Soạn bài Tự đánh giá trang 60 SGK Ngữ văn 11 tập 1 Cánh diều - siêu ngắnTrường hợp nào dưới đây không phải là điển cố? Từ "hoa" được dùng với biện pháp nghệ thuật nào trong câu thơ: Nàng rằng: “Khoảng vắng đêm trường / Vì hoa nên phải trổ đường tìm hoa”
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Câu 1 Trường hợp nào dưới đây không phải là điển cố? A. Trưởng huỳnh B. Rèm the C. Giấc hòe D. Đỉnh Giáp non thần Phương pháp giải: Đọc kĩ các đáp án, gợi nhớ kiến thức về điển cố. Lời giải chi tiết: Đáp án B, rèm the không phải điển cố. Câu 2 Trong câu thơ: Nàng rằng: “Khoảng vắng đêm thường/ Vì hoa nên phải trổ đường tìm hoa”, từ “hoa” được dùng với biện pháp tu từ nào? A. So sánh C. Ước lệ B. Hoán dụ D. Ẩn dụ Phương pháp giải: Đọc kĩ câu thơ, chú ý các dấu hiệu để nhận biết biện pháp tu từ. Lời giải chi tiết: Đáp án D: Ẩn dụ - hoa. Câu 3 Nhận xét nào dưới đây phù hợp với đêm thề nguyền của Kim Trọng - Thúy Kiều trong đoạn trích? A. Giản dị, thân mật B. Cầu kì, phức tạp C. Thơ mộng, thiêng liêng D. Lễ nghi, khách sáo Phương pháp giải: Đọc kĩ bài thơ trong ngữ liệu để xác định được đêm thề nguyền diễn ra như thế nào. Lời giải chi tiết: Đáp án C: Thơ mộng, thiêng liêng. Câu 4 Những hành động “vội rủ rèm the”, “Xăm xăm băng lối vườn khuya”, “Vì hoa nên phải trổ đường tìm hoa" cho thấy trong tình yêu, Thuý Kiều là người như thế nào? A. Vội vàng và nông nổi. B. Táo bạo nhưng sỗ sàng. C. Mạnh dạn và chủ động. D. Chân thật nhưng thiếu vẻ đẹp nữ tính. Phương pháp giải: Đọc kĩ các hành động, xác định nghĩa từ đó suy ra con người Thúy Kiều trong tình yêu. Lời giải chi tiết: Đáp án A: Vội vàng và nông nổi. Câu 5 Câu thơ "Bây giờ rõ mặt đôi ta / Biết đâu rồi nữa chẳng là chiêm bao" cho thấy Thuý Kiều đang sống trong tâm trạng như thế nào? Vì sao? Phương pháp giải: Đọc kĩ câu thơ, xác định nghĩa và chú ý các từ ngữ chỉ cảm xúc. Lời giải chi tiết: Câu nói này chứng tỏ Kiều là một phụ nữ rất nhạy cảm, biết quý giá và trân trọng từng giây, từng phút được ở bên người mà mình yêu dấu. Với người phụ nữ nhạy cảm thì tâm lí lo âu, sợ hãi, dự cảm về sự xa cách luôn luôn thường trực. Nàng có tâm trạng như vậy là bởi vì, nàng và Kim Trọng là tự ý trao duyên khi chưa được sự cho phép của cha mẹ. Câu 6 Bình luận nhận định sau của Hoài Thanh: “Gót chân nàng “thoăn thoắt” đi sang nhà Kim Trọng, cái hình ảnh nàng “Xăm xăm băng lối vườn khuya một mình” bây giờ đây vẫn còn có thể làm cho một số người ngơ ngác, phân vân.”. (Trích Nguyễn Du: một trái tim lớn, một nghệ sĩ lớn). Phương pháp giải: Đọc kĩ câu thơ, xác định nghĩa và chú ý các từ ngữ chỉ cảm xúc. Lời giải chi tiết: - Trong câu “Xăm xăm băng lối vườn khuya một mình”, từ "xăm xăm", "băng" là động từ chỉ sự vội vã, khẩn trương. Qua đó ta thấy Kiều đang vội vã đi qua nhà Kim Trọng. → Hành động táo bạo, đột xuất, bất ngờ ngay cả với chính Thúy Kiều. Thể hiện khát vọng tình yêu của cô gái mong muốn tìm đến hạnh phúc lớn hơn tất cả, bỏ qua mọi lễ giáo phong kiến. Câu 7 Cảm nhận của em về không gian của cuộc thề nguyền Phương pháp giải: Đọc kĩ đoạn thơ, chú ý không gian của cuộc thề nguyền và đưa ra cảm nhận Lời giải chi tiết: Nguyễn Du đã xây dựng một khung cảnh tuyệt đẹp, một đêm trăng tình yêu, vầng trăng ước hẹn để từ đó thể hiện khát khao về tình yêu tự do của Thúy Kiều, người con gái xinh đẹp, tài hoa nhưng bạc mệnh.Tình yêu giữa Thúy Kiều và Kim Trọng là tình yêu trong sáng, thủy chung, vượt lên trên lễ giáo phong kiến. Chính những điều này đã làm tăng thêm tính hấp dẫn và giá trị nhân văn cho đoạn trích “Thề nguyền” nói riêng và tác phẩm “Truyện Kiều” nói chung. Câu 8 Phân tích tác dụng nghệ thuật của hình tượng “trăng” trong đoạn trích Phương pháp giải: Đọc kĩ toàn bài thơ, xác định những câu thơ xuất hiện hình tượng từ đó xác định được nghĩa. Lời giải chi tiết: Thúy Kiều và Kim Trọng cùng nhau ước hẹn trong một không gian mộng mơ mà cũng hết sức trang trọng. Trong không gian đó nổi bật lên là hình ảnh ánh trăng sáng giữa trời đêm. Trăng như một nhân chứng cho cuộc thề nguyền của đôi trai tài gái sắc. Câu 9 Nêu suy nghĩ của em về tình yêu Thuý Kiều – Kim Trọng qua đoạn Thề nguyền. Phương pháp giải: Đọc kĩ toàn bài thơ, từ đó nhận ra được tình yêu của Thúy Kiều và Kim Trọng. Chú ý các lời nói hành động của hai người. Lời giải chi tiết: - Đoạn trích Thề nguyền đã thể hiện những cung bậc tình cảm trong tình yêu của Kim Trọng và Thúy Kiều. + Lời thề là sự khẳng định cho niềm tin, lòng thuỷ chung son sắt của hai con người, nó cho tình yêu một chỗ dựa vững chắc, bền chặt. + Thuý Kiều và Kim Trọng đều xem nó là minh chứng cho tình yêu của mình. + Những quan niệm trong tình yêu của Kim - Kiều đã đi ngược lại với quan niệm về bổn phận làm con thời kì đó. Họ vượt qua mọi rào cản đến với nhau. → Tình Yêu Kim - Kiều là một tình yêu đẹp và hiếm có trong thời kì đó. Câu 10 Viết một đoạn văn (khoảng 10 - 15 dòng) giới thiệu ý nghĩa nội dung và đặc sắc nghệ thuật của đoạn trích Thề nguyền Phương pháp giải: Đọc kĩ toàn bài thơ, từ đó nhận ra được tình yêu của Thúy Kiều và Kim Trọng. Chú ý các lời nói hành động của hai người. Lời giải chi tiết: Đoạn trích “Thề nguyền” thuộc phần Gặp gỡ và đính ước, trích “Truyện Kiều” của Nguyễn Du. Sau lần gặp gỡ đầu tiên trong buổi chiều thanh minh thơ mộng, Kim Trọng đi tìm nhà trọ học gần cạnh nhà Thúy Kiều cốt để tìm gặp lại nàng. Hai người đã gặp gỡ, trao kỉ vật làm tin. Một hôm, khi cả gia đình sang chơi bên ngoại, Kiều đã tìm gặp Kim Trọng. Chiều tà, nàng trở về nhà, được tin cả nhà vẫn chưa về, nàng quay lại gặp chàng. Hai người đã làm lễ thề nguyền gắn bó trước “vầng trăng vằng vặc”. Nguyễn Du đã xây dựng một khung cảnh tuyệt đẹp đó là đêm trăng tình yêu, vầng trăng ước hẹn để từ đó thể hiện khát khao về tình yêu tự do của Thúy Kiều, người con gái xinh đẹp, tài hoa nhưng bạc mệnh. Tác giả đã sử dụng nhiều từ láy có giá trị tạo hình, biểu cảm. Đây quả là một đoạn thơ xuất sắc trong việc ngợi ca vẻ đẹp của tình yêu và tấm lòng đồng cảm của Nguyễn Du với khát vọng hạnh phúc của con người.
|