Trắc nghiệm Tìm hiểu văn bản Những tình huống hiểm nghèo Văn 7 Chân trời sáng tạo

Đề bài

Câu 1 :

Văn bản Những tình huống hiểm nghèo nhắc đến những câu chuyện nào?

Ếch ngồi đáy giếng

Hai người bạn đồng hành và con gấu

Đẽo cày giữa đường

Thầy bói xem voi

Chó sói và chiên con

Câu 2 :

Văn bản Hai người bạn đồng hành và con gấu được in trong tác phẩm nào?

  • A

    Ngụ ngôn chọn lọc La Phông-ten

  • B

    Truyện ngụ ngôn Ê-dốp

  • C

    Tổng hợp văn học dân gian người Việt

  • D

    Gõ cửa nhà trời

Câu 3 :

Truyện Hai người bạn đồng hành và con gấu phê phán đối tượng nào?

  • A

    Kẻ tham lam

  • B

    Kẻ lười biếng

  • C

    Kẻ dốt nát nhưng huênh hoang

  • D

    Kẻ bỏ mặc bạn bè trong hoàn cảnh khó khăn

Câu 4 :

Hai câu chuyện trong văn bản Những tình huống hiểm nghèo thuộc thể loại gì?

  • A

    Cổ tích

  • B

    Ngụ ngôn

  • C

    Sử thi

  • D

    Truyền thuyết

Câu 5 :

Trong truyện Hai người bạn đồng hành và con gấu, người bạn thứ nhất đã làm gì khi thấy chú gấu nhảy ra vồ.

  • A

    Một mình túm lấy cành cây và ẩn mình trong đám lá

  • B

    Kéo người bạn còn lại nhảy lên cây

  • C

    Giúp người bạn còn lại chạy thoát

  • D

    Nhảy xuống sông

Câu 6 :

Ngoài việc phê phán kẻ bỏ mặc bạn bè trong lúc hoạn nạn, truyện Hai người bạn đồng hành và con gấu còn có ý nghĩa gì?

  • A

    Phê phán những kẻ hay ăn lười làm

  • B

    Phê phán những kẻ tham lam

  • C

    Đề cao sự thông minh và mưu trí của con người

  • D

    Phê phán những kẻ dốt nát mà huênh hoang

Câu 7 :

Truyện Chó sói và chiên con có mấy nhân vật?

  • A

    2 nhân vật

  • B

    3 nhân vật

  • C

    4 nhân vật

  • D

    5 nhân vật

Câu 8 :

Chó sói bắt gặp chiên con ở đâu?

  • A

    Ở trong làng

  • B

    Ở trong rừng

  • C

    Ở bên dòng suối trong

  • D

    Ở trên đồi cỏ

Câu 9 :

Chó sói là nhân vật có tính cách như thế nào?

  • A

    Hiền lành, hiểu chuyện

  • B

    Hống hách, vô lý

  • C

    Rộng lượng, vị tha

  • D

    Bao dung, nhân hậu

Câu 10 :

Chó sói cố tình vặn vẹo, hạch sách chiên con nhằm mục đích gì?

  • A

    Đuổi chiên con khỏi dòng suối

  • B

    Trêu ghẹo chiên con

  • C

    Muốn dụ dỗ chiên con đi theo mình

  • D

    Muốn ăn thịt chiên con

Câu 11 :

Văn bản Biết người, biết ta thuộc thể thơ gì?

  • A

    Thơ bốn chữ

  • B

    Thơ năm chữ

  • C

    Thơ lục bát

  • D

    Thất ngôn bát cú

Câu 12 :

Biện pháp tu từ chủ yếu được sử dụng trong bài thơ số 1 và số 2 là gì?

  • A

    So sánh

  • B

    Ẩn dụ

  • C

    Hoán dụ

  • D

    Nói quá

Câu 13 :

Qua các văn bản 1,2,3, tác giả muốn mượn hình ảnh của các sự vật để làm gì?

  • A

    Để nói về thái độ và cách ứng xử của con người trong cuộc sống

  • B

    Để ca ngợi sự giàu đẹp của thiên nhiên

  • C

    Để phê phán những kẻ tham ăn lười làm

  • D

    Để phê phán những kẻ dốt nát mà lại huênh hoang

Câu 14 :

Câu tục ngữ số 3 giúp em nhận ra bài học gì?

  • A

    Bài học về sự tham lam

  • B

    Bài học về lòng tốt

  • C

    Bài học về sự khoe khoang

  • D

    Bài học về sự bao dung

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Văn bản Những tình huống hiểm nghèo nhắc đến những câu chuyện nào?

Ếch ngồi đáy giếng

Hai người bạn đồng hành và con gấu

Đẽo cày giữa đường

Thầy bói xem voi

Chó sói và chiên con

Đáp án

Hai người bạn đồng hành và con gấu

Chó sói và chiên con

Phương pháp giải :

Ôn lại kiến thức về văn bản

Lời giải chi tiết :

Văn bản Những tình huống hiểm nghèo nhắc đến những câu chuyện: Hai người bạn đồng hành và con gấu, Chó sói và chiên con

Câu 2 :

Văn bản Hai người bạn đồng hành và con gấu được in trong tác phẩm nào?

  • A

    Ngụ ngôn chọn lọc La Phông-ten

  • B

    Truyện ngụ ngôn Ê-dốp

  • C

    Tổng hợp văn học dân gian người Việt

  • D

    Gõ cửa nhà trời

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Ôn lại kiến thức về văn bản

Lời giải chi tiết :

Văn bản Hai người bạn đồng hành và con gấu được in trong Truyện ngụ ngôn Ê-dốp

Câu 3 :

Truyện Hai người bạn đồng hành và con gấu phê phán đối tượng nào?

  • A

    Kẻ tham lam

  • B

    Kẻ lười biếng

  • C

    Kẻ dốt nát nhưng huênh hoang

  • D

    Kẻ bỏ mặc bạn bè trong hoàn cảnh khó khăn

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Ôn lại kiến thức về văn bản

Lời giải chi tiết :

Truyện Hai người bạn đồng hành và con gấu phê phán những người bỏ mặc bạn bè trong hoàn cảnh khó khăn

Câu 4 :

Hai câu chuyện trong văn bản Những tình huống hiểm nghèo thuộc thể loại gì?

  • A

    Cổ tích

  • B

    Ngụ ngôn

  • C

    Sử thi

  • D

    Truyền thuyết

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Ôn lại kiến thức về văn bản

Lời giải chi tiết :

Hai câu chuyện trong văn bản Những tình huống hiểm nghèo thuộc thể loại ngụ ngôn

Câu 5 :

Trong truyện Hai người bạn đồng hành và con gấu, người bạn thứ nhất đã làm gì khi thấy chú gấu nhảy ra vồ.

  • A

    Một mình túm lấy cành cây và ẩn mình trong đám lá

  • B

    Kéo người bạn còn lại nhảy lên cây

  • C

    Giúp người bạn còn lại chạy thoát

  • D

    Nhảy xuống sông

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Ôn lại kiến thức về văn bản

Lời giải chi tiết :

Khi chú gấu nhày ra vồ, người bạn đi trước túm được một cành cây và ẩn mình trong đám lá

Câu 6 :

Ngoài việc phê phán kẻ bỏ mặc bạn bè trong lúc hoạn nạn, truyện Hai người bạn đồng hành và con gấu còn có ý nghĩa gì?

  • A

    Phê phán những kẻ hay ăn lười làm

  • B

    Phê phán những kẻ tham lam

  • C

    Đề cao sự thông minh và mưu trí của con người

  • D

    Phê phán những kẻ dốt nát mà huênh hoang

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Ôn lại kiến thức về văn bản

Lời giải chi tiết :

Ngoài việc phê phán kẻ bỏ mặc bạn bè trong lúc hoạn nạn, truyện Hai người bạn đồng hành và con gấu còn đề cao sự thông mình và mưu trí của con người

Câu 7 :

Truyện Chó sói và chiên con có mấy nhân vật?

  • A

    2 nhân vật

  • B

    3 nhân vật

  • C

    4 nhân vật

  • D

    5 nhân vật

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Ôn lại kiến thức về văn bản

Lời giải chi tiết :

Truyện Chó sói và chiên con có 2 nhân vật: chó sói và chiên con

Câu 8 :

Chó sói bắt gặp chiên con ở đâu?

  • A

    Ở trong làng

  • B

    Ở trong rừng

  • C

    Ở bên dòng suối trong

  • D

    Ở trên đồi cỏ

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Ôn lại kiến thức về văn bản

Lời giải chi tiết :

Chó sói bắt gặp chiên con đang uống nước bên dòng suối trong

Câu 9 :

Chó sói là nhân vật có tính cách như thế nào?

  • A

    Hiền lành, hiểu chuyện

  • B

    Hống hách, vô lý

  • C

    Rộng lượng, vị tha

  • D

    Bao dung, nhân hậu

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Ôn lại kiến thức về văn bản

Lời giải chi tiết :

Chó sói là nhân vật có tính cách hống hách, vô lý

Câu 10 :

Chó sói cố tình vặn vẹo, hạch sách chiên con nhằm mục đích gì?

  • A

    Đuổi chiên con khỏi dòng suối

  • B

    Trêu ghẹo chiên con

  • C

    Muốn dụ dỗ chiên con đi theo mình

  • D

    Muốn ăn thịt chiên con

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Ôn lại kiến thức về văn bản

Lời giải chi tiết :

Chó sói cố tình vặn vẹo, hạch sách chiên con nhằm mục đích muốn ăn thịt chiên con

Câu 11 :

Văn bản Biết người, biết ta thuộc thể thơ gì?

  • A

    Thơ bốn chữ

  • B

    Thơ năm chữ

  • C

    Thơ lục bát

  • D

    Thất ngôn bát cú

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Chú ý số tiếng của từng câu

Lời giải chi tiết :

Văn bản Biết người, biết ta thuộc thể thơ lục bát

Câu 12 :

Biện pháp tu từ chủ yếu được sử dụng trong bài thơ số 1 và số 2 là gì?

  • A

    So sánh

  • B

    Ẩn dụ

  • C

    Hoán dụ

  • D

    Nói quá

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Ôn lại kiến thức văn bản

Lời giải chi tiết :

Biện pháp tu từ chủ yếu được sử dụng trong bài thơ số 1 và số 2 là biện pháp nói quá

Câu 13 :

Qua các văn bản 1,2,3, tác giả muốn mượn hình ảnh của các sự vật để làm gì?

  • A

    Để nói về thái độ và cách ứng xử của con người trong cuộc sống

  • B

    Để ca ngợi sự giàu đẹp của thiên nhiên

  • C

    Để phê phán những kẻ tham ăn lười làm

  • D

    Để phê phán những kẻ dốt nát mà lại huênh hoang

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Ôn lại kiến thức văn bản

Lời giải chi tiết :

Qua các bài ca dao, tác giả muốn mượn hình ảnh của các sự vật để nói về thái độ và cách ứng xử của con người trong cuộc sống

Câu 14 :

Câu tục ngữ số 3 giúp em nhận ra bài học gì?

  • A

    Bài học về sự tham lam

  • B

    Bài học về lòng tốt

  • C

    Bài học về sự khoe khoang

  • D

    Bài học về sự bao dung

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Ôn lại kiến thức văn bản

Lời giải chi tiết :

Câu tục ngữ số 3 giúp em nhận ra bài học về sự khoe khoang

close