Đề thi giữa kì 2 Văn 10 Kết nối tri thức - Đề số 12

Đề thi giữa kì 2 Văn 10 bộ sách kết nối tri thức đề số 12 được biên soạn theo hình thức trắc nghiệm và tự luận có lời giải chi tiết giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp

Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 10 tất cả các môn - Kết nối tri thức

Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa...

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Đề thi

I. ĐỌC HIỂU:

Đọc kĩ văn bản sau và trả lời câu hỏi:

CÔN SƠN CA

Nguyễn Trãi – Bản dịch: Phan Võ, Lê Thước, Đào Phương Bình

Trời đã bắt đầu đêm, một đêm mùa hạ êm như nhung và thoảng qua gió mát. Đường phố và các ngõ con dần dần chứa đầy bóng tối. Các nhà đã đóng im ỉm, trừ một vài cửa hàng còn thức, nhưng cửa chỉ để hé ra một khe ánh sáng. Trẻ con tụ họp nhau ở thềm hè, tiếng cười nói vui vẻ, khiến An thèm muốn nhập bọn với chúng để nô đùa, nhưng sợ trái lời mẹ dặn phải coi hàng, nên hai chị em đành ngồi yên trên chỏng, đưa mắt theo dơi những bóng người về muộn, từ từ đi trong đêm.

Vòm trời hàng ngàn ngôi sao ganh nhau lấp lánh, lẫn với vệt sáng của những con đom đóm bay là trên mặt đất hay leo vào cành cây. An và Liên lặng ngước mắt lên nhìn các vì sao để tìm sông Ngân Hà và con vịt theo sau ông Thần Nông. Vũ trụ thăm thẳm bao la đối với tâm hồn hai đứa trẻ như đầy bí mật và xa lạ và làm mỏi trí nghĩ, nên chỉ một lát hai chị em lại chúi nhìn về mặt đất, về quầng sáng thân mật chung quanh ngọn đèn lay động trên chõng hàng của chị Tí. Về phía huyện, một chấm lửa khác nhỏ và vàng lơ lửng đi trong đêm tối, mất đi, rồi lại hiện ra... An chỏ tay bảo chị:

- Kìa, hàng phở của bác Siêu đã đến kia rồi.

Tiếng đòn gánh kĩu kịt nghe rõ rệt, khói theo gió tạt lại chỗ hai chị em: bác Siêu đã tới gần, đặt gánh phở xuống đường. Bác cúi xuống, nhóm lại lửa, thổi vào cái nứa con. Bóng bác mênh mang ngả xuống đất một vùng và kéo dài đến tận hàng rào hai bên ngơ. An và Liên ngửi thấy mùi phở thơm, nhưng ở cái huyện nhỏ này, quà bác Siêu bán là một thứ quà xa xỉ, nhiều tiền, hai chị em không bao giờ mua được. Liên nhớ lại khi ở Hà Nội chỉ được hưởng những thức quà ngon, lạ - bấy giờ mẹ Liên nhiều tiền - được đi chơi bờ hồ uống những cốc nước lạnh xanh đỏ. Ngoài ra, kỷ niệm nhớ lại không rõ rệt gì, chỉ là một vùng sáng rực và lấp lánh.

Hà Nội nhiều đèn quá! Từ khi nhà Liên dọn về đây, từ khi có cái cửa hàng này, đêm nào Liên và em cũng phải ngồi trên chiếc chõng tre dưới gốc bàng với cái tối của quang cảnh phố chung quanh. Đêm tối đối với Liên quen lắm, chị không sợ nó nữa. Tối hết cả, con đường thăm thẳm ra sông, con đường qua chợ về nhà, các ngõ vào làng lại sẫm đen hơn nữa. Giờ chỉ còn ngọn đèn con của chị Tí, và cái bếp lửa của bác Siêu chiếu sáng một vùng đất cát; trong cửa hàng, ngọn đèn của Liên, ngọn đèn vặn nhỏ, thưa thớt từng hột sáng lọt qua phên nứa. Tất cả phố xá trong huyện bây giờ thu nhỏ lại nơi hàng nước của chị Tí. Thêm được một gia đình bác xẩm ngồi trên manh chiếu, cái thau sắt trắng để trước mặt, nhưng bác chưa hát vì chưa có khách nghe.

Chị Tí phe phẩy cành chuối khô đuổi ruồi bò trên mấy thức hàng, chậm rãi nói:

- Giờ muộn thế này mà họ chưa ra nhỉ?

Chị muốn nói mấy chú lính trong huyện, mấy người nhà của cụ thừa, cụ lục là những khách hàng quen của chị. Bác Siêu đáp vẩn vơ.

- Hôm nay trong ông giáo cũng có tổ tôm. Dễ họ không phải đi gọi đâu.

Vợ chồng bác xẩm góp chuyện bằng mấy tiếng đàn bầu bần bật trong yên lặng. Thằng con bò ra đất, ngoài manh chiếu, nghịch nhặt những rác bẩn vùi trong cát bên đường. Chừng ấy người trong bóng tối mong đợi một cái gì tươi sáng cho sự sống nghèo khổ hằng ngày của họ.

**

An và Liên đã buồn ngủ ríu cả mắt. Tuy vậy hai chị em vẫn cố gượng để thức khuya chút nữa, trước khi vào hàng đóng cửa đi ngủ. Mẹ vẫn dặn phải thức đến khi tàu xuống - đường sắt đi ngang qua ngay trước mặt phố - để bán hàng, may ra còn có một vài người mua. Nhưng cũng như mọi đêm, Liên không trông mong còn ai đến mua nữa. Với lại đêm họ chỉ mua bao diêm, hai gói thuốc là cùng. Liên và em cố thức là vì cớ khác, vì muốn được nhìn chuyến tàu. Chín giờ có chuyến tàu ở Hà Nội đi qua huyện. Đó là sự hoạt động cuối cùng của đêm khuya.

An đã nằm xuống gối đầu lên đùi chị, mí mắt sắp sửa rơi xuống, còn dặn với:

- Tàu đến chị đánh thức em dậy nhé.

- Ừ, em cứ ngủ đi.

Liên khẽ quạt cho An, vuốt lại mái tóc tơ. Đầu em bé nặng dần trên người Liên; chị ngồi yên không động đậy.

Qua khe lá của cành bàng ngàn sao vẫn lấp lánh; một con đom đóm bám vào dưới mặt lá, vùng sáng nhỏ xanh nhấp nháy rồi hoa bàng rụng xuống vai Liên khe khẽ, thỉnh thoảng từng loạt một. Tâm hồn Liên yên tĩnh hẳn, có những cảm giác mơ hồ không hiểu.

Trích Hai đứa trẻ - Thạch Lam

Câu 1. Văn bản trên sử dụng phương thức biểu đạt chính nào?

A. Tự sự

B. Miêu tả

C. Biểu cảm

D. Nghị luận

Câu 2. Khung cảnh đêm về nơi phố huyện được tái hiện như thế nào?

A. Khung cảnh tĩnh lặng với những làn gió nhẹ gợi nỗi buồn man mác.

B. Khung cảnh buồn tẻ với bóng tối bao trùm các con ngõ nhỏ.

C. Khung cảnh sôi động vì có sự góp mặt thêm của rất nhiều người.

D. Khung cảnh vui tươi vì có tiếng trò chuyện của mọi người và có đoàn tàu đi qua.

Câu 3. Trong truyện ngắn “Hai đứa trẻ”, món quà gì đối với chị Liên cho là xa xỉ?

A. Những cốc nước lạnh xanh đỏ.

B. Bánh xà phòng thơm.

C. Món phở của bác Siêu.

 D. Những que kem mát lạnh.

Câu 4. Vì sao chị em Liên và An trong truyện ngắn “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam đêm nào cũng cố thức để được nhìn chuyến tàu qua? Để thể hiện tâm trạng ấy, Thạch Lam muốn nói gì với người đọc? Dòng nào sau đây là nhận định chưa chuẩn xác?

A. Chị em Liên và An cố thức để được nhìn chuyến tàu đi qua là vì để chờ bán thêm một ít hàng.

B. Chị em Liên và An cố thức để được nhìn chuyến tàu đi qua là chính là vì khao khát thoát khỏi cảnh tù đọng, buồn chán, bế tắc mà chúng đang sống. Chuyến tàu đêm là một hình ảnh cụ thể của một thế giới khác: “một cái gì tươi sáng” mà Liên và An chờ đợi.

C. Tác giả bộc lộ sự đồng cảm sâu sắc với những kiếp người nhỏ bé, vô danh trong xã hội, đồng thời ông muốn thức tỉnh con người, hướng họ tới một cuộc sống tươi đẹp hơn, ý nghĩa hơn.

D. Tác giả muốn thể hiện sự thương hại trước những kiếp người tăm tối, quẩn quanh nơi phố huyện.

Câu 5. Hình ảnh cuối cùng khép lại một “ngày tàn” và cũng là hoạt động cuối cùng trong thiên truyện là?

A. Bà cụ Thi vừa đi vừa cười khanh khách về phía cuối làng.

B. Bác Siêu đưa hàng phở đến.

C. Chuyến tàu khuya đến và đi qua.

D. Chị Tí gánh hàng nước đi qua.

Câu 6. Ánh sáng được tỏa ra từ ngọn đèn của chị Tí thể hiện điều gì?

A. Một thứ ánh sáng gần gũi, yêu thương.

B. Một thứ ánh sáng gợi nhiều thi vị.

C. Nó gợi lên vẻ đẹp thơ mộng của làng quê Việt Nam

D. Nó gợi ra những kiếp người nghèo khổ, những cảnh đời lay lắt sống vật vờ, tàn lụi đáng thương trong màn đêm của xã hội cũ.

Câu 7. Em có nhận xét gì về những chi tiết ánh sáng xuất hiện trong tác phẩm?

Câu 8. Em có ấn tượng với chi tiết nghệ thuật nào trong bài? Vì sao?

Câu 9. Hãy nêu những nét đặc sắc của phong cách nghệ thuật Thạch Lam mà em nhận thấy qua truyện Hai đứa trẻ.

II. VIẾT:

Câu 1. Phân tích nét đặc sắc trong cảnh chờ tàu ở cuối truyện ngắn Hai đứa trẻ.

-----Hết-----

-  Học sinh không được sử dụng tài liệu.

- Giám thị không giải thích gì thêm.


 

Đáp án

Đáp án

PHẦN I – TRẮC NGHIỆM (6 điểm)

Câu 1

(0.25đ)

Câu 2 (0.25đ)

Câu 3

(0.25đ)

Câu 4

(0.25đ)

Câu 5 (0.25đ)

Câu 6 (0.25đ)

A

B

C

C

C

D

 

Câu 1. Văn bản trên sử dụng phương thức biểu đạt chính nào?

A. Tự sự

B. Miêu tả

C. Biểu cảm

D. Nghị luận

Phương pháp:

Đọc kĩ văn bản

Nhớ lại kiến thức về phương thức biểu đạt

Lời giải chi tiết

Văn bản sử dụng phương thức biểu đạt chính: tự sự.

→ Đáp án: A

Câu 2. Khung cảnh đêm về nơi phố huyện được tái hiện như thế nào?

A. Khung cảnh tĩnh lặng với những làn gió nhẹ gợi nỗi buồn man mác.

B. Khung cảnh buồn tẻ với bóng tối bao trùm các con ngõ nhỏ.

C. Khung cảnh sôi động vì có sự góp mặt thêm của rất nhiều người.

D. Khung cảnh vui tươi vì có tiếng trò chuyện của mọi người và có đoàn tàu đi qua.

Phương pháp:

Đọc kĩ văn bản

Lời giải chi tiết:

Khung cảnh về đêm của phố huyện hiện lên với tất cả sự tăm tối, buồn tẻ với hình ảnh bóng tối bao trùm các con ngõ.

→ Đáp án: B

Câu 3. Trong truyện ngắn “Hai đứa trẻ”, món quà gì đối với chị Liên cho là xa xỉ?

A. Những cốc nước lạnh xanh đỏ.

B. Bánh xà phòng thơm.

C. Món phở của bác Siêu.

 D. Những que kem mát lạnh.

Phương pháp:

Đọc kĩ văn bản

Lời giải chi tiết:

Trong truyện ngắn trên, gánh phở của bác Siêu đối với hai chị em Liên chính là món quà xa xỉ.

→ Đáp án: C

Câu 4. Vì sao chị em Liên và An trong truyện ngắn “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam đêm nào cũng cố thức để được nhìn chuyến tàu qua? Để thể hiện tâm trạng ấy, Thạch Lam muốn nói gì với người đọc? Dòng nào sau đây là nhận định chưa chuẩn xác?

A. Chị em Liên và An cố thức để được nhìn chuyến tàu đi qua là vì để chờ bán thêm một ít hàng.

B. Chị em Liên và An cố thức để được nhìn chuyến tàu đi qua là chính là vì khao khát thoát khỏi cảnh tù đọng, buồn chán, bế tắc mà chúng đang sống. Chuyến tàu đêm là một hình ảnh cụ thể của một thế giới khác: “một cái gì tươi sáng” mà Liên và An chờ đợi.

C. Tác giả bộc lộ sự đồng cảm sâu sắc với những kiếp người nhỏ bé, vô danh trong xã hội, đồng thời ông muốn thức tỉnh con người, hướng họ tới một cuộc sống tươi đẹp hơn, ý nghĩa hơn.

D. Tác giả muốn thể hiện sự thương hại trước những kiếp người tăm tối, quẩn quanh nơi phố huyện.

Phương pháp:

Căn cứ vào nội dung văn bản, phân tích, suy luận.

Lời giải chi tiết:

Chị em Liên và An cố thức để được nhìn chuyến tàu đi qua là chính là vì khao khát thoát khỏi cảnh tù đọng, buồn chán, bế tắc mà chúng đang sống. Chuyến tàu đêm là một hình ảnh cụ thể của một thế giới khác: “một cái gì tươi sáng” mà Liên và An chờ đợi.

→ Đáp án: C

Câu 5. Hình ảnh cuối cùng khép lại một “ngày tàn” và cũng là hoạt động cuối cùng trong thiên truyện là?

A. Bà cụ Thi vừa đi vừa cười khanh khách về phía cuối làng.

B. Bác Siêu đưa hàng phở đến.

C. Chuyến tàu khuya đến và đi qua.

D. Chị Tí gánh hàng nước đi qua.

Phương pháp:

Căn cứ vào nội dung văn bản, phân tích, suy luận.

Lời giải chi tiết:

Hình ảnh cuối cùng khép lại một “ngày tàn” và cũng là hoạt động cuối cùng của thiên truyện là chuyến tàu khuya đến và đi qua.

→ Đáp án: C

Câu 6. Ánh sáng được tỏa ra từ ngọn đèn của chị Tí thể hiện điều gì?

A. Một thứ ánh sáng gần gũi, yêu thương.

B. Một thứ ánh sáng gợi nhiều thi vị.

C. Nó gợi lên vẻ đẹp thơ mộng của làng quê Việt Nam

D. Nó gợi ra những kiếp người nghèo khổ, những cảnh đời lay lắt sống vật vờ, tàn lụi đáng thương trong màn đêm của xã hội cũ.

 Phương pháp giải

Căn cứ vào nội dung văn bản, phân tích, suy luận.

Lời giải chi tiết

Ánh sáng trong ngọn đèn của chị Tí gợi ra những kiếp người nghèo khổ, những cảnh đời lay lắt sống vật vờ, tàn lụi đáng thương trong màn đêm của xã hội cũ.

→ Đáp án: D

Câu 7. Em có nhận xét gì về những chi tiết ánh sáng xuất hiện trong tác phẩm?

 Phương pháp giải

Đọc kĩ văn bản

Chú ý những lần xuất hiện chi tiết ánh sáng

Lời giải chi tiết

Những chi tiết ánh sáng xuất hiện trong tác phẩm là:

- Ánh sáng hắt ra từ ô cửa sổ của những nhà trên phố

- Ánh sáng tỏa ra từ ngọn đèn của chị Tí

- Ánh sáng của con đom đóm.

→ Thủ pháp lấy sáng tả tối, ánh sáng gợi ra những kiếp người nhỏ bé, lay lắt trong phố huyện.

- Ánh sáng của đoàn tàu: Thể hiện ước mơ, hi vọng của những người dân nơi phố huyện. Ánh sáng của đoàn tàu là điều gì đó mà tất cả những con người nơi phố huyện chờ đợi, nó khác hẳn với cái sự tẻ nhạt, tăm tối nơi phố huyện.

Câu 8. Em có ấn tượng với chi tiết nghệ thuật nào trong bài? Vì sao?

Phương pháp

Đọc kĩ văn bản, lựa chọn chi tiết bản thân cho là ấn tượng

Đưa ra lý giải hợp lý

Lời giải chi tiết

Học sinh có thể chọn một chi tiết mà bản thân ấn tượng nhất, có lý giải.

Gợi ý:

Truyện có nhiều nhân vật và chi tiết gợi ấn tượng sâu sắc. Có thể chọn:

- Một trong các nhân vật: chị Tí, Liên, An, bác Siêu, bà cụ Thi,...

- Một trong các chi tiết: đoàn tàu, bóng tối và ánh sáng, âm thanh, hình ảnh Hà Nội xa xăm trong tưởng tượng của Liên,...

Điều quan trọng là đưa ra được những lý giải hợp lý. Lý giải cần gắn với chủ đề tư tướng của truyện.

Câu 9. Hãy nêu những nét đặc sắc của phong cách nghệ thuật Thạch Lam mà em nhận thấy qua truyện Hai đứa trẻ.

 Phương pháp

Dựa vào phân tích ở trên

Lời giải chi tiết

Gợi ý:

Hai đứa trẻ là một trong những truyện ngắn tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật của Thạch Lam, điều đó thể hiện ở:

- Những trang viết vừa đậm đà yếu tố hiện thực vừa phảng phất chất lãng mạn, chất thơ.

- Đặc biệt, truyện tiêu biểu cho thể loại truyện ngắn trữ tình của Thạch Lam (cái tình người chân chất nhẹ nhàng thấm sâu khắp thiên truyện; tập trung chú ý tới thế giới nội tâm của nhân vật, lối kể chuyện thú thỉ như tâm sự với người đọc).

PHẦN II – LÀM VĂN (4 điểm)

Câu 1. Phân tích nét đặc sắc trong cảnh chờ tàu ở cuối truyện ngắn Hai đứa trẻ.

Phương pháp:

- Phân tích (Phân tích đề để xác định thể loại, yêu cầu, phạm vi dẫn chứng).

- Sử dụng các thao tác lập luận (phân tích, tổng hợp, bàn luận,…) để tạo lập văn bản.

Lời giải chi tiết:

Gợi ý:

* Đảm bảo kết cấu (mở bài, thân bài, kết bài).

a. Nêu vấn đề: Cảnh đợi tàu của những người dân nơi phố huyện.

b. Phân tích:

- Cách Liên và An chờ đợi con tàu: Cách họ chờ tàu không phải để bán hàng mà để chờ đợi một điều gì đó

mới mẻ. Gợi cảm giác tội nghiệp về một niềm vui nhỏ bé.

- Cách Liên và An ngắm đoàn tàu: Hai đứa trẻ không bỏ sót chi tiết nào.

- Cách Liên và An nhìn con tàu khi nó đã đi qua → Cố lưu lại mọi thứ

→ Đoàn tàu là niềm vui, là hạnh phúc mà trẻ con ao ước được sống trong với nó. Đoàn tàu là một bữa tiệc

ánh sáng mà hai đứa trẻ đang tận hưởng.

- Cách Liên và An chìm vào trong giấc ngủ sau khi chờ tàu: Liên không mơ mộng đến thế giới khác. Để thay

đổi con người phải cảm nhận được những gì nhỏ bé nhất.

- Háo hức với ánh sáng nghĩa là còn háo hức với cái đẹp.

c. Kết thúc: Kết luận lại vấn đề

HocTot.Nam.Name.Vn

Tham Gia Group Dành Cho 2K9 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close