Trắc nghiệm Ôn tập chương 8, 9, 10 - Sinh thái học - Sinh 12

Đề bài

Câu 1 :

Khi nói về các nhân tố sinh thái, điều nào dưới đây không đúng?

  • A

    Cơ thể thường xuyên phải phản ứng tức thời với tổ hợp tác động của nhiều nhân tố sinh thái

  • B

    Các loài sinh vật có phản ứng như nhau với cùng một tác động của một nhân tố sinh thái

  • C

    Khi tác động lên cơ thể, các nhân tố sinh thái có thể thúc đẩy hoặc gây ảnh hưởng trái ngược nhau.

  • D

    Các giai đoạn khác nhau của một cơ thể có phản ứng khác nhau trước cùng mọt nhân tố sinh thái.

Câu 2 :

Nhóm cá thể nào dưới đây là một quần thể?

  • A

    Cây trong vườn.         

  • B

    Cây cỏ ven bờ hồ.  

  • C

    Cá chép và cá vàng trong bể cá cảnh

  • D

    Đàn cá rô trong ao.

Câu 3 :

Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về mối quan hệ giữa các cá thể của quần thể sinh vật trong tự nhiên?

  • A

    Khi mật độ cá thể của quần thể vượt quá sức chịu đựng của môi trường, các cá thể cạnh tranh với nhau làm tăng khả năng sinh sản.

  • B

    Cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể thường không xảy ra, do đó không ảnh hưởng đến số lượng và sự phân bố các cá thể trong quần thể.

  • C

    Cạnh tranh là đặc điểm thích nghi của quần thể. Nhờ có cạnh tranh mà số lượng và sự phân bố các cá thể trong quần thể duy trì ờ mức độ phù hợp, đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của quần thể.

  • D

    Cạnh tranh, ký sinh cùng loài, ăn thịt đồng loại giữa các cá thể trong quần thể là những trường hợp phổ biến và có thể dẫn đến tiêu diệt loài.

Câu 4 :

Ví dụ nào sau đây không phải là mối quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể?

  • A

    Các cây ngô mọc gần nhau có hiện tượng tự tỉa thưa.

  • B

    Các con cò cái trong đàn tranh giành nhau nơi làm tổ.

  • C

    Trong mùa sinh sản, các cá thể đực tranh giành cá thể cái.

  • D

    Cây trồng và cỏ dại tranh giành nhau về nguồn dinh dưỡng.

Câu 5 :

Có bao nhiêu phát biểu dưới đây là đúng khi nói về các đặc trưng cơ bản của quần thể?

(1)    Các yếu tố ảnh hưởng đến kích thước của quần thể: mức độ sinh sản, mức tử vong, sự  phát tán.

(2)    Kích thước tối đa của quần thể phụ thuộc vào khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường.

(3)    Nguyên nhân làm cho số lượng cá thể của quần thể luôn thay đổi và nhiều quần thể không tăng trưởng theo tiềm năng sinh học: thiếu hụt nguồn sống, dịch bệnh, cạnh tranh gay gắt, sức sinh sản giảm, tử vong tăng.

(4)    Kích thước của quần thể là số lượng cá thể trên 1 đơn vị diện tích hay thể tích của quần thể.

(5)    Tăng trưởng thực tế thường gặp ở các loài có kích thước cơ thể nhỏ, tuổi thọ thấp như: vi khuẩn, nấm, động vật nguyên sinh, cỏ 1 năm...

  • A

    3

  • B

    1

  • C

    4

  • D

    2

Câu 6 :

Trong một quần thể sinh vật, khi số lượng cá thể của quần thể giảm

(1) làm nghèo vốn gen của quần thể.

(2) dễ xảy ra giao phối gần làm xuất hiện các kiểu gen có hại.

(3) làm cho các cá thể giảm nhu cầu sống.

(4) có thể làm biến mất một số gen có lợi của quần thể.

(5) làm cho đột biến dễ dàng tác động.

(6) dễ chịu tác động của yếu tố ngẫu nhiên.

Có bao nhiêu thông tin trên dùng làm căn cứ để giải thích tại sao những loài sinh vật bị con người săn bắt hoặc khai thác quá mức làm giảm mạnh số lượng lại rất dễ bị tuyệt chủng?

  • A

    3

  • B

    4

  • C

    5

  • D

    6

Câu 7 :

Khẳng định nào sau đây không đúng?

  • A

    Mỗi quần xã thường có một số lượng loài nhất đinh, khác với quần xã khác.

  • B

    Các quần xã ở vùng ôn đới do có điều kiện môi trường phức tạp nên độ đa dạng loài cao hơn các quần xã ở vùng nhiệt đới.

  • C

    Tính đa dạng về loài của quần xã phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: sự cạnh tranh giữa các loài, mối quan hệ vật ăn thịt – con mồi, sự thay đổi môi trường vô sinh.

  • D

    Quần xã càng đa dạng về loài bao nhiêu thì số lượng cá thể của mỗi loài càng ít bấy nhiêu

Câu 8 :

Xét các mối quan hệ sinh thái

1. Cộng sinh

2. Vật kí sinh – vật chủ

3. Hội sinh

4. Hợp tác

5. Vật ăn thịt và con mồi

Từ những mối quan hệ sinh thái này, xếp theo thứ tự tăng cường tính đối kháng ta có:

  • A

    1, 4, 5, 3, 2

  • B

    1, 4, 3, 2, 5

  • C

    5, 1, 4, 3, 2

  • D

    1, 4, 2, 3, 5

Câu 9 :

Cho các phát biểu sau về cấu trúc của lưới thức ăn trong hệ sinh thái:

(1) Mỗi hệ sinh thái có một hoặc nhiều lưới thức ăn.

(2) Cấu trúc của lưới thức ăn luôn được duy trì ổn định, không phụ thuộc vào điều kiện sống.

(3) Khi bị mất một mắt xích nào đó, cấu trúc của lưới thức ăn vẫn không thay đổi.

(4) Lưới thức ăn càng đa dạng thì có tính ổn định của hệ sinh thái càng cao.

(5) Mỗi bậc dinh dưỡng trong lưới thức ăn chỉ bao gồm một loài.

(6) Tổng năng lượng của các bậc dinh dưỡng phía sau luôn nhỏ hơn năng lượng của bậc dinh dưỡng phía trước.

(7) Trong quá trình diễn thế sinh thái, lưới thức ăn của quần xã được hình thành sau luôn phức tạp hơn quần xã được hình thành trước.

Có bao nhiêu phát biểu đúng?

  • A

    5

  • B

    4

  • C

    3

  • D

    2

Câu 10 :

Trong một quần xã sinh vật trên cạn, châu chấu và thỏ sử dụng cỏ làm nguồn thức ăn; châu chấu là nguồn thức ăn của chim sâu và gà. Chim sâu, gà và thỏ đều là nguồn thức ăn của trăn. Khi phân tích mối quan hệ dinh dưỡng giữa các loài trong quần xã trên, phát biểu nào sau đây là đúng?

  • A

    Trăn có thể thuộc bậc dinh dưỡng cấp 3 hoặc bậc dinh dưỡng cấp 4.

  • B

    Trăn là sinh vật có sinh khối lớn nhất.

  • C

    Châu chấu và thỏ có ổ sinh thái dinh dưỡng khác nhau.

  • D

    Gà và chim sâu đều là sinh vật tiên thu bậc ba.

Câu 11 :

Cho chuỗi thức ăn sau: Lúa -> châu chấu-> nhái -> gà -> cáo. Tiêu diệt mắt xích nào trong các mắt xích sau sẽ gây hậu quả lớn nhất?

  • A

    Châu chấu

  • B

    Nhái.

  • C

    Gà.     

  • D

    Cáo

Câu 12 :

Đặc điểm nào sau đây là đúng khi nói về dòng năng lượng trong hệ sinh thái?

  • A

    Sinh vật đóng vai trò quan trọng nhất trong việc truyền năng lượng từ môi trường vô sinh vào chu trình dinh dưỡng là các sinh vật phân giải như vi khuẩn, nấm.

  • B

    Năng lượng truyền trong hệ sinh thái theo chu trình tuần hoàn và được sử dụng trở lại.

  • C

    Ở mỗi bậc dinh dưỡng, phần lớn năng lượng bị tiêu hao qua hô hấp, tạo nhiệt, chất thải,… chỉ có khoảng 10% năng lượng truyền lên bậc dinh dưỡng cao hơn.

  • D

    Trong hệ sinh thái, năng lượng được truyền một chiều từ sinh vật qua các bậc dinh dưỡng tới sinh vật sản xuất rồi trở lại môi trường.

Câu 13 :

Trong hệ sinh thái ở một khu rừng nhiệt đới, ánh sáng môi trường cung cấp 106 kcal/m2/ngày nhưng thực vật chỉ sử dụng được 3,5%, năng lượng mất đi do hô hấp 90%. Sinh vật tiêu thụ bậc 1 sử dụng được 35 kcal, sinh vật tiêu thụ bậc 2 sử dụng được 3,5 kcal, sinh vật tiêu thụ bậc 3 sử dụng được 0,52 kcal. Hiệu suất sinh thái giữa bậc dinh dưỡng cấp 2 với bậc dinh dưỡng cấp 1 và giữa bậc dinh dưỡng cấp 4 với bậc dinh dưỡng cấp 3 lần lượt là

  • A

    10% và 10%. 

  • B

    10% và 14,9%. 

  • C

    1% và 10%.

  • D

    1% và 14,9%.

Câu 14 :

Hoạt động nào dưới đây của con người không nhằm giúp phát triển bền vững các hệ sinh thái?

  • A

    Khai thác và sử dụng hợp lí các dạng tài nguyên có khả năng tái sinh.

  • B

    Bảo tồn đa dạng sinh học.

  • C

    Khai thác và sử dụng triệt để nguồn tài nguyên khoáng sản.

  • D

    Sử dụng biện pháp sinh học trong nông nghiệp.

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Khi nói về các nhân tố sinh thái, điều nào dưới đây không đúng?

  • A

    Cơ thể thường xuyên phải phản ứng tức thời với tổ hợp tác động của nhiều nhân tố sinh thái

  • B

    Các loài sinh vật có phản ứng như nhau với cùng một tác động của một nhân tố sinh thái

  • C

    Khi tác động lên cơ thể, các nhân tố sinh thái có thể thúc đẩy hoặc gây ảnh hưởng trái ngược nhau.

  • D

    Các giai đoạn khác nhau của một cơ thể có phản ứng khác nhau trước cùng mọt nhân tố sinh thái.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Nhân tố sinh thái là tất cả những yếu tố của môi trường có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới đời sống của sinh vật.

Lời giải chi tiết :

Vì các loài sinh vật khác nhau thì phản ứng khác nhau đối với tác động của 1 nhân tố sinh thái

Câu 2 :

Nhóm cá thể nào dưới đây là một quần thể?

  • A

    Cây trong vườn.         

  • B

    Cây cỏ ven bờ hồ.  

  • C

    Cá chép và cá vàng trong bể cá cảnh

  • D

    Đàn cá rô trong ao.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Quần thể sinh vật là tập hợp các cá thể trong cùng một loài, cùng sinh sống trong một khoảng không gian xác định, vào một thời điểm nhất định. Các cá thể trong quần thể có khả năng giao phối tự do với nhau để sinh sản tạo thành những thế hệ mới.

Lời giải chi tiết :

Nhóm cá thể là quần thể: D vì các cá thể này cùng loài, cùng chung sống trong 1 sinh cảnh, trong 1 khoảng thời gian nhất định.

Câu 3 :

Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về mối quan hệ giữa các cá thể của quần thể sinh vật trong tự nhiên?

  • A

    Khi mật độ cá thể của quần thể vượt quá sức chịu đựng của môi trường, các cá thể cạnh tranh với nhau làm tăng khả năng sinh sản.

  • B

    Cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể thường không xảy ra, do đó không ảnh hưởng đến số lượng và sự phân bố các cá thể trong quần thể.

  • C

    Cạnh tranh là đặc điểm thích nghi của quần thể. Nhờ có cạnh tranh mà số lượng và sự phân bố các cá thể trong quần thể duy trì ờ mức độ phù hợp, đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của quần thể.

  • D

    Cạnh tranh, ký sinh cùng loài, ăn thịt đồng loại giữa các cá thể trong quần thể là những trường hợp phổ biến và có thể dẫn đến tiêu diệt loài.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Quan hệ cạnh tranh xảy ra khi mật độ quần thể vượt quá “sức chịu đựng” của môi trường, các cá thể tranh giành nhau thức ăn, nơi ở, ánh sáng và các nguồn sống khác..., các con đực tranh giành con cái.

Lời giải chi tiết :

Khi mật độ cá thể vượt quá sức chịu đựng của môi trường, các cá thể cạnh tranh với nhau làm giảm khả năng sinh sản, giảm kích thước quần thể.

Cạnh tranh, ký sinh cùng loài, ăn thịt đồng loại giữa các cá thể trong quần thể là những trường hợp không phổ biến và không dẫn đến sự tiêu diệt loài mà còn giúp loài tồn tại và phát triển hưng thịnh.

Câu 4 :

Ví dụ nào sau đây không phải là mối quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể?

  • A

    Các cây ngô mọc gần nhau có hiện tượng tự tỉa thưa.

  • B

    Các con cò cái trong đàn tranh giành nhau nơi làm tổ.

  • C

    Trong mùa sinh sản, các cá thể đực tranh giành cá thể cái.

  • D

    Cây trồng và cỏ dại tranh giành nhau về nguồn dinh dưỡng.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Quan hệ cạnh tranh xảy ra khi mật độ quần thể vượt quá “sức chịu đựng” của môi trường, các cá thể tranh giành nhau thức ăn, nơi ở, ánh sáng và các nguồn sống khác..., các con đực tranh giành con cái.

Lời giải chi tiết :

Ví dụ sai là D vì cây trồng và cỏ dại không cùng loài.

Câu 5 :

Có bao nhiêu phát biểu dưới đây là đúng khi nói về các đặc trưng cơ bản của quần thể?

(1)    Các yếu tố ảnh hưởng đến kích thước của quần thể: mức độ sinh sản, mức tử vong, sự  phát tán.

(2)    Kích thước tối đa của quần thể phụ thuộc vào khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường.

(3)    Nguyên nhân làm cho số lượng cá thể của quần thể luôn thay đổi và nhiều quần thể không tăng trưởng theo tiềm năng sinh học: thiếu hụt nguồn sống, dịch bệnh, cạnh tranh gay gắt, sức sinh sản giảm, tử vong tăng.

(4)    Kích thước của quần thể là số lượng cá thể trên 1 đơn vị diện tích hay thể tích của quần thể.

(5)    Tăng trưởng thực tế thường gặp ở các loài có kích thước cơ thể nhỏ, tuổi thọ thấp như: vi khuẩn, nấm, động vật nguyên sinh, cỏ 1 năm...

  • A

    3

  • B

    1

  • C

    4

  • D

    2

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Xem lý thuyết Các đặc trưng cơ bản của quần thể

Lời giải chi tiết :

Các phát biểu sai là 4,5

(4) Sai vì số lượng cá thể trên 1 đơn vị diện tích hay thể tích của quần thể là mật độ của quần thể.

(5) sai vì các loài có kích thước cơ thể nhỏ, tuổi thọ thấp như: vi khuẩn, nấm, động vật nguyên sinh, cỏ 1 năm có kiểu tăng trưởng theo tiềm năng sinh học

Vậy có 3 ý đúng.

Câu 6 :

Trong một quần thể sinh vật, khi số lượng cá thể của quần thể giảm

(1) làm nghèo vốn gen của quần thể.

(2) dễ xảy ra giao phối gần làm xuất hiện các kiểu gen có hại.

(3) làm cho các cá thể giảm nhu cầu sống.

(4) có thể làm biến mất một số gen có lợi của quần thể.

(5) làm cho đột biến dễ dàng tác động.

(6) dễ chịu tác động của yếu tố ngẫu nhiên.

Có bao nhiêu thông tin trên dùng làm căn cứ để giải thích tại sao những loài sinh vật bị con người săn bắt hoặc khai thác quá mức làm giảm mạnh số lượng lại rất dễ bị tuyệt chủng?

  • A

    3

  • B

    4

  • C

    5

  • D

    6

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Kích thước tối thiểu là số lượng cá thể ít nhất mà quần thể cần để duy trì sự tồn tại của loài. Nếu kích thước quần thể xuống dưới mức tối thiểu, quần thể dễ rơi vào trạng thái suy giảm dẫn tới diệt vong.

Lời giải chi tiết :

Các thông tin dùng làm căn cứ để giải thích tại sao những loài sinh vật bị con người săn bắt hoặc khai thác quá mức làm giảm mạnh số lượng rất dễ bị tuyệt chủng là: (1), (2), (4), (6)

Câu 7 :

Khẳng định nào sau đây không đúng?

  • A

    Mỗi quần xã thường có một số lượng loài nhất đinh, khác với quần xã khác.

  • B

    Các quần xã ở vùng ôn đới do có điều kiện môi trường phức tạp nên độ đa dạng loài cao hơn các quần xã ở vùng nhiệt đới.

  • C

    Tính đa dạng về loài của quần xã phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: sự cạnh tranh giữa các loài, mối quan hệ vật ăn thịt – con mồi, sự thay đổi môi trường vô sinh.

  • D

    Quần xã càng đa dạng về loài bao nhiêu thì số lượng cá thể của mỗi loài càng ít bấy nhiêu

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Quần xã sinh vật là tập hợp các quần thể sinh vật thuộc nhiều loài khác nhau cùng sống trong một không gian nhất định (gọi là sinh cảnh).

Lời giải chi tiết :

Khẳng định không đúng là: B

Các quần xã ở vùng nhiệt đới đa dạng hơn các quần xã ở vùng ôn đới vì điều kiện môi trường ở vùng nhiệt đới phức tạp hơn

Câu 8 :

Xét các mối quan hệ sinh thái

1. Cộng sinh

2. Vật kí sinh – vật chủ

3. Hội sinh

4. Hợp tác

5. Vật ăn thịt và con mồi

Từ những mối quan hệ sinh thái này, xếp theo thứ tự tăng cường tính đối kháng ta có:

  • A

    1, 4, 5, 3, 2

  • B

    1, 4, 3, 2, 5

  • C

    5, 1, 4, 3, 2

  • D

    1, 4, 2, 3, 5

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Xác định hai loài trong mối quan hệ có lợi hay bị hại. Tính đối kháng cao khi các loài bị hại càng lớn

Lời giải chi tiết :

Thứ tự tăng cường tính đối kháng là: 1,4,3,2,5

1. hai loài không thể thiếu nhau

4. hai loài hợp tác cùng có lợi nhưng không bắt buộc

3. một loài có lợi, một loài không bị hại

2. một loài có lợi - một loài bị hại, loài bị hại không chết ngay

5. một loài có lợi - một loài bị hại, loài bị hại chết ngay

Câu 9 :

Cho các phát biểu sau về cấu trúc của lưới thức ăn trong hệ sinh thái:

(1) Mỗi hệ sinh thái có một hoặc nhiều lưới thức ăn.

(2) Cấu trúc của lưới thức ăn luôn được duy trì ổn định, không phụ thuộc vào điều kiện sống.

(3) Khi bị mất một mắt xích nào đó, cấu trúc của lưới thức ăn vẫn không thay đổi.

(4) Lưới thức ăn càng đa dạng thì có tính ổn định của hệ sinh thái càng cao.

(5) Mỗi bậc dinh dưỡng trong lưới thức ăn chỉ bao gồm một loài.

(6) Tổng năng lượng của các bậc dinh dưỡng phía sau luôn nhỏ hơn năng lượng của bậc dinh dưỡng phía trước.

(7) Trong quá trình diễn thế sinh thái, lưới thức ăn của quần xã được hình thành sau luôn phức tạp hơn quần xã được hình thành trước.

Có bao nhiêu phát biểu đúng?

  • A

    5

  • B

    4

  • C

    3

  • D

    2

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Lưới thức ăn trong một quần xã gồm nhiều chuỗi thức ăn có nhiều mắt xích chung.

Chuỗi thức ăn là một dãy gồm nhiều loài sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau. Mỗi loài là một mắt xích. Trong một chuỗi, một mắt xích vừa có nguồn thức ăn là mắt xích phía trước vừa là nguồn thức ăn của mắt xích phía sau.

Lời giải chi tiết :

Phát biểu đúng là 4, 6.

(1) sai vì mỗi hệ sinh thái chỉ có một lưới thức ăn.

(2) sai vì cấu trúc lưới thức ăn thường thay đổi theo điều kiện sống.

(3) sai vì khi bị mất một mắt xích nào đó, cấu trúc của lưới thức ăn sẽ thay đổi.

(5) sai mỗi bậc dinh dưỡng trong lưới thức ăn thường bao gồm nhiều loài.

(7) sai vì điều này chỉ đúng trong diễn thế nguyên sinh hoặc diễn thế thứ sinh trong điều kiện thuận lợi.

Câu 10 :

Trong một quần xã sinh vật trên cạn, châu chấu và thỏ sử dụng cỏ làm nguồn thức ăn; châu chấu là nguồn thức ăn của chim sâu và gà. Chim sâu, gà và thỏ đều là nguồn thức ăn của trăn. Khi phân tích mối quan hệ dinh dưỡng giữa các loài trong quần xã trên, phát biểu nào sau đây là đúng?

  • A

    Trăn có thể thuộc bậc dinh dưỡng cấp 3 hoặc bậc dinh dưỡng cấp 4.

  • B

    Trăn là sinh vật có sinh khối lớn nhất.

  • C

    Châu chấu và thỏ có ổ sinh thái dinh dưỡng khác nhau.

  • D

    Gà và chim sâu đều là sinh vật tiên thu bậc ba.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Vẽ lưới thức ăn của quần xã.

Xác định tính đúng sai của các phát biểu

Lời giải chi tiết :

Đáp án đúng là A: Trăn có thể thuộc bậc dinh dưỡng cấp 3 hoặc bậc dinh dưỡng cấp 4.

Trong lưới thức ăn: cỏ → châu chấu→ gà,chim sâu → trăn thì trăn thuộc bậc dinh dưỡng cấp 4.

Trong chuỗi thức ăn: cỏ → thỏ→ trăn thì trăn lại  thuộc bậc dinh dưỡng cấp 3

Ý B sai vì: sinh khối lớn nhất là cỏ.

Châu chấu và thỏ đều có ổ sinh tháidinh dưỡng giống nhau: cỏ

Gà và chim sâu là sinh vật tiêu thụ bậc 2.

Câu 11 :

Cho chuỗi thức ăn sau: Lúa -> châu chấu-> nhái -> gà -> cáo. Tiêu diệt mắt xích nào trong các mắt xích sau sẽ gây hậu quả lớn nhất?

  • A

    Châu chấu

  • B

    Nhái.

  • C

    Gà.     

  • D

    Cáo

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Các mắt xích phía trước trong chuỗi thức ăn sẽ ảnh hưởng đến các mắt xích phía sau

Lời giải chi tiết :

Sinh vật càng ở đầu chuỗi thức ăn, mất đi càng gây hậu quả lớn. Nếu mắt xích phía trước bị tiêu diệt thì các mắt xích phía sau nó sẽ mất đi nguồn thức ăn và có thể bị tiêu diệt theo.

Câu 12 :

Đặc điểm nào sau đây là đúng khi nói về dòng năng lượng trong hệ sinh thái?

  • A

    Sinh vật đóng vai trò quan trọng nhất trong việc truyền năng lượng từ môi trường vô sinh vào chu trình dinh dưỡng là các sinh vật phân giải như vi khuẩn, nấm.

  • B

    Năng lượng truyền trong hệ sinh thái theo chu trình tuần hoàn và được sử dụng trở lại.

  • C

    Ở mỗi bậc dinh dưỡng, phần lớn năng lượng bị tiêu hao qua hô hấp, tạo nhiệt, chất thải,… chỉ có khoảng 10% năng lượng truyền lên bậc dinh dưỡng cao hơn.

  • D

    Trong hệ sinh thái, năng lượng được truyền một chiều từ sinh vật qua các bậc dinh dưỡng tới sinh vật sản xuất rồi trở lại môi trường.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Năng lượng được truyền từ bậc dinh dưỡng thấp lên bậc dinh dưỡng cao.

Lời giải chi tiết :

Đặc điểm đúng khi nói về dòng năng lượng trong hệ sinh thái là: Ở mỗi bậc dinh dưỡng, phần lớn năng lượng bị tiêu hao qua hô hấp, tạo nhiệt, chất thải,… chỉ có khoảng 10% năng lượng truyền lên bậc dinh dưỡng cao hơn.

A sai do sinh vật đóng vai trò quan trọng nhất trong việc truyền năng lượng từ môi trường vô sinh vào chu trình dinh dưỡng là sinh vật sản xuất.

B, D sai do trong hệ sinh thái, năng lượng chỉ được truyền theo một chiều từ sinh vật sản xuất qua các bậc dinh dưỡng tới môi trường.

Câu 13 :

Trong hệ sinh thái ở một khu rừng nhiệt đới, ánh sáng môi trường cung cấp 106 kcal/m2/ngày nhưng thực vật chỉ sử dụng được 3,5%, năng lượng mất đi do hô hấp 90%. Sinh vật tiêu thụ bậc 1 sử dụng được 35 kcal, sinh vật tiêu thụ bậc 2 sử dụng được 3,5 kcal, sinh vật tiêu thụ bậc 3 sử dụng được 0,52 kcal. Hiệu suất sinh thái giữa bậc dinh dưỡng cấp 2 với bậc dinh dưỡng cấp 1 và giữa bậc dinh dưỡng cấp 4 với bậc dinh dưỡng cấp 3 lần lượt là

  • A

    10% và 10%. 

  • B

    10% và 14,9%. 

  • C

    1% và 10%.

  • D

    1% và 14,9%.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Hiệu suất sinh thái là tỉ lệ phần trăm chuyển hóa năng lượng giữa các bậc dinh dưỡng trong hệ sinh thái.

Lời giải chi tiết :

Năng lượng của các bậc dinh dưỡng:

\(\begin{array}{l}SVSX:{10^6} \times 10\%  \times 3,5\%  = 3500\\SVTT\,1:35kcal\\SVTT\,2:\,3,5kcal\\SVTT\,3:\,0,52kcal\end{array}\)

→ Hiệu suất sinh thái bậc 2/ bậc 1 = $\frac{{35}}{{3500}} \times 100 = 1\% $

Hiệu suất sinh thái bậc 4/ bậc ba: $\frac{{0,52}}{{3,5}} \times 100\%  = 14,9\% $

Câu 14 :

Hoạt động nào dưới đây của con người không nhằm giúp phát triển bền vững các hệ sinh thái?

  • A

    Khai thác và sử dụng hợp lí các dạng tài nguyên có khả năng tái sinh.

  • B

    Bảo tồn đa dạng sinh học.

  • C

    Khai thác và sử dụng triệt để nguồn tài nguyên khoáng sản.

  • D

    Sử dụng biện pháp sinh học trong nông nghiệp.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Phát triển bền vững các hệ sinh tháilà hình thức sử dụng vừa thỏa mãn các nhu cầu hiện tại của con người để phát triển xã hội, vừa đảm bảo duy trì lâu dài các tài nguyên cho thế hệ con cháu mai sau.

Lời giải chi tiết :

Hoạt động của con người không nhằm giúp phát triển bền vững các hệ sinh thái là :

Khai thác và sử dụng triệt để nguồn tài nguyên khoáng sản vì khoáng sản là tài nguyên hữu hạn

close