BAY – Bảo Ninh

Máy bay cất cánh trong mưa. Tiếng càng bánh xe gấp lại có vẻ mạnh hơn bình thường dội độ rung vào thân máy bay. Tôi tiếc là đã không nghe lời vợ. Đáng lý nên trả vé, đừng theo chuyến này. Ngày xấu, giờ xấu, thời tiết xấu.

Máy bay hẫng một cái như hụt bước. Tay vận complet ngồi bên cạnh tôi mặt nhợt đi, mắt nhắm nghiền, cặp môi run run. Tôi bấu chặt các ngón tay vào thành ghế. Con người tôi bé tí hin treo trên vực sâu đang càng lúc càng sâu thẳm.

-  Mây ngay ngoài, các bác kìa! - bà cụ ngồi ở ghế trong cùng, kề cửa sổ, thốt kêu lên.

Chiếc TU đã lấy được độ cao cần thiết, bắt đầu bay bằng. Hàng chữ điện “Cài thắt lưng an toàn” đã được tắt đi. Nhưng ngoài cửa sổ vẫn cuồn cuộn mây.

-  Mây cận quá, bác nhỉ, với tay ra là với được - Bà cụ nói - Y thể cây lá ngoài vườn.

Tay vận complet nhấc mi mắt lên. Môi y mím chặt, vẻ căng thẳng đổi thành quàu quạu.

-  Vậy mà sao nhiều người họ kháo là tàu bay trỗi cao được hơn mây bác nhỉ?

Tay nọ làm thinh.

-  Chả biết đâu trời đâu đất thế này biết lối nào mà về bến, thưa các bác?

Không được trả lời, bà cụ chẳng dám hỏi han gì thêm. Bà ngồi im, ôm chặt trong lòng một chiếc làn mây. Hình vóc bé nhỏ, teo tóp của bà như chìm lấp vào thân ghế. Khi cô tiếp viên đẩy xe đưa bữa điểm tâm đến, bà không muốn nhận khay đồ ăn. Bà bảo cơm nước lạ kiểu chẳng đũa bát gì chẳng quen, mấy lại đã ăn no bụng hồi sớm, mấy lại cũng thực tình là già chẳng có lắm tiền. Cô gái ân cần giải thích để bà cụ yên tâm rằng giá của suất ăn này đã được tính gộp trong tiền vé.

-  Thảo nào hai lượt tàu bay những triệu bạc - bà cụ nói - Vậy mà lúc biếu già tấm vé các chú không quân cùng đơn vị với con trai già ngày nọ bảo là tốn có trăm ngàn. Các chú ấy cho già thì có, chứ còn tính ở quê đừng nói triệu với trăm ngàn, ngàn với trăm cũng khó.

Bà cụ hạ chiếc bàn gấp xuống song không bày bữa ăn lên đấy. Tất cả các thứ hộp thứ gói trên khay bà dồn hết vào chiếc làn mây. Bà chẳng ăn chút gì. Lúc người ta mang đồ uống đến, bà cũng chỉ xin một cốc nước lọc. Bà hỏi cô tiếp viên:

-  Đã sắp đến sông Bến Hải chưa con?

-  Dạ thưa - Cô gái nhìn đồng hồ đeo tay - Còn chừng dăm phút nữa ạ. Nhưng thưa cụ vì chúng ta bay trên biển nên không ngang qua sông mà sẽ chỉ ngang qua vùng trời vĩ tuyến 17.

-  Lát qua đấy con bật dùm già cái cửa tròn này con nhé, cho thoáng.

-  Ấy chết, mở thế nào được ạ. Cô gái bật cười.

Ngoài cửa sổ nắng loé lên, cánh máy bay lấp lánh, nhưng chỉ trong chốc lát. Trên rất cao này, trời vẫn còn mây. Người tôi nôn nao như ngồi trên đu quay. Chưa chuyến nào thấy mệt như chuyến này. Có lẽ vì cơn bão đang hoành hành ở miền trung nên không trung đầy rẫy ổ gà. Máy bay chòng chành, dồi lắc, bên thân và dưới sàn khe khẽ phát ra những tiếng răng rắc như sắp rạn.

Tay vận complet xoè diêm châm thuốc. Là dân nghiện nhưng lúc này tôi thấy gai với khói. Lẽ ra y nên xuống phía dưới mà thả khí chứ chẳng nên phớt lờ hàng chữ “không hút thuốc” sáng nay trước mũi y như vậy, tôi sẽ uể oải thầm nghĩ, đậy tờ báo lên mặt và nhắm mắt lại.

Giấc ngủ thiu thiu chầm chậm trườn tới.

-  Làm cái gì vậy? Hả! Cái bà già này!

Tôi giật bắn mình. Tôi bị giằng khỏi giấc ngủ không phải vì tiếng quát, tay ngồi cạnh tôi không quát to tiếng, chỉ nạt, nạt khẽ thôi, đủ nghe. Nhưng âm hưởng của nỗi hoảng hốt và sự cục cằn trong giọng y như tát vào mặt người ta. Thận trọng, tôi liếc nhìn. Khói thuốc và cặp vai to đùng của y che khuất cả bà cụ già, cả ô cửa sổ.

-  Này, cô kia, cô nhân viên! - Y sang trọng đứng dậy mắng - Tới mà nhìn! Đây là hàng không hay là cái xô bếp? Là phi cơ hay là cái miếu thờ thế này, hả?

-  Van bác... - Bà cụ sợ sệt - Bác ơi, van bác... Chẳng là, bác ạ, bữa nay giỗ thằng cả nhà tôi. Non ba chục năm rồi, bác ơi, tôi mới lên được đến miền cháu khuất.

Tay nọ gần như bước xéo lên đùi tôi, xấn ra lối đi. Bộ mặt hồng hào bừng bừng giận dữ và khinh miệt.

Bà cụ ngồi, lặng phắt, lưng còng xuống, hai bàn tay chắp lại, gầy guộc. Trên chiếc bàn gấp bày đĩa hoa cúng, nải chuối xanh, mấy cái phẩm oản và ba cây nhang cắm trong chiếc cốc thuỷ tinh đựng gạo. Một bức ảnh ép trong tấm kính cỡ bàn tay để dựng vào thành cốc.

Cô tiếp viên vội đi tới. Cô đứng sững bên cạnh tôi. Không hề kêu lên, không thốt một lời, cô lặng nhìn.

Máy bay vươn mình nâng độ cao vượt qua trần mây. Sàn khoang dốc lên. Cái bàn thờ nhỏ bé bỏng của bà cụ già hơi nghiêng đi. Tôi xoài người sang giữ lấy cái khung ảnh. Tấm ảnh được cắt ra từ một tờ báo, đã cũ xưa, nhưng người phi công trong ảnh còn rất trẻ.

Khói nhang nhả nhè nhẹ, bốc lên dìu dịu, mờ mỏng trong bầu không khí lành lạnh của khoang máy bay. Những cây nhang trên trời thẳm toả hương thơm ngát. Ngoài cửa sổ đại dương khí quyển ngời sáng.

Thực hiện yêu cầu:

     Nhan đề Mây trắng còn bay phản ánh khía cạnh nội dung nào của tác phẩm? Anh/ Chị trả lời câu hỏi bằng cách viết bài văn nghị luận (khoảng 500 chữ).

-----Hết-----

-  Học sinh không được sử dụng tài liệu.

- Giám thị không giải thích gì thêm.

Đề 4

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I

Môn: Ngữ văn lớp 10; Năm học 2022 - 2023

Thời gian làm bài: 90 phút - Không kể thời gian phát đề

I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)

Đọc văn bản sau:

Anh nhớ không những con đường quê ta
Thân thương từ thuở nhỏ ?
Bao năm tháng đi về trên ngõ
Bao hoàng hôn rậm rịch bước chân trâu
Đường lập loè đom đóm bay cao
Ta ghé cửa nhà nhau xin lửa
Nghe hoa súng bờ ao se sẽ nở
Da diết lòng hương dịu tự vườn cau...

Xưa xóm nghèo mái rạ chen nhau
Gồ ghề lối hẹp
Hun hút bờ tre gió rét
Mưa dầm lầy lội bùn trơn
Bà lưng còng chống gậy bước run
Còm cõi vai gầy gánh nặng
Sương trắng mùa đông ngõ vắng
Quét hoài không hết lá khô...

Ôi những con đường hẹp ngày xưa
Cùng ruộng nhỏ ao con bó luôn tầm mắt
Khiến lòng người nhiều khi cũng chật...
Ta dựng ngày mai rộng biển lúa vàng
Bước đi dài đường phải thênh thang
Vui mở với đời ta như trời rộng…

(Những con đường, Trích Hương cây – 1968 – Lưu Quang Vũ)

Lựa chọn đáp án đúng:

Câu 1. Đoạn trích được viết theo thể thơ nào?

A. Tự do.

B. Hiện đại.

C. Bảy chữ.

D. Tám chữ.

Câu 2. Các từ láy trong khổ thơ đầu là?

A. rậm rịch, lập loè, lầy lội, còm cõi.

B. rậm rịch, lập loè, se sẽ, da diết.

C. ghồ ghề, hun hút, lầy lội, còm cõi.

D. se sẽ, da diết, ghồ ghề, hun hút.

Câu 3. Hình ảnh nào không xuất hiện trong đoạn trích?

A. Xóm nghèo mái rạ.

B. Bờ tre hun hút.

C. Đom đóm lập lòe.

D. Dòng sông xanh mát.

Câu 4. Dòng nào nêu đúng tác dụng của biện pháp tu từ đảo ngữ trong câu thơ còm cõi vai gầy gánh nặng?

A. Nhấn mạnh sự lam lũ, cơ cực của người bà.

B. Nhấn mạnh sự lam lũ, cơ cực của người mẹ.

C. Nhấn mạnh niềm vui, niềm hạnh phúc của người bà.

D. Nhấn mạnh sự mạnh mẽ, kiên cường của người bà.

Câu 5. Cảm xúc chủ đạo của tác giả trong đoạn thơ là

A. ngỡ ngàng.

B. nhớ thương.

C. hân hoan.

D. đau buồn.

Câu 6. Con đường ngày xưa và con đường ngày mai có gì khác nhau?

A. Con đường ngày xưa thân thương, con đường ngày mai xa lạ.

B. Con đường ngày xưa gồ ghề, con đường ngày mai bằng phẳng.

C. Con đường ngày xưa hẹp, con đường ngày mai thênh thang.

D. Con đường ngày xưa lầy lội bùn trơn, con đường ngày mai rực rỡ ánh điện.

Câu 7. Theo văn bản, các câu thơ sau được hiểu như thế nào?

Ôi những con đường hẹp ngày xưa
Cùng ruộng nhỏ ao con bó luôn tầm mắt
Khiến lòng người nhiều khi cũng chật...

A. Điều kiện sống thiếu thốn ảnh hưởng đến tầm nhìn của con người.

B. Điều kiện sống sung túc ảnh hưởng đến tầm nhìn của con người.

C. Điều kiện sống không ảnh hưởng đến lối sống của con người.

D. Cần tạo môi trường sống tốt đẹp để con người được phát triển.

Trả lời câu hỏi/ Thực hiện yêu cầu:

Câu 8. Nêu ngắn gọn nội dung chính của đoạn trích.

Câu 9. Anh/chị có đồng tình với ước vọng của tác giả trong hai câu thơ sau không? Vì sao?

Ta dựng ngày mai rộng biển lúa vàng
Bước đi dài đường phải thênh thang

Câu 10. Thông điệp có ý nghĩa tích cực mà anh/ chị nhận được sau khi đọc đoạn trích?

II. VIẾT (4.0 điểm)

Đọc văn bản sau:

Một viện bảo tàng được lát đá cẩm thạch rất tinh tế và ngay chính giữa sảnh ngự một bức tượng cẩm thạch khổng lồ. Du khách từ khắp nơi trên thế giới đến đây đều trầm trồ trước bức tượng cẩm thạch lộng lẫy này.

Đêm nọ, đá cẩm thạch nói với tượng cẩm thạch.

Đá: Này tượng, như thế là không công bằng đâu nhé. Thật là bất công! Tại sao mọi người tới đây đều giẫm lên tôi trong khi họ ngước mắt ngưỡng mộ cậu?

Tượng: Đá thân mến, cậu có nhớ rằng chúng ta đều sinh ra từ một mỏ đá không?

Đá: Đúng vậy! Chính điều đó lại càng làm tớ thấy bất công hơn. Chúng ta sinh ra từ một mỏ nhưng lại được đối xử khác nhau. Bất công làm sao!

Tượng: Rồi cậu có còn nhớ ngày mà nhà điêu khắc đẽo cậu nhưng cậu từ chối không để các dụng cụ đó đẽo gọt lên mình không?

Đá: Đúng thế, tớ vẫn nhớ […].

Tượng: Rồi thì ông ấy quyết định từ bỏ cậu và bắt đầu làm việc trên mình tớ. Tớ hiểu ngay rằng mình sẽ khác biệt sau những nỗ lực của ông ấy. Tớ không từ chối các dụng cụ. Thay vào đó, tớ chịu đựng đau đớn khi những dụng cụ đó gọt giũa vào thân mình.

Đá: Ừ…

Tượng: Cậu thân mến, đó là cái giá của mọi thứ trong cuộc sống. Vì cậu quyết định bỏ cuộc giữa chừng, cậu không thể oán trách vì sao hôm nay người ta lại giẫm lên cậu.

(Bạn chỉ sống có một lần, Nhiều tác giả, NXB Trẻ, 2018, tr.90,91)

Thực hiện yêu cầu:

Ý nghĩa của hai hình tượng nhân vật đá cẩm thạch và tượng cẩm thạch là gì? Anh/ chị trả lời câu hỏi bằng cách viết bài văn nghị luận (khoảng 500 chữ).

-----Hết-----

-  Học sinh không được sử dụng tài liệu.

- Giám thị không giải thích gì thêm.

Đề 5

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I

Môn: Ngữ văn lớp 10; Năm học 2022 - 2023

Thời gian làm bài: 90 phút - Không kể thời gian phát đề

I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)

Đọc văn bản sau:

“Nhà” chỉ  là một từ ngắn ngủi, nhưng hàm nghĩa của nó thì có thể rất mênh mông.

“Nhà” trong nỗi buồn của bạn là căn biệt thự vắng người, và mỗi khi có người thì đầy tiếng cãi vã.

“Nhà” trong ký ức của tôi là nơi tôi chạy quanh chân ba trong cái sân nhỏ có trồng những cây cà chua khi tôi chưa đầy ba tuổi.

“Nhà” trong nỗi nhớ của cô bạn thân vừa dọn qua khu phố mới kín cổng cao tường, chính là cái xóm nhỏ ồn ào mà thân mật, những ngôi nhà cũ có hàng rào thấp và thưa, nơi người này có thể đứng ngoài đường mà lơ đãng ngó vô phòng khách nhà người khác.

“Nhà” đối với những người xa quê hương chính là cái dải đất hình chữ S nhỏ nhắn bên bờ biển Đông, và đối với những phi hành gia làm việc trên trạm không gian, nhà có thể chính là viên ngọc xanh tuyệt đẹp ngoài vũ trụ kia đang quay rất chậm.

“Nhà” cũng có thể là tình yêu của một ai đó dành cho ta, là trái tim ấm áp của một ai đó, nơi mà ta luôn ao ước được chạy đến náu mình. Để tìm lại sự bình yên.

“Nhà” chỉ là một từ ngắn ngủi, nó không đồng nghĩa với sự bình yên, nhưng chúng ta vẫn luôn khao khát rằng nó gắn với sự bình yên.

Và khi nào “nhà” trái nghĩa với bình yên thì đó là khởi đầu của sự bất hạnh. Tôi tin rằng, mái nhà nào cũng từng có lúc đồng nghĩa với niềm vui và cả sự bình yên. Nhưng bạn của tôi ơi, sự bình yên của nhà không phải là điều có sẵn. “Nhà” là phần cứng, còn sự bình yên, hạnh phúc, niềm vui là phần mềm. Gia đình là phần cứng, còn tình yêu và sự thấu hiểu là phần mềm. Vậy cho nên, sự bình yên là thứ phải được thiết lập, và vì thế, có thể tái thiết lập. Nếu ta là một phần của “nhà”, dù chỉ là một phần nhỏ, nếu ta thật mong muốn mái nhà thân yêu của ta có được sự bình yên, hay lại có nó một lần nữa, thì ta phải tham gia vào quá trình thiết lập đó. Bằng một nụ cười xoa dịu, bằng một câu nói vị tha, bằng sự yêu thương nhẫn nhịn, bằng trái tim sẵn sàng sẻ chia, bằng một cái nắm tay thấu hiểu, hay có thể bằng một giọt nước mát. Dù thế nào, cũng không phải bằng sự buông xuôi. Để kéo những trái tim về gần với nhau. Để biến “nhà” thành một nơi ta phải luyến tiếc khi rời xa và luôn mong mỏi quay về.

(Nếu biết trăm năm là hữu hạn – Phạm Lữ Ân)

Câu 1: Trong văn bản, “nhà” gắn với những điều gì?

A. Trong nỗi buồn của bạn, trong nỗi nhớ của cô bạn thân vừa dọn qua khu phố mới, đối với những người xa quê hương.

B. Trong nỗi buồn của bạn, trong ký ức của tôi, trong nỗi nhớ của cô bạn thân vừa dọn qua khu phố mới.

C. Trong nỗi buồn của bạn, trong ký ức của tôi, trong nỗi nhớ của cô bạn thân vừa dọn qua khu phố mới, đối với những người xa quê hương.

D. Trong ký ức của tôi, trong nỗi nhớ của cô bạn thân vừa dọn qua khu phố mới, đối với những người xa quê hương.

Câu 2: Từ “thiết lập” trong văn bản có nghĩa là gì?

A. Lập ra, dựng lên

B. Sáng tạo ra điều gì đó

C. Phá vỡ điều gì đó

D. Phân tích điều gì đó

Câu 3: Theo tác giả, chúng ta có thể thiết lập bình yên trong ngôi nhà bằng cách:

A. Bằng một nụ cười xoa dịu, bằng một câu nói vị tha, bằng sự yêu thương nhẫn nhịn, bằng trái tim sẵn sàng sẻ chia, bằng một cái nắm tay thấu hiểu.

B. Bằng một nụ cười xoa dịu, bằng một câu nói vị tha, bằng sự yêu thương nhẫn nhịn, bằng trái tim sẵn sàng sẻ chia, bằng một cái nắm tay thấu hiểu, hay có thể bằng một giọt nước mát.

C. Bằng một nụ cười xoa dịu, bằng một câu nói vị tha, bằng sự yêu thương nhẫn nhịn, bằng trái tim sẵn sàng sẻ chia, hay có thể bằng một giọt nước mát.

D. Bằng một câu nói vị tha, bằng sự yêu thương nhẫn nhịn, bằng trái tim sẵn sàng sẻ chia, bằng một cái nắm tay thấu hiểu, hay có thể bằng một giọt nước mát.

Câu 4: “Tôi tin rằng, mái nhà nào cũng từng có lúc đồng nghĩa với niềm vui và cả sự bình yên. Nhưng bạn của tôi ơi, sự bình yên của nhà không phải là điều có sẵn.”

Đoạn văn trên sử dụng phép liên kết nào?

A. Phép nối.

B. Phép thế.

C. Phép liên tưởng.

D. Phép đồng nghĩa.

Câu 5: Thông điệp của văn bản là gì?

A. Mỗi người phải nhớ về ngôi nhà của mình.

B. Mỗi người hãy tự thiết lập tình yêu thương để tạo nên sự bình yên trong chính ngôi nhà của mình.

C. Chúng ta nên quan tâm nhiều hơn đến gia đình.

D. Tầm quan trọng của ngôi nhà đối với mỗi người.

Câu 6: Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là gì?

A. Miêu tả

B. Biểu cảm

C. Nghị luận

D. Thuyết minh

Câu 7: Nêu tác dụng của biện pháp điệp ngữ “Nhà” trong văn bản.

Câu 8: Theo tác giả, khi “nhà” trái nghĩa với bình yên, điều gì sẽ xảy ra.

Câu 9: Tác giả viết “…sự bình yên là thứ phải được thiết lập, và vì thế, có thể tái thiết lập”. Vậy từ văn bản, hãy cho biết làm thế nào để ta có thể tham gia vào quá trình thiết lập đó?

Câu 10: Thông điệp nào trong đoạn trích trên có ý nghĩa nhất với anh/chị? Vì sao?

II. PHẦN VIẾT (4.0 điểm)

Trong văn bản ở phần đọc hiểu, tác giả viết: Nếu ta là một phần của “nhà”, dù chỉ là một phần nhỏ, nếu ta thật mong muốn mái nhà thân yêu của ta có được sự bình yên, hay lại có nó một lần nữa, thì ta phải tham gia vào quá trình thiết lập đó. Từ đó, anh/chị hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 từ) bàn luận về trách nhiệm của cá nhân đối với gia đình.

-----Hết----- 

-  Học sinh không được sử dụng tài liệu.

- Giám thị không giải thích gì thêm.

Đề 6

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I

Môn: Ngữ văn lớp 10; Năm học 2022 - 2023

Thời gian làm bài: 90 phút - Không kể thời gian phát đề

 

I. ĐỌC HIỂU (6đ)

Học sinh đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi phía dưới

HẬU NGHỆ BẮN CHÍN MẶT TRỜI

(Thần thoại Trung Quốc)

Ngày xưa, dưới tay vua trời phương Đông là Đế Tuấn có rất nhiều thiên thần, thiên tướng, trong số đó có Hậu Nghệ. Nghệ có bản lĩnh giỏi nhất là bắng cung. Một hôm, Đế Tuấn sai người tìm Nghệ tới thưởng cho cung thần, tên thần và bảo: “Giờ ta phái ngươi xuống dưới kia, một là diệt trừ các loài rắn đọc, thú dữ gây nguy hại cho sinh mạng và tài sản con người, hai là tiện thể răn đe mười đứa trẻ nghịch ngợm hay gây sự hộ ta”

“Mười đứa trẻ nghịch ngợm hay gây sự” chính là con của Đế Tuấn, là mười vầng thái dương. Vốn cha mẹ chúng quy định hằng ngày chỉ được một đứa xuất hiện trên bầu trời, đứa này về rồi đứa khác mới được ra. Nhưng vì quá nghịch ngợm nên chúng đã làm sai quy định, cả mười anh em cùng xuất hiện trên bầu trời, nô đùa nhảy nhót. Như thế chúng thì vui sướng nhưng trên mặt đất con ngợm nên chúng đã làm sai quy định, cả mười anh em cùng xuất hiện trên bầu người với hoa màu làm sao lại chẳng tiêu tán? Thời đó, vua Nghiêu đang trị vì nên dẫn đến kiện với vua Nghiêu. Nghiêu phản ánh lại cho Đế Tuấn biết nên Đế Tuấn mới cho tìm Nghệ đến truyền đạt ý chỉ của mình.

Nghệ đưa vợ là Hằng Nga xuống hạ giới, đến gặp vua Nghiêu. Vua Nghiêu đang lo buồn vì nóng nực, nghe tin Nghệ là thiên thần xuống giúp mình trừ hại thì đổi thành vui, lập tức cùng Nghệ và Hằng Nga đi xem tình hình tai hoạ ra sao thì thấy cảnh con người bị mười Mặt Trời thiêu đốt ngắc ngoải, thở hồng hộc như sắp chết đến nơi, thần hình chỉ trợ da bọc xương khi người dân vừa nghe nói có thần Hậu Nghệ xuống trần gian vì dân trừ hại, thì bỗng ai ai cũng khôi phục lại được tinh lực, cất tiếng hoan hô. Người dân ai nấy cũng nghiến răng căm hận mười Mặt Trời, nhưng họ toàn là con của Thiên Đế, Nghệ làm gì được họ? Nghệ nhớ lại lời Thiên Đế dặn dò: “doạ cho chúng sợ”. Vì thế, Nghệ hạ cung, lấy tên lắp trên dây cung, giơ lên bầu trời ngắm nghía. Nghệ cho rằng mình làm vậy sẽ khiến cho lũ trẻ con hay đùa kia phải cẩn thận lại ngay. Ngờ đâu các vị thiếu gia quen thói bừa bãi kia biết ngay là Nghệ giỏi lắm cũng chỉ dám doạ mình mà thôi, nên chúng đâu có sợ chút gì, vẫn cứ giữ nguyên trò lăn lộn, cười ha hả không ngừng. Điều đó làm Nghệ nổi nóng, Nghệ nghĩ thế này thì thật quá đáng. Dù là con Thiên Đế đi nữa cũng không được phép to gan làm bậy, nhân dân chịu khổ còn chúng lại sướng vui, thử hỏi còn đạo lí nào nữa?

Nhưng làm thế nào đây lại là chuyện lớn, Nghệ hạ cung xuống, đi vòng vòng mấy lượt trên quảng trường ngẫm nghĩ và cuối cùng đã hạ quyết tâm phải trừ tên thần lên, cánh giương đầy vành trăng nhằm thẳng vào một vầng thái dương bằng được. Nghệ đứng thẳng giữa quảng trường trung tâm, lại giơ cung thần, ở giữa bầu không, “vèo” một tiếng, một mũi tên bay đi. Chẳng bao lâu, thấy giữa trời một quả cầu lửa cháy bùng, lửa vọt ra loạn xạ, rơi xuống không biết bao nhiêu là lông chim sắc vàng, tiếp đó, một cục gì đỏ rực “rầm rầm” rơi bịch trên mặt đất. Mọi người chạy cả lại xem, hoá ra đó là một con quạ ba chân cực lớn. Mọi người sợ hãi nhìn cả lên bầu trời thì phát hiện ra chỉ còn có chín Mặt Trời. Con quạ vừa bị bắn rơi té ra chính là một Mặt Trời.

Trên trời cao đã bớt đi một Mặt Trời. Mọi người thấy độ nóng nực giảm xuống không ít, đỡ biết bao, vì vậy cùng xúm lại quanh Nghệ lớn tiếng hoan hô. Nghệ

hiểu là mình đã gây nên hoạ lớn, giờ có muốn thu về cũng chẳng được, hơn nữa, tính cách thẳng thắn khiến ông đã làm gì là không dừng lại nữa. Ông lại đứng thẳng mình, kéo cung, lắp tên nhắm trúng các vầng thái dương trên trời cao, từng mũi tên lần lượt bắn ra. Mỗi lần bắn một mũi tên xong thì trên trời cao lại hụt đi một Mặt Trời và dưới đất lại thêm một con quạ vàng ba chân. Tiếng hoan hô của mọi người trận sau lại át cả trận trước và Nghệ đã được không khí cuồng nhiệt đó cổ vũ, hào hứng đến cực điểm để quên đi tất cả.

Vua Nghiêu lúc đó đang đứng trên đàn đất ngó xem. Ông chợt nghĩ ra Mặt Trời đối với người ta cũng có cống hiến cực kì to lớn, không nên bắn rụng tất cả, nên vội vàng sai người đến túi tên của Nghệ rút bớt đi một mũi tên. Nghệ cũng không phát hiện ra. Khi mũi tên cuối cùng đã bắn vụt đi, Nghệ nghĩ chắc là chẳng còn lại vầng thái dương nào nữa, nên ngừng bắn. Nhờ thế, trên trời cao vẫn còn lại một Mặt Trời. Ôi, chú bé Mặt Trời đáng thương, thấy các anh, các em mình lần lượt từng người bị bắn rụng thì vô cùng sợ hãi.

Mặt Trời trên cao đã bớt đi chín vầng, chỉ chốc lát mặt đất đã lạnh hẳn đi và ho đến tận giờ, may mà còn lại một vầng thái dương treo tít tận trời cao.

(Kho tàng truyện thần quái Trung Quốc, tập 1, NXB Văn học, Hà Nội, 1998).

Câu 1: Dòng nào nói đúng đề tài của văn bản trên?

A. Sự hình thành trời đất, vũ trụ.

B. Công cuộc chiến đấu giữa các vị thần và thế giới tự nhiên.

C. Cuộc chinh phục và chế ngự tự nhiên.

D. Sự hình thành vạn vật, con người.

Câu 2: Trình tự các sự việc trong văn bản trên được sắp xếp như thế nào?

A. Vua trời Đế Tuấn sai Hậu Nghệ bắn Mặt trời - Hậu Nghệ bắn được chín Mặt

Trời - Trên trời chỉ còn một mặt trời duy nhất.

B. Vua trời Đế Tuấn sai Hậu Nghệ bắn Mặt trời - Hậu Nghệ bắn được chín Mặt

Trời Vua Nghiêu giấu đi một Mặt Trời.

C. Dân kiện vua Nghiêu vì nhiều mặt trời, trần gian nóng nực - Vua trời Đế

Tuấn sai Hậu Nghệ bắn - Từ đó, trên trời chỉ còn một mặt trời duy nhất.

D. Vua trời Đế Tuấn sai Hậu Nghệ bắn Mặt trời - vua Nghiêu cùng muôn dân

trần gian cổ vũ - Hậu Nghệ bắn được chín Mặt Trời - Vua Nghiêu giấu đi một mũi tên - Trên trời chỉ còn một mặt trời duy nhất.

Câu 3: Đoạn “Mười đứa trẻ nghịch ngợm hay gây sự” chính là con của Đế Tuấn... hoa màu làm sao lại chẳng tiêu tán?” là lời của ai? Thể hiện ý nghĩa gì?

A. Lời người kể chuyện. Thể hiện sự mong muốn chế ngự tự nhiên.

B. Lời vua Đế Tuấn. Thể hiện sự bất bình và muốn trừng trị các con Mặt trời.

C. Lời người cổ sơ. Thể hiện sự bất bình trước hành động hủy hoại tự nhiên.

D. Lời Hậu Nghệ. Thể hiện thái độ lo lắng và muốn diệt trừ các con Mặt Trời.

Câu 4: Vì sao Đế Tuấn lại cử Hậu Nghệ xuống giúp vua Nghiêu và con người dưới trần gian? Điều đó thể hiện mong muốn gì của người xưa?

A. Là một vị thần trên trời. Thể hiện mong muốn chế ngự sức mạnh của tự nhiên.

B. Là một vị thần có tài năng. Thể hiện sự phối hợp giữa bầu trời và mặt đất.

C. Là một vị thần có tài.Thể hiện mong muốn nhận sự trợ giúp của thần linh.

D. Là vị thần có tài. Thể hiện mong muốn cuộc sống trời đất và trần gian hài hòa.

Câu 5: Hành động nào của Hậu Nghệ dưới đây thể hiện rõ chức năng của nhân

vật thần thoại?

A. Ông lại đứng thẳng mình, kéo cung, lắp tên nhằm trúng các vầng thái dương

trên trời cao, từng mũi tên lần lượt bắn ra.

B. Nghệ đưa vợ là Hằng Nga xuống hạ giới, đến gặp vua Nghiêu.

C. Nghệ đứng thẳng giữa quảng trường, lại giơ cung thần một mũi tên bay đi.

D. Nghệ hạ cung, lấy tên lắp trên dây cung, giơ lên bầu trời ngắm nghía,

Câu 6: Tác dụng của những chi tiết kì ảo trong câu chuyện trên:

A. Cảm hứng về cái cao cả, suy tôn sức mạnh thần linh, vũ trụ kì bí.

B. Cảm hứng về cái phi thường, cao thượng, chế ngự tự nhiên, xã hội.

C. Cảm hứng anh hùng, khao khát cái cao cả ngợi ca người anh hùng.

D. Cảm hứng anh hùng, ngợi ca người anh hùng.

Câu 7: Yếu tố nghệ thuật nào tạo nên sự độc đáo trong các phản ánh tự nhiên, con người trong văn bản trên?

A. Xuất hiện lời nhân vật, suy nghĩ, cảm xúc của nhân vật.

B. Xuất hiện nhiều yếu tố kì ảo, tưởng tượng.

C. Các yếu tố kì ảo đều có mối liên hệ với các yếu tố thực.

D. Chi tiết thực đan cài chi tiết kì ảo cùng với cách lý giải tự nhiên, hợp lí.

Câu 8: Lời người kể chuyện và lời nhân vật trong văn bản thần thoại trên có gì độc đáo? Nêu rõ tác dụng của nó

A. Lời nhân vật nhiều hơn lời người kể chuyện. Tập trung khắc họa nhân vật.

B. Được thể hiện đa dạng, đan xen. Thể hiện rõ nét tính cách nhân vật trung tâm

C. Hòa trộn, đan xen tự nhiên. Thể hiện mong muốn, nguyện vọng của thần linh, con người có sự tương thông, tương hợp

D. Tất cả đáp án trên đều đúng

Câu 9: Mối quan hệ giữa vua Đế Tuấn – Hậu Nghệ - Vua Nghêu thể hiện mong muốn, khát vọng nào của người xưa? Nhận xét cảm hứng chủ đạo khi xây dựng nhân vật Hậu Nghệ (1đ)

Câu 10: Những nhận thức và khát vọng nào của con người trong văn bản trên còn ảnh hưởng tới cuộc sống hiện đại ngày nay? Lý giải rõ bằng dẫn chứng từ văn bản (trả lời từ 6-8 dòng) (1đ)

II. VIẾT (4đ)

Quan sát 2 bức ảnh sau và trả lời câu a,b:

Hình ảnh: Internet

a. Xác định bức ảnh gợi liên tưởng đến văn bản đọc, làm rõ sự liên tưởng, liên quan đó (8- 10 dòng) (1đ)

b. Từ những thành tựu của cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA), hãy trình bày suy nghĩ của bạn về khát vọng chinh phục vũ trụ của con người (dài từ 1,5 – 2 trang) (3đ)

-----Hết-----

-  Học sinh không được sử dụng tài liệu.

- Giám thị không giải thích gì thêm.

Đề 7

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I

Môn: Ngữ văn lớp 10; Năm học 2022 - 2023

Thời gian làm bài: 90 phút - Không kể thời gian phát đề

I. ĐỌC HIỂU (6đ)

Học sinh đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi phía dưới

Giết con chó đầu rắn ở  Léc nê

Vừa ra khỏi cổng thành Tirynthe, Hê ra clet đã chuẩn bị ngay cho cuộc chiến sắp tới.

Trong vương quốc của Ơ ri xtê,  ai ai cũng nghe nói đến con chó đầu rắn ở Léc- nê. Dân thành Tirynthe vẫn tin chắc rằng nó còn dữ tợn hơn cả sư tử Némée.

Hercule không sợ phải chạm trán với con chó đầu rắn. Vấn đề không phải là một con quái vật dị hình thì có nhiều sức mạnh. Con chó đầu rắn không hề giống bất cứ một động vật nào mà con người được biết: Nó có thân hình của một con chó khổng lồ với cái đầu rắn ngất ngưởng ở trên.

Một già lão trong thành đã thề trước mặt Hercule rằng con quái vật này có những một trăm cái đầu. Một người khác thì lại bảo nó có năm đầu. Đa số còn lại thì bảo có chín cái đầu.

Nhưng từ chín cái đầu này luôn phả ra một thứ mùi xú uế có thể giết chết ngay bất cứ ai ngửi thấy. Và máu của nó có thể coi là độc dược mạnh nhất mà con người từng biết.

Hercule cũng biết rằng con chó đầu rắn này ẩn cư ở vùng đầm lầy Léc nê, cách biển và thành Argos chẳng bao xa. Ở đó, nó giấu mình rất kỹ khi đã quyết định tiêu diệt kẻ thù, hoặc bất chợt tấn công đàn gia súc trong vùng, phá hoại mùa màng, giết chết và hút máu bất cứ người hay vật nào trong tầm tay của nó. Người ta nói rằng nó là một con vật hết sức thông minh và khôn ngoan không gì sánh nổi, nó có trí tuệ của một vị thần.

Nó là hiện thân của sự hận thù và chết chóc.

Trong suốt một giờ đồng hồ, Hercule vừa đi vừa nghĩ ngợi mong tìm ra giải pháp có thể tiêu diệt được con quái vật ghê sợ này. Những bức thành Tirynthe mờ khuất dần sau lưng chàng.

Trước mặt chàng, con đường đến Lerne như trải dài, trải dài mãi. ( ...)

( Lược 1 đoạn: Hê ra clet đến hang ổ của chó đầu rắn cùng với cậu bé Iolaos)

Phải hành động ngay, không chậm trễ. Phải buộc con quái vật rời khỏi hang ổ. Nếu không, nó sẽ sinh ra lắm mưu mẹo khác.

Hercule quyết định đốt lửa từ một đám sậy.

Cây cỏ khô bén lửa, cháy lan ra tới tận bìa rừng.

Khi Iolaos thấy Hê ra clet rút tên ra khỏi bao, cậu hiểu ngay mọi chuyện.

Sau khi châm lửa vào đầu mũi tên, Hercule giương cung lên nhắm vào một hòn đảo trong đầm lầy. Rồi nhờ có sự giúp sức của Iolaos châm lửa vào mũi tên mà Hercule cứ bắn liên tiếp, cho tới khi đầm lầy biến thành một lò lửa. Một vòng tròn lửa và khói bao trùm hết đầm lầy, biến thành một biển lửa.

Họ chẳng phải chờ đợi lâu. Sau vài phút, mặt nước biến động dữ dội, và như một đại dương nứt toác trước mặt họ, đầm lầy như chẻ ra làm đôi, con chó đầu rắn vùng lên.

Nó dựng đứng trước hai người, chín cái đầu hung dữ hăm dọa, chín cái mồm thè lè lưỡi, kêu gào, phát ra mùi hết sức hôi hám.

Hercule rút gươm chém một nhát vào cái đầu gần nhất của con rắn trong tầm tay của mình.

Cái đầu vừa rơi xuống, tức thì hai cái đầu khác mọc lên từ vết thương, to lớn và đáng sợ không kém.

Iolaos thụt lùi. Hercule chém thêm một nhát nữa, lại có hai cái đầu khác mọc ngay ra.

- Iolaos! - Hercule hét to át cả tiếng kêu của con thú. - Mang cho bác một cây củi đang cháy, mau lên!

Trong lúc Iolaos chạy đi kiếm đuốc, Hercule chém đứt một cái đầu nữa của con quái vật.

Chàng hét lên:

- Đốt cái cổ này! Đốt ngay cái cổ này!

Iolaos vừa kịp giơ đuốc lên gí vào cái cổ còn đương chảy máu. Và không có cái đầu nào mọc lên nữa cả… Hai bác cháu say sưa với trận chiến, con vật ngày càng trở nên hung tợn. Từng cái đầu rơi xuống, và Iolaos lại đốt ngay tắp lự.

Con chó đầu rắn nghiêng ngả, nó mất đi phần lớn sức mạnh và mất nhiều máu.

Nhưng vẫn còn một cái đầu lớn nhất bọn, cái đầu được truyền thuyết coi là bất tử. Hercule phải lấy hết sức bình sinh chém mạnh nhiều nhát, rồi bỏ kiếm, vơ ngay ngọn đuốc đốt cháy cái cổ nguy hiểm cuối cùng của con vật.

Con vật co giật một lúc rồi ngã uỵch xuống bờ đầm lầy. Sau những cố gắng cuối cùng, con chó đầu rắn đã khuất phục. Nhưng để cho nó chết hẳn, phải chôn cái đầu bất tử của con quái vật này xuống một tảng đá hình đầu chó, truyền thuyết đã khẳng định như vậy.

Hercule thu dọn vũ khí, bỏ đầu quái vật vào một bao da rồi cùng Iolaos rời vùng đầm lầy. Mùi hôi thối nhạt dần. ( ..........) 

Hercule lôi từ trong bao ra mấy mũi tên. Sau khi đã mổ bụng con quái vật, chàng nhúng tên vào dòng máu đen hôi tanh chảy ra từ ruột nó.

- Iolaos ơi! Giờ đây, những mũi tên này đã tẩm độc, một chất độc nặng nhất. Đây là vũ khí lợi hại sẽ giúp bác trong tương lai và chắc chắn Ơ ri xte phải hết sức hoảng sợ.

Khi gần đến cổng thành Tirynthe, Hercule nhắc với Iolaos phải giữ đúng lời hứa của mình và không được tìm gặp hay đi theo chàng trong những trận chiến sắp tới nếu chàng không yêu cầu.

Câu 1: Đoạn trích trên thuộc thể loại nào? 

A. Thần thoại 

B. Sử thi 

C. Truyện cổ tích

D. Truyện ngắn

Câu 2: Nội dung của đoạn trích trên là gì?

A. Hê ra clet đi tìm táo vàng

B. Hê ra clet giết con sư tử ở Nê Mê

C. Hê ra clet giết con chó đầu rắn ở Lec nê 

D. Hê ra clet bắt sống con bò mộng 

Câu 3: Con chó đầu rắn là hiện thân cho sức mạnh nào?

A. Hận thù và chết chóc

B. Hủy diệt và chết chóc

C. Hận thù và hủy diệt

D. Tình yêu và hy vọng

Câu 4: Hê-ra-clet hạ được con chó đầu rắn bằng cách nào?

A. Dùng sức mạnh của chính đôi tay mình .

B. Nhờ vào lửa để đốt các vết chém 

C. Dùng gươm chém vào đầu con quái vật 

D. Dùng gươm chém đầu con quái vật và sự trợ giúp của cậu bé Iolaos 

Câu 5: Chi tiết Hê-ra-clet lôi từ trong bao ra mấy mũi tên. Sau khi đã mổ bụng con quái vật, chàng nhúng tên vào dòng máu đen hôi tanh chảy ra từ ruột nó.cho thấy chàng là người như thế nào ? 

A. Thông minh.

B. Dũng cảm 

C. Kiên quyết

D. Tài hoa.

Câu 6: Hình tượng con chó đầu rắn ở Léc nê  có ý nghĩa gì?

A. Tượng trưng cho lực lượng thống trị xã hội tàn ác.

B. Chỉ những hiện tượng tự nhiên gây tai họa cho con người.

C. Chỉ những các hiện tượng tiêu cực của xã hội.

D. Tượng trưng cho những tính cách tiêu cực của loài người.

Câu 7: Chiến công của Hê-ra-clet trong câu chuyện có ý nghĩa gì?

A. Ca ngợi sức mạnh của nhà nước A-then cổ đại.

B. Ca ngợi, tự hào về sức mạnh và trí tuệ của con người.

C. Phản ánh những xung đột xã hội căng thẳng.

D. Phản ánh công cuộc khám phá đại dương của người Hy Lạp cổ.

Câu 8: Phân tích ý nghĩa của chi tiết “ Hercule rút gươm chém một nhát vào cái đầu gần nhất của con rắn trong tầm tay của mình. Cái đầu vừa rơi xuống, tức thì hai cái đầu khác mọc lên từ vết thương, to lớn và đáng sợ không kém” ( 1,0 đ)

Câu 9: Từ cuộc chiến đấu của Hê – ra – clet với con chó đầu rắn bạn rút ra cho mình những bài học nào ? ( 1, 0 đ) 

Câu 10: Chi tiết “ Hercule lôi từ trong bao ra mấy mũi tên. Sau khi đã mổ bụng con quái vật, chàng nhúng tên vào dòng máu đen hôi tanh chảy ra từ ruột nó” gợi cho bạn suy nghĩ gì về mối quan hệ giữa thách thức và cơ hội ? (0,5đ) 

II. VIẾT (4đ)

Phân tích những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của đoạn trích trên bằng một bài văn khoảng 500 chữ

-----Hết-----

-  Học sinh không được sử dụng tài liệu.

- Giám thị không giải thích gì thêm.

 

Đề 8

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I

Môn: Ngữ văn lớp 10; Năm học 2022 - 2023

Thời gian làm bài: 90 phút - Không kể thời gian phát đề

 

I. ĐỌC HIỂU (6đ)

Học sinh đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi phía dưới

Nữ thần Lúa là một cô gái xinh đẹp, dáng người ẻo lả và có tính hay hờn dỗi.

Nàng là con gái Ngọc Hoàng. Sau những trận lụt lội ghê gớm xảy ra, sinh linh cây cỏ đều bị diệt hết, trời bèn cho những người còn sống sót sinh con đẻ cái trên mặt đất và sai Nữ thần Lúa xuống trần gian, nuôi sống loài người.

Nữ thần làm phép cho những hạt giống gieo xuống đất nảy mầm, mọc thành cây, kết bông mẩy hạt. Lúa chín tự về nhà không cần gặt và không phải phơi phóng gì cả. Cần ăn, cứ ngắt bông bỏ vào nồi là lúa sẽ thành cơm.

Một hôm, cô con gái nhà kia đang bận việc. Sân chưa quét dọn, cửa kho cũng chưa mở, lúa ở ngoài đã ùn ùn kéo về. Cô gái cuống quít và đâm cáu. Sẵn tay đang cầm cái chổi, cô đập vào đầu bông lúa mà mắng:

– Người ta chưa dọn dẹp xong đã bò về. Gì mà hấp tấp thế.

Nữ thần Lúa đang dẫn các bông lúa vào sân, thấy sân, đường bẩn thỉu vương đầy rác rưởi đã bực trong lòng, lại bị phang một cán chổi vào đầu, tức lắm. Cả đám lúa đều thốt lên:

– Muốn mệt thì ta cho mệt luôn. Từ nay mang hái tre, liềm sắc ra cắt, chở ta về.

    Từ đó, nữ thần Lúa dỗi, nhất định không cho lúa bò về nữa. Người trần gian phải xuống tận ruộng lấy từng bông. Thấy vất vả mệt nhọc quá, người ta mới chế ra liềm hái để cắt lúa cho nhanh. Và lúa cũng không tự biến thành cơm nữa, mà phải phơi phóng, xay giã cho ra gạo.

Sự hờn dỗi của nữ thần Lúa còn đôi khi cay nghiệt hơn nữa. Nữ thần vẫn giận sự phũ phàng của con người, nên nhiều lần đã cấm không cho các bông lúa nảy nở. Có kết hạt thì cũng chỉ là lúa lép mà thôi. Vì thế sau này mỗi lần gặt xong là người trần gian phải làm lễ cúng hồn Lúa, cũng là cúng thần Lúa. Có nơi không gọi như thế thì gọi là cúng cơm mới. Cúng hồn Lúa, cơm mới, do các gia đình tổ chức trong nhà mình.

Các làng, các bản cũng phải mở những ngày hội chung để cúng thần Lúa. Trong những ngày hội ấy, mở đầu cho các cuộc tế tự và trò vui, thường có một tiết mục hấp dẫn, gọi là “Rước bông lúa”. Các trò Trám (Vĩnh Phú), trò Triêng (Thanh Hóa), trò thổi tù và cây Hồng (Nghệ An, Hà Tĩnh… đều có rước bông lúa như vậy).  

Câu 1. Văn bản trên thuộc thể loại văn bản nào?

A. Thần thoại.                

B. Sử thi.

C. Thơ Đường luật.

D. Thơ Nôm Đường luật.

Câu 2. Phương thức biểu đạt chính của văn bản?

A. Biểu cảm.                

B. Miêu tả

C. Tự sự

D. Thuyết minh

Câu 3. Xác định các nhân vật được nhắc đến trong văn bản:

A. Người nông dân và thần Lúa

B. Trời, Nữ thần Lúa, cô con gái nhà kia, người trần gian.

C. Trời và Nữ thần Lúa

D. Chàng trai và cô con gái nhà kia.

Câu 4. Đoạn đầu văn bản cho biết nữ thần Lúa là cô gái như thế nào? 

A. Nữ thần Lúa là một cô gái xinh đẹp.

B. Nữ thần Lúa có dáng người ẻo lả và có tính hay hờn dỗi

C. Nữ thần lúa là cô gái xinh đẹp, luôn giúp đỡ người nghèo khổ.

D. Nữ thần Lúa là một cô gái xinh đẹp, dáng người ẻo lả và có tính hay hờn dỗi

Câu 5. Theo đoạn trích, Nữ thần Lúa hờn dỗi với con người vì việc gì?

A. Con người đã không quan tâm tới thần Lúa.

B. Nữ thần Lúa đang dẫn các bông lúa vào sân, thấy sân, đường bẩn thỉu vương đầy rác rưởi đã bực trong lòng, lại bị phang một cán chổi vào đầu.

C. Con người đã không ăn cơm nữa.

D. Con người đã có hành động phá hoại thần Lúa.

Câu 6. Ngọc Hoàng đã làm gì để loài người được tồn tại? 

A. Ngọc Hoàng đã sai thần Lửa giúp loài người.

B. Ngọc Hoàng đã bỏ qua tội lỗi của loài người.

C. Ngọc Hoàng đã ban phép màu cho loài người.

D. Ngọc Hoàng đã sai Nữ thần Lúa xuống trần gian, nuôi sống loài người.

Câu 7. Nêu nội dung bao quát của văn bản trên?

A. Kể về các họ hàng thân thích của cây lúa.

B. Kể về quá trình hình thành và sự ra đời cây lúa.

C. Kể về việc Ngọc Hoàng đã giúp loài người.

D. Kể về nguồn gốc cái tên của Nữ thần Lúa. 

Câu 8. Đặt một nhan đề cho văn bản trên. 

Câu 9. Nhận xét về sự lý giải về quá trình ra đời của cây lúa? 

Câu 10. Đánh giá nội dung và nghệ thuật của tác phẩm và ghi lại câu văn mình thích nhất. (Trả lời bằng 4 - 5 câu)?

II. Viết (4 đ):

Viết một văn bản ngắn bàn về vai trò của cây lúa hạt gạo trong đời sống của con người Việt Nam hôm nay.

-----Hết-----

-  Học sinh không được sử dụng tài liệu.

- Giám thị không giải thích gì thêm.

Đề 9

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I

Môn: Ngữ văn lớp 10; Năm học 2022 - 2023

Thời gian làm bài: 90 phút - Không kể thời gian phát đề

I. ĐỌC HIỂU (6đ)

Học sinh đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi phía dưới

ĐẺ ĐẤT (Trích Đẻ đất đẻ nước – sử thi Mường)

Tóm tắt: Thuở ấy, khi đất còn pạc lạc (xơ xác, rời rạc), nước còn pời lời (bùng nhùng), trời còn puổng luổng (mung lung), bỗng “mưa dầm mưa dãi, nước ngập bao la núi đồi, 50 ngày nước mới rút, tự nhiên mọc lên một cây xanh có 90 cành, có một cành chọc trời, biến thành ông Thu Tha, bà Thu Thiên. Hai thần truyền lệnh làm ra đất, trời và muôn vật. Nhưng sau đó, trời nắng dữ dội 12 năm liền làm cho xơ xác. Thần Pổng Pêu ao ước có một trận mưa lớn. Tức thì mưa to gió lớn chín mười ngày đêm, nước ngập bao la. Bảy tháng sau, nước rút. Tiếp đó là quá trình hình thành vũ trụ, con người, xây dựng bản Mường và sáng tạo văn hoá của đồng bào Mường ở buổi sơ khai.

Tác phẩm gồm nhiều rằn/rằng (đoạn), kể lại quá trình hình thành vũ trụ, hình thành con người. Phần được trích dẫn dưới đây là một trong hai rằn mở đầu của tác phẩm. Đẻ đất và Đẻ nước vốn là tên của hai rằn song “trong ý niệm của người Việt – Mường thì Đất – Nước còn mang ý nghĩa Tổ quốc, giống nòi, địa vực cư trú, nên tên của hai rằn này được dùng làm tên chung cho tác phẩm”.

ĐẺ ĐẤT

Muốn ăn cơm phải tìm giống gieo mạ

Muốn ăn cá phải tát suối, tát ao

Muốn biết vì sao có đất đỏ, đất nâu

Phải bảo nhau ngồi nghe chuyện kể

Ngày xưa ngày ấy

Trông trời, trời bao la rộng rãi

Trông đất, đất vắng vẻ trống không

Đồn rằng: Có một năm mưa dầm mưa dãi

Nước vượt khỏi đồi U

Nước dâng tràn đồi Bái

Năm mươi ngày nước rút

Bảy mươi ngày nước xuôi

Mọc lên một cây xanh xanh

Có chín mươi cành

Cây chọc lên trời, lá xanh biết cựa

Thân trên mặt đất, thân cây biết rung

Trong tán trong cành có tiếng đàn bà con gái

Cành chọc trời là con đầu

Tên gọi ông Thu Tha

Cành bụng xung là con thứ hai

Tên gọi bà Thu Thiên

Hai ông bà nên đôi nên lứa

Truyền cho:

Con gà có cựa

Dây dưa biết leo

Tre pheo có gai, có ngọn

Con người biết nói

[…]

Khi đó dưới đất không còn rời rạc

Dưới nước không còn bùng nhùng

Trời không mung lung

Trông lên ngó xuống đã có nơi có chốn

Đã có

Lối đi xuống

Luồng muốn dậy đã có ngãnh

Cau muốn dậy đã có mo ne

Dây củ mài muốn dây leo vắt vẻo

Dây sẵn muốn dây néo buộc

Đã có nơi néo buộc

Con thác muốn dậy đã có con sao

Con sao muốn dậy, đã có trời sáng

Con nhà người muốn dậy, đã có em có anh

Đạo làm vua không tranh

Đạo làm người không cướp

Vua đã yêu, chúa đã chuộng

Đã có người vụng người tài

Đã có người trai người gái

Đồi bãi đã có thú to

Rừng thưa đã có chim nhỏ

Dưới nước

Đã đẻ con cá, con tôm

Đầu hôm đã sinh con rùa

Tối ngày đã sinh con rái

Dưới đất,

Cái gì cũng có

Gió ầm ầm đã nghe

Mưa le re đã thấy

Thứ nào muốn dậy đều nên thân nên hình

Đất đã có

Đất rộng thênh thang

Chuyện chưa kể nên một gang

Chuyện chưa kể sang một lẽ

Người già người trẻ

Lại nghe chuyện đến chuyện đi

Lại nghe chuyện xưa chuyện cũ

Người ở sướng, ăn ngon

Cũng có đứa khôn, thằng đại

Người khôn nghe kể lại

Thằng dại nghe vội nghe vàng

Phải chờ nghe thêm

Chuyện đẻ nước.

(Văn học dân gian, Tác phẩm dùng trong nhà trường, NXB Thanh niên, Hà Nội, 2006)

Câu hỏi

Câu 1: Văn bản trên thuộc tiểu/thể loại nào?

A. Sử thi.

B. Thần thoại.

C. Truyện thơ,

D. Truyện thơ Nôm khuyết danh

Câu 2: Đề tài của văn bản là:

A. Sự hình thành của vũ trụ, trời đất.

B. Sự hình thành các vị thần và muôn loài.

C. Công cuộc “đẻ đất” và sự hình thành muốn vật, con người, cuộc sống.

D. Công cuộc “đẻ đất, đẻ nước".

Câu 3: Dòng nào nói đúng nội dung trong văn bản?

A. Thần thánh hóa tự nhiên và các anh hùng bộ lạc.

B. Lý tưởng hóa, huyền thoại hóa thần linh và hiện tượng tự nhiên.

C. Thần linh hóa các hiện tượng tự nhiên và xã hội.

D. Thần thánh hóa và mĩ hóa các hiện tượng tự nhiên và xã hội.

Câu 4: Nhân vật trung tâm ở văn bản trên là ai? Thể hiện đặc trưng nào của sử thi

A. Ông Thu Tha, bà Thu Thiên. Thể hiện vai trò sáng lập thế giới của thần linh

B. Muôn vật và con người. Thể hiện cuộc chinh phục tự nhiên và xã hội.

C. Con người, vạn vật... Thể hiện khao khát khám phá thế giới của con người.

D. Ông Thu Tha, bà Thu Thiên. Thể hiện vai trò sáng lập thế giới.

Câu 5: Hình ảnh cây xanh đầu tiên mọc “Thân trên mặt đất, thân cây biết rung

Trong tán trong cành có tiếng đàn bà con gái?” thể hiện ý nghĩa gì?

A. Nguồn gốc muôn loài bắt nguồn từ cây xanh và con người.

B. Nguồn gốc muôn loài là từ cây xanh (mọc từ đất) và liên quan đến người mẹ

C. Cây cối là nguồn gốc tạo ra vạn vật, con người.

D. Cây cối và con người được xuất hiện đầu tiên trong vũ trụ.

Câu 6: Cốt truyện, sự việc của văn bản mang đặc điểm gì nổi bật của sử thi?

A. Xoay quanh sự ra đời của “đất, nước” và công cuộc hình thành muôn loài của các vị thần linh (ông Thu Tha, bà Thu Thiên).

B. Quá trình chinh phục thế giới tự nhiên và khát vọng, ý chí của con người.

C. Xoay quanh sự ra đời của “đất” và công cuộc hình thành muôn loài, sáng tạo giá trị văn hóa của các vị thần linh (ông Thu Tha, bà Thu Thiên).

D. Xoay quanh sự ra đời của “đất, nước” (thế giới tự nhiên) và công cuộc hình thành muôn loài của các vị thần linh (ông Thu Tha, bà Thu Thiên).

Câu 7: Việc ông bà Thu Tha, Thu Thiên xuất hiện đầu tiên, là người sáng tạo ra con người, cuộc sống thể hiện nhận thức, mong muốn gì của người Mường cổ?

A. Con người được sinh ra từ thần linh, tạo ra cuộc đẻ đất và mong muốn nhận được sự phù trợ, giúp đỡ của các vị thần.

B. Con người được sinh ra từ một cặp vợ chồng và mong muốn nhận được sự phù trợ, giúp đỡ của các vị thần.

C. Con người tạo ra cuộc đẻ đất và mong muốn nhận được sự phù trợ, giúp đỡ của các vị thần.

D. Con người được sinh ra từ cây xanh mọc trên đất và mong muốn nhận được sự phù trợ, giúp đỡ của các vị thần.

Câu 8: Dòng nào dưới đây KHÔNG miêu tả sự thay đổi cuộc sống sau cuộc “đẻ đất”

A. Con thác muốn dậy đã có con sao/ Con sao muốn dậy, đã có trời sáng.

B. Tre pheo có gai, có ngọn /Con người biết nói.

C. Đã có người vụng người tài/Đã có người trai người gái.

D. Trông trời, trời bao la rộng rãi/Trông đất, đất vắng vẻ trống không.

Câu 9: Theo em, quan niệm “đẻ đất” của văn bản để góp phần thể hiện tư tưởng, chủ đề chung của tác phẩm “Đẻ đất đẻ nước” như thế nào? (1đ)

Câu 10: Những quan niệm và khát vọng về cộng đồng của người Mường cổ còn phù hợp cuộc sống hiện đại ngày nay không? Lý giải rõ bằng dẫn chứng từ văn bản (trả lời từ 6-8 dòng) (1đ)

II. VIẾT

Quan sát các bức ảnh sau và trả lời câu a, b

a. Lựa chọn một bức ảnh mà theo em có sự tương đồng với chủ đề của văn bản đọc, lý giải rõ sự lựa chọn đó. Viết một chú thích cho bức ảnh ấy (6-8 dòng) (2đ)

b. Hãy viết bài luận giới thiệu về bản thân để ứng tuyển vào vị trí Trưởng ba truyền thông của Chương trình Những làn gió Tây Bắc (thuộc chương trình quảng bá giá trị văn hóa nghệ thuật của các tỉnh miền núi phía Bắc) (dài từ 1,5 -2 trang) (4đ)

-----Hết-----

-  Học sinh không được sử dụng tài liệu.

- Giám thị không giải thích gì thêm.

Đề 10

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I

Môn: Ngữ văn lớp 10; Năm học 2022 - 2023

Thời gian làm bài: 90 phút - Không kể thời gian phát đề

I. ĐỌC HIỂU (6đ)

Học sinh đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi phía dưới

NỖI NHỚ QUÊ HƯƠNG CỦA UY – LÍT – XƠ

(Trích Ô – đi – xê – Sử thi Hy Lạp)

Giới thiệu: Sử thi Ô-đi-xê kể lại hành trình trở về quê hương của Uy-lít-xơ (tên gọi theo tiếng Hy Lạp là Ô-đi-xê-út) sau khi hạ thành Tơ-roa. Đoạn trích dưới đây trong sử thi Ô-đi-xê kể về nỗi nhớ và niềm khao khát được trở về quê hương của người anh hùng Uy-lít-xơ sau 20 năm trời đằng đẳng xa cách (gồm 10 năm đánh thành Tơ-roa và 10 năm trôi dạt lênh đênh trên các miền đất lạ).

Chín ngày đêm, Uy-lít-xơ phó mặc số mệnh cho gió dập sóng vùi. Chàng chỉ có mỗi cách đối phó và bám chắc lấy con bè đơn sơ của mình, con bè bằng hai cây gỗ ghép lại. Đến đêm thứ mười, chàng trôi dạt vào bờ biển của một hòn đảo. Đó là hòn đảo Ô-gi-giê ở giữa biển khơi bao la mà xưa nay chẳng mấy ai biết đến. Cai quản hòn đảo này là tiên nữ Ca-líp-xô có những búp tóc quăn xinh đẹp và nói được tiếng người, con của vị thần Ti-tăng Át-lát. Chẳng rõ nàng tiên xinh đẹp dòng dõi của Ti-tăng này cai quản hòn đảo từ bao giờ, chỉ biết hòn đảo đầy hoa thơm quả ngọt, thức ăn, vật phẩm dồi dào mùa nào thức ấy chẳng hề thiếu thốn một thứ gì. Hơn nữa, trên đảo, ngoài Ca-líp-xô và những người nữ tì hầu hạ nàng, chẳng có một bộ lạc đông đảo nào ở cho nên của cải vật phẩm đã sung túc lại càng sung túc Ca-líp-xô sống biệt lập ở đây chẳng hề giao thiệp với thế giới thần thánh cũng như với loài người trần tục đoản mệnh

Trôi dạt vào hòn đảo, Uy-lít-xơ lần tìm vào giữa nơi có tiếng hát véo von và làn khỏi nhẹ lượn lờ trên những lùm cây xanh ngắt, và chàng đã đặt chân đến, của tiên nữ Ca-líp-xô có những búp tóc quăn xinh đẹp và nói được tiếng người, Ca-líp-xô đãi người anh hùng Uy-lít-xơ rất chân thành và nồng hậu. Nàng chiều chuộng người anh hùng, chăm sóc chàng hết sức chu đáo. Duy chỉ có mỗi điều nàng không thể chiều lòng chàng, làm theo ý chàng được là: giúp đỡ chàng trở về quê hương I-ta-ke. Bởi vì nàng đã đem lòng yêu mến chàng. Nàng muốn chàng ở lại hòn đảo này, kết duyên với nàng. Nàng hứa sẽ làm cho chàng trở thành bất tử, và hai người sẽ sống bên nhau trong hạnh phúc của tuổi xuân vĩnh viễn.

Uy-lít-xơ vô cùng xúc động trước tình yêu chân thành và nồng thăm của Ca-líp-xô, nhưng chàng không thể chiều lòng nàng được. Nỗi nhớ quê hương và gia đình da diết, lòng khát khao được trở về nơi chôn nhau cắt rốn đã khiến chàng khước từ nguyện vọng của tiên nữ Ca-líp-xô. Còn tiên nữ Ca-líp-xô ra sức chiều chuộng chàng, thuyết phục chàng ở lại hòn đảo này vĩnh viễn với nàng, và cứ thế ngày tháng trôi đi, năm tháng trôi đi, có ai ngờ đâu Uy-lít-xơ đã bị giam cầm ở hòn đảo Ô-gi-giê tới bảy năm trời. Bảy năm trời, người anh hùng nổi danh vì tài trí và lòng kiên định ngày ngày ra ngồi ở bờ biển ngóng nhìn về một phương trời xa lắc, mong nhìn được những làn khói nhẹ bốc lên từ hòn đảo quê hương. Đã biết bao lần chàng nhìn biển khơi vỗ sóng vào vách núi mà tưởng như lòng mình đang tan vỡ ra trong nỗi niềm vô vọng.

Nhưng đến năm thứ tám, nữ thần A-tê-na đã can thiệp để cho Uy-lít-xơ được trở về quê hương. Nữ thần biết rõ được Uy-lít-xơ đã chọc mù mắt tên khổng lồ Pô-li-phê-mê con của Thần Pô-dê-i-đông. Chính vì chuyện này mà Thần Pô-dê-i-đông đem lòng thù ghét người anh hùng. Nữ thần A-tê-na bèn đem chuyện Uy-lít-xơ bị giam cầm ở hòn đảo Ô-gi-giê ra để trách móc đấng phụ vương Dớt và các vị thần đã đối xử tệ bạc với Uy-lít-xơ. Nghe A-tê-na nói, đấng phụ vương quyết định ngay. Thần Héc-mét sẽ lãnh nhiệm vụ xuống hòn đảo Ô-gi-giê, đích thân gặp nữ thần Ca-líp-xô, thông báo cho Ca-líp-xô biết quyết định của các thần, đòi nàng phải chấp hành nghiêm chỉnh, buông tha cho Uy-lít-xơ trở về. […]

Tuân theo lệnh Dớt, vị thần Ca-líp-xô xinh đẹp đi tìm người anh hùng Uy-lít-xơ. Nàng ra bờ biển, đến bên chàng và cất tiếng an ủi. Nàng nói, nàng chẳng cản trở ý định trở về quê hương của chàng nữa. Nàng sẵn lòng để chàng đóng bè ra đi và sẽ giúp đỡ chàng lương thực. Nghe Ca-líp-xô nói, Uy-lít-xơ vô cùng xúc động, những chàng cảm thấy hồ nghi. Vì sao nàng lại thay đổi ý định chóng vánh như vậy? Suốt bảy năm trời đằng đẵng, nàng đã giam cầm chàng ở hòn đảo này. Có lúc nào nàng từ bỏ ý định thuyết phục chàng ở lại hòn đảo này xe duyên kết nghĩa với nàng đấu? Thế mà giờ đây, không hiểu vì một lẽ gì mà nàng lại đột ngột từ bỏ ý định ấy, sẵn lòng buông tha chàng, để chàng ra về. Uy-lít-xơ chưa hề tin đó là những lời nói thật lòng.

Sáng hôm sau, khi nàng Rạng đông có những ngón tay hồng xuất hiện thì hai  người trở dậy. Nữ thần Ca-líp-xô ban cho Uy-lít-xơ những dụng cụ quý báu: một chiếc rìu đồng khá to và một chiếc búa chắc chắn. Nàng dẫn chàng vào rừng để chặt cây và chỉ dẫn cho chàng cách đóng bè. Sau đó, Ca-líp-xô trở về động sai gia nhân phụ giúp cùng Uy-lít-xơ. Uy-lít-xơ chặt cây, đẽo gọt, đóng bẻ, đẽo cột buồm, làm bánh lái, làm sàn bè, bện dây,... Chàng làm việc hăng say và khéo léo suốt bốn ngày trời. Nữ thần Ca-líp-xô không quên cho người mang vải tới để chàng làm buồm. Thế là mọi việc xong xuôi. Uy-lít-xơ dùng đòn bẩy đưa bé xuống mặt biển.

Ngày thứ năm, nữ thần Ca-líp-xô cho phép người anh hùng rời đảo. Cảnh chia tay thật xúc động. Nữ thần đứng trên bờ nhìn con bè đưa người anh hùng thân yêu của mình rời đảo. Còn người anh hùng trước khi giương buồm đón gió, lần cuối cùng đứng trên sàn bè, đưa tay lên ngực, kính cẩn cúi mình chào từ biệt vị nữ thần xinh đẹp và bất tử. Chàng lưu giữ trong trái tim mình mối tình chân thành và nồng thắm của nàng, một mối tình đẹp đẽ và thơ mộng suốt bảy năm trời nhưng không thể kết thúc bằng hôn nhân như nàng mong muốn.

(Thần thoại Hy Lạp, tập II, NXB Văn học, Hà Nội, 2019)

Câu hỏi

Câu 1: Dòng nào sau đây ghi đúng đề tài của văn bản trên

A. Chinh phục thế giới tự nhiên.

B. Cuộc trở về quê hương của người anh hùng.

C. Chiến công của người anh hùng trước khi về quê hương.

D. Cuộc phiêu lưu của người anh hùng cộng đồng.

Câu 2: Cốt truyện của văn bản trên là:

A. Xoay quanh việc các vị thần giúp đỡ Uy-lít-xơ trở về quê hương.

B. Xoay quanh cuộc sống của Uy-lít-xơ trên đảo Ô-gi-giê .

C. Xoay quanh sự việc Uy-lít-xơ bị thần Ca-líp-xô giam cầm và sau đó được trở về quê hương.

D. Xoay quanh sự việc Uy-lít-xơ bị giam cầm và được trở về quê hương.

Câu 3: Nhân vật trung tâm của văn bản trên?

A. Uy-lít-xơ.

B. Uy-lít-xơ, Ca-líp-xô.

C. Uy-lít-xơ, A-tê-na.

D. Uy-lít-xơ, thần Dớt.

Câu 4: “hòn đảo đầy hoa thơm quả ngọt, thức ăn, vật phẩm đổi đào mùa nào ấy... không giao tiếp với thần thánh và loài người” của thân Ca-líp xô thể hiện mơ ước gì của người Hi Lạp?

A. Cuộc sống đối lập với thần thánh và dời thường.

B. Cuộc sống lý tưởng, viên mãn, đủ đầy.

C. Cuộc sống đủ đầy, hài hòa với tự nhiên.

D. Cuộc sống lý tưởng, viên mãn, đủ đầy, mang vẻ đẹp của cuộc sống thực.

Câu 5: Cốt truyện, sự việc của văn bản trên tập trung thể hiện:

A. Cuộc sống trên đảo của Uy-lít-xơ và vị thần Ca-líp-xô.

B. Quá trình khám phá đảo O-gi-giê của Uy-lít-xơ trước khi trở về quê hương

C. Hành trình trở về quê hương của Uy-lít-xơ, vượt qua mọi thử thách, trở ngại

D. Hành trình được trở về quê hương của Uy-lít-xơ.

Câu 6: Hành động từ “Bảy năm trời, người anh hùng” đến “hòn đảo quê hương thể hiện điều gì về Uy-lít-xơ?

A. Tình cảm tha thiết, sắt son hướng về quê hương đất nước.

B. Tình cảm thiết tha, sắt son hướng về gia đình, quê hương, đất nước.

C. Tâm hồn phóng khoáng, bay bổng.

D. Nhớ gia đình, quê hương đất nước.

Câu 7: Hành động từ “Nữ thần Ca-líp-xổ” đến “chàng cách đóng bè” thể hiện dụng ý gì của người xưa?

A. Mong muốn người anh hùng cộng đồng được sự phù trợ của các vị thần.

B. Mong muốn con người có thêm nhiều dụng cụ lao động và sản xuất.

C. Mong muốn con người biết thêm nhiều phương tiện thuận lợi đi biển.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 8: Việc các vị thần toàn năng thống nhất giải thoát Uy-lít-xơ khỏi sự giam cầm của vị thần Ca-líp-xô thể hiện ý nghĩa gì?

A. Uy-lít-xơ luôn trở thành mối quan tâm của các vị thần.

B. Luôn được sự giúp đỡ, phù trợ của thần linh để thực hiện sứ mệnh cộng đồng

C. Nhân vật Uy-lít-xơ không thể tự mình giải cứu được mình.

D. Vị thần Ca-líp-xô không được các thần yêu quý, tin tưởng.

Câu 9: Vì sai Uy – lít – xơ được xem là biểu tượng của những tình cảm cao quý, đẹp đẽ của người Hi Lạp thời đại Hô – me? Lý giải rõ bằng dẫn chứng từ văn bản trên (1đ)

Câu 10: Văn bản trên đã thể hiện những giá trị văn hóa, lịch sử, đạo đức nào của Hi Lạp? Những giá trị đó còn ý nghĩa trong cuộc sống hôm nay không? Vì sao( trả lời từ 6-8 dòng)

II. VIẾT (6đ)

Quan sát 2 bức ảnh sau và trả lời câu a,b

   

a. Xác định thông điệp mà bạn nhận được từ mỗi bức họa trên. Đặt tên cho từng bức họa và lý giải rõ (8- 10 dòng) (2đ)

b. Từ việc trở về và gắn bó với quê hương của Uy – lít – xơ, hãy viết bài văn nghị luận xã hội chia sẻ quan điểm của bạn về những việc hồi hương của những Việt kiều (dài từ 1,5- 2 trang) (4đ)

-----Hết-----

-  Học sinh không được sử dụng tài liệu.

- Giám thị không giải thích gì thêm.

2k8 Tham gia ngay group chia sẻ, trao đổi tài liệu học tập miễn phí

close