Soạn bài Lời tiễn dặn SGK Ngữ văn 11 tập 1 Cánh diều - siêu ngắn

Chú ý tâm trạng của chàng trai và cô gái qua lời đối thoại. Điều gì đã xảy ra với cô gái khi ở nhà chồng?

Tổng hợp đề thi học kì 2 lớp 11 tất cả các môn - Cánh diều

Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Trong khi đọc Câu 1

Chú ý tâm trạng của chàng trai và cô gái qua lời đối thoại.

Phương pháp giải:

Đọc đoạn một, chú ý những lời đối thoại để thấy được tâm trạng.

Lời giải chi tiết:

- Tâm trạng của chàng trai: Xót xa, lưu luyến, tuyệt vọng rồi cuối cùng phải chấp nhận với thực tại, muốn rời đi

- Tâm trạng của cô gái: Lưu luyến, hi vọng, thể hiện nỗi nhớ thương, đau khổ và quyết tâm đoàn tụ

→ Ta thấy được tình yêu của chàng trai là một tình yêu tha thiết, thủy chung, đau đớn xót xa khi nhìn người mình yêu đi lấy chồng. Còn cô gái mang theo nỗi  lòng đầy khắc khoải và tâm trạng bồn chồn, đau khổ, đắng cay như muốn bám víu trong sự vô vọng đi lấy chồng. Để rồi cuối cùng họ hẹn ước với nhau sẽ đợi chờ đến ngày đoàn tụ dù phải trải qua thời gian bao lâu. 

Xem thêm cách soạn khác

Trong khi đọc Câu 2

Điều gì đã xảy ra với cô gái khi ở nhà chồng?

Phương pháp giải:

Đọc phần đầu đoạn hai, chú ý hành động của nhà chồng và chồng của cô gái.

Lời giải chi tiết:

Khi ở nhà chồng, cô gái đã bị bạo lực gia đình

Xem thêm cách soạn khác

Trong khi đọc Câu 3

Những biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng để thể hiện tâm trạng của chàng trai?

Phương pháp giải:

Đọc phần sau đoạn hai, tìm ra biện pháp nghệ thuật để nhận ra được tâm trạng của chàng trai.

Lời giải chi tiết:

- Sử dụng biện pháp tu từ điệp ngữ để thể hiện tâm trạng của chàng trai.

→ Chàng trai đã biểu lộ niềm xót xa thương cảm đối với nỗi đau của người con gái anh yêu. Từ nỗi xót xa, trong lòng chàng trai bỗng bật lên ý chí quyết tâm đưa cô gái về đoàn tụ với mình, được sống vui vẻ hạnh phúc.

Xem thêm cách soạn khác 

Trong khi đọc Câu 4

Chú ý: Lời tiễn dặn đã trở thành lời thề nguyền.

Phương pháp giải:

Đọc phần cuối đoạn hai, chú ý giọng điệu. 

Lời giải chi tiết:

Không còn là những nuối tiếc, lưu luyến buồn bã khi tiễn người yêu đi về nhà chồng mà những câu cuối có giọng điệu mạnh mẽ dứt khoát. 

Xem thêm cách soạn khác

Sau khi đọc Câu 1

Trong phần 1 của đoạn trích, chàng trai và cô gái đã nói với nhau về điều gì? Qua những lời nói ấy, em hãy cho biết hai người đang sống trong tâm trạng như thế nào?

Phương pháp giải:

Đọc đoạn một, chú ý những lời đối thoại để thấy được tâm trạng.

Lời giải chi tiết:

- Trong phần 1 của đoạn trích, chàng trai và cô gái nói với nhau lời từ biệt cô gái về nhà chồng. 

- Từ những lời nói ấy, em cảm nhận được tâm trạng rối bời, đau đớn, đầy mâu thuẫn của chàng trai khi phải từ biệt người yêu, tiễn cô về nhà chồng. Qua đó, chúng ta thấy được tình yêu của chàng trai là một tình yêu tha thiết, thủy chung. Còn cô gái mang theo nỗi  lòng đầy khắc khoải và tâm trạng bồn chồn, đau khổ, đắng cay  như muốn bám víu trong sự vô vọng đi lấy chồng.

Xem thêm cách soạn khác

Sau khi đọc Câu 2

Khi ở nhà chồng, tình cảnh cô gái ra sao? Phân tích thái độ, cử chỉ của chàng trai lúc chứng kiến tình cảnh ấy.

Phương pháp giải:

Đọc đoạn hai, chú ý tình cảnh của cô gái khi ở nhà chồng (với bố mẹ chồng, với chồng). Thái độ và cử chỉ của chàng trai khi chứng kiến. 

Lời giải chi tiết:

- Khi ở nhà chồng cô gái bị bạo lực gia đình: Bị bố mẹ chồng ghét sai con trai đánh, bị chồng đánh đập.

- Khi chứng kiến tình cảnh của cô gái bị chồng đánh anh thể hiện sự xót xa, thương cảm đối với nỗi đau của người yêu. Từ đó, trỗi dậy ý chí đưa người yêu về đoàn tụ với mình

Xem thêm cách soạn khác

Sau khi đọc Câu 3

Qua lời chàng trai căn dặn người yêu, em thấy nhân vật này là người như thế nào? Phân tích dẫn chứng để làm rõ sự cảm nhận đó của em.

Phương pháp giải:

Đọc đoạn giữa của đoạn 2, chú ý lời căn dặn người yêu của chàng trai để nhận xét được về nhân vật này.


Lời giải chi tiết:

Qua lời căn dặn người yêu, chàng trai là một người rất chung thủy, tình nghĩa, luôn là chỗ dựa vững chắc cho người yêu. 

Xem thêm cách soạn khác

Sau khi đọc Câu 4

Phân tích giá trị biểu cảm của những câu thơ sử dụng biện pháp nghệ thuật lặp cấu trúc trong phần 2 của đoạn trích

Phương pháp giải:

Đọc đoạn sau của đoạn 2, chú ý biện pháp lặp cấu trúc.

Lời giải chi tiết:

- Đoạn trích có sử dụng rất nhiều câu thơ sử dụng lặp cấu trúc: 

Vừa đi vừa ngoảnh lại

Vừa đi vừa ngoái trông…

Chết ba năm hình con treo đó

Chết thành sông vục nước uống mát lòng…

Chết thành hồn, chung một mái song song.

Yêu nhau, yêu trọn đời gỗ cứng

Yêu nhau, yêu trọn kiếp đến già…

- Giá trị biểu cảm: Nhấn mạnh sự thủy chung son sắt trong tình yêu của đôi bạn trẻ. Nó cũng đồng thời khẳng định ý chí và ước mơ đoàn tụ không gì lay chuyển của chàng trai và cô gái.

Xem thêm cách soạn khác

Sau khi đọc Câu 5

Đoạn trích Lời tiễn dặn có những hình ảnh rất quen thuộc, gần gũi với cách suy nghĩ, cảm nhận của người dân miền núi. Hãy phân tích tác dụng nghệ thuật của những hình ảnh đó.

Phương pháp giải:

Đọc lại toàn bài, tìm những hình ảnh gắn liền với người dân miền núi. 

Lời giải chi tiết:

- Qua cách xưng hô “em yêu” hay “anh yêu em” của chàng trai, chúng ta thấy được cách gọi đậm chất trữ tình, đặc trưng cho lời ăn tiếng nói của đồng bào Thái và mang sắc thái trữ tình sâu sắc. 

- Hình ảnh so sánh được chọn lọc đa dạng, biểu hiện phong tục, bản sắc văn hoá tinh thần, cảnh sắc thiên nhiên dân tộc Thái: "Đôi ta yêu nhau, tình Lú – Ủa mặn nồng".

→ Qua những chi tiết, hình ảnh đó, người đọc có thể cảm nhận một cách chân thực, vẻ đẹp thiên nhiên, văn hóa con người đây. Đồng thời qua những chi tiết, hình ảnh này, đã làm nổi bật lên tình yêu của chàng trai dành cho cô gái, một tình yêu tha thiết, thủy chung.

Xem thêm cách soạn khác

Sau khi đọc Câu 6

Theo em, qua đoạn trích Lời tiễn dặn, tác giả dân gian muốn gửi gắm thống điệp gì? Thông điệp ấy còn có ý nghĩa với cuộc sống hôm nay không?

Phương pháp giải:

Đọc lại toàn bài, rút ra thông điệp và nhận xét


Lời giải chi tiết:

- Thông điệp đoạn trích: lên án, tố cáo lên những cổ hủ, tập quán lạc hậu của người dân, đã làm họ dần mất dần đi sự tự do trong tình yêu, mất tính phản kháng.

- Thông điệp ấy còn nguyên giá trị đối với cuộc sống hôm nay, khi mà những phong tục cổ hủ, lạc hậu của người dân vẫn còn xuất hiện và tồn tại

Xem thêm cách soạn khác

2K7 tham gia ngay group để nhận thông tin thi cử, tài liệu miễn phí, trao đổi học tập nhé!

close