Thứ nhất phao câu, thứ nhì đầu cánh

Phao câu và đầu cánh được mệnh danh là miếng ngon nhất không thể bỏ qua khi thưởng thức thịt gà. Bởi lẽ hai bộ phận này là hai chỗ mềm, béo, ngậy, ăn ngon nên rất được ưa chuộng.

  • Thứ nhất: ở vị trí cao nhất trong thứ tự xếp hạng
  • Phao câu: mẩu thịt có mỡ và xương mềm ở cuống đuôi các loài chim (thường là các loại gia cầm)
  • Thứ nhì: ở vị trí thứ hai, sau nhất
  • Đầu cánh: là phần nối với thân cánh gà, chỉ có một xương, nhiều thịt, ăn ngon hơn

  • Ý nghĩa câu tục ngữ Tôm nấu sống, bống để ươn

    Câu trên dựa trên kinh nghiệm nấu ăn: tôm phải còn sống ăn mới ngon, chả thế mà có câu đắt như tôm tươi.

  • Ý nghĩa câu tục ngữ Tốt mốc ngon tương

    Làm tương thì cần đậu nành và muối để mốc lên men ý nói trong thực tế: mốc có tốt thì tương mới ngon.

  • Ý nghĩa câu tục ngữ Trâu teo, heo nở

    Câu tục ngữ là kinh nghiệm nấu nướng được đúc kết lại: thịt trâu nấu thì ngót đi, còn thịt lợn nấu dôi vì nở và không bị ngót nước.

  • Ý nghĩa câu tục ngữ Vịt già gà tơ

    Câu tục ngữ là kinh nghiệm ăn uống vịt gà: vịt già chắc thịt, ăn không tanh, không hao còn gà tơ thịt béo mềm.

  • Ý nghĩa câu tục ngữ Miếng ăn quá khẩu thành tàn

    Nghĩa đen: miếng ăn chỉ ngon khi ở miệng. Vì thế phải ăn chậm. nhai kĩ mới thấy hết giá trị của miếng ăn, cơ thể mới hấp thu được chất dinh dưỡng. Không ai khen người ăn không nhai, nhồm nhoàm, ăn không biết no,… chẳng những không có lợi cho sức khỏe mà còn làm mất đi vẻ đẹp của nhân cách Nghĩa bóng: khuyên con người cần phải có lòng tự trọng, không nên quá coi trọng miếng ăn, vì miếng ăn mà đánh mất đi giá trị của bản thân.

close