Đề thi học kì 1 Văn 10 Kết nối tri thức - Đề số 8Tải vềĐề thi học kì 1 Văn 10 kết nối tri thức đề số 8 được biên soạn theo hình thức trắc nghiệm và tự luận có lời giải chi tiết giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 10 tất cả các môn - Kết nối tri thức Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa...
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Tải về
Đề thi
I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm) Đọc văn bản sau: ĐƯỜNG ĐI HỌC Khúc khuỷu ruột dê ổ gà ổ chó Mười cây số bốn mùa chân xuôi ngược Ôi! Thương quá cái thời cơm cõng củ Thêm một tuổi là con thêm một lớp Mê lộ đời lắm ngả ngang ngả dọc 18.02.2003 (Trích Từ khi có phượng, Nguyễn Ngọc Hưng, NXB Hội nhà văn, 2005, tr.7-8) Lựa chọn đáp án đúng : Câu 1. Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ gì ? A. Phong cách ngôn ngữ chính luận B. Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt C. Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật D. Phong cách ngôn ngữ khoa học Câu 2. Từ “khúc khuỷu” thuộc từ loại nào ? A. Danh từ B. Động từ C. Trạng từ D. Tính từ Câu 3. Những hình ảnh nào gợi lên vẻ đẹp thơ mộng của con đường đi học ? A. Đầy hoa cỏ, ổ gà ổ chó B. Đầy hoa cỏ, những cánh bướm xinh C. Đầy hoa cỏ, khúc khuỷu D. Những cánh bướm xinh, ổ gà ổ chó Câu 4. Ý nào sau đây không thể hiện đúng hoàn cảnh sống của tác giả trong bài thơ ? A. Cơ cực, manh áo nghèo B. Thiếu thốn, cơm cõng củ C. Cơ cực, thiếu tình thương D. Nghèo khổ, bữa cháo bữa rau Câu 5. Trong kí ức của tác giả, con đường đi học hiện lên như thế nào ? A. Khó khăn, thơ mộng B. Khúc khuỷu, huy hoàng C. Gai góc, khúc khuỷu D. Thơ mộng, huy hoàng Câu 6. Câu thơ “Không ngăn nổi hồn nhiên chim sáo hót” gợi ra hình ảnh một cậu bé A. Nhanh nhẹn như chim sáo. B. Đang nhảy chân sáo. C. Hồn nhiên, vô tư. D. Lạc quan, ca hát. Câu 7. Ý nào khái quát nội dung chính của văn bản ? A. Kí ức về con đường đi học đầy gian khổ nhưng thơ mộng B. Kí ức tuổi thơ gian khó gắn với con đường đi học và người mẹ tảo tần C. Kí ức về những ngày gian khổ và người mẹ tảo tần D. Kí ức về tuổi thơ hồn nhiên, tinh nghịch bên mẹ Trả lời câu hỏi/ Thực hiện yêu cầu: Câu 8. Nêu hiệu quả của biện pháp tu từ nhân hóa được sử dụng trong câu thơ “Ôi ! Thương quá cái thời cơm cõng củ”. Câu 9. Nhận xét về tình cảm, thái độ của tác giả đối với con đường đi học thể hiện trong bài thơ. Câu 10. Trình bày ngắn gọn suy nghĩ của anh/chị về con đường đi học của mình.
II. VIẾT (4,0 điểm) Đọc truyện ngắn: Nghề của mẹ Mẹ tôi làm nghề bán cá. Mùa nước nổi mẹ bán cá linh. Cá linh đưa lên bờ mau chết dễ sình, nên xuống bến mua cá xong mẹ phải chạy rao bán khắp xóm. Có lần mẹ đội thau cá đứng trước cổng trường tiểu học nơi tôi học, ở ngoài rào mẹ ngoắt tôi đến cốt đưa cho gói xôi, cái bánh… Mấy năm học xa, tôi không cho ai biết mẹ làm nghề bán cá. Nay về, giữa mênh mông đồng nước quê mình, tự thấy như chưa bao giờ tròn chữ hiếu cùng mẹ. (Võ Thành An, nguồn Kiến thức ngày nay số 404 ngày 06/01/2015) Thực hiện yêu cầu: Hãy viết một bài văn nghị luận (khoảng 500 chữ) trình bày cảm nhận của anh/chị về hình ảnh người mẹ trong truyện ngắn trên.
-----Hết----- - Học sinh không được sử dụng tài liệu. - Giám thị không giải thích gì thêm. Đáp án
PHẦN ĐỌC
Phương pháp giải: Đọc kĩ văn bản Nhớ lại kiến thức về phong cách ngôn ngữ Lời giải chi tiết: Phong cách ngôn ngữ của văn bản là ngôn ngữ nghệ thuật (vì đây là văn bản thơ) → Đáp án C
Phương pháp giải: Nhớ lại dấu hiệu nhận biết từ loại Lời giải chi tiết: Từ “khúc khuỷu” là tính từ → Đáp án D
Phương pháp giải: Đọc kĩ bài thơ, chú ý những hình ảnh gợi lên vẻ đẹp thơ mộng của con đường đi học Lời giải chi tiết: Những hình ảnh gợi lên vẻ đẹp thơ mộng của con đường đi học là: con đường đầy hoa cỏ, những cánh bướm xinh → Đáp án B
Phương pháp giải: Đọc kĩ bài thơ, chú ý những hình ảnh thể hiện hoàn cảnh sống của tác giả Lời giải chi tiết: Tác giả sống trong hoàn cảnh cơ cực, thiếu thốn về vật chất nhưng lại đong đầy tình thương. →Đáp án C
Phương pháp giải: Đọc kĩ bài thơ, chú ý những hình ảnh miêu tả con đường đi học trong kí ức của tác giả Lời giải chi tiết: Trong kí ức của tác giả, con đường hiện lên khó khăn và thơ mộng → Đáp án A
Phương pháp giải: Phân tích câu thơ Lời giải chi tiết: Câu thơ “Không ngăn nổi hồn nhiên chim sáo hót” gợi ra hình ảnh một cậu bé hồn nhiên, vô tư. → Đáp án C
Phương pháp giải: Đọc kĩ bài thơ, từ đó khái quát nội dung chính Lời giải chi tiết: Nội dung chính của bài thơ: Kí ức tuổi thơ gian khó gắn với con đường đi học và người mẹ tảo tần → Đáp án B
Phương pháp giải: Nhớ lại kiến thức về tác dụng biện pháp nhân hóa Phân tích câu thơ Lời giải chi tiết: Hiệu quả của biện pháp tu từ nhân hóa được sử dụng trong câu thơ “Ôi! thương quá cái thời cơm cõng củ”: - Tạo hình ảnh, cảm xúc cho câu thơ - Làm nổi bật hoàn cảnh sống nghèo khổ, cơ cực của tác giả
Phương pháp giải: Lời giải chi tiết: Nhận xét về tình cảm, thái độ của tác giả đối với con đường đi học thể hiện trong bài thơ: - Tình cảm gắn bó, yêu thương - Thái độ trân trọng và tự hào.
Phương pháp giải: Dựa vào trải nghiệm của bản thân Lời giải chi tiết: Trình bày ngắn gọn suy nghĩ của anh/chị về con đường đi học của mình : Học sinh có thể trình bày nhiều cách khác nhau miễn là suy nghĩ tích cực, hợp lí, thuyết phục. Giám khảo cần linh hoạt khi chấm. Sau đây là một số gợi ý : - Con đường đi học xa xôi, gian khó nhưng nó là con đường đẹp, gắn liền với tuổi thơ. - Con đường gần gũi, thân thuộc ngay trên chính quê hương mình. …
II. VIẾT Các bước chính Bước 1: Xác định đúng vấn đề nghị luận: Hình ảnh người mẹ trong truyện ngắn Bước 2: Triển khai vấn đề nghị luận hành các luận điểm Gợi ý: - Hình ảnh người mẹ tảo tần, lam lũ, vất vả, chịu thương chịu khó mưu sinh bằng nghề bán cá. - Người mẹ với tình yêu thương con vô bờ, dẫu nghèo khó vẫn dành những gì tốt đẹp nhất cho con qua hình ảnh gói xôi, cái bánh. - Đánh giá chung: + Nội dung : người mẹ tiêu biểu cho tình mẫu tử thiêng liêng, cao quý, đồng thời thể hiện sự yêu thương, biết ơn và nỗi niềm day dứt của tác giả + Nghệ thuật: giọng văn nhẹ nhàng thông qua hình thức truyện cực ngắn độc đáo. -Nêu ý nghĩ của bản thân về vấn đề nghị luận
|