Trắc nghiệm Tìm hiểu văn bản Cốm Vòng Văn 7 Chân trời sáng tạoĐề bài
Câu 1 :
Văn bản Cốm Vòng được trích từ tác phẩm?
Câu 2 :
Tác phẩm Món ngon Hà Nội nói về điều gì?
Câu 3 :
Thể loại của văn bản Cốm Vòng là gì?
Câu 4 :
Văn bản Cốm Vòng sử dụng ngôi kể nào?
Câu 5 :
Theo Vũ Bằng, sản phẩm gì của đất nước thương yêu mà biểu dương được tinh thần của những cuộc nhân duyên giữa trai gái?
Câu 6 :
Trong văn bản Cốm Vòng, chỉ thôn nào của làng Vòng là sản xuất được cốm quý?
Câu 7 :
Trong văn bản Cốm Vòng, người làng Vòng đi ngắt lúa về và nội trong bao nhiêu tiếng đồng hồ phải bắt tay vào việc chế hóa hạt thóc ra thành cốm?
Câu 8 :
Theo Vũ Bằng, trong văn bản Cốm Vòng, lúa ngắt đem ở cánh đồng về kị nhất là gì?
Câu 9 :
Trong văn bản Cốm Vòng, công việc xay, giã cốm phải như thế nào?
Câu 10 :
Trong văn bản Cốm Vòng, người ta thường lấy lá gì để gói cốm?
Lời giải và đáp án
Câu 1 :
Văn bản Cốm Vòng được trích từ tác phẩm?
Đáp án : C Phương pháp giải :
Nhớ lại thông tin văn bản Lời giải chi tiết :
Văn bản Cốm Vòng thuộc chương 8 trong Miếng ngon Hà Nội (1952)
Câu 2 :
Tác phẩm Món ngon Hà Nội nói về điều gì?
Đáp án : B Phương pháp giải :
Tham khảo qua sách báo, internet hoặc tìm đọc tham khảo Lời giải chi tiết :
Tác phẩm Món ngon Hà Nội là một tác phẩm bút ký tập trung giới thiệu mười lăm món ăn đặc sản của Hà Nội cũng như cảm nhận, tâm tình và kỷ niệm của tác giả với Hà Nội thông qua các món ăn.
Câu 3 :
Thể loại của văn bản Cốm Vòng là gì?
Đáp án : D Phương pháp giải :
Chú ý ngôn ngữ, giọng điệu văn bản Lời giải chi tiết :
Thể loại của văn bản Cốm Vòng là tùy bút
Câu 4 :
Văn bản Cốm Vòng sử dụng ngôi kể nào?
Đáp án : A Phương pháp giải :
Chú ý ngôn ngữ, giọng điệu văn bản Lời giải chi tiết :
Văn bản Cốm Vòng sử dụng ngôi kể thứ nhất
Câu 5 :
Theo Vũ Bằng, sản phẩm gì của đất nước thương yêu mà biểu dương được tinh thần của những cuộc nhân duyên giữa trai gái?
Đáp án : C Phương pháp giải :
Đọc kĩ văn bản, chú ý phần đầu của văn bản Lời giải chi tiết :
Theo Vũ Bằng, sản phẩm của đất nước thương yêu mà biểu dương được tinh thần của những cuộc nhân duyên giữa trai gái là hồng và cốm
Câu 6 :
Trong văn bản Cốm Vòng, chỉ thôn nào của làng Vòng là sản xuất được cốm quý?
Đáp án : D Phương pháp giải :
Đọc kĩ văn bản, chú ý đoạn từ “Dù sao, ta cũng nên biết rằng” đến “cốm quý” Lời giải chi tiết :
“Dù sao, ta cũng nên biết rằng làng Vòng (ở cách Hà Nội độ sau, bảy cây số) chia ra làm bốn thôn là Vòng Tiền, Vòng Hậu, Vòng Sở, Vòng Trung; nhưng chỉ có hai thôn Vòng Hậu và Vòng Sở là sản xuất được cốm quý
Câu 7 :
Trong văn bản Cốm Vòng, người làng Vòng đi ngắt lúa về và nội trong bao nhiêu tiếng đồng hồ phải bắt tay vào việc chế hóa hạt thóc ra thành cốm?
Đáp án : D Phương pháp giải :
Đọc kĩ văn bản Lời giải chi tiết :
Trong văn bản, người làng Vòng đi ngắt lúa về và nội trong hai mươi bốn tiếng đồng hồ phải bắt tay vào việc chế hóa hạt thóc ra thành cốm.
Câu 8 :
Theo Vũ Bằng, trong văn bản Cốm Vòng, lúa ngắt đem ở cánh đồng về kị nhất là gì?
Đáp án : D Phương pháp giải :
Đọc kĩ văn bản từ “Lúa ngắt đem ở cánh đồng về” đến “những nồi rang” Lời giải chi tiết :
Lúa ngắt đem ở cánh đồng về, kị nhất là không được vò hay đập
Câu 9 :
Trong văn bản Cốm Vòng, công việc xay, giã cốm phải như thế nào?
Đáp án : D Phương pháp giải :
Đọc kĩ văn bản từ “Công việc xay, giã” đến “không lỏi” Lời giải chi tiết :
Công việc xay, giã cũng cần phải gượng nhẹ, chu đáo như vậy: chày giã không được nặng quá, mà giã thì phải đều tay, không được chậm vì cốm sẽ nguội đi, thứ nhất là phải đảo từ dưới lên, từ trên xuống cho đều, không lỏi
Câu 10 :
Trong văn bản Cốm Vòng, người ta thường lấy lá gì để gói cốm?
Đáp án : B Phương pháp giải :
Đọc kĩ văn bản Lời giải chi tiết :
Người ta thường gói cốm trong lá sen
|