Đề thi học kì 1 Văn 10 Kết nối tri thức - Đề số 15

Đề thi học kì 1 Văn 10 kết nối tri thức đề số 15 được biên soạn theo hình thức trắc nghiệm và tự luận có lời giải chi tiết giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp

Tổng hợp đề thi học kì 2 lớp 10 tất cả các môn - Kết nối tri thức

Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa...

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Đề thi

I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)

Đọc bài thơ sau:

(1)Đó là mùa của những tiếng chim reo

Trời xanh biếc, nắng tràn lên khắp ngả

Đất thành cây, mật trào lên vị quả

Bước chân người bỗng mở những đường đi

 

(2)Đó là mùa không thể giấu che

Cả vạn vật đều phơi trần dưới nắng

Biển xanh thẳm, cánh buồm lồng lộng trắng

Từ những miền cay đắng hóa thành thơ.

 

(3)Đó là mùa của những ước mơ

Những dục vọng muôn đời không kể xiết

Gió bão hòa, mưa thành sông thành bể

Một thoáng nhìn có thể hóa tình yêu

 

(4)Đó là mùa của những buổi chiều

Cánh diều giấy nghiêng vòm trời cao vút

Tiếng dế thức suốt đêm dài oi bức

Tiếng cuốc dồn thúc giục nắng đang trưa

 

(5)Mùa hạ của tôi, mùa hạ đã đi chưa

Ôi tuổi trẻ bao khát khao còn, hết

Mà mặt đất màu xanh là vẫn biển

Quả ngọt ngào thắm thiết vẫn màu hoa.

(Mùa hạ– Xuân Quỳnh, Thơ Xuân Quỳnh, NXB Văn học, 2016, tr. 34)

Lựa chọn đáp án đúng:

Câu 1. Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào?

A. Thơ tự do                            B. Thơ tám chữ

C. Thơ lục bát                          D. Thơ thất ngôn bát cú Đường luật.

Câu 2. Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong những dòng thơ in đậm:

A. Ẩn dụ                                B. So sánh

C. Điệp cấu trúc                     D. Nói quá

Câu 3. Câu thơ nào sau đây thể hiện sự biến chuyển của cây trái trong mùa hạ?

A. Đất thành cây, mật trào lên vị quả

B. Từ những miền cay đắng hóa thành thơ.

C. Gió bão hòa, mưa thành sông thành bể.

D. Cánh diều giấy nghiêng vòm trời cao vút.

Câu 4. Khổ (4) bài thơ miêu tả những âm thanh nào?

A. Tiếng mưa rơi và tiếng cuốc.

B. Tiếng bước chân người và chim reo.

C. Tiếng sáo diều và sóng biển.

D. Tiếng dế và tiếng cuốc.

Câu 5. Dòng nào dưới đây thể hiện đầy đủ những đặc điểm của bức tranh mùa hạ trong khổ thơ (1) và khổ thơ (2)?

A.Mùa hạ rực rỡ, căng tràn sức sống.

B. Mùa hạ xôn xao của tiếng chim reo, của sắc biếc trời xanh, của nắng vàng rực rỡ, cây cối trưởng thành cho đời mật ngọt, của biển xanh buồm trắng tinh khiết.

C. Mùa hạ đẹp đẽ, trong sáng, tinh khiết với biển xanh, buồm trắng.

D. Mùa hạ rực rỡ, nên thơ, tinh khiết khiến tâm hồn con người nhẹ nhàng, bay bổng.

Câu 6. Trong khổ thơ (3), mùa hạ gắn với giai đoạn nào của cuộc đời con người?

A. Thời thơ ấu hồn nhiên, trong sáng và đẹp đẽ

B. Giai đoạn trưởng thành nhiều thăng trầm, thử thách

C. Tuổi già thâm trầm, từng trải

D. Tuổi trẻ nhiều đam mê, khát vọng, hoài bão

Câu 7. Chọn phương án trả lời đúng nhất tâm trạng của nhân vật trữ tình trong khổ thơ (5):

A. Thảng thốt, tiếc nuối khi mùa hạ đã đi qua

B. Thảng thốt, tiếc nuối khi mùa hạ của mình đã qua và mong muốn níu giữ những khát khao tuổi trẻ

C. Thảng thốt, tiếc nuối tuổi trẻ và tin tưởng dù năm tháng qua đi nhưng những khát khao, ước mơ vẫn còn mãi

D. Tin tưởng dù năm tháng đi qua nhưng những khát khao, ước mơ vẫn còn mãi

Trả lời câu hỏi/ Thực hiện các yêu cầu:

Câu 8. Xác định nội dung của bài thơ?

Câu 9. Câu thơ Bước chân người bỗng mở những đường đi gợi lên trong bạn suy nghĩ gì về sức mạnh của con người trong cuộc sống?

Câu 10.Thông điệp nào trong bài thơ có ý nghĩa nhất đối với anh/chị? Vì sao?

II. VIẾT (4.0 điểm)

Đọc đoạn văn sau:

....Sơn xúng xính rủ chị ra chợ chơi. Nhà Sơn ở quay lưng vào chợ, cạnh một dãy nhà lá của những người nghèo khổ mà Sơn quen biết cả vì họ vẫn vào vay mượn ở nhà Sơn. Sơn biết lũ trẻ con các gia đình ấy chắc bây giờ đương đợi mình ở cuối chợ để đánh khăng, đánh đáo.

Không phải ngày phiên, nên chợ vắng không. Mấy cái quán chơ vơ lộng gió, rác bẩn rải rác lẫn với lá rụng của cây đề. Gió thổi mạnh làm Sơn thấy lạnh và cay mắt. Nhưng chân trời trong hơn mọi hôm, những làng ở xa Sơn thấy rõ như ở gần. Mặt đất rắn lại và nứt nẻ những đường nho nhỏ, kêu vang lên lanh tanh dưới nhịp guốc của hai chị em.

Đến cuối chợ đã thấy lũ trẻ đang quây quần chơi nghịch. Chúng nó thấy chị em Sơn đến đều lộ vẻ vui mừng, nhưng chúng vẫn đứng xa, không dám vồ vập. Chúng như biết cái phận nghèo hèn của chúng vậy, tuy Sơn và chị vẫn thân mật chơi đùa với, chứ không kiêu kỳ và khinh khỉnh như các em họ của Sơn.

Thằng Cúc, con Xuân, con Tý, con Túc sán gần giương đôi mắt ngắm bộ quần áo mới của Sơn. Sơn nhận thấy chúng ăn mặc không khác ngày thường, vẫn những bộ quần áo nâu bạc đã rách vá nhiều chỗ. Nhưng hôm nay, môi chúng nó tím lại và qua những chỗ áo rách, da thịt thâm đi. Mỗi cơn gió đến, chúng lại run lên, hàm răng đập vào nhau.

Thằng Xuân đến mó vào chiếc áo của Sơn, nó chưa thấy cái áo như thế bao giờ. Sơn lật vạt áo thâm, chìa áo vệ sinh và áo dạ cho cả bọn xem. Một đứa tắc lưỡi, nói:

- Cái áo này mặc thì nóng lắm. Chắc mua phải đến một đồng bạc chứ không ít, chúng mày nhỉ.

Đứa khác nói:

- Ngày trước thầy tao cũng có một cái áo như thế, về sau bán cho ông lý mất.

Con Túc ngây ngô giương đôi mắt lên hỏi Sơn:

- Cái này cậu mua tận Hà Nội phải không?

Sơn ưỡn ngực đáp:

- Ở Hà Nội, chứ ở đây làm gì có. Mẹ tôi còn hẹn mua cho tôi một cái áo len nhiều tiền hơn nữa kia.

Chị Lan bỗng giơ tay vẫy một con bé, từ nãy vẫn đứng dựa vào cột quán, gọi:

- Sao không lại đây, Hiên? Lại đây chơi với tôi.

Hiên là đứa con gái bên hàng xóm, bạn với Lan và Duyên. Sơn thấy chị gọi nó không lại, bước gần đến trông thấy con bé co ro đứng bên cột quán, chỉ mặc có manh áo rách tả tơi, hở cả lưng và tay. Chị Lan cũng đến hỏi:

- Sao áo của mày rách thế Hiên, áo lành đâu không mặc? Con bé bịu xịu nói:

- Hết áo rồi, chỉ còn cái này.

- Sao không bảo u mày may cho?

Sơn bây giờ mới chợt nhớ ra là mẹ cái Hiên rất nghèo, chỉ có nghề đi mò cua bắt ốc thì còn lấy đâu ra tiền mà sắm áo cho con nữa. Sơn thấy động lòng thương, cũng như ban sáng Sơn đã nhớ thương đến em Duyên ngày trước vẫn cùng nói với Hiên đùa nghịch ở vườn nhà. Một ý nghĩ tốt bỗng thoáng qua trong trí, Sơn lại gần chị thì thầm:

- Hay là chúng ta đem cho nó cái áo bông cũ, chị ạ.

- Ừ, phải đấy. Để chị về lấy.

Với lòng ngây thơ của tuổi trẻ, chị Lan hăm hở chạy về nhà lấy áo. Sơn đứng lặng yên đợi, trong lòng tự nhiên thấy ấm áp vui vui....

(Gió lạnh đầu mùa, Thạch Lam, Văn học 8, tập 1, trang 56, NXB Giáo dục – 2001)

Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp của nhân vật Sơn trong đoạn văn trên.

Đáp án

 Phần I. ĐỌC HIỂU

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Câu 7

A

C

A

D

B

D

C

 

Câu 1. Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào?

A. Thơ tự do                             B. Thơ tám chữ

C. Thơ lục bát                          D. Thơ thất ngôn bát cú Đường luật.

 Phương pháp giải:

Đọc kĩ bài thơ

Nhớ lại kiến thức về thể thơ, chú ý số từ trong câu, số câu trong bài

Lời giải chi tiết:

Bài thơ được viết theo thể thơ tự do

→ Đáp án A

Câu 2. Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong những dòng thơ in đậm:

A. Ẩn dụ                                B. So sánh

C. Điệp cấu trúc                     D. Nói quá

 Phương pháp giải:

Chú ý những dòng thơ in đậm

Nhớ lại kiến thức về biện pháp tu từ

Lời giải chi tiết:

Biện pháp tu từ được sử dụng trong những dòng thơ in đậm: điệp cấu trúc “đó là mùa”

→ Đáp án C

Câu 3. Câu thơ nào sau đây thể hiện sự biến chuyển của cây trái trong mùa hạ?

A. Đất thành cây, mật trào lên vị quả

B. Từ những miền cay đắng hóa thành thơ.

C. Gió bão hòa, mưa thành sông thành bể.

D. Cánh diều giấy nghiêng vòm trời cao vút.                    

 Phương pháp giải:

Đọc kĩ các đáp án và câu hỏi

Phương pháp loại trừ

Lời giải chi tiết:

Câu thơ thể hiện sự biến chuyển của cây trái trong mùa hạ: Đất thành cây, mật trào lên vị quả

→ Đáp án A

Câu 4. Khổ (4) bài thơ miêu tả những âm thanh nào?

A. Tiếng mưa rơi và tiếng cuốc.

B. Tiếng bước chân người và chim reo.

C. Tiếng sáo diều và sóng biển.

D. Tiếng dế và tiếng cuốc.

 Phương pháp giải:

Đọc kĩ khổ 4, chú ý những từ miêu tả âm thanh

Lời giải chi tiết:

Khổ 4 có những từ miêu tả âm thanh: Tiếng dế và tiếng cuốc

→ Đáp án D

Câu 5. Dòng nào dưới đây thể hiện đầy đủ những đặc điểm của bức tranh mùa hạ trong khổ thơ (1) và khổ thơ (2)?

A.Mùa hạ rực rỡ, căng tràn sức sống.

B. Mùa hạ xôn xao của tiếng chim reo, của sắc biếc trời xanh, của nắng vàng rực rỡ, cây cối trưởng thành cho đời mật ngọt, của biển xanh buồm trắng tinh khiết.

C. Mùa hạ đẹp đẽ, trong sáng, tinh khiết với biển xanh, buồm trắng.

D. Mùa hạ rực rỡ, nên thơ, tinh khiết khiến tâm hồn con người nhẹ nhàng, bay bổng.

 Phương pháp giải:

Đọc kĩ các đáp án và khổ thơ 1 và 2

 Lời giải chi tiết:

Dòng thể hiện đầy đủ những đặc điểm của bức tranh mùa hạ trong khổ thơ (1) và khổ thơ (2): Mùa hạ xôn xao của tiếng chim reo, của sắc biếc trời xanh, của nắng vàng rực rỡ, cây cối trưởng thành cho đời mật ngọt, của biển xanh buồm trắng tinh khiết.

→ Đáp án B

Câu 6. Trong khổ thơ (3), mùa hạ gắn với giai đoạn nào của cuộc đời con người?

A. Thời thơ ấu hồn nhiên, trong sáng và đẹp đẽ

B. Giai đoạn trưởng thành nhiều thăng trầm, thử thách

C. Tuổi già thâm trầm, từng trải

D. Tuổi trẻ nhiều đam mê, khát vọng, hoài bão

 Phương pháp giải:

Đọc kĩ khổ thơ 3

Lời giải chi tiết:

Trong khổ thơ (3), mùa hạ gắn với giai đoạn tuổi trẻ nhiều đam mê, khát vọng, hoài bão

→ Đáp án D

Câu 7. Chọn phương án trả lời đúng nhất tâm trạng của nhân vật trữ tình trong khổ thơ (5):

A. Thảng thốt, tiếc nuối khi mùa hạ đã đi qua

B. Thảng thốt, tiếc nuối khi mùa hạ của mình đã qua và mong muốn níu giữ những khát khao tuổi trẻ

C. Thảng thốt, tiếc nuối tuổi trẻ và tin tưởng dù năm tháng qua đi nhưng những khát khao, ước mơ vẫn còn mãi

D. Tin tưởng dù năm tháng đi qua nhưng những khát khao, ước mơ vẫn còn mãi    

 Phương pháp giải:

Đọc kĩ các đáp án và khổ thơ 5

Lời giải chi tiết:

Tâm trạng của nhân vật trữ tình trong khổ thơ (5): Thảng thốt, tiếc nuối tuổi trẻ và tin tưởng dù năm tháng qua đi nhưng những khát khao, ước mơ vẫn còn mãi

→ Đáp án C

Câu 8. Xác định nội dung của bài thơ?

 Phương pháp giải:

Đọc kĩ bài thơ

Xác định nội dung chính

Lời giải chi tiết:

Bài thơ là sự cảm nhận mới mẻ của tác giả về bức tranh mùa hạ. Từ đó thể hiện những suy nghĩ và triết lí về cuộc sống của nữ thi sĩ

Câu 9. Câu thơ “Bước chân người bỗng mở những đường đi” gợi lên trong bạn suy nghĩ gì về sức mạnh của con người trong cuộc sống?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ câu thơ

Đưa ra phân tích của bản thân

Lời giải chi tiết:

Câu thơ Bước chân người bỗng mở những đường đi gợi lên trong bạn suy nghĩ  về sức mạnh của con người làm nên những điều mới mẻ, lớn lao, mở ra những con đường mới...

Câu 10.Thông điệp nào trong bài thơ có ý nghĩa nhất đối với anh/chị? Vì sao?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ bài thơ và phần phân tích ở trên

Đưa ra ý kiến của bản thân

Lời giải chi tiết:

- Hs trình bày thông điệp ý nghĩa nhất với bản thân. Thông điệp phù hợp với nội dung tư tưởng của bài thơ và mang tính đạo đức, thẩm mĩ.

Gợi ý:

+ Tuổi trẻ luôn khát khao, mơ ước

+ Con người không chùn bước trước mọi khó khăn, thử thách. bởi con người làm nên những điều lớn lao, mới mẻ

II. VIẾT (4.0 điểm)

Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp của nhân vật Sơn trong đoạn văn trên.

Phương pháp giải

Dựa vào kiến thức và kĩ năng viết bài văn đã học

Lời giải chi tiết

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận xã hội

b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Vẻ đẹp của nhân vật Sơn

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm

 * Đặc điểm:

- Sơn là một đứa trẻ được yêu thương

 - Sơn là một đứa trẻ hòa đồng, thân thiện

-  Sơn là một đứa trẻ thương người

* Nghệ thuật: Nghệ thuật tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm tinh tế cùng các thủ pháp đối lập, miêu tả tâm lí xuất sắc

* Đánh giá chung:

- Vẻ đẹp của nhân vật Sơn cũng chính là tấm lòng nhân hậu của nhà văn

- Phong cách viết truyện ngắn Thạch Lam

- Khẳng định ý nghĩa của tình yêu thương trong cuộc sống

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

e. Sáng tạo: Bài viết có giọng điệu riêng; cách diễn đạt sáng tạo, văn phong trôi chảy.

HocTot.Nam.Name.Vn

2k8 Tham gia ngay group chia sẻ, trao đổi tài liệu học tập miễn phí

close