Soạn bài Tự đánh giá cuối kì 1 SGK Ngữ văn 11 tập 1 Cánh diều - siêu ngắnDòng nào sau đây nêu đúng bối cảnh (không gian và thời gian) của câu chuyện trên Cụm từ nào phù hợp với tên thể loại của đoạn trích Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 11 tất cả các môn - Cánh diều Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Đọc hiểu 1 Câu 1 (trang 130, SGK Ngữ Văn 11, tập một): Dòng nào sau đây nêu đúng bối cảnh (không gian và thời gian) của câu chuyện trên? A. Phố huyện nghèo, từ chiều tối đến đêm khuya. B. Vòm trời đầy sao sáng, cuối buổi chiều mùa hạ. C. Cửa hàng của Liên vào lúc đêm khuya đội tàu. D. Sân ga nơi bác Siêu, chị Tí bán hàng lúc nửa đêm. Phương pháp giải: Đọc toàn bài, chú ý vào phần đầu của câu chuyện để tìm ra được bối cảnh. Lời giải chi tiết: Đáp án: A. Phố huyện nghèo, từ chiều tối đến đêm khuya. Đọc hiểu 2 Câu 2 (trang 130, SGK Ngữ Văn 11, tập một): Cụm từ nào phù hợp với tên thể loại của đoạn trích? A. Truyện ngắn trào phúng. B. Truyện ngắn hiện thực. C. Truyện ngắn châm biếm. D. Truyện ngắn trữ tình. Phương pháp giải: Đọc toàn bài, gợi nhớ kiến thức về thể loại. Lời giải chi tiết: Đáp án: B. Truyện ngắn hiện thực. Đọc hiểu 3 Câu 3 (trang 130, SGK Ngữ Văn 11, tập một): Phương án nào nêu chính xác biện pháp đối lập được sử dụng trong đoạn trích trên? A. Mặt đất và bầu trời, ngày và đêm, con người và cảnh vật. B. Mặt đất và bầu trời, ánh sáng và bóng tối, hiện tại và quá khứ. C. Mặt đất và bầu trời, hiện tại và quá khứ, mơ ước và thực tế. D. Mặt đất và bầu trời, người lớn và trẻ con, trạng thái thức và ngũ. Phương pháp giải: Đọc toàn bài, gợi nhớ kiến thức về biện pháp đối. Lời giải chi tiết: Đáp án: B. Mặt đất và bầu trời, ánh sáng và bóng tối, hiện tại và quá khứ. Đọc hiểu 4 Câu 4 (trang 130, SGK Ngữ Văn 11, tập một): Câu văn nào dưới đây là lời nhân vật? A. Bắc Siêu đã tới gần, đặt gánh phở xuống đường. B. Đêm tối đối với Liên quen lắm, chị không sợ nó nữa. C. Kìa, hàng phở của bác Siêu đến kia rồi. D. Mẹ vẫn dặn phải thức đến khi tàu xuống. Phương pháp giải: Đọc các đáp án và xác định lời nhân vật. Lời giải chi tiết: Đáp án: C Kìa, hàng phở của bác Siêu đến kia rồi. Đọc hiểu 5 Câu 5 (trang 130, SGK Ngữ Văn 11, tập một): Phương án nào sau đây nêu đúng nội dung chính của đoạn trích trên? A. Kể lại cảnh phố huyện về đêm và hai chị em cố thức đợi đoàn tàu. B. Nhớ lại cảnh phố huyện về đêm với cuộc sống buồn bã tại một sân ga. C. Giới thiệu cảnh ban đêm tại một sân ga của một phố huyện nghèo. D. Nêu lên những cảm nhận về bầu trời và mặt đất trong một đêm mùa hạ. Phương pháp giải: Đọc toàn bài và xác định nội dung chính. Lời giải chi tiết: Đáp án: A Kể lại cảnh phố huyện về đêm và hai chị em cố thức đợi đoàn tàu. Đọc hiểu 6 Câu 6 (trang 130, SGK Ngữ Văn 11, tập một): Có thể thay nhan đề Hai đứa trẻ bằng Hai chị em được không? Vì sao? Phương pháp giải: Dựa vào nội dung chính của văn bản để xác định nhan đề. Lời giải chi tiết: Không thể vì nhan đề "Hai đứa trẻ" đã nhấn mạnh vào thế giới trong ngần của những đứa trẻ, thông qua những suy nghĩ và cách nhìn nhận thế giới của những đứa trẻ ấy. Hai là số lượng cụ thể, tác giả đã hướng người đọc đến nhân vật trung tâm của truyện ngắn, đó là hai chị em Liên và An. Danh từ đứa trẻ không chỉ gợi nhắc đến hình hài, lứa tuổi mà còn thể hiện được tâm hồn trong sáng, non nớt của trẻ con. Đọc hiểu 7 Câu 7 (trang 130, SGK Ngữ Văn 11, tập một): Câu “Chừng ấy người trong bóng tối mong đợi một cái gì tươi sáng cho sự sống nghèo khổ hàng ngày của họ." nói lên tư tưởng và thái độ gì của người viết? (Trả lời ngắn trong khoảng 3 – 5 dòng). Phương pháp giải: Dựa vào nội dung chính của văn bản và giải thích nghĩa của câu văn để rút ra được tư tưởng và thái độ. Lời giải chi tiết: Thạch Lam đã thể hiện một cách nhẹ nhàng mà thấm thía niềm xót thương với những sống cơ cực quẩn quanh, tăm tối ở phố huyện nghèo những ngày trước Cách mạng. Nhịp sống của họ cứ lặp lại một cách đơn điệu, quẩn quanh, tẻ nhạt, mỏi mòn, buồn chán,... Cảnh đói nghèo cứ bủa vậy họ không lối thoát. Thế nhưng sâu trong họ, họ vẫn hy vọng, mong đợi về một cuộc sống tốt đẹp hơn. Đọc hiểu 8 Câu 8 (trang 131, SGK Ngữ Văn 11, tập một): Đối lập là một trong các biện pháp nghệ thuật thường được sử dụng trong văn học lãng mạn. Hãy phân tích tác dụng của biện pháp này thông qua một ví dụ cụ thể trong văn bản trên. Phương pháp giải: Gợi nhớ lại kiến thức của biện pháp đối lập. Lời giải chi tiết: - Tương phản giữa bóng tối và ánh sáng + Ánh sáng và bóng tối đã xuất hiện ngay từ đầu câu chuyện, ánh sáng yếu ớt của mặt trời “như hòn than sắp tàn” và xen vào đó là những hình ảnh đầu tiên của bóng tối “dãy tre làng trước mặt đen lại”. + Trong sự đối lập sáng - tối đó, bóng tối là gam màu chủ yếu. Bóng tối dày đặc mênh mang khắp một vùng còn ánh sáng thì mờ nhạt, nhỏ nhoi, leo lét không đủ để xua đi bóng tối. + Phố xá thì tối hết cả, con đường thăm thẳm ra sông, con đường qua chợ về nhà, các ngõ vài làng lại càng sậm đen hơn nữa. Đêm ở phố huyện tĩnh mịch và đầy bóng tối”. Trong cái thế giới ngập tràn bóng đêm, dưới một bầu trời thăm thẳm bao la đầy bí mật của phố huyện, ánh sáng lại quá yếu ớt, mà nhạt, nhỏ bé, leo lét. Ánh sáng của các cửa hiệu chỉ là những khe sáng, lọt ra ngoài, hắt xuống mặt đường gồ ghề khiến mặt đất dường như nhấp nhô hơn vì những hòn đá nhỏ vẫn còn một bên sáng một bên tối. Ánh đèn của bác phở Siêu chỉ là những chấm nhỏ và vàng lơ lửng đi trong đêm tối. Ánh sáng ngọn đèn của chị em Liên thưa thớt từng hột sáng lọt qua phên nứa… Đặc biệt là hình ảnh ngọn đèn chị Tí, một quầng sáng nhỏ nhoi, chỉ chiếu sáng một vùng đất nhỏ, xuất hiện bảy lần trong tác phẩm, tạo nên sức ám ảnh và khơi gợi về cảnh đời, những kiếp sống nhỏ bé, lay lắt trong đêm đen, trong bóng tối cuộc đời. - Tương phản giữa quá khứ và hiện tại: Trong quá khứ gia đình cái Liên có cuộc sống khá giả bao nhiêu thì hiện thực đói nghèo lại khiến cô cảm thấy nuối tiếc. - Nghệ thuật tương phản thể hiện tập trung nhất ở phần cuối câu chuyện: khi đoàn tàu chạy qua phố huyện: bóng tối - ánh sáng, quá khứ - hiện tại, hiện tại - tương lai, âm thầm, lặng lẽ - ồn ào, náo nhiệt,... Đọc hiểu 9 Câu 9 (trang 131, SGK Ngữ Văn 11, tập một): Đoạn trích trên thể hiện rất rõ chất thơ trong văn xuôi. Hãy làm sáng tỏ điều đó. Phương pháp giải: Cần phải hiểu chất thơ là gì? Từ đó so sánh với nội dung đoạn trích. Làm sáng tỏ chất thơ trong đó. Lời giải chi tiết: - Chất thơ là một thuật ngữ lý luận chỉ một phẩm chất đặc biệt của văn xuôi. Tác phẩm văn xuôi đc xem là có chất thơ khi nội dung của nó đi sâu vào trạng thái cảm xúc diễn tả diễn biến trong trạng thái chủ quan với những rung động tinh tế. - Chất thơ được thể hiện trong “Hai đứa trẻ” được thể hiện ở chỗ: + Kết cấu truyện ngắn: “Hai đứa trẻ” dường như không có cốt truyện. Tuy chỉ tập trung vào những diễn biến nội tâm của nhân vật, những mảnh ghép của bức tranh phố huyện nhạt nhòa, mòn mỏi, song Thạch Lam đã để lại ấn tượng đầy ám ảnh cho tác phẩm. + Khung cảnh thiên nhiên: Đó là một mùa hạ êm như nhung và thoảng qua gió mát với vòm trời huyền bí lấp lánh những vì sao, những con đom đóm lập lòe. Những chi tiết thơ mộng đã làm giảm bớt màu sắc ảm đạm u tối của bức tranh đời. + Nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật: Nếu Nam Cao thường đi vào phân tích những quá trình tâm lý phức tạp thì Thạch Lam lại chủ yếu đi sâu vào những trạng thái của tâm hồn mà tâm hồn mới là đối tượng của chất thơ. + Nghệ thuật ngôn từ: Giọng điệu nhẹ nhàng, truyền cảm. Ngôn ngữ vừa giàu nhạc điệu vừa giàu tính tạo hình. → Chất thơ trong “Hai đứa trẻ” đã tạo nên sức hấp dẫn đặc biệt của truyện ngắn này, Thạch Lam đã phát hiện ra được “cái đẹp chứa ở chỗ không ai ngờ tới”. Đó là cái đẹp kín đáo bị khuất lấp bởi đời sống nhọc nhằn, cái đẹp mà chỉ tâm hồn tinh tế hồn hậu mới có thể cảm nhận hết được. Đọc hiểu 10 Câu 10 (trang 131, SGK Ngữ Văn 11, tập một): “Hai chị em Liên cố thức chỉ vì muốn được nhìn chuyến tàu, đó là sự hoạt động cuối cùng của đêm khuya". Nêu ý nghĩa của chi tiết này. Phương pháp giải: Đọc lại toàn bộ bài và giải thích, nêu ý nghĩa của chi tiết này. Lời giải chi tiết: - Thạch Lam muốn thể hiện ước mơ thoát khỏi cuộc sống hiện tại, khao khát hướng tới một cuộc sống tươi sáng hơn, ý nghĩa hơn của những người dân nghèo. - Tiếng nói nâng niu, trân trọng vẻ đẹp trong tâm hồn của hai đứa trẻ: tuy còn bé bỏng, ngây thơ, sống trong bóng tối nhưng tâm hồn ấy vẫn biết khao khát, biết ước mơ, biết hướng đến ánh sáng. - Thức tỉnh ý thức cá nhân của con người: đừng để cuộc sống trôi đi “mờ mờ nhân ảnh” hay “buồn lẻ loi sống trăm năm”. Viết Câu hỏi (trang 131, SGK Ngữ Văn 11, tập một): Chọn một trong hai đề sau để viết thành bài văn ngắn: Đề 1. Bàn luận một vấn đề xã hội mà em thấy có ý nghĩa được đặt ra trong các tác phẩm văn xuôi hoặc truyện thơ Nôm đã học trong Ngữ văn 11, tập một. Đề 2. Giới thiệu một phẩm chất hoặc nêu một thói quen xấu cần khắc phục của lớp trẻ hiện nay. Phương pháp giải: Chọn một trong hai đề để viết thành bài văn. Xác định vấn đề nghị luận và gợi nhớ lại kiến thức phần viết. Lời giải chi tiết: - Đề 2: Lần gần nhất mà bạn phải ngồi chờ đợi một ai đó là từ khi nào? Có lẽ thói quen đi trễ đã không còn xa lạ gì với mọi người nữa, nó gần như trở thành thói quen của rất nhiều người trong xã hội, đủ mọi tầng lớp, lứa tuổi,…và đặc biệt là ở lứa tuổi học sinh có thói quen đi học muộn với đủ mọi lý do hết sức vô lý được đưa ra. Quản lý thời gian là một giải pháp cần thiết để khắc phục được tình trạng trễ giờ, quên thời gian,... và cần phải bố trí đủ thời gian vào buổi sáng để sẵn sàng đi học, trì hoãn các công việc không cần thiết cũng như dự đoán được các vấn đề về giao thông. Rất nhiều người không có ý thức sắp xếp, phân bổ thời gian một cách hợp lý, làm việc gì cũng chậm chạp và họ coi việc đi học muộn trở thành một việc hết sức bình thường. Việc đi đúng giờ không chỉ thể hiện bạn là một người văn minh, hiện đại mà còn là một người biết tôn trọng người khác. Chẳng hạn việc bạn thường xuyên đi trễ sẽ làm mất đi uy tín của bạn, lời hứa không còn có trọng lượng và bị đánh giá là người không đáng tin cậy. Nếu bạn nghĩ rằng đi học muộn là việc của bạn và hậu quả ra sao mình bạn chịu thì nhầm rồi nhé. Khi bạn đến lớp muộn, nó không chỉ làm gián đoạn dòng chảy của một bài giảng hoặc thảo luận, mà còn ảnh hưởng đến sự tập trung của học sinh khác, cản trở việc học của tập thể và thường ăn mòn tinh thần lớp học. Thầy cô cũng vì thế mà cảm thấy bực mình và không muốn dạy một lớp học mà có nhiều bạn vô ý thức, vô kỷ luật như vậy. Việc mọi người đi trễ có thể do một sự cố ngẫu nhiên như: ngủ quên, tắc đường, nhỡ xe, thời tiết,…. nhưng cũng có thể đó đã trở thành một thói quen khó có cách nào sửa đổi. Có rất nhiều nguyên nhân khiến các bạn đến lớp muộn, có thể là nguyên nhân chủ quan với lý do làm bài tập ngủ muộn, sáng dậy muộn,… hay nguyên nhân khách quan như việc tắc đường, xe hỏng,…. Nhưng dù có là lý do gì đi nữa thì việc đi trễ vẫn là một thói quen không tốt để lại rất nhiều hậu quả đáng tiếc và chúng ta cần từ bỏ nó ngay từ bây giờ. Tác hại của việc đi trễ là vô cùng lớn. Nếu mỗi người trong xã hội đều không coi trọng việc đúng giờ thì xã hội sẽ không thể nào tiến bộ được. Để tránh tình trạng đi học muộn, các bạn hãy tự chọn cho mình một biện pháp khắc phục phù hợp với bản thân mình, giảm thiểu tối đa thời gian bị mất bởi những lý do không cần thiết. Đi trễ không chỉ đơn thuần là một thói quen xấu mà còn là căn bệnh bám rễ vào tư tưởng mỗi người và có thể gây nên những hậu quả khó lường nếu không được khắc phục ngay từ bây giờ. Để khắc phục thói quen đi trễ của bản thân, đầu tiên bạn phải là một người biết coi trọng thời gian và đơn giản là có ý thức tôn trọng người khác và tôn trọng chính bản thân mình. Thứ nhất, bạn phải biết cách lập kế hoạch phân bổ thời gian trong ngày một cách hợp lý. Nếu bạn là người chậm chạp, lề mề trong việc chuẩn bị trước khi ra khỏi nhà thì hãy nhớ cài đồng hồ hẹn trước một chút thời gian để không bị lỡ hẹn và đi học đúng giờ. Thứ hai, nếu bạn là người đãng trí hay quên thì hãy tự lập cho mình một thời gian biểu khoa học và nhớ thường xuyên theo dõi nó để chắc chắn rằng mình không bỏ quên hay đi trễ một cuộc hẹn hay một buổi học nào cả. Và bạn cũng nên dự trù thời gian để có thể hoàn thành công việc và những việc có khả năng phát sinh thêm, tránh để quỹ thời gian của bạn bị quá tải, trôi đi một cách lãng phí. Cha ông ta có câu: “Giang sơn dễ đổi, bản tính khó dời”. Dù biết rằng việc thay đổi thói quen từ thường xuyên đi trễ thành một người luôn đúng giờ là một việc làm rất khó nhưng không phải là không làm được. Vì vậy bạn và tôi, chúng ta đừng để đi muộn trở thành thói quen không thể sửa mà hãy cùng nhau trở thành người có thói quen làm việc khoa học và hiệu quả hơn. Hãy biết quý trọng thời gian!
|