Trắc nghiệm Phân tích văn bản Bàn về đọc sách Văn 7 Chân trời sáng tạo

Đề bài

Câu 1 :

Nội dung chính của Bàn về đọc sách?

  • A
    Tầm quan trọng của việc đọc sách
  • B
    Những khó khăn, thiên hướng sai lạc dễ mắc phải của việc đọc sách hiện nay
  • C
    Bàn về phương pháp đọc sách
  • D
    Tất cả đáp án trên
Câu 2 :

Ý nào nêu khái quát nhất lời khuyên của tác giả Chu Quang Tiềm đối với người đọc sách?

  • A
    Cần có phương pháp
  • B
    Nên lựa chọn sách mà đọc
  • C
    Đọc sách phải kĩ
  • D
    Không nên đọc sách chỉ để trang trí như kẻ trọc phú khoe của
Câu 3 :

Tại sao không thể coi đọc nhiều là vinh dự?

  • A
    Đọc nhiều nhưng đọc toàn sách ít có giá trị
  • B
    Đọc nhiều nhưng không đọc kĩ
  • C
    Đọc nhiều mà không chịu suy nghĩ sâu xa
  • D
    Tất cả lí do trên
Câu 4 :

Qua đoạn trích Bàn về đọc sách, em có nhận xét gì về ý nghĩa mà tác giả muốn gửi gắm?

  • A
    Đọc sách để khẳng định tầm vóc của bản thân trước cộng đồng
  • B
    Bài viết cem thường người không biết đọc sách
  • C
    Bài viết là một kim chỉ nam cho những người mong muốn đọc sách, muốn tiến xa trên con đường học vấn
  • D
    Đáp án A và B
Câu 5 :

Tại sao cần kết hợp giữa đọc rộng với đọc sâu, giữa đọc sách thường thức với đọc sách chuyên môn?

  • A
    Vì “trên đời không có học vấn nào cô lập, tách rời các học vấn khác”
  • B
    Vì “không biết rộng thì không thể chuyên, không thông thái thì không nắm gọn”
  • C
    Vì “biết rộng rồi sau đó mới nắm chắc, đó là trình tự để nắm vững bất cứ học vấn nào?
  • D
    Tất cả đáp án trên
Câu 6 :

Từ “trọc phú” trong đoạn văn chỉ loại người nào?

  • A
    Người giàu có mà dốt nát, bần tiện
  • B
    Người khỏe mạnh, cường tráng
  • C
    Người ít tiền mà hay khoe mình giàu có
  • D
    Người hay khoe mình có tài
Câu 7 :

Theo tác giả, học vấn không chỉ là chuyện đọc sách, nhưng đọc sách vẫn là một con đường như thế nào của học vấn?

  • A
    Con đường ngắn nhất
  • B
    Con đường quan trọng
  • C
    Con đường dễ nhất
  • D
    Con đường khó nhất
Câu 8 :

Văn bản viết ra nhằm mục đích gì?

  • A
    Tầm quan trọng của việc đọc sách
  • B
    Sự cần thiết của việc đọc sâu, nghiền ngẫm khĩ khi đọc
  • C
    Giới thiệu các loại sách hay, sách quý
  • D
    A và B đúng
Câu 9 :

Trở ngại thứ nhất trong việc đọc sách được nêu trong văn bản là gì?

  • A
    Sách nhiều khiến người ta không chuyên sâu
  • B
    Sách nhiều khiến người ta đọc lạc hướng
  • C
    Đọc nhiều nhưng đọc toàn sách ít có giá trị
  • D
    Đọc nhiều mà không chịu suy nghĩ sâu xa
Câu 10 :

Trở ngại thứ hai trong việc đọc sách được nêu trong văn bản là gì?

  • A
    Sách nhiều khiến người ta không chuyên sâu
  • B
    Sách nhiều khiến người ta đọc lạc hướng
  • C
    Đọc nhiều nhưng đọc toàn sách ít có giá trị
  • D
    Đọc nhiều mà không chịu suy nghĩ sâu xa

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Nội dung chính của Bàn về đọc sách?

  • A
    Tầm quan trọng của việc đọc sách
  • B
    Những khó khăn, thiên hướng sai lạc dễ mắc phải của việc đọc sách hiện nay
  • C
    Bàn về phương pháp đọc sách
  • D
    Tất cả đáp án trên

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Nhớ lại nội dung tác phẩm

Lời giải chi tiết :

Chu Quang Tiềm trong bài viết đã khẳng định đọc sách là con đường quan trọng để tích lũy, nâng cao học vấn. Từ việc đưa ra những sai lầm trong việc đọc sách, tác giả hướng tới cách đọc sách khoa học, hợp lí cho con người

Câu 2 :

Ý nào nêu khái quát nhất lời khuyên của tác giả Chu Quang Tiềm đối với người đọc sách?

  • A
    Cần có phương pháp
  • B
    Nên lựa chọn sách mà đọc
  • C
    Đọc sách phải kĩ
  • D
    Không nên đọc sách chỉ để trang trí như kẻ trọc phú khoe của

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Nhớ lại thông tin tác phẩm

Lời giải chi tiết :

Có nhiều phương pháp đọc sách hiệu quả, trong đó tựu chung lại là cần có phương pháp

Câu 3 :

Tại sao không thể coi đọc nhiều là vinh dự?

  • A
    Đọc nhiều nhưng đọc toàn sách ít có giá trị
  • B
    Đọc nhiều nhưng không đọc kĩ
  • C
    Đọc nhiều mà không chịu suy nghĩ sâu xa
  • D
    Tất cả lí do trên

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Nhớ lại nội dung tác phẩm

Lời giải chi tiết :

Đọc nhiều cho có số lượng thì không thể coi là vinh dự. Vì đọc nhiều sẽ dẫn đến đọc qua loa cho có, không lựa chọn được loại sách giá trị và không có thời gian để suy nghĩ sâu xa

Câu 4 :

Qua đoạn trích Bàn về đọc sách, em có nhận xét gì về ý nghĩa mà tác giả muốn gửi gắm?

  • A
    Đọc sách để khẳng định tầm vóc của bản thân trước cộng đồng
  • B
    Bài viết cem thường người không biết đọc sách
  • C
    Bài viết là một kim chỉ nam cho những người mong muốn đọc sách, muốn tiến xa trên con đường học vấn
  • D
    Đáp án A và B

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Nhớ lại nội dung tác phẩm và rút ra ý nghĩa

Lời giải chi tiết :

Bài viết là một kim chỉ nam cho những người mong muốn đọc sách, muốn tiến xa trên con đường học vấn => mang giá trị thời đại

Câu 5 :

Tại sao cần kết hợp giữa đọc rộng với đọc sâu, giữa đọc sách thường thức với đọc sách chuyên môn?

  • A
    Vì “trên đời không có học vấn nào cô lập, tách rời các học vấn khác”
  • B
    Vì “không biết rộng thì không thể chuyên, không thông thái thì không nắm gọn”
  • C
    Vì “biết rộng rồi sau đó mới nắm chắc, đó là trình tự để nắm vững bất cứ học vấn nào?
  • D
    Tất cả đáp án trên

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Nhớ lại thông tin tác phẩm, xem lại phần 3 (Bàn về phương pháp đọc sách)

Lời giải chi tiết :

Cần kết hợp giữa đọc rộng với đọc sâu, giữa đọc sách thường thức với đọc sách chuyên môn vì “Trên đời không có học vấn nào cô lập, tách rời các học vấn khác… không biết rộng khi không thể chuyên, không thông thái thì không thể nắm gọn. Trước hãy biết rộng rồi sau đó nắm chắc, đó là trình tự để nắm vững bất cứ học vấn nào.”

Câu 6 :

Từ “trọc phú” trong đoạn văn chỉ loại người nào?

  • A
    Người giàu có mà dốt nát, bần tiện
  • B
    Người khỏe mạnh, cường tráng
  • C
    Người ít tiền mà hay khoe mình giàu có
  • D
    Người hay khoe mình có tài

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Xem lại phần 3 (Bàn về phương pháp đọc sách)

Lời giải chi tiết :

“Thế gian có biết bao người đọc sách chỉ để trang trí bộ mặt như kẻ trọc phú khoe của, chỉ biết lấy nhiều làm quý”

Câu 7 :

Theo tác giả, học vấn không chỉ là chuyện đọc sách, nhưng đọc sách vẫn là một con đường như thế nào của học vấn?

  • A
    Con đường ngắn nhất
  • B
    Con đường quan trọng
  • C
    Con đường dễ nhất
  • D
    Con đường khó nhất

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Nhớ lại thông nội dung phẩm, chú ý phần đầu của văn bản

Lời giải chi tiết :

Học vấn không chỉ là chuyện đọc sách, nhưng đọc sách vẫn là một con đường quan trọng của học vấn

Câu 8 :

Văn bản viết ra nhằm mục đích gì?

  • A
    Tầm quan trọng của việc đọc sách
  • B
    Sự cần thiết của việc đọc sâu, nghiền ngẫm khĩ khi đọc
  • C
    Giới thiệu các loại sách hay, sách quý
  • D
    A và B đúng

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Nhớ lại nội dung tác phẩm

Lời giải chi tiết :

Văn bản Bàn về đọc sách được viết nhằm mục đích thuyết phục người đọc 2 vấn đề:

- Tầm quan trọng của việc đọc sách

- Sự cần thiết của việc đọc sâu, nghiền ngẫm kĩ khi đọc

Câu 9 :

Trở ngại thứ nhất trong việc đọc sách được nêu trong văn bản là gì?

  • A
    Sách nhiều khiến người ta không chuyên sâu
  • B
    Sách nhiều khiến người ta đọc lạc hướng
  • C
    Đọc nhiều nhưng đọc toàn sách ít có giá trị
  • D
    Đọc nhiều mà không chịu suy nghĩ sâu xa

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Đọc kĩ đoạn thứ 2 của văn bản để tìm ra hai trở ngại.

Lời giải chi tiết :

Trở ngại thứ nhất là sách nhiều khiến người ta không chuyên sâu

Câu 10 :

Trở ngại thứ hai trong việc đọc sách được nêu trong văn bản là gì?

  • A
    Sách nhiều khiến người ta không chuyên sâu
  • B
    Sách nhiều khiến người ta đọc lạc hướng
  • C
    Đọc nhiều nhưng đọc toàn sách ít có giá trị
  • D
    Đọc nhiều mà không chịu suy nghĩ sâu xa

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Đọc kĩ đoạn thứ 2 của văn bản để tìm ra hai trở ngại.

Lời giải chi tiết :

Trở ngại thứ hai là sách nhiều dễ khiến người đọc lạc hướng

close