Soạn bài Thề nguyền và vĩnh biệt SGK Ngữ văn 11 tập 2 Cánh diều - siêu ngắnĐọc trước văn bản Thề nguyền và vĩnh biệt , tìm hiểu thêm thông tin về tác giả Sếch-xpia? Chú ý cách hình dung của Rô-mê-ô về Giu-li-ét. Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 11 tất cả các môn - Cánh diều Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh Video hướng dẫn giải Trước khi đọc Câu hỏi (trang 96, SGK Ngữ Văn 11, tập hai): Đọc trước văn bản Thề nguyền và vĩnh biệt , tìm hiểu thêm thông tin về tác giả Sếch-xpia? Phương pháp giải: Chú ý lựa chọn thông tin phù hợp, phục vụ cho việc đọc hiểu. Lời giải chi tiết: * Tác giả - Uy-li-am Sếch-xpia (1564 – 1616) sinh ra tại Stratford-upon-Avon nước Anh. - Năm 1578 gia đình sa sút, ông buộc phải thôi học. - Năm 1585 ông lên Luân Đôn kiếm sống và bắt đầu sự nghiệp nghệ thuật. - Năm 1612 ông rời Luân Đôn về quê sinh sống. - U. Sếch-xpia viết hơn 40 vở kịch, tất cả đều dưới dạng thơ, và được chia thành ba loại: + Hài kịch: “Giông tố”, “As you like it”, “Cardenio”, ... + Bi kịch: “Hamlet”, “Othello”, “King Lear”, “ Romeo and Juliet”,... + Kịch lịch sử: “King John”, “Henry V”, “Richard II”, .... - Tác phẩm của ông là tiếng nói của lương tri tiến bộ, của tự do, của lòng nhân ái bao la và của niềm tin bất diệt vào khả năng hướng thiện và khả năng vươn dậy để khẳng định cuộc sống con người. Trong khi đọc 1 Câu 1 (trang 97, SGK Ngữ Văn 11, tập hai): Chú ý cách hình dung của Rô-mê-ô về Giu-li-ét. Phương pháp giải: Chỉ ra những chi tiết miêu tả về Giu-li-ét qua lời của Rô-mê-ô. Lời giải chi tiết: + Nàng Giu-li-ét là Mặt Trời. + Vừng Đông đẹp tươi ơi! + Người mà ta sùng kính, người mà ta yêu thương… Trong khi đọc 2 Câu 2 (trang 97, SGK Ngữ Văn 11, tập hai): Tại sao Giu-li-ét lại nói “Chỉ có tên họ chàng là kẻ thù của em thôi.” Phương pháp giải: Đọc kĩ lời nói của Giu-li-ét để hiểu lí do. Lời giải chi tiết: Vì hai nhà có ân oán với nhau và vì lẽ đó cho nên có thể họ sẽ không được hai bên đồng ý, sẽ bị chia cách. Trong khi đọc 3 Câu 3 (trang 98, SGK Ngữ Văn 11, tập hai): Chú ý sự nguy hiểm mà Rô-mê-ô phải chịu để được gặp Giu-li-ét. Phương pháp giải: Đọc kĩ lời nói của Giu-li-ét khi lo lắng cho Rô-mê-ô để chỉ ra được sự nguy hiểm. Lời giải chi tiết: + Vượt tường. + Nếu bị bắt sẽ bị giết chết. Trong khi đọc 4 Câu 4 (trang 100, SGK Ngữ Văn 11, tập hai): Tại sao Giu-li-ét lại nghĩ tiếng hót là của chim họa mi? Phương pháp giải: Chỉ ra câu văn nhắc đến hình ảnh chim họa mi, chú đến những lời giải thích của Giu-li-ét ngay sau đó? Lời giải chi tiết: Vì đêm nào nó cũng đậu ở cây lựu trước cửa sổ phòng cô mà hót cho nên cô biết rất rõ. Trong khi đọc 5 Câu 5 (trang 101, SGK Ngữ Văn 11, tập hai): Chú ý sự tương phản giữa ánh sáng và tăm tối trong câu thoại này của Rô-mê-ô. Phương pháp giải: Đọc kĩ câu văn và tìm ra hình ảnh đối lập, trái ngược nhau. Lời giải chi tiết: Sự tương phản thể hiện việc khi trời càng sáng cũng là lúc hai người phải xa nhau, cả hai cùng nhung nhớ, lưu luyến không muốn rời xa. Trong khi đọc 6 Câu 6 (trang 101, SGK Ngữ Văn 11, tập hai): Cách cảm nhận của Rô-mê-ô và Giu-li-ét về nhau có gì lưu ý? Phương pháp giải: Đọc kĩ những lời đối thoại cuối và chỉ ra khi chia tay nhau vì trời đã sáng giống nhau hay khác nhau. Lời giải chi tiết: Cùng có linh cảm rằng lần này có thể là lần cuối được gặp nhau, có thể sẽ phải chia xa. Và khi nhìn đối phương đều thấy đối phương rất nhợt nhạt mờ ảo, thể hiện tâm trạng đau buồn của cả hai. Sau khi đọc 1 Câu 1 (trang 101, SGK Ngữ Văn 11, tập hai): Đoạn trích xoay quanh cuộc đối thoại của những nhân vật nào? Mối quan hệ của họ là gì? Phương pháp giải: Đọc toàn bài và đưa ra tên nhân vật xuất hiện, họ xưng hô với nhau như thế nào từ đó rút ra được mối quan hệ. Lời giải chi tiết: - Đoạn trích xoay quanh cuộc đối thoại của Rô-mê-ô và Giu-li-ét, hai nhân vật chính của vở kịch. - Mối quan hệ: Hai người yêu nhau sâu nặng nhưng dòng họ của hai người lại là kẻ thù truyền kiếp. Sau khi đọc 2 Câu 2 (trang 101, SGK Ngữ Văn 11, tập hai): Cảnh gặp gỡ, tình tự của Rô-mê-ô và Giu-li-ét luôn phải diễn ra trong khoảng thời gian và không gian nào? Vì sao? Phương pháp giải: Đọc toàn bài và tìm ra không gian, thời gian gặp gỡ của hai nhân vật. Lời giải chi tiết: Thời gian ban đêm và trong không gian vắng vẻ chỉ có hai người họ. Vì tình yêu của họ không được sự chấp thuận của cha mẹ và dòng họ. Sau khi đọc 3 Câu 3 (trang 101, SGK Ngữ Văn 11, tập hai): Tìm và phân tích những lời đối thoại cho thấy: a) Tình yêu say đắm giữa Rô-mê-ô và Giu-li-ét. b) Những rào cản, khó khăn ngáng trở mối tình say đắm của họ. Phương pháp giải: Đọc toàn bài và tìm ra những lời đối thoại thể hiện nội dung và phân tích cụ thể tình cảm của cả hai. Lời giải chi tiết: a. Tình yêu say đắm giữa Rô-mê-ô và Giu-li-ét. - Lời thoại của Rô-mê-ô: "Ái tình, ái tình đã xui tôi tìm kiếm. Ái tình đã cho tôi lời khuyên, và tôi đã cho ái tình đôi mắt. Tôi chẳng phải là tay thuỷ thủ, nhưng giá nàng có ở nơi bờ biển xa xăm nhất, thì tôi cũng sẵn sàng liều mình vì báu vật." → Rô-mê-ô cho rằng chính tình yêu đã dẫn lối đưa chàng tìm đến bên nàng, dù ở đâu, chàng cũng sẵn sàng tìm kiếm. - Lời thoại của Giu-li-ét: "Chàng hãy từ bỏ tên họ đi" hoặc "Cái tên kia đâu có phải là xương thịt của chàng, chàng hãy đổi nó lấy cả tấm thân em". → Vì tình yêu của đời mình mà cả hai đều sẵn sàng thay tên đổi họ, sẵn sàng làm bất kì điều gì về nhau. b. Những rào cản, khó khăn ngáng trở mối tình của họ. - Có thể nói, rào cản và khó khăn lớn nhất ngáng trở mối tình của họ là sự thù hận và mối thù truyền kiếp của hai dòng họ: + "Nàng là họ Ca-piu-lét sao? Ôi oan trái yêu quý, đời sống của ta nay nằm trong tay người thù". + "Chàng hãy khước từ cha chàng và từ chối dòng họ của chàng đi...", "chỉ có tên họ chàng là thù địch của em thôi" + "Từ nay, tôi sẽ không bao giờ còn là Rô-mê-ô nữa"; "tôi thù ghét cái tên tôi..."; "chẳng phải Rô-mê-ô cũng chẳng phải Môn-ta-ghiu...". → Vì tình yêu mà cả hai đều ghét bỏ chính tên họ của mình và sẵn sàng đổi nó để theo đuổi tình yêu. Sau khi đọc 4 Câu 4 (trang 102, SGK Ngữ Văn 11, tập hai): Hãy chỉ ra sự thay đổi trong âm hưởng chính của tình yêu từ Cảnh II, Hồi hai sang Cảnh V, Hồi ba? Sự thay đổi này góp phần thể hiện chủ đề của văn bản như thế nào? Phương pháp giải: Đọc Hồi hai, Hồi ba để nhận ra sự thay đổi về âm hưởng thông qua giọng điệu, khung cảnh xuất hiện của hai nhân vật chính. Lời giải chi tiết: + Tiếng sét ái tình nảy sinh trong lòng hai con người khi tham dự buổi tiệc. Thay vì về nhà ngay sau khi buổi tiệc kết thúc, Rô-mê-ô quay lại, trèo qua tường để vào vườn nhà nàng Giu-li-ét để bày tỏ tình cảm của mình. Sự xinh đẹp của Giu-li-ét làm cho Rô-mê-ô mê mệt. + Hai chữ "tình yêu" được Rô-mê-ô nhắc lại nhiều lần càng làm cho Giu-li-ét càng tin tưởng vào tình yêu này. Họ sẵn sàng thay tên đổi họ vì tình yêu của cuộc đời mình. → Sự thay đổi này góp phần thể hiện rất rõ tình yêu chân thành của hai nhân vật chính trong tác phẩm. Sau khi đọc 5 Câu 5 (trang 102, SGK Ngữ Văn 11, tập hai): Lời thoại nào trong đoạn trích khiến em cảm thấy thú vị nhất? Vì sao? Phương pháp giải: Đọc toàn bài, chỉ ra lời thoại thú vị và gây ấn tượng nhất với em và giải thích lí do. Lời giải chi tiết: "Ái tình, ái tình đã xui tôi tìm kiếm. Ái tình đã cho tôi lời khuyên, và tôi đã cho ái tình đôi mắt. Tôi chẳng phải là tay thuỷ thủ, nhưng giá nàng có ở nơi bờ biển xa xăm nhất, thì tôi cũng sẵn sàng liều mình vì báu vật." → Lời thoại đã thể hiện được tình yêu chân thành, mãnh liệt của Rô-mê-ô dành cho Giu-li-ét. Sau khi đọc 6 Câu 6 (trang 102, SGK Ngữ Văn 11, tập hai): Cảnh thề nguyền của Rô-mê-ô và Giu-li-ét (Cảnh II, Hồi hai) khiến em liên tưởng đến tác phẩm nào trong văn học Việt Nam? Sự liên tưởng đó đem đến cho em những cảm xúc và suy nghĩ gì? Phương pháp giải: Đọc toàn bài, gợi nhớ về tác phẩm em đã học có xuất hiện cảnh thề nguyền, từ đó đưa ra cảm xúc và suy nghĩ của bản thân. Lời giải chi tiết: - Cảnh thề nguyền của Rô-mê-ô và Giu-li-ét khiến em liên tưởng đến tác phẩm "Truyện Kiều" của Nguyễn Du trong văn học Việt Nam. Cụ thể là đoạn trích nói về lời thề nguyền của Kim Trọng và Thúy Kiều. - Cảnh thề nguyền của cả hai tác phẩm đều khiến em cảm thấy xót xa và đau đớn. Những lời hứa cuối cùng đó đều cho thấy sự hy vọng của những nhân vật trong tình yêu và sự tuyệt vọng khi họ phải tách biệt nhau. Điều này khiến em suy nghĩ về tình yêu và cuộc đời, về sự hy vọng và tuyệt vọng trong cuộc sống.
|