Soạn bài Đọc Tiểu Thanh Kí SGK Ngữ văn 11 tập 1 Cánh diều - siêu ngắn

So sánh bản dịch nghĩa với bản dịch thơ.

Tổng hợp đề thi học kì 2 lớp 11 tất cả các môn - Cánh diều

Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Chuẩn bị

So sánh bản dịch nghĩa với bản dịch thơ.

Phương pháp giải:

Đọc và so sánh bản dịch nghĩa và bản dịch thơ để thấy được sự khác biệt. Từ đó nhận ra khuyết điểm hoặc ưu điểm khi chuyển sang dịch thơ. 

Lời giải chi tiết:

- Hình thức: Bản dịch thơ theo đúng cấu trúc của phần phiên âm: về số tiếng trong câu, trình bày. 

- Nội dung: 

* Bản dịch nghĩa đầy đủ, diễn tả rõ ý hơn phần dịch thơ (một số ý trong phần nguyên âm khi sang phần dịch thơ đã bị lược bỏ).

+ Độc điếu song tiền nhất chỉ thư (Phiên âm)

+ Chỉ một mình viếng nàng qua một tập sách đọc trước cửa sổ (Dịch nghĩa)

+ Thổn thức bên song mảnh giấy tàn (Dịch thơ)

→ Phần ý thơ một mình viếng nàng khi qua phần dịch thơ đã được lược bỏ thay bằng từ ngữ chỉ cảm xúc. 

* Chuyển đổi ngôi kể: Nếu trong dịch nghĩa tác giả trực tiếp xưng ta thì ở phần dịch thơ đã chuyển thành ngôi thứ ba giấu mặt, không trực tiếp bày tỏ cảm xúc.

Xem thêm cách soạn khác

Trong khi đọc Câu 1

"Son phấn", "văn chương" là để nói về điều gì ở Tiểu Thanh?

Phương pháp giải:

Đọc chú thích để biết được nghĩa.

Lời giải chi tiết:

"Son phấn", "văn chương" là để nói Tiểu Thanh là một cô gái xinh đẹp, có tài hoa nhưng lại bạc mệnh.

Xem thêm cách soạn khác

Trong khi đọc Câu 2

Chú ý nghệ thuật đối trong hai câu thực và hai câu luận.

Phương pháp giải:

Đọc 4 câu thơ giữa và tìm ra nghệ thuật đối. 

Lời giải chi tiết:

“Son phấn” – “văn chương” 

“vẫn hận” – “còn vương”

“Nỗi hờn” – “cái án”

→ Việc sử dụng phép đối trong các câu thơ thực và luận thể hiện cái tài, cái sắc đi kèm với số phận bi thảm, đau khổ. 

Xem thêm cách soạn khác

Sau khi đọc Câu 1

Ngoài kết cấu đề, thực, luận, kết của thơ Đường luật, bài Đọc Tiểu Thanh kí có thể phân chia theo kết cấu hai phần (bốn câu thơ trên và bốn câu thơ dưới) được không? Vì sao?

Phương pháp giải:

Đọc toàn bộ bài và xem xét về nội dung.

Lời giải chi tiết:

- Bài Đọc Tiểu Thanh kí có thể phân chia theo kết cấu hai phần (bốn câu thơ trên và bốn câu thơ dưới) được. Vì nội dung giữa các câu đề và câu thực rất gần nhau, nội dung câu luận và câu kết cũng gần nhau.

+ 4 câu đầu: Nỗi xót thương cho phận bi thương, uất hận của Tiểu Thanh.

+ 4 câu sau: Niềm suy tư và mối đồng cảm với Tiểu Thanh và và với chính mình của Nguyễn Du.

Xem thêm cách soạn khác

Sau khi đọc Câu 2

Qua hai câu thơ: “Son phấn có thần chôn vẫn hận,/Văn chương không mệnh đốt còn vương.” em hiểu được gì về số phận Tiểu Thanh và tình cảm, thái độ của tác giả?

Phương pháp giải:

Đọc phần chú thích và xem phần dịch nghĩa để hiểu được tình cảm và thái độ.

Lời giải chi tiết:

- "Son phấn": Là vật trang điểm của phụ nữ, tượng trưng cho vẻ đẹp, sắc đẹp của người phụ nữ. Ở đây được hiểu là Tiểu Thanh rất xinh đẹp.

- "Văn chương": Là tượng trưng cho tài năng. 

→ Tiểu Thanh là người con gái xinh đẹp và tài hoa.

- "hận, vương": Nhằm diễn tả cảm xúc.

- “Chôn”, “đốt”: động từ cụ thể hóa sự ghen ghét, sự vùi dập phũ phàng của người vợ cả đối với nàng Tiểu Thanh.

→ Tiểu Thanh là một người con gái xinh đẹp, tài hoa nhưng lại bị chôn vùi bởi chính những điều đó, bị sự ghen tuông của người vợ cả hại.

→ Gợi lại cuộc đời và số phận bi thương của Tiểu Thanh, ca ngợi, khẳng định tài sắc của Tiểu Thanh đồng thời xót xa cho số phận bi thảm của nàng - cái nhìn nhân đạo mới mẻ, tiến bộ.

Xem thêm cách soạn khác

Sau khi đọc Câu 3

Vì sao nhà thơ tự xem mình là người cùng hội với người “phong lưu” thanh lịch, tài hoa nhưng mang nỗi oan lạ lùng? Qua đó, em hiểu thêm điều gì về Nguyễn Du?

Phương pháp giải:

Xem lại cuộc đời của Nguyễn Du để hiểu được nỗi lòng.

Lời giải chi tiết:

Tiểu Thanh nàng có tài có sắc nhưng mệnh bạc, bị đày đọa mà chết trong tủi cực. Nguyễn Du cũng vậy, ông là một người tài hoa nhưng phải sống trong thời kì loạn lạc, cuộc đời ông là những thăng trầm, biến cố. Nguyễn Du là một người với trái tim nhân đạo, mỗi tác phẩm của ông đều phản ánh một hiện thực xã hội. Trái tim nhân đạo của đại thi hào thể hiện ở lòng thương người và niềm tự thương. Nguyễn Du hướng về những số phận đau khổ, bất hạnh với niềm cảm thương sâu sắc. Đó cũng là lí do nhà thơ tự xem mình là người cùng hội với người “phong lưu” thanh lịch, tài hoa nhưng mang nỗi oan lạ lùng.

Xem thêm cách soạn khác

Sau khi đọc Câu 4

Phân tích tác dụng của nghệ thuật đối trong bài thơ.

Phương pháp giải:

Tìm ra phép đối và phân tích tác dụng về nội dung và nghệ thuật.

Lời giải chi tiết:

- Trong bài thơ Đọc Tiểu Thanh kí, Nguyễn Du đã sử dụng một cách tài tình phép đối và khả năng thống nhất những hình ảnh đối lập trong hình ảnh, ngôn ngữ:

+ Cảnh đẹp >< gò hoang 

→ Đối lập giữa quá khứ và hiện tại nhằm nhấn mạnh sự hoang tàn của cảnh vật nơi đây, vốn từng rất xinh đẹp nhưng giờ đây lại héo úa, hoang tàn. Qua đó thể hiện hiện sự xót xa, tiếc nuối của tác giả đối với số phận éo le của nàng Tiểu Thanh. 

Xem thêm cách soạn khác

Sau khi đọc Câu 5

Tác giả gửi gắm tâm sự gì qua hai câu thơ kết?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ hai câu kết và chú ý tâm sự của tác giả.

Lời giải chi tiết:

Hai câu thơ kết cấu thành một câu hỏi. Từ thương người, Nguyễn Du chuyển mạch đến thương mình. Câu hỏi hướng đến những điệu hồn tri âm. Không hỏi quá khứ, không hỏi hiện tại, vì quá khứ và hiện tại đều bế tắc. Câu hỏi hướng đến tương lai. Nguyễn Du cũng không hỏi trời, ông hỏi người vì còn mong ở đời có thể tìm thấy những tri âm. 

Xem thêm cách soạn khác

Sau khi đọc Câu 6

Hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 10 – 12 dòng) nói lên suy nghĩ của em về tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du qua bài Đọc Tiểu Thanh kí.

Phương pháp giải:

Đọc lại toàn bài và đưa ra cảm nhận về tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du.

Lời giải chi tiết:

Bài thơ Đọc Tiểu Thanh Kí được Nguyễn Du viết nhân một chuyến thăm lại ngôi mộ của Tiểu Thanh. Tiểu Thanh là một người tài sắc vẹn toàn, thế nhưng cuộc đời lại hết sức bi thảm, nàng chết trong nỗi cô đơn khi mới 18 tuổi. Nàng vốn yêu thích thơ ca, trong những ngày cuối đời nàng đã viết rất nhiều bài thơ nhưng lại bị người vợ cả đem đi đốt. Để đến bây giờ, Nguyễn Du đến thăm mộ nàng vẫn còn vương đâu đó nỗi oán hận, xót thương. Rồi ông cũng xót thương cho chính mình bởi ông cũng là người có tài, “phong lưu” như Tiểu Thanh mà cuộc đời lại có quá nhiều biến cố. Thông qua bài thơ, tác giả muốn gửi gắm giá trị nhân đạo sâu sắc về khát vọng được sống, được người đời tôn trọng và cảm thông với những số phận nhỏ bé, bất hạnh nhất là những người phụ nữ tài hoa nhưng bạc mệnh như Tiểu Thanh, Thúy Kiều. Từ đó đặt ra vấn đề về quyền được sống, khao khát được yêu thương và tôn trọng với những con người tài hoa.

Xem thêm cách soạn khác

2K7 tham gia ngay group để nhận thông tin thi cử, tài liệu miễn phí, trao đổi học tập nhé!

close