Trắc nghiệm lý thuyết về đột biến gen - Sinh 12

Đề bài

Câu 1 :

Đột biến gen là gì?

  • A

    Tạo ra những alen mới;

  • B

    Sự biến đổi của một hay một số cặp nuclêôtit trong gen;

  • C

    Sự biến đổi của 1 nuclêôtit trong gen;

  • D

    Tạo nên những kiểu hình mới;

Câu 2 :

Đột biến gen xảy ra ở sinh vật nào?

  • A

    Sinh vật nhân sơ.

  • B

    Sinh vật nhân thực đa bào.

  • C

    Sinh vật nhân thực đơn bào.

  • D

    Tất cả các loài sinh vật.

Câu 3 :

Thể đột biến là:

  • A

    Cơ thể mang đột biến gen đó biểu hiện chỉ ở kiểu hình trội

  • B

    Cơ thể mang đột biến gen đó biểu hiện chỉ ở kiểu hình lặn

  • C

    Cơ thể mang đột biến gen đó biểu hiện chỉ ở kiểu hình trung gian

  • D

    Cơ thể mang đột biến gen đó biểu hiện chỉ ở kiểu hình

Câu 4 :

Trong trường hợp nào một đột biến gen trở thành thể đột biến:

  • A

    Gen đột biến lặn xuất hiện ở trạng thái đồng hợp tử.

  • B

    Gen đột biến trội.

  • C

    Gen đột biến lặn nằm trên NST X không có alen trên NST Y, cơ thể mang đột biến là cơ thể mang cặp NST giới tính XY.

  • D

    Tất cả đều đúng.

Câu 5 :

Tại sao đột biến gen có tần số thấp nhưng lại thường xuyên xuất hiện trong quần thể giao phối?

  • A

    Vì vốn gen trong quần thể rất lớn

  • B

    Vì gen có cấu trúc kém bền vững.

  • C

    Vì tác nhân gây đột biến rất nhiều.

  • D

    Vì NST bắt cặp và trao đổi chéo trong nguyên phân.

Câu 6 :

Khi nói về đột biến gen, kết luận nào sau đây sai?

  • A

    Đột biến gen được gọi là biến dị di truyền vì tất cả các đột biến gen đều được di truyền cho đời sau

  • B

    Trong điều kiện không có tác nhân đột biến thì vẫn có thể phát sinh đột biến gen

  • C

    Tần số đột biến gen phụ thuộc vào cường độ, liều lượng của tác nhân gây đột biến và đặc điểm cấu trúc của gen

  • D

    Trong trường hợp một gen quy định một tính trạng, cơ thể mang đột biến gen trội luôn được gọi là thể đột biến.

Câu 7 :

Các loại đột biến gen bao gồm:

  • A

    Thêm một hoặc vài cặp bazơ

  • B

    Thay thế một hoặc vài cặp bazơ;

  • C

    Bớt một hoặc vài cặp bazơ;

  • D

    Cả A, B, C

Câu 8 :

Đặc điểm nào sau đây không có ở đột biến thay thế 1 cặp nuclêôtit?

  • A

    Chỉ liên quan tới 1 bộ ba

  • B

    Dễ xảy ra hơn so với các dạng đột biến gen khỏc.

  • C

    Làm thay đổi trình tự nuclêôtit của nhiều bộ ba.

  • D

    Có thể không gây ảnh hưởng gì tới cơ thể sinh vật.

Câu 9 :

Dạng đột biến nào sau đây là đột biến đồng nghĩa?

  • A

    Đột biến thay thế 1 cặp nuclêôtit không làm thay đổi axit amin ở chuỗi pôlipeptit.

  • B

    Đột biến thay thế 1 cặp nuclêôtit làm thay đổi 1 axit amin ở chuỗi polipeptit.

  • C

    Đột biến gen làm xuất hiện mã kết thúc

  • D

    Đột biến mất hoặc thêm 1 cặp nuclêôtit làm thay đổi nhiều axit amin ở chuỗi polipeptit.

Câu 10 :

Những đột biến nào là đột biến dịch khung

  • A

    Mất và thêm nuclêôtit

  • B

    Thêm và thay thế nuclêôtit

  • C

    Mất và đảo nuclêôtit

  • D

    Chuyển đổi vị trí 1 cặp nuclêôtit

Câu 11 :

Tại sao dạng mất hoặc thêm một cặp nucleotit làm thay đổi nhiều nhất về cấu trúc protein?

  • A

    Do phá vở trạng thái hài hoà sẵn có ban đầu của gen.

  • B

    Sắp xếp lại các bộ ba từ điểm bị đột biến đến cuối gen dẫn đến sắp xếp lại trình tự các axit amin từ mã bộ ba bị đột biến đến cuối chuỗi polipeptit

  • C

    Làm cho enzyme sửa sai không hoạt động được

  • D

    Làm cho quá trình tổng hợp protein bị rối loạn.

Câu 12 :

Khi nói về đột biến gen, phát biểu nào sau đây sai?

  • A

    Đột biến thay thế 1 cặp nuclêôtit có thể không làm thay đổi tỉ lệ (A + T)/(G + X) của gen

  • B

    Đột biến điểm có thể không gây hại cho thể đột biến

  • C

    Đột biến gen có thể làm thay đổi số lượng liên kết hiđrô của gen

  • D

    Những cơ thể mang alen đột biến đều là thể đột biến

Câu 13 :

Căn cứ vào trình tự của các nuclêôtit trước và sau đột biến của đoạn gen sau, hãy cho biết dạng đột biến:

Trước đột biến:   A T T G X X T X X A A G A X T

                            T A A X G G A G G T T X T G A

Sau đột biến    :   A T T G X X T A X A A G A X T

                           T A A X G G A T G T T X T G A

  • A

    Mất một cặp nuclêôtít 

  • B

    Thêm một cặp nuclêôtít

  • C

    Thay một cặp nuclêôtít 

  • D

    Đảo vị trí một cặp nuclêôtít

Câu 14 :

Dạng đột biến điểm nào sau đây xảy ra trên gen không làm thay đổi số lượng nuclêôtit còn số liên kết hidro của gen thì giảm?

  • A

    Thay một cặp nuclêôtit G-X bằng cặp A-T.

  • B

    Thêm một cặp nuclêôtit.

  • C

    Thay cặp nuclêôtit A-T bằng cặp G-X.

  • D

    Thay cặp nuclêôtit A-T bằng cặp T-A.

Câu 15 :

Phân tử mARN được tổng hợp từ 1 gen đột biến có số ribônuclêôtit loại G giảm 1, các loại còn lại không thay đổi so với trước đột biến. Dạng đột biến nào sau đây đã xảy ra ở gen nói trên?

  • A

    Thêm 1 cặp nuclêôtit loại G-X.

  • B

    Thêm 1 cặp nuclêôtit loại A-T.

  • C

    Mất 1 cặp nuclêôtit loại G-X.

  • D

    Mất 1 cặp nuclêôtit loại A-T.

Câu 16 :

Đột biến thay thế cặp nucleotid này bằng cặp nucleotid khác nhưng trình tự acid amin vẫn không bị thay đổi mà chỉ thay đổi số lượng chuỗi polipeptid được tạo ra. Nguyên nhân là do:

  • A

    Đột biến xảy ra ở vùng kết thúc.

  • B

    Mã di truyền có tính thoái hóa.

  • C

    Đột biến xảy ra ở vùng promoter.

  • D

    Đột biến xảy ra ở vùng intron.

Câu 17 :

Đột biến ở vị trí nào trong gen làm cho quá trình dịch mã không thực hiện được ?

  • A

    Đột biến ở mã mở đầu.

  • B

    Đột biến ở bộ ba ở giữa gen.

  • C

    Đột biến ở mã kết thúc.

  • D

    Đột biến ở bộ ba giáp mã kết thúc.

Câu 18 :

Một đột biến gen xảy ra do thay thế một cặp nuclêôtit có thể không làm thay đổi khả năng thích nghi của cơ thể sinh vật. Có bao nhiêu trường hợp đột biến sau đây có thể không đảm bảo được khả năng đó?

I. Đột biến xảy ra ở mã mở đầu của một gen thiết yếu.

II. Đột biến thay thế 1 cặp nuclêôtit làm bộ ba mã hóa này chuyển thành một bộ ba mã hóa khác, nhưng cả hai bộ ba đều cùng mã hóa cho một loại axit amin.

III. Đột biến thay thế 1 cặp nuclêôtit làm xuất hiện một bộ ba mã hóa mới, dẫn đến sự thay đổi một axit amin trong phân tử prôtêin, làm thay đổi chức năng và hoạt tính của prôtêin.

IV. Đột biến thay thế nuclêôtit xảy ra trong vùng không mã hóa của gen.

V. Đột biến làm xuất hiện bộ ba 3’ATT5’ ở mạch mã gốc trong vùng mã hóa gần bộ ba mở đầu.

  • A
    2
  • B
    1
  • C
    4
  • D
    3
Câu 19 :

Ở Người, đột biến gây biến đổi tế bào hồng cầu bình thường thành tế bào hồng cầu lưỡi liềm là dạng đột biến

  • A

    Lặp đoạn NST.

  • B

    Mất hoặc thêm một cặp nucleotit.

  • C

    Mất đoạn NST.

  • D

    Thay thế một cặp nucleotit.

Câu 20 :

Xét 1 phần của chuỗi polipeptit có trình tự aa như sau:  Met-Ala- Arg-Leu-Lyz-Thr-Pro-Ala...Thể đột biến về gen này có dạng:  Met-Ala- Gly – Glu- Thr-Pro-Ala... Đột biến thuộc dạng:

  • A

    Đảo vị trí 3 cặp nu

  • B

    Mất 3 cặp nu thuộc 2 bộ ba kế tiếp

  • C

    Mất 3 cặp nu thuộc 1 bộ ba

  • D

    Mất 3 cặp nu thuộc 3 bộ ba kế tiếp

Câu 21 :

Gen A bị đột biến thành gen a. Prôtêin do gen a tổng hợp kém prôtêin do gen A tổng hợp 1 axit amin và trong thành phần xuất hiện 2 axit amin mới. Phát biểu nào dưới đây là không phù hợp với trường hợp trên:

  • A

    Gen A bị đột biến mất 3 cặp nuclêôtit.

  • B

    Gen A bị mất 3 cặp nuclêôtit không liên tiếp nhau.

  • C

    Gen A bị đột biến mất 3 cặp nuclêôtit thuộc 2 bộ ba liên tiếp nhau.

  • D

    Số liên kết hyđro của gen a kém gen A.

Câu 22 :

Gen A có chiều dài 476nm và có 3400 liên kết hidro bị đột biến thành alen a. Cặp gen Aa tự nhân đôi liên tiếp hai lần tạo ra các gen con. Trong 2 lần nhân đôi, môi trường nội bào đã cung cấp 4803 nucleotit loại adenin và 3597 nucleotit loại guanin. Dạng đột biến đã xảy ra với gen A là:

  • A

    Thay thế một cặp G-X bằng cặp A-T

  • B

    Thay thế một cặp A-T bằng cặp G-X

  • C

    Mất một cặp A-T

  • D

    Mất một cặp G-X

Câu 23 :

Đột biến điểm xảy ra ở vùng vận hành O của opêron Lac

  • A
    làm thay đổi cấu trúc phân tử prôtêin ức chế dẫn đến không gắn được với vùng O của opêron Lac.
  • B
    làm thay đổi cấu trúc phân tử enzim ARN pôlimeraza, nên không liên kết với vùng P tiến hành phiên mã.
  • C
    có thể làm tăng mức độ biểu hiện của nhóm gen cấu trúc Z, Y, A ngay cả khi có hay không có lactôzơ.
  • D
    chắc chắn các gen cấu trúc Z, Y, A luôn được phiên mã và dịch mã ngay cả khi có hay không có lactôzơ.
Câu 24 :

Đề thi THPT QG – 2021, mã đề 206

Alen B bị các đột biến điểm, tại cùng 1 triplet tạo thành các alen B1, B2 và B3. Các chuỗi pôlipeptit do các alen này quy định lần lượt là: B, B1, B2 và B3 chỉ khác nhau 1 axit amin đó là Gly ở chuỗi B bị thay bằng Ala ở chuỗi B1, Arg ở chuỗi B2 và Trp ở chuỗi B3. Cho biết các triplet được đọc trên mạch khuôn của gen theo chiều 3’ → 5’ và các côđon mã hóa các axit amin tương ứng ở bảng sau:

Theo lí thuyết, phát biểu nào sau đây đúng về sự xuất hiện của các alen đột biến trên?

  • A
    Đột biến dẫn đến nuclêôtit thứ hai của triplet mã hóa Gly ở alen B bị thay bằng G hoặc A tạo ra triplet mã hóa Arg ở alen B2.
  • B
    Đột biến dẫn đến nuclêôtit thứ hai của triplet mã hóa Gly ở alen B bị thay bằng G tạo ra triplet mã hóa Ala ở alen B1.
  • C
    Các alen B1, B2, B3 đều là kết quả của đột biến dẫn đến thay thế nuclêôtit thứ hai của triplet mã hóa Gly.
  • D
    Đột biến dẫn đến nuclêôtit thứ nhất của triplet mã hóa Gly ở alen B bị thay bằng T tạo ra triplet mã hóa Trp ở alen B3.
Câu 25 :

Trong cơ chế điều hòa hoạt động bình thường của opêron Lac ở vi khuẩn E. coli, sự kiện nào sau đây diễn ra cả khi môi trường có lactôzơ và không có lactôzơ?

  • A
    Các phân tử lactôzơ liên kết với prôtêin ức chế.
  • B
    Các gen cấu trúc Z, Y, A được phiên mã tạo ra các phân tử mARN tương ứng.
  • C
    Gen điều hòa R tổng hợp prôtêin ức chế.
  • D
    Prôtêin ức chế không liên kết với vùng vận hành và phiên mã xảy ra.
Câu 26 :

Khi nói về đột biến gen, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Nuclêôtit kết cặp sai trong quá trình nhân đôi ADN gây đột biến thay thế cặp nuclêôtit.

II. Đột biến gen tạo ra các alen mới làm phong phú vốn gen của quần thể.

III. Đột biến điểm là dạng đột biến liên quan đến một đoạn nhiễm sắc thể.

IV. Đột biến gen tạo ra nguồn nguyên liệu sơ cấp chủ yếu cho tiến hóa.

V. Mức độ gây hại của alen đột biến phụ thuộc vào tổ hợp gen và điều kiện môi trường.

VI. Hóa chất 5-brôm uraxin gây đột biến thay thế cặp G-X thành cặp A-T.

  • A
    3
  • B
    4
  • C
    5
  • D
    6
Câu 27 :

Dạng đột biến nào sau đây làm cho alen đột biến tăng 2 liên kết hiđrô?

  • A
    Mất 2 cặp A - T.
  • B
    Thêm 1 cặp G - X.
  • C
    Thêm 1 cặp A - T.
  • D
    Mất 1 cặp A - T.

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Đột biến gen là gì?

  • A

    Tạo ra những alen mới;

  • B

    Sự biến đổi của một hay một số cặp nuclêôtit trong gen;

  • C

    Sự biến đổi của 1 nuclêôtit trong gen;

  • D

    Tạo nên những kiểu hình mới;

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Đột biến gen là sự biến đổi của một hay một số cặp nuclêôtit trong gen

Câu 2 :

Đột biến gen xảy ra ở sinh vật nào?

  • A

    Sinh vật nhân sơ.

  • B

    Sinh vật nhân thực đa bào.

  • C

    Sinh vật nhân thực đơn bào.

  • D

    Tất cả các loài sinh vật.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Sinh vật nào có gen thì sinh vật đó có đột biến gen.

Lời giải chi tiết :

Tất cả các loài sinh vật đều có thể xảy ra đột biến gen 

Câu 3 :

Thể đột biến là:

  • A

    Cơ thể mang đột biến gen đó biểu hiện chỉ ở kiểu hình trội

  • B

    Cơ thể mang đột biến gen đó biểu hiện chỉ ở kiểu hình lặn

  • C

    Cơ thể mang đột biến gen đó biểu hiện chỉ ở kiểu hình trung gian

  • D

    Cơ thể mang đột biến gen đó biểu hiện chỉ ở kiểu hình

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Thể đột biến là cơ thể mang đột biến gen đó biểu hiện chỉ ở kiểu hình

Câu 4 :

Trong trường hợp nào một đột biến gen trở thành thể đột biến:

  • A

    Gen đột biến lặn xuất hiện ở trạng thái đồng hợp tử.

  • B

    Gen đột biến trội.

  • C

    Gen đột biến lặn nằm trên NST X không có alen trên NST Y, cơ thể mang đột biến là cơ thể mang cặp NST giới tính XY.

  • D

    Tất cả đều đúng.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Xác định thể nào có đột biến biểu hiện ra kiểu hình.

Lời giải chi tiết :

Các trường hợp A, B, C đều có thể trở thành thể đột biến.

Câu 5 :

Tại sao đột biến gen có tần số thấp nhưng lại thường xuyên xuất hiện trong quần thể giao phối?

  • A

    Vì vốn gen trong quần thể rất lớn

  • B

    Vì gen có cấu trúc kém bền vững.

  • C

    Vì tác nhân gây đột biến rất nhiều.

  • D

    Vì NST bắt cặp và trao đổi chéo trong nguyên phân.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Trong tế bào có nhiều gen và trong quần thể có rất nhiều cá thể.

Lời giải chi tiết :

Tần số đột biến ở từng gen rất thấp nhưng đột biến gen lại thường xuyên xuất hiện trong quần thể giao phối vì mỗi cá thể có rất nhiều gen và quần thể có rất nhiều cá thể → vốn gen trong quần thể rất lớn nguồn biến dị di truyền vô cùng phong phú.

Câu 6 :

Khi nói về đột biến gen, kết luận nào sau đây sai?

  • A

    Đột biến gen được gọi là biến dị di truyền vì tất cả các đột biến gen đều được di truyền cho đời sau

  • B

    Trong điều kiện không có tác nhân đột biến thì vẫn có thể phát sinh đột biến gen

  • C

    Tần số đột biến gen phụ thuộc vào cường độ, liều lượng của tác nhân gây đột biến và đặc điểm cấu trúc của gen

  • D

    Trong trường hợp một gen quy định một tính trạng, cơ thể mang đột biến gen trội luôn được gọi là thể đột biến.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Kết luận sai là: A. Đột biến gen được gọi là biến dị di truyền vì tất cả các đột biến gen đều được di truyền cho đời con

Điều này là sai. không phải tất cả đột biến gen đều di truyền cho đời con : Đột biến ở tế bào xô ma (TB sinh dưỡng) thường không di truyền cho đời con

Câu 7 :

Các loại đột biến gen bao gồm:

  • A

    Thêm một hoặc vài cặp bazơ

  • B

    Thay thế một hoặc vài cặp bazơ;

  • C

    Bớt một hoặc vài cặp bazơ;

  • D

    Cả A, B, C

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Các loại đột biến gen bao gồm: Thêm một hoặc vài cặp bazơ; Bớt một hoặc vài cặp bazơ; Thay thế một hoặc vài cặp bazơ;

Câu 8 :

Đặc điểm nào sau đây không có ở đột biến thay thế 1 cặp nuclêôtit?

  • A

    Chỉ liên quan tới 1 bộ ba

  • B

    Dễ xảy ra hơn so với các dạng đột biến gen khỏc.

  • C

    Làm thay đổi trình tự nuclêôtit của nhiều bộ ba.

  • D

    Có thể không gây ảnh hưởng gì tới cơ thể sinh vật.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Đột biến thay thế 1 cặp nuclêôtit không làm thay đổi trình tự nuclêôtit của nhiều bộ ba

Câu 9 :

Dạng đột biến nào sau đây là đột biến đồng nghĩa?

  • A

    Đột biến thay thế 1 cặp nuclêôtit không làm thay đổi axit amin ở chuỗi pôlipeptit.

  • B

    Đột biến thay thế 1 cặp nuclêôtit làm thay đổi 1 axit amin ở chuỗi polipeptit.

  • C

    Đột biến gen làm xuất hiện mã kết thúc

  • D

    Đột biến mất hoặc thêm 1 cặp nuclêôtit làm thay đổi nhiều axit amin ở chuỗi polipeptit.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Đột biến thay thế 1 cặp nuclêôtit không làm thay đổi axit amin ở chuỗi pôlipeptit là đột biến đồng nghĩa.

Câu 10 :

Những đột biến nào là đột biến dịch khung

  • A

    Mất và thêm nuclêôtit

  • B

    Thêm và thay thế nuclêôtit

  • C

    Mất và đảo nuclêôtit

  • D

    Chuyển đổi vị trí 1 cặp nuclêôtit

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Mất và thêm nuclêôtit là đột biến dịch khung

Câu 11 :

Tại sao dạng mất hoặc thêm một cặp nucleotit làm thay đổi nhiều nhất về cấu trúc protein?

  • A

    Do phá vở trạng thái hài hoà sẵn có ban đầu của gen.

  • B

    Sắp xếp lại các bộ ba từ điểm bị đột biến đến cuối gen dẫn đến sắp xếp lại trình tự các axit amin từ mã bộ ba bị đột biến đến cuối chuỗi polipeptit

  • C

    Làm cho enzyme sửa sai không hoạt động được

  • D

    Làm cho quá trình tổng hợp protein bị rối loạn.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Khi mất, thêm một cặp nuclêôtit, gây nên đột biến dịch khung, sắp xếp lại các bộ ba từ điểm bị đột biến đến cuối gen dẫn đến việc sắp xếp lại trình tự các axit amin từ mã bộ ba bị đột biến đến cuối chuỗi polipeptit.

Câu 12 :

Khi nói về đột biến gen, phát biểu nào sau đây sai?

  • A

    Đột biến thay thế 1 cặp nuclêôtit có thể không làm thay đổi tỉ lệ (A + T)/(G + X) của gen

  • B

    Đột biến điểm có thể không gây hại cho thể đột biến

  • C

    Đột biến gen có thể làm thay đổi số lượng liên kết hiđrô của gen

  • D

    Những cơ thể mang alen đột biến đều là thể đột biến

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

A – đúng

B – đúng

C - đúng

D – sai, nếu alen đột biến là alen lặn nhưng cơ thể mang alen đột biến ở thể dị hợp thì alen đột biến không biểu hiện thành kiểu hình được nên không phải là thể đột biến.

Câu 13 :

Căn cứ vào trình tự của các nuclêôtit trước và sau đột biến của đoạn gen sau, hãy cho biết dạng đột biến:

Trước đột biến:   A T T G X X T X X A A G A X T

                            T A A X G G A G G T T X T G A

Sau đột biến    :   A T T G X X T A X A A G A X T

                           T A A X G G A T G T T X T G A

  • A

    Mất một cặp nuclêôtít 

  • B

    Thêm một cặp nuclêôtít

  • C

    Thay một cặp nuclêôtít 

  • D

    Đảo vị trí một cặp nuclêôtít

Đáp án : C

Phương pháp giải :

So sánh gen trước và sau đột biến, xác định sự thay đổi → Xác định dạng đột biến

Lời giải chi tiết :

Thay thế thay thế cặp G-X thành A-T

Câu 14 :

Dạng đột biến điểm nào sau đây xảy ra trên gen không làm thay đổi số lượng nuclêôtit còn số liên kết hidro của gen thì giảm?

  • A

    Thay một cặp nuclêôtit G-X bằng cặp A-T.

  • B

    Thêm một cặp nuclêôtit.

  • C

    Thay cặp nuclêôtit A-T bằng cặp G-X.

  • D

    Thay cặp nuclêôtit A-T bằng cặp T-A.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Khi thay thế 1 cặp G-X bằng 1 cặp A-T thì số lượng nucleotit không thay đổi và số lượng liên kết hidro giảm đi 1.

Câu 15 :

Phân tử mARN được tổng hợp từ 1 gen đột biến có số ribônuclêôtit loại G giảm 1, các loại còn lại không thay đổi so với trước đột biến. Dạng đột biến nào sau đây đã xảy ra ở gen nói trên?

  • A

    Thêm 1 cặp nuclêôtit loại G-X.

  • B

    Thêm 1 cặp nuclêôtit loại A-T.

  • C

    Mất 1 cặp nuclêôtit loại G-X.

  • D

    Mất 1 cặp nuclêôtit loại A-T.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Phân tử mARN có số ribônuclêôtit loại G giảm đi 1 → Mất 1 cặp nuclêôtit loại G-X

Câu 16 :

Đột biến thay thế cặp nucleotid này bằng cặp nucleotid khác nhưng trình tự acid amin vẫn không bị thay đổi mà chỉ thay đổi số lượng chuỗi polipeptid được tạo ra. Nguyên nhân là do:

  • A

    Đột biến xảy ra ở vùng kết thúc.

  • B

    Mã di truyền có tính thoái hóa.

  • C

    Đột biến xảy ra ở vùng promoter.

  • D

    Đột biến xảy ra ở vùng intron.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Xác định kết quả tạo thành của từng đột biến → Chọn phương án phù hợp

Lời giải chi tiết :

Không thay trình tự acid amin, chỉ thay đổi số lượng chuỗi polipeptid được tạo ra

→ đột biến xảy ra ở vùng promotor, khiến cho sự điều hòa số lượng sản phẩm tạo ra bị thay đổi

Câu 17 :

Đột biến ở vị trí nào trong gen làm cho quá trình dịch mã không thực hiện được ?

  • A

    Đột biến ở mã mở đầu.

  • B

    Đột biến ở bộ ba ở giữa gen.

  • C

    Đột biến ở mã kết thúc.

  • D

    Đột biến ở bộ ba giáp mã kết thúc.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Xác định kết quả tạo thành của từng đột biến → Chọn phương án phù hợp

Lời giải chi tiết :

Đột biến ở mã mở đầu làm cho quá trình dịch mã không thực hiện được.

Câu 18 :

Một đột biến gen xảy ra do thay thế một cặp nuclêôtit có thể không làm thay đổi khả năng thích nghi của cơ thể sinh vật. Có bao nhiêu trường hợp đột biến sau đây có thể không đảm bảo được khả năng đó?

I. Đột biến xảy ra ở mã mở đầu của một gen thiết yếu.

II. Đột biến thay thế 1 cặp nuclêôtit làm bộ ba mã hóa này chuyển thành một bộ ba mã hóa khác, nhưng cả hai bộ ba đều cùng mã hóa cho một loại axit amin.

III. Đột biến thay thế 1 cặp nuclêôtit làm xuất hiện một bộ ba mã hóa mới, dẫn đến sự thay đổi một axit amin trong phân tử prôtêin, làm thay đổi chức năng và hoạt tính của prôtêin.

IV. Đột biến thay thế nuclêôtit xảy ra trong vùng không mã hóa của gen.

V. Đột biến làm xuất hiện bộ ba 3’ATT5’ ở mạch mã gốc trong vùng mã hóa gần bộ ba mở đầu.

  • A
    2
  • B
    1
  • C
    4
  • D
    3

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Đột biến thay thế làm thay đổi khả năng thích nghi của cơ thể sinh vật → chức năng của protein bị thay đổi.

Lời giải chi tiết :

I sai, nếu đột biến xảy ra ở mã mở đầu của một gen thiết yếu → không được dịch mã → không tạo ra protein, ảnh hưởng tới sức sống của sinh vật.

II đúng, không làm thay đổi trình tự axit amin

III sai.

IV đúng, không ảnh hưởng tới trình tự axit amin

V sai, đột biến làm xuất hiện bộ ba 3’ATT5’ → xuất hiện mã 5’UAA3’ (mã kết thúc) → thay đổi số lượng axit amin

Câu 19 :

Ở Người, đột biến gây biến đổi tế bào hồng cầu bình thường thành tế bào hồng cầu lưỡi liềm là dạng đột biến

  • A

    Lặp đoạn NST.

  • B

    Mất hoặc thêm một cặp nucleotit.

  • C

    Mất đoạn NST.

  • D

    Thay thế một cặp nucleotit.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Hồng cầu bị biến dạng thành hình liềm là do trình tự axit amin đã bị thay đổi.

Lời giải chi tiết :

Đây là dạng đột biến thay thế một cặp nucleotit:

Thay thế cặp nuclêôtit thứ sáu của chuỗi polipeptide β trong phân tử Hemoglobin (Hb) làm acid glutamique bị thay thế bởi valin khiến cho sự tổng hợp cấu trúc khung protein của màng hồng cầu bị thay đổi dẫn đến hồng cầu bị biến dạng hình liềm

Câu 20 :

Xét 1 phần của chuỗi polipeptit có trình tự aa như sau:  Met-Ala- Arg-Leu-Lyz-Thr-Pro-Ala...Thể đột biến về gen này có dạng:  Met-Ala- Gly – Glu- Thr-Pro-Ala... Đột biến thuộc dạng:

  • A

    Đảo vị trí 3 cặp nu

  • B

    Mất 3 cặp nu thuộc 2 bộ ba kế tiếp

  • C

    Mất 3 cặp nu thuộc 1 bộ ba

  • D

    Mất 3 cặp nu thuộc 3 bộ ba kế tiếp

Đáp án : D

Phương pháp giải :
  • Xác định thay đổi của thể đột biến so với ban đầu
  • Xác định dạng đột biến
Lời giải chi tiết :

Thể không bị đột biến: Met-Ala- Arg-Leu-Lyz-Thr-Pro-Ala...

Thể đột biến: Met-Ala- Gly – Glu- Thr-Pro-Ala...

→ Mất 1 axit amin và thay đổi 2 axit amin ở giữa.

→ Đột biến có thể xảy ra là mất 3 cặp nuclêôtit thuộc 3 bộ ba liên tiếp

Câu 21 :

Gen A bị đột biến thành gen a. Prôtêin do gen a tổng hợp kém prôtêin do gen A tổng hợp 1 axit amin và trong thành phần xuất hiện 2 axit amin mới. Phát biểu nào dưới đây là không phù hợp với trường hợp trên:

  • A

    Gen A bị đột biến mất 3 cặp nuclêôtit.

  • B

    Gen A bị mất 3 cặp nuclêôtit không liên tiếp nhau.

  • C

    Gen A bị đột biến mất 3 cặp nuclêôtit thuộc 2 bộ ba liên tiếp nhau.

  • D

    Số liên kết hyđro của gen a kém gen A.

Đáp án : C

Phương pháp giải :
  • Xác định thay đổi của thể đột biến so với ban đầu
  • Xác định dạng đột biến
Lời giải chi tiết :

Prôtêin của gen a mất 1 axit amin và có 2 axit amin mới.

A đúng, đột biến mất 3 cặp nuclêôtit có thể làm mất 1 axit amin và xuất hiện 2 axit amin mới.

B đúng, gen A mất 3 cặp nuclêôtit không liên tiếp nhau cũng có thể tạo prôtêin đột biến như trên nếu các khung bộ ba bị dịch chuyển không tạo ra axit amin mới.

C sai vì mất 3 cặp nuclêôtit thuộc 2 bộ ba liên tiếp chỉ làm mất 1 axit amin và có thể tạo 1 axit amin mới, không thể tạo 2 axit amin mới.

D đúng vì gen a kém 1 bộ ba so với gen A nên sẽ ít số liên kết hidro hơn.

Câu 22 :

Gen A có chiều dài 476nm và có 3400 liên kết hidro bị đột biến thành alen a. Cặp gen Aa tự nhân đôi liên tiếp hai lần tạo ra các gen con. Trong 2 lần nhân đôi, môi trường nội bào đã cung cấp 4803 nucleotit loại adenin và 3597 nucleotit loại guanin. Dạng đột biến đã xảy ra với gen A là:

  • A

    Thay thế một cặp G-X bằng cặp A-T

  • B

    Thay thế một cặp A-T bằng cặp G-X

  • C

    Mất một cặp A-T

  • D

    Mất một cặp G-X

Đáp án : A

Phương pháp giải :
  • Tính tổng số nucleotide của gen
  • Tính số mỗi loại
  • So sánh số nu mỗi loại môi trường cung cấp với gen ban đầu → xác định dạng đột biến
Lời giải chi tiết :

Gen dài 476nm ↔ tổng số nu 2A + 2G = 4760 : 3,4 x 2 = 2800

3400 liên kết H ↔ có 2A + 3G = 3400

→ vậy giải ra, A = T = 800 và G  = X = 600

Alen a, đặt A = m và G = n

Cặp gen Aa, nhân đôi 2 lần tạo 4 cặp gen con

Số nu loại A môi trường cung cấp là: (4 – 1) x (800 + m) = 4803

→ m = 801

Số nu loại G môi trường cung cấp là: (4 – 1) x (600 + n) = 3597

→ n = 599

Vậy dạng đột biến A→a là : đột biến thay thế 1 cặp G-X bằng 1 cặp A-T

Câu 23 :

Đột biến điểm xảy ra ở vùng vận hành O của opêron Lac

  • A
    làm thay đổi cấu trúc phân tử prôtêin ức chế dẫn đến không gắn được với vùng O của opêron Lac.
  • B
    làm thay đổi cấu trúc phân tử enzim ARN pôlimeraza, nên không liên kết với vùng P tiến hành phiên mã.
  • C
    có thể làm tăng mức độ biểu hiện của nhóm gen cấu trúc Z, Y, A ngay cả khi có hay không có lactôzơ.
  • D
    chắc chắn các gen cấu trúc Z, Y, A luôn được phiên mã và dịch mã ngay cả khi có hay không có lactôzơ.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Vùng vận hành là nơi protein ức chế liên kết để ngăn cản phiên mã.

Nếu vùng vận hành bị đột biến có thể làm cho protein ức chế không liên kết được → có thể làm tăng mức độ biểu hiện của nhóm gen cấu trúc Z, Y, A ngay cả khi có hay không có lactôzơ.

A sai, không ảnh hưởng tới cấu trúc của protein ức chế.

B sai, không ảnh hưởng tới cấu trúc của enzyme ARN polimeraza.

D sai, không chắc chắn được các gen cấu trúc Z, Y, A luôn được phiên mã và dịch.

Câu 24 :

Đề thi THPT QG – 2021, mã đề 206

Alen B bị các đột biến điểm, tại cùng 1 triplet tạo thành các alen B1, B2 và B3. Các chuỗi pôlipeptit do các alen này quy định lần lượt là: B, B1, B2 và B3 chỉ khác nhau 1 axit amin đó là Gly ở chuỗi B bị thay bằng Ala ở chuỗi B1, Arg ở chuỗi B2 và Trp ở chuỗi B3. Cho biết các triplet được đọc trên mạch khuôn của gen theo chiều 3’ → 5’ và các côđon mã hóa các axit amin tương ứng ở bảng sau:

Theo lí thuyết, phát biểu nào sau đây đúng về sự xuất hiện của các alen đột biến trên?

  • A
    Đột biến dẫn đến nuclêôtit thứ hai của triplet mã hóa Gly ở alen B bị thay bằng G hoặc A tạo ra triplet mã hóa Arg ở alen B2.
  • B
    Đột biến dẫn đến nuclêôtit thứ hai của triplet mã hóa Gly ở alen B bị thay bằng G tạo ra triplet mã hóa Ala ở alen B1.
  • C
    Các alen B1, B2, B3 đều là kết quả của đột biến dẫn đến thay thế nuclêôtit thứ hai của triplet mã hóa Gly.
  • D
    Đột biến dẫn đến nuclêôtit thứ nhất của triplet mã hóa Gly ở alen B bị thay bằng T tạo ra triplet mã hóa Trp ở alen B3.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Xét các phát biểu:

A sai, nếu thay nucleotit thứ 2 bằng G ↔ XX_ → XG_ → codon: GX_ → không thể tạo ra alen B.

B đúng, nếu thay nucleotit thứ 2 bằng G ↔ XX_ → XG_ → codon: GX_ mã hóa Ala (alen B1).

C sai, có thể đột biến ở nucleotit thứ nhất hoặc nucleotit thứ 2.

D sai, nếu đột biến thay thế nucleotit thứ 2 bằng T ↔ XX_ → XT_ không mã hóa cho Trp.

Câu 25 :

Trong cơ chế điều hòa hoạt động bình thường của opêron Lac ở vi khuẩn E. coli, sự kiện nào sau đây diễn ra cả khi môi trường có lactôzơ và không có lactôzơ?

  • A
    Các phân tử lactôzơ liên kết với prôtêin ức chế.
  • B
    Các gen cấu trúc Z, Y, A được phiên mã tạo ra các phân tử mARN tương ứng.
  • C
    Gen điều hòa R tổng hợp prôtêin ức chế.
  • D
    Prôtêin ức chế không liên kết với vùng vận hành và phiên mã xảy ra.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Xem lại cơ chế điều hòa gen operon Lac

Lời giải chi tiết :

Gen điều hòa tổng hợp protein ức chế cả khi môi trường có hoặc không có lactose.

Câu 26 :

Khi nói về đột biến gen, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Nuclêôtit kết cặp sai trong quá trình nhân đôi ADN gây đột biến thay thế cặp nuclêôtit.

II. Đột biến gen tạo ra các alen mới làm phong phú vốn gen của quần thể.

III. Đột biến điểm là dạng đột biến liên quan đến một đoạn nhiễm sắc thể.

IV. Đột biến gen tạo ra nguồn nguyên liệu sơ cấp chủ yếu cho tiến hóa.

V. Mức độ gây hại của alen đột biến phụ thuộc vào tổ hợp gen và điều kiện môi trường.

VI. Hóa chất 5-brôm uraxin gây đột biến thay thế cặp G-X thành cặp A-T.

  • A
    3
  • B
    4
  • C
    5
  • D
    6

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Xem lại lý thuyết các dạng đột biến gen

Lời giải chi tiết :

Các phát biểu đúng về đột biến gen là: I,II,IV, V

III sai, đột biến điểm chỉ liên quan tới 1 cặp nucleotit.

VI sai, 5BU gây đột biến thay thế cặp A-T thành G-X.

Câu 27 :

Dạng đột biến nào sau đây làm cho alen đột biến tăng 2 liên kết hiđrô?

  • A
    Mất 2 cặp A - T.
  • B
    Thêm 1 cặp G - X.
  • C
    Thêm 1 cặp A - T.
  • D
    Mất 1 cặp A - T.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Áp dụng nguyên tắc bổ sung:

A liên kết với T bằng 2 liên kết hidro

G liên kết với X bằng 2 liên kết hidro

Lời giải chi tiết :

A: Mất 2 cặp A – T → giảm 4 liên kết hidro

B: Thêm 1 cặp G – X → tăng 3 liên kết hidro

C: Thêm 1 cặp A – T → tăng 2 liên kết hidro

D: Mất 1 cặp A – T → giảm 2 liên kết hidro

close