Văn bản Nguyễn Du – cuộc đời và sự nghiệpI. Cuộc đời từng trải với vốn sống phong phú Nguyễn Du (1765 – 1820), tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên, quê ở làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh, nhưng sinh ra ở Thăng Long. Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 11 tất cả các môn - Cánh diều Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh Nguyễn Du – cuộc đời và sự nghiệp I. Cuộc đời từng trải với vốn sống phong phú Nguyễn Du (1765 – 1820), tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên, quê ở làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh, nhưng sinh ra ở Thăng Long. Gia đình, dòng họ Nguyễn Du vừa có truyền thống khoa bảng, đỗ đạt làm quan vừa có truyền thống văn hoá, văn học. Họ Nguyễn ở Tiên Điển là dòng họ có danh vọng lớn đương thời, nhiều người thành đạt trên con đường khoa bảng và công danh. Cha Nguyễn Du là Nguyễn Nghiễm (1708 – 1775), đỗ Tiến sĩ, làm quan to trong triều, từng giữ chức Tham tụng (tên gọi chức Tể tưởng thời Lê Trung hưng), từng giữ chức quan Tế tửu đứng đầu Quốc Tử Giám, là nhà sử học, nhà thơ. Mẹ ông tên Trần Thị Tần, là vợ thứ, người Bắc Ninh, có tài hát xưởng. Anh cùng cha khác mẹ của ông là Nguyễn Khán, đỗ Tiến sĩ, từng giữ chức Bồi tụng (tương đương Tể tưởng nhưng làm việc bên phủ chúa), giỏi văn chương Nôm, say mê sáng tác âm nhạc, được nhiều người truyền tụng. Có thể thấy, truyền thống gia đình là môi trường hết sức thuận lợi để phát triển nhân cách và tài năng của Nguyễn Du. Hoàn cảnh lịch sử, xã hội với những biến đổi “kinh thiên động địa” đã tác động mạnh mẽ tới cuộc đời, con người, sự nghiệp Nguyễn Du. Thời đại Nguyễn Du là thời đại có những biến cố lịch sử to lớn “một phen thay đổi sơn hà”. Đây là giai đoạn cuối của nhà Lê, giai đoạn sụp đổ của triều đinh vua Lê – chúa Trịnh. Đây là thời kì bão táp của phong trào nông dân khởi nghĩa mà đỉnh cao là cuộc khởi nghĩa Tây Sơn. Chiến công của người anh hùng “áo vải cờ đào” Nguyễn Huệ lật đổ vua Lê — chúa Trịnh ở Đàng Ngoài”, chúa Nguyễn ở Đàng Trong, đồng thời phá quân Xiêm xâm lược ở phương Nam, diệt quân Thanh xâm lược ở phương Bắc đã thu giang sơn về một mối và bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc. Tuy nhiên, triều đại Tây Sơn quá ngắn ngủi, triều Nguyễn được vua Gia Long (Nguyễn Ánh) thiết lập và tiếp đến là công cuộc hưng thịnh trở lại của vương triều Nguyễn. Nguyễn Du không chỉ là nhân chứng của thời đại mà còn sống gắn bó sâu sắc với những biến cố lớn lao của thời đại. Điều này đã góp phần đem đến một cuộc đời. từng trải và vốn sống phong phú của đại thi hảo dân tộc. Nguyễn Du đã sống một cuộc đời đầy thăng trầm: khi trong cảnh "màn lan trưởng huệ" của cậu công tử gia đình đại quý tộc, lúc là kẻ phiêu bạt trong cảnh “mười năm gió bụi” lánh nạn Tây Sơn; khi là người ẩn cư tại quê nhà, lúc làm quan cho triều đinh nhà Nguyễn, từng được cử làm chánh sứ sang Trung Quốc. Đi nhiều, tiếp xúc nhiều cũng là đặc điểm nổi bật ở cuộc đời đại thi hào. Bước chân Nguyễn Du đã từng qua nhiều miền quê, từ kinh thành Thăng Long đến kinh đô Huế, từ quê cha Hà Tĩnh, quê mẹ Bắc Ninh đến quê vợ Thái Bình, rồi lánh nạn ở Thái Nguyên, làm quan ở Quảng Bình,... Những tháng năm đi sử, Nguyễn Du qua nhiều vùng miền của đất nước Trung Hoa rộng lớn. Ông tiếp xúc và thấu hiểu nhiều tầng lớp người trong xã hội, từ người hát rong, người ăn xin, người nông dân đến những trí thức, quan lại trong triều đình.... Nguyễn Du đã thâu thái được tỉnh hoa của những vùng văn hoá lớn của đất nước (Kinh Bắc, Thăng Long, Nghệ – Tĩnh, Huế) và tỉnh hoa văn hoá nước ngoài như Trung Quốc. Bên cạnh vốn sống từ cuộc đời từng trải, vốn tri thức về văn hoá, văn học dân tộc cũng như văn hoá, văn học Trung Quốc có được qua sách vở đã góp phần bồi đắp cho Nguyễn Du một trí tuệ thông thái, một tâm hồn nghệ sĩ phong phú. Sự kết hợp, bổ sung hải hoà giữa đời sống và sách vở có ý nghĩa quan trọng đối với sự hình thành thiên tài Nguyễn Du. II. Đại thi hào dân tộc Nguyễn Du là tác giả giữ vị trí hàng đầu trong lịch sử văn học Việt Nam. Sáng tác của Nguyễn Du bao gồm cả chữ Hán và chữ Nôm. Về tác phẩm chữ Hán, Nguyễn Du có ba tập thơ với tổng số 250 bài: Thanh Hiên thì tập (Tập thơ của Thanh Hiên) Nam Trung tạp ngâm (Ngâm vịnh tản mạn trên đường từ Nam đến Trung). Bắc hành tạp lục (Ghi chép tán mạn chuyến đi phương Bắc). Về tác phẩm chữ Nôm, ngoài kiệt tác Truyện Kiều Nguyễn Du còn có Văn tế thập loại chúng sinh (còn gọi là Văn chiêu hồi)... Các sáng tác của Nguyễn Du vừa mang giá trị hiện thực, vừa mang giá trị nhân đạo sâu sắc. 1. Nguyễn Du – nhà nhân đạo chủ nghĩa Thơ chữ Hán Nguyễn Du như nhật ki cuộc đời tác giả, là bức chân dung tự hoạ về một con người có tấm lỏng nhân đạo bao la, sâu sắc. Trái tim nhân đạo của đại thi hào thể hiện ở lòng thương người và niềm tự thương. Nguyễn Du hướng về những số phận đau khổ, bất hạnh với niềm cảm thương sâu sắc. Đó là những người phụ nữ sắc tài mà mệnh bạc như người ca nữ đất La Thành, người gãy dàn đất Long Thành, nàng Tiểu Thanh đất Tây Hồ (Trung Quốc). Đó là những người nghèo khổ mà tác gia bắt gặp trên đường di sứ: ông già mù hát rong, bốn mẹ con người ăn xin có thể “chết lăn nơi ngòi rãnh" bất cứ lúc nào... Viết về những con người có tài năng, có khi tiết thanh cao, Nguyễn Du vừa thể hiện niềm cảm thương, vừa trân trọng, ngưỡng mộ. Ông viết về Khuất Nguyên: “Ba năm cố quốc doa đầy / Sở tà muôn thuở bậc thầy văn chương”, về Đỗ Phủ: “Nghìn thuở văn chương đáng bậc thầy”, "Hay thơ há bởi cực nhường này ... Nguyễn Du cảm nhận mình là người cùng hội cùng thuyền với những số phận tài năng mà bị kịch. Do vậy, từ lòng thương người, Nguyễn Du trở về với niềm tự thương. Ông tự thương minh khi “Dựng nghiệp, mưu sinh luống lỡ làng”, khi cô đơn, không trị âm trí kì giữa cuộc đời, giữa thời gian vô định: “Chẳng biết ba trăm năm lẻ nữa/ Người đời ai khóc Tố Như chăng?". Tự thương cũng là tự ý thức về cá nhân. Niềm tự thương là một nét mới trong tỉnh thần nhân đạo của Nguyễn Du. Nguyễn Du sáng tác từ “những điều trông thấy". Truyện Kiểu là bức tranh hiện thực về một xã hội bất công, tàn bạo với tầng lớp quan lại gian ác, những kẻ lưu manh, vô lại bất nhân, sự khuynh đảo của thế lực đồng tiền... Trong xã hội ấy, những người lương thiện, những thân phận nhỏ bé bị chà đạp, dập vùi. Viết Truyện Kiều, Nguyễn Du thể hiện tiếng nói đồng cảm với bị kịch, đồng tỉnh với những khát vọng chân chính của con người. Đó cũng là giá trị nhân đạo của kiệt tác văn chương này. Tiếng nói đồng cảm trước bi kịch của con người trong Truyện Kiều thể hiện tập trung qua hình tượng nhân vật Thuý Kiều. Đời Kiều là một "tấm gương oan khổ" (Hoài Thanh), là sự hội tụ, điển hình cho những bi kịch của con người nói chung, người phụ nữ nói riêng: bị kịch tình yêu, gia đình, nhân phẩm, “tài mệnh tương đỗ", “hồng nhan bạc mệnh”.... Ở Thuý Kiểu có hai bị kịch hết sức đau đớn: bị kịch tình yêu (bi kịch nhìn từ góc độ tuổi trẻ) và bị kịch nhân phẩm (bi kịch nhìn từ góc độ người phụ nữ). Về bỉ kịch tình yêu: mối tình Kim Trọng – Thuý Kiều là một tình yêu lí tưởng, tình yêu đang đẹp thì tan vỡ và tan vỡ không hàn gắn nổi. Bởi sau mười lăm năm lưu lạc, Kiều gặp lại người yêu nhưng không bao giờ gặp lại tình yêu nữa. Về bỉ kịch nhân phẩm: Thuý Kiều là người rất trọng nhân phẩm, biết giữ gìn nhân phẩm nhưng rồi phải thất thân với kẻ nhơ bẩn, phải “thanh lâu hai lượt", "Đón người cửa trước, nước người cửa sau". Tiếng nói đồng tình với khát vọng chân chính của con người thể hiện tập trung qua tình yêu Kim Trọng – Thuý Kiều và qua các hình tượng nhân vật Thuý Kiểu, Từ Hải. Truyện Kiểu là tiếng nói ca ngợi tình yêu tự do, chung thuỷ, tiếng nói khẳng định khát vọng tình yêu: tình yêu Kim – Kiểu tan vỡ nhưng khát vọng tỉnh yêu không mất. Thúy Kiều là hiện thân của khát vọng sống. Trải qua biết bao “gió dập sóng dồi", một thân phận “con ong cái kiến" nhưng Kiều vẫn vươn lên với khát vọng sống không gì dập tắt nổi. Đoạn Thuý Kiều trả ân, báo oán thể hiện sức mạnh vùng lên của những con người bị áp bức, đau khổ. Nhân vật Từ Hải là hiện thân của khát vọng tự do, công li. Khát vọng tự do của Từ Hải bộc lộ qua lí tưởng, chỉ khi, hành động phi thường “đội trời, đạp đất”, “bể Sở sông Ngô tung hoành". Công lí của Từ Hải là lẽ phải, lẽ công bằng, thể hiện qua tuyên ngôn: "Anh hùng tiếng đã gọi rằng / Giữa đường dẫn thấy bất bằng mà tha”. Công li ấy hướng đến những số phận nhỏ bé, những con người bị áp bức đau khổ. Nội dung nhân đạo trong Văn tế thập loại chúng sinh thống nhất với nội dung nhân đạo trong Truyện Kiều. Ở bài văn tế này, Nguyễn Du khóc thương cho những loại người trong xã hội. Những giọt nước mắt xót xa nhất là dành cho người phụ nữ ("Đau đớn thay phận đàn bà"), dành cho trẻ em (“Kia những đứa tiểu nhi tắm bé"), người lao động ("Đòn gánh tre chín rạn hai vai"). Chính vì vậy mà nhận định của Mộng Liên Đường chủ nhân về Truyện Kiểu cũng dùng với Văn tế thập loại chủng sinh: “Lời văn tả ra hình như có máu chảy ở đầu ngọn bút, nước mắt thẩm ở trên tờ giấy, khiến ai đọc đến cũng phải thấm thía ngậm ngùi, đau đớn như đứt ruột.” (Bài Tựa về Truyện Kiều). 2. Nguyễn Du — thiên tài nghệ thuật Đại thi hào Nguyễn Du có những đóng góp nghệ thuật hết sức to lớn đối với sự phát triển của văn học dân tộc. Từ Hải giúp Thuý Kiều đòi lại công li, thực thi lẽ công bằng: người tốt được đền bù, kẻ ác bị trừng trị. Công li trong Truyện Kiểu mang quan điểm của nhân dân từng được thể hiện ở các truyện cổ tích như Thạch Sanh, Tấm Cám,... Thơ chữ Hán Nguyễn Du là những áng văn chương tuyệt tác, phần lớn được viết theo thể Đường luật với đủ các tiểu loại: nếu xét về số câu trong bài thì có tứ tuyệt (tuyệt cú), bát cú, trường thiên; nếu xét về số chữ trong câu thì có ngũ ngôn, lục ngôn, thất ngôn. Bút pháp nghệ thuật phong phú, đa dạng: trữ tỉnh, tự sự, hiện thực, trào phúng. Tính chất hảm súc, cô đọng, "ý tại ngôn ngoại" (ý ở ngoài lời), nghệ thuật đối,.. vốn là đặc điểm, thể mạnh của thơ Đường luật được nhà thơ phát huy ở mức cao nhất. Chất trữ tỉnh quyện hoả chất triết lí đem đến sự thâm trầm, sâu sắc của thơ chữ Hán Nguyễn Du. Truyện Kiều có nguồn gốc tiếp thu từ cuốn tiểu thuyết chương hồi Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm tài nhân (Trung Quốc). Tuy nhiên, để làm nên kiệt tác số một trong văn học Việt Nam, phần sáng tạo của Nguyễn Du là rất lớn, rất quan trọng. Cảm hứng chủ đạo của Nguyễn Du khi viết Truyện Kiểu là nỗi đau đứt ruột từ "những điều trông thấy”, như chinh tên của tác phẩm là Đoạn trường tân thanh (Tiếng kêu mới về nỗi đau đứt ruột). Nguyễn Du đã chuyển thể loại từ tiểu thuyết chương hồi sang truyện thơ Nôm, do vậy đã kết hợp được thế mạnh của cả tự sự (yếu tố truyện) và trữ tình (yếu tố thơ). Điểm nhìn trần thuật của tác giả cũng có sự thay đổi, từ người đứng ngoài câu chuyện thành người trong cuộc. Trong các hình thức ngôn ngữ kể chuyện (ngôn ngữ gián tiếp, ngôn ngữ trực tiếp). Nguyễn Du đặc biệt thành công với ngôn ngữ nửa trực tiếp. Cốt truyện của Truyện Kiều giống nhiều truyện Nôm với ba phần Gặp gỡ – Thử thách – Đoàn tự nhưng đồng thời có những sáng tạo mới khi tác giả đã tạo nên một kết thúc về hình thức là có hậu nhưng bản chất là bị kịch. Nghệ thuật xây dựng nhân vật là một thành tựu lớn của kiệt tác Truyện Kiều. Có những nhân vật, phân theo loại tốt – xấu, thiện – ác, giống kiểu nhân vật của truyện cổ tích, nhưng cũng có nhân vật không thể phân theo loại, khi tốt – xấu đan xen. Các nhân vật trong Truyện Kiều là những nhân vật tính cách, hơn nữa tính cách có sự thay đổi bởi tác động của hoàn cảnh như nhân vật Thuý Kiều. Tính cách nhân vật được khắc hoạ bằng cả bút pháp ước lệ và bút pháp tả thực, bằng cả con người với biểu hiện bên ngoài và con người với đời sống nội tâm. Miêu tả nội tâm nhân vật là một thành công nghệ thuật lớn, mang ý nghĩa cách tân của kiệt tác Truyện Kiều. Thiên nhiên trong Truyện Kiều vừa là đối tượng thẩm mĩ, vừa là phương thức thể hiện tâm trạng của nhân vật với nghệ thuật "tả cảnh ngụ tình”. Câu thơ lục bát trong Truyện Kiểu vừa dân dã, bình dị như ca dao, dân ca, vừa trau chuốt nghệ thuật, đạt tới giá trị cổ điển – giá trị khuôn thước, mẫu mực. Tiếng Việt trong Truyện Kiều rất giàu, rất đẹp, có sự kết hợp giữa ngôn ngữ đời sống, ngôn ngữ văn học dân gian với ngôn ngữ bác học kết tinh từ sách vở. Kiệt tác Truyện Kiều thuộc số không nhiều tác phẩm của quả khứ mà ngôn ngữ vẫn được sử dụng trong đời sống hiện đại, ở mọi hoàn cảnh giao tiếp, ở mọi tầng lớp khác nhau. Những đóng góp của Nguyễn Du không chỉ có ý nghĩa to lớn đối với văn hoá, văn học Việt Nam mà còn mang tầm vóc quốc tế. Năm 1965, Hội đồng Hoà bình Thế giới tổ chức kỉ niệm 200 năm ngày sinh Danh nhân văn hoá – nhà thơ Nguyễn Du. Năm 2013, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá của Liên hợp quốc (UNESCO) chọn Nguyễn Du là nhân vật văn hoá do thế giới vinh danh và năm 2015, toàn thếgiới kỉ niệm 250 năm ngày sinh của đại thi hào. |