Đề thi học kì 1 Văn 10 Kết nối tri thức - Đề số 14

Đề thi học kì 1 Văn 10 kết nối tri thức đề số 14 được biên soạn theo hình thức trắc nghiệm và tự luận có lời giải chi tiết giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp

Tổng hợp đề thi học kì 2 lớp 10 tất cả các môn - Kết nối tri thức

Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa...

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Đề thi

I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)

Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới:

Thương đất nước trên ba ngàn hòn đảo

Suốt ngàn năm bóng giặc vẫn chập chờn

Máu đã đổ ở Trường Sa ngày ấy

Bạn tôi nằm dưới sóng mặn vùi thân

Nếu Tổ quốc neo mình đầu sóng cả

Những chàng trai ra đảo đã quên mình

Một sắc chỉ về Hoàng Sa thuở trước

Còn truyền đời con cháu mãi đinh ninh

Nếu Tổ quốc nhìn từ bao mất mát

Máu xương kia dằng dặc suốt ngàn đời

Hồn dân tộc ngàn năm không chịu khuất

Dáng con tàu vẫn hướng mãi ra khơi

(Tổ quốc nhìn từ biển, Nguyễn Việt Chiến, dẫn nguồn thivien.net)

Chọn đáp án đúng nhất

Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của văn bản là:

A. Tự sự     C. Biểu cảm

B. Miêu tả   D. Thuyết minh

Câu 2: Xác định thể thơ của đoạn trích trên?

A. Thơ tự do                     C. Thơ tự sự

B. Thơ thất ngôn bát cú đường luật     D. Thơ thất ngôn bát cú

Câu 3: Nhân vật trữ tình trong đoạn thơ “thương” điều gì?

A.Đất nước

B.Đất nước ba ngàn hòn đảo.

C.Đất nước ba ngàn hòn đảo, suốt ngàn năm bóng giặc chập chờn

D.Tổ quốc nhìn từ bao mất mát                   

Câu 4: Xác định nội dung chính của đoạn thơ trên?

A. Lòng căm thù giặc sâu sắc, mãnh liệt

B. Thương cảm với những con người nằm lại nơi biên cương Tổ quốc

C. Cảm phục những người chiến sĩ ngày đêm bảo vệ đảo và quần đảo của dân tộc

D. Tình yêu với biển đảo quê hương đất nước

Câu 5: Nghĩa của từ “sắc chỉ” là gì?

A.Vẻ đẹp của nơi nào đó cụ thể

B.Mệnh lệnh bằng văn bản của vua

C.Ý chỉ của nhà vua truyền bằng khẩu ngữ

D.Cả ba đáp án đều đúng

Câu 6: Những hình ảnh “máu đổ, sóng mặn vùi thân, máu xương” có ý nghĩa như thế nào?

A.Sự đồng cảm xót thương của tác giả với những người lính trẻ ngày ngày bảo vệ đảo và quần đảo của dân tộc.

B.Sự hi sinh mất mát của những con người ngã xuống vì Tổ quốc

C.Điều kiện khó khăn gian khổ của những con người ngày ngày bảo vệ biển đảo quê hương.

D.Cả ba đáp án trên

Câu 7:  Qua đoạn thơ thấy được thái độ, tình cảm gì của nhân vật trữ tình?

A. Trân trọng biết ơn những con người, những thế hệ đi trước đã hi sinh vì sự bình yên của biển đảo quê hương

B. Tình yêu, niềm tự hào với vẻ đẹp của quê hương đất nước.

C. Gửi gắm lòng quyết tâm bảo vệ biển đảo quê hương

D. Cả 3 đáp án trên        

Trả lời câu hỏi/ thực hiện yêu cầu:

Câu 8: Anh/chị suy nghĩ như thế nào về hai câu thơ dưới đây?

Hồn dân tộc ngàn năm không chịu khuất

Dáng con tàu vẫn hướng mãi ra khơi

Câu 9: Theo anh/chị biển, đảo và quần đảo có ý nghĩa như thế nào với đất nước?

Câu 10: Từ đoạn trích anh/chị hãy cho biết bản thân có trách nhiệm và hành động như thế nào với biển đảo quê hương đất nước?

 

II. VIẾT: (4,0 điểm)

Phía làng đã khuất hẳn, nhưng tôi vẫn đăm đắm nhìn theo. Tôi đi đã nhiều nơi, đóng quân lại ở nhiều chỗ, phong cảnh đẹp đẽ hơn đây nhiều, nhân dân coi tôi như người làng và cũng có những người yêu tôi tha thiết nhưng sao sức quyến rũ, nhớ thương vẫn không mãnh liệt, day dứt bằng mảnh đất cội cằn này.

Làng mạc bị tàn phá nhưng mảnh đất quê hương vẫn đủ sức nuôi sống tôi như ngày xưa nếu tôi có ngày trở về. Ở miếng đất ấy tháng giêng tôi đi đốt bãi đào ổ chuột, tháng tám nước lên đánh dậm, úp cá, đơm tép, dấm cá rô, tháng chín, tháng mười đi móc con da dưới vệ sông. ở miếng đất ấy những ngày phiên chợ dì tôi lại mua cho vài cái bánh dợm, đêm nằm với chú, chú gác chân lên tôi mà lẩy Kiều, ngâm thơ, những tối liên hoan xã nghe cái Tỵ hát chèo và đôi lúc lại được ngồi nói chuyện với Cún con nhắc lại những kỷ niệm đẹp đẽ hồi thơ ấu.

Khung cảnh chung quanh tôi bắt đầu mờ dần rồi trắng xóa, sương xuống dày đặc đến không còn trông rõ cái gì nữa. Phảng phất trong không khí có thứ mùi quen thuộc, không hẳn là mùi nhang ngày Tết, cũng không phải là thứ mùi nào khác có thể gọi tên được, nó man mác, có lẽ đã lâu lắm tôi mới lại cảm thấy nó. Thôi, tôi nhớ ra rồi... đó là thứ mùi vị đặc biệt, mùi vị của quê hương...

(Ngày Tết về thăm quê, Nguyễn Khải)

Đoạn trích trên đề cập tới vấn đề gì? Anh/chị hãy viết bài luận (500 chữ) phân tích, cảm nhận về vấn đề được đề cập tới.

Đáp án

Phần I. ĐỌC HIỂU

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Câu 7

C

A

C

D

B

B

D

 

Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của văn bản là:

A. Tự sự      C. Biểu cảm

B. Miêu tả   D. Thuyết minh

 Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản

Nhớ lại kiến thức về phương thức biểu đạt

Lời giải chi tiết:

Phương thức biểu đạt chính của văn bản: Biểu cảm

→ Đáp án C

Câu 2: Xác định thể thơ của đoạn trích trên?

A. Thơ 8 chữ                     C. Thơ tự sự

B. Thơ thất ngôn bát cú đường luật     D. Thơ thất ngôn bát cú

 Phương pháp giải:

Đọc kĩ đoạn trích

Nhớ lại kiến thức về thể thơ

Lời giải chi tiết:

Thể thơ của đoạn trích: thơ tám chữ

→ Đáp án A

Câu 3: Nhân vật trữ tình trong đoạn thơ “thương” điều gì?

A.Đất nước

B.Đất nước ba ngàn hòn đảo.

C.Đất nước ba ngàn hòn đảo, suốt ngàn năm bóng giặc chập chờn

D.Tổ quốc nhìn từ bao mất mát                   

 Phương pháp giải:

Đọc kĩ đoạn thơ

Lời giải chi tiết:

Nhân vật trữ tình trong đoạn thơ “thương”: Đất nước ba ngàn hòn đảo, suốt ngàn năm bóng giặc chập chờn

→ Đáp án C

Câu 4: Xác định nội dung chính của đoạn thơ trên?

A. Lòng căm thù giặc sâu sắc, mãnh liệt

B. Thương cảm với những con người nằm lại nơi biên cương Tổ quốc

C. Cảm phục những người chiến sĩ ngày đêm bảo vệ đảo và quần đảo của dân tộc

D. Tình yêu với biển đảo quê hương đất nước

 Phương pháp giải:

Đọc kĩ đoạn trích

Xác định nội dung chính

Lời giải chi tiết:

Nội dung chính của đoạn thơ trên: Tình yêu với biển đảo quê hương đất nước

→ Đáp án D

Câu 5: Nghĩa của từ “sắc chỉ” là gì?

A.Vẻ đẹp của nơi nào đó cụ thể

B.Mệnh lệnh bằng văn bản của vua

C.Ý chỉ của nhà vua truyền bằng khẩu ngữ

D.Cả ba đáp án đều đúng

 Phương pháp giải:

Đọc kĩ câu thơ có chứa từ ngữ

Phân tích nghĩa của câu thơ, từ đó suy ra nghĩa của từ

 Lời giải chi tiết:

Nghĩa của từ “sắc chỉ” là: Mệnh lệnh bằng văn bản của vua

→ Đáp án B

Câu 6: Những hình ảnh “máu đổ, sóng mặn vùi thân, máu xương” có ý nghĩa như thế nào?

A.Sự đồng cảm xót thương của tác giả với những người lính trẻ ngày ngày bảo vệ đảo và quần đảo của dân tộc.

B.Sự hi sinh mất mát của những con người ngã xuống vì Tổ quốc

C.Điều kiện khó khăn gian khổ của những con người ngày ngày bảo vệ biển đảo quê hương.

D.Cả ba đáp án trên

 Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản

Chú ý hình ảnh “máu đổ, sóng mặn vùi thân, máu xương”

Lời giải chi tiết:

Những hình ảnh “máu đổ, sóng mặn vùi thân, máu xương” có ý nghĩa: Sự hi sinh mất mát của những con người ngã xuống vì Tổ quốc

→ Đáp án B

Câu 7:  Qua đoạn thơ thấy được thái độ, tình cảm gì của nhân vật trữ tình?

A. Trân trọng biết ơn những con người, những thế hệ đi trước đã hi sinh vì sự bình yên của biển đảo quê hương

B. Tình yêu, niềm tự hào với vẻ đẹp của quê hương đất nước.

C. Gửi gắm lòng quyết tâm bảo vệ biển đảo quê hương

D. Cả 3 đáp án trên        

 Phương pháp giải:

Đọc kĩ đoạn thơ

Phân tích tình cảm, thái độ của nhân vật trữ tình

Lời giải chi tiết:

Thái độ, tình cảm gì của nhân vật trữ tình:

- Trân trọng biết ơn những con người, những thế hệ đi trước đã hi sinh vì sự bình yên của biển đảo quê hương

- Tình yêu, niềm tự hào với vẻ đẹp của quê hương đất nước

- Gửi gắm lòng quyết tâm bảo vệ biển đảo quê hương

→ Đáp án D

Câu 8: Anh/chị suy nghĩ như thế nào về hai câu thơ dưới đây?

Hồn dân tộc ngàn năm không chịu khuất

Dáng con tàu vẫn hướng mãi ra khơi

 Phương pháp giải:

Đọc kĩ hai câu thơ

Nêu suy nghĩ của bản thân

Lời giải chi tiết:

Hồn dân tộc ngàn năm không chịu khuất

Dáng con tàu vẫn hướng mãi ra khơi

-Cả dân tộc ta suốt những năm tháng rộng dài của lịch sử cho đến nay đều không chịu khuất phục trước kẻ thù.

-Hình ảnh “dáng con tàu” ẩn dụ cho những con người, những thế hệ tiếp bước cha ông hướng mãi về biển đảo quê hương với ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền biển đảo đất nước.

Câu 9: Theo anh/chị biển, đảo và quần đảo có ý nghĩa như thế nào với đất nước?

Phương pháp giải:

Dựa vào phần phân tích phía trên

Nêu quan điểm của bản thân

Lời giải chi tiết:

Biển, đảo và quần đảo có ý nghĩa rất quan trọng với đất nước.

-Đối với an ninh - quốc phòng: Biển, đảo và quần đảo thuận lợi hình thành các tuyến phòng thủ bảo vệ đất nước.

-Đối với kinh tế: biển, đảo, quần đảo mang lại lợi ích kinh tế lớn đối với đất nước.

Câu 10: Từ đoạn trích anh/chị hãy cho biết bản thân có trách nhiệm và hành động như thế nào với biển đảo quê hương đất nước?

Phương pháp giải:

 Dựa vào phần phân tích ở trên

Nêu bài học rút ra được của bản thân

Lời giải chi tiết:

Học sinh rút ra được

- Bản thân mỗi cá nhân có trách nhiệm giữ gìn, bảo vệ biển đảo quê hương đất nước.

- Học sinh chỉ ra được những hành động cụ thể, thể hiện được trách nhiệm của mình với đất nước.

II. VIẾT: (4,0 điểm)

Phía làng đã khuất hẳn, nhưng tôi vẫn đăm đắm nhìn theo. Tôi đi đã nhiều nơi, đóng quân lại ở nhiều chỗ, phong cảnh đẹp đẽ hơn đây nhiều, nhân dân coi tôi như người làng và cũng có những người yêu tôi tha thiết nhưng sao sức quyến rũ, nhớ thương vẫn không mãnh liệt, day dứt bằng mảnh đất cội cằn này.

Làng mạc bị tàn phá nhưng mảnh đất quê hương vẫn đủ sức nuôi sống tôi như ngày xưa nếu tôi có ngày trở về. Ở miếng đất ấy tháng giêng tôi đi đốt bãi đào ổ chuột, tháng tám nước lên đánh dậm, úp cá, đơm tép, dấm cá rô, tháng chín, tháng mười đi móc con da dưới vệ sông. ở miếng đất ấy những ngày phiên chợ dì tôi lại mua cho vài cái bánh dợm, đêm nằm với chú, chú gác chân lên tôi mà lẩy Kiều, ngâm thơ, những tối liên hoan xã nghe cái Tỵ hát chèo và đôi lúc lại được ngồi nói chuyện với Cún con nhắc lại những kỷ niệm đẹp đẽ hồi thơ ấu.

Khung cảnh chung quanh tôi bắt đầu mờ dần rồi trắng xóa, sương xuống dày đặc đến không còn trông rõ cái gì nữa. Phảng phất trong không khí có thứ mùi quen thuộc, không hẳn là mùi nhang ngày Tết, cũng không phải là thứ mùi nào khác có thể gọi tên được, nó man mác, có lẽ đã lâu lắm tôi mới lại cảm thấy nó. Thôi, tôi nhớ ra rồi... đó là thứ mùi vị đặc biệt, mùi vị của quê hương...

(Ngày Tết về thăm quê, Nguyễn Khải)

Đoạn trích trên đề cập tới vấn đề gì? Anh/chị hãy viết bài luận (500 chữ) phân tích, cảm nhận về vấn đề được đề cập tới.

Phương pháp giải

Dựa vào kiến thức và kĩ năng viết bài văn đã học

Lời giải chi tiết

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận

Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận:

Tình cảm của tác giả đối với làng quê và mảnh đất quê hương.  

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm

    Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Dưới đây là một vài gợi ý:

- Vẻ đẹp của quê hương trong lòng tác giả:

+ Giản dị, gần gũi gắn liền với những kí ức tuổi thơ và in sâu trong tâm trí của tác giả.

+ Dù bị chiến tranh tàn phá nhưng vẫn đủ sức bao bọc cho nhân vật tôi.

-Tình cảm của tác giả:

+ Yêu mến, trân trọng, tự hào về quê hương

+ Quê hương luôn in sâu trong tâm trí của tác giả, dù đi nhiều nơi đối với anh quê hương vẫn là nới đẹp nhất.

+ Gắn bó sâu nặng với quê hương, cảm nhận được hương vị riêng của quê hương này.

- Đánh giá chung:

Về nội dung:

  + Khẳng định vẻ đẹp của quê hương và tấm lòng của nhà văn.

Về nghệ thuật:

  + Ngôn ngữ hình ảnh giản dị, mộc mạc, gần gũi.

  + Giọng văn nhẹ nhàng sâu lắng.

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

e. Sáng tạo:

  Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ, sáng tạo.

HocTot.Nam.Name.Vn

2k8 Tham gia ngay group chia sẻ, trao đổi tài liệu học tập miễn phí

close