Trắc nghiệm Bài 38. Các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật (tiếp theo) - Sinh 12

Đề bài

Câu 1 :

Mật độ của quần thể là:

  • A

    số lượng cá thể trung bình của quần thể được xác định trong một khoảng thời gian xác định nào đó.

  • B

    số lượng cá thể cao nhất ở một thời điểm xác định nào đó trong một đơn vị diện tích nào đó của quần tể.

  • C

    khối lượng sinh vật thấp nhất ở một thời điểm xác định trong một đơn vị thể tích của quần thể.

  • D

    số lượng cá thể có trên một đơn vị diện tích hay thể tích của quần thể.

Quảng cáo

Lộ trình SUN 2025
Câu 2 :

Mật độ cá thể của quần thể có ảnh hưởng tới:

  • A

    khối lượng nguồn sống trong môi trường phân bố của quần thể.

  • B

    mức độ sử dụng nguồn sống, khả năng sinh sản và tử vong của quần thể.

  • C

    hình thức khai thác nguồn sống của quần thể.

  • D

    tập tính sống bầy đàn và hình thức di cư của các cá thể trng quần thể.

Câu 3 :

Phát biểu nào sau đây sai khi nói về mật độ cá thể của quần thể?

  • A

    Mật độ cá thể của quần thể là số lượng cá thể trên một đơn vị diện tích hay thể tích của quần thể

  • B

    Mật độ cá thể của quần thể ảnh hưởng đến mức độ sử dụng nguồn sống, mức độ tử vong và mức độ sinh sản của các cá thể trong quần thể

  • C

    Mật độ cá thể của quần thể có thể thay đôit theo mùa, năm hoặc tùy theo điều kiện của môi trường sống

  • D

    Mật độ cá thể của quần thể tăng lên quá cao so với sức chứa của môi trường sẽ làm tăng khả năng sinh sản của cá thể trong quần thể

Câu 4 :

Kích thước của quần thể sinh vật là:

  • A

    số lượng cá thể hoặc khối lượng sinh vật hoặc năng lượng tích luỹ trong các cá thể của quần thể.

  • B

    độ lớn của khoảng không gian mà quần thể đó phân bố.

  • C

    thành phần các kiểu gen biểu hiện thành cấu trúc di truyền của quần thể.

  • D

    tương quan tỉ lệ giữa tỉ lệ tử vong với tỉ lệ sinh sản biểu thị tốc độ sinh trưởng của quần thể.

     

Câu 5 :

Khi nói về kích thước quần thể sinh vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

(1) Nếu kích thước quần thể xuống dưới mức tối thiểu, quần thể dễ rơi vào trạng thái suy giảm dẫn tới diệt vong.

(2) Kích thước quần thể dao động từ giá trị tối thiểu tới giá trị tối đa và sự dao động này là khác nhau giữa các loài.

(3) Kích thước quần thể (tính theo số lượng cá thể) luôn tỉ lệ thuận với kích thước của cá thể trong quần thể.

(4) Nếu kích thước quần thể vượt quá mức tối đa thì cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể tăng cao

  • A

    1

  • B

    2

  • C

    3

  • D

    4

Câu 6 :

Khi nói về quan hệ giữa kích thước quần thể và kích thước cơ thể, thì câu sai là:

  • A

    loài có kích thước cơ thể nhỏ thường có kích thước quần thể lớn.

  • B

    loài có kích thước cơ thể lớn thường có kích thước quần thể nhỏ.

  • C

    kích thước cơ thể của loài tỉ lệ thuận với kích thước của quần thể.

  • D

    kích thước cơ thể và kích thước quần thể của loài phù hợp với nguồn sống.

Câu 7 :

Có 4 quần thể của cùng một loài cỏ sống ở 4 môi trường khác nhau, quần thể sống ở môi trường nào sau đây có kích thước lớn nhất.

  • A

    Quần thể sống trong môi trường có diện tích 800 m2 và có mật độ 34 cá thể /1 m2

  • B

    Quần thể sống trong môi trường có diện tích 2150 m2 và có mật độ 12 cá thể/ m2

  • C

    Quần thể sống trong môi trường có diện tích 835 m2 và có mật độ 33 cá thể/ m2

  • D

    Quần thể sống trong môi trường có diện tích 3050 m2 và có mật độ 9 cá thể/ m2

Câu 8 :

Kích thước của quần thể KHÔNG phụ thuộc vào

  • A

    Sức sinh sản

  • B

    Mức độ tử vong.

  • C

    Cá thể nhập cư và xuất cư.

  • D

    Tỷ lệ đực/cái

Câu 9 :

Khi nói về mức sinh sàn và mức tử vong của quần thể, phát biểu nào sau đây sai?

  • A

    Sự thay đổi về mức sinh sản và mức tử vong là cơ chế chủ yếu điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể

  • B

    Mức sinh sản của một quần thể động vật chỉ phụ thuộc vào số lượng trứng (hay con non) của mỗi lứa đẻ

  • C

    Mức sinh sản của quần thể thường giảm khi điều kiện sống không thuận lợi như thiếu thức ăn, điều kiện khí hậu thay đổi bất thường

  • D

    Mức tử vong của quần thể phụ thuộc vào trạng thái của quần thể, các điều kiện sống của môi trường và mức độ khai thác của con người

Câu 10 :

Cho sơ đồ các nhân tố chi phối kích thước quần thể, biết (1) là Mức sinh sản, chọn phương án đúng

  • A

    (2) là mức tử vong, (3) là mức nhập cư, (4) là mức xuất cư.

  • B

    (4) là mức tử vong, (2) là mức nhập cư, (3) là mức xuất cư.

  • C

    (3) là mức tử vong, (4) là mức nhập cư, (2) là mức xuất cư

  • D

    (3) là mức tử vong, (2) là mức nhập cư, (4) là mức xuất cư

Câu 11 :

Nghiên cứu tốc độ gia tăng dân số ở một quần thể người với quy mô 1 triệu dân vào năm 2016. Biết rằng tốc độ sinh trung bình hàng năm là 3%, tỷ lệ tử là 1%, tốc độ xuất cư là 2% và vận tốc nhập cư là 1% so với dân số của thành phố. Dân số của thành phố sẽ đạt giá trị bao nhiêu vào năm 2026?

  • A

    1104622 người

  • B

    1218994 người

  • C

    1104952 người

  • D

    1203889 người

Câu 12 :

Khi nguồn sống trong môi trường dồi dào, điều kiện tự nhiên thuận lợi, quần thể có trạng thái sinh lý tốt, quần thể sinh vật tăng trưởng theo :

  • A

    Đường cong hình chữ S

  • B

    Đường cong hình chữ K.

  • C

    Đường cong hình chữ J.

  • D

    Tới khi số cá thể đạt mức ổn định.

Câu 13 :

Quần thể có kiểu tăng trưởng theo tiềm năng sinh học có đặc điểm

  • A

    Kích thước cơ thể lớn, sinh sản ít.

  • B

    Kích thước cơ thể nhỏ, sinh sản nhanh

  • C

    Kích thước cơ thể lớn, sử dụng nhiều thức ăn

  • D

    Kích thước cơ thể nhỏ, sử dụng nhiều thức ăn.

Câu 14 :

Phần lớn quần thể sinh vật trong tự nhiên tăng trưởng theo dạng:

  • A

    tăng dần đều.

  • B

    đường cong chữ J.

  • C

    đường cong chữ S.

  • D

    giảm dần đều.

Câu 15 :

Xem xét hai khu rừng: một là một khu rừng già không bị xáo trộn, trong khi khu rừng kia đã bị chặt. Khu rừng nào có thể tăng trưởng theo tiềm năng sinh học, và tại sao?

  • A

    Khu rừng già, bởi vì điều kiện ổn định có thể thúc đẩy tăng trưởng theo tiềm năng của tất cả các loài trong rừng.

  • B

    Khu rừng già, bởi vì nhiều loài được hình thành và có thể sinh ra nhiều con

  • C

    Khu rừng bị khai thác, bởi vì rừng bị xáo trộn có nhiều nguồn sống để các quần thể tăng trưởng kích thước theo tiềm năng.

  • D

    Khu rừng bị khai thác, bởi vì nhiều quân thể khác nhau được kích thích để có tiềm năng sinh sản cao hơn.

Câu 16 :

Đề thi THPT QG – 2021, mã đề 206

Nếu mật độ cá thể của 1 quần thể động vật tăng lên quá cao, nguồn sống của môi trường không đủ cung cấp cho mọi cá thể trong quần thể thì thường dẫn tới làm tăng:

  • A
    Mức nhập cư.
  • B
    Kích thước quần thể.
  • C
    Mức sinh sản.
  • D
    Mức cạnh tranh.

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Mật độ của quần thể là:

  • A

    số lượng cá thể trung bình của quần thể được xác định trong một khoảng thời gian xác định nào đó.

  • B

    số lượng cá thể cao nhất ở một thời điểm xác định nào đó trong một đơn vị diện tích nào đó của quần tể.

  • C

    khối lượng sinh vật thấp nhất ở một thời điểm xác định trong một đơn vị thể tích của quần thể.

  • D

    số lượng cá thể có trên một đơn vị diện tích hay thể tích của quần thể.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Mật độ cá thể của quần thể là số lượng sinh vật sống trên một đơn vị diện tích hay thể tích của quần thể.

Câu 2 :

Mật độ cá thể của quần thể có ảnh hưởng tới:

  • A

    khối lượng nguồn sống trong môi trường phân bố của quần thể.

  • B

    mức độ sử dụng nguồn sống, khả năng sinh sản và tử vong của quần thể.

  • C

    hình thức khai thác nguồn sống của quần thể.

  • D

    tập tính sống bầy đàn và hình thức di cư của các cá thể trng quần thể.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Mật độ cá thể của quần thể có ảnh hưởng tới mức độ sử dụng nguồn sống, khả năng sinh sản và tử vong của quần thể.

Câu 3 :

Phát biểu nào sau đây sai khi nói về mật độ cá thể của quần thể?

  • A

    Mật độ cá thể của quần thể là số lượng cá thể trên một đơn vị diện tích hay thể tích của quần thể

  • B

    Mật độ cá thể của quần thể ảnh hưởng đến mức độ sử dụng nguồn sống, mức độ tử vong và mức độ sinh sản của các cá thể trong quần thể

  • C

    Mật độ cá thể của quần thể có thể thay đôit theo mùa, năm hoặc tùy theo điều kiện của môi trường sống

  • D

    Mật độ cá thể của quần thể tăng lên quá cao so với sức chứa của môi trường sẽ làm tăng khả năng sinh sản của cá thể trong quần thể

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Phát biểu sai là: D. Mật độ cá thể của quần thể tăng lên quá cao so với sức chứa của môi trường sẽ làm tăng khả năng sinh sản của các cá thể trong quần thể

Điều này là sai. Khi mật độ tăng lên quá cao so với sức chứa, sự cạnh tranh giữa các cá thể tăng cao sẽ làm tăng tỉ lệ tử vong. Ngoài ra nó còn tác động tiêu cực đến sự sinh sản như : nơi làm tổ, nguồn sống… dẫn đến tỉ lệ sinh sản giảm

Câu 4 :

Kích thước của quần thể sinh vật là:

  • A

    số lượng cá thể hoặc khối lượng sinh vật hoặc năng lượng tích luỹ trong các cá thể của quần thể.

  • B

    độ lớn của khoảng không gian mà quần thể đó phân bố.

  • C

    thành phần các kiểu gen biểu hiện thành cấu trúc di truyền của quần thể.

  • D

    tương quan tỉ lệ giữa tỉ lệ tử vong với tỉ lệ sinh sản biểu thị tốc độ sinh trưởng của quần thể.

     

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Kích thước của quần thể là số lượng cá thể phân bố trong khoảng không gian sống của quần thể hay khối lượng hoặc năng lượng tích luỹ trong các cá thể của quần thể.

Câu 5 :

Khi nói về kích thước quần thể sinh vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

(1) Nếu kích thước quần thể xuống dưới mức tối thiểu, quần thể dễ rơi vào trạng thái suy giảm dẫn tới diệt vong.

(2) Kích thước quần thể dao động từ giá trị tối thiểu tới giá trị tối đa và sự dao động này là khác nhau giữa các loài.

(3) Kích thước quần thể (tính theo số lượng cá thể) luôn tỉ lệ thuận với kích thước của cá thể trong quần thể.

(4) Nếu kích thước quần thể vượt quá mức tối đa thì cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể tăng cao

  • A

    1

  • B

    2

  • C

    3

  • D

    4

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Phát biểu sai là (3) Kích thước của quần thể ( tính theo số lượng cá thể) tỷ lệ nghịch với kích thước cá thể. VD các sinh vật có kích thước lớn thì số lượng cá thể trong quần thể  thấp.

Vậy có 3 ý đúng.

Câu 6 :

Khi nói về quan hệ giữa kích thước quần thể và kích thước cơ thể, thì câu sai là:

  • A

    loài có kích thước cơ thể nhỏ thường có kích thước quần thể lớn.

  • B

    loài có kích thước cơ thể lớn thường có kích thước quần thể nhỏ.

  • C

    kích thước cơ thể của loài tỉ lệ thuận với kích thước của quần thể.

  • D

    kích thước cơ thể và kích thước quần thể của loài phù hợp với nguồn sống.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Những loài có kích thước cơ thể nhỏ thường hình thành quần thể có số lượng cá thể nhiều, ngược lại, những loài có kích thước cơ thể lớn thường sống trong quần thể có số lượng cá thể ít. 

Câu 7 :

Có 4 quần thể của cùng một loài cỏ sống ở 4 môi trường khác nhau, quần thể sống ở môi trường nào sau đây có kích thước lớn nhất.

  • A

    Quần thể sống trong môi trường có diện tích 800 m2 và có mật độ 34 cá thể /1 m2

  • B

    Quần thể sống trong môi trường có diện tích 2150 m2 và có mật độ 12 cá thể/ m2

  • C

    Quần thể sống trong môi trường có diện tích 835 m2 và có mật độ 33 cá thể/ m2

  • D

    Quần thể sống trong môi trường có diện tích 3050 m2 và có mật độ 9 cá thể/ m2

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Kích thước của quần thể là số lượng cá thể phân bố trong khoảng không gian sống của quần thể hay khối lượng hoặc năng lượng tích luỹ trong các cá thể của quần thể.

Lời giải chi tiết :

Kích thước của các quần thể là:

1) 800×34=27200 cá thể

2) 2150×12= 25800 cá thể

3) 835×33=27555 cá thể.

4) 3050×9=27450 cá thể

Vậy quần thể có kích thước lớn nhất là quần thể  C

Câu 8 :

Kích thước của quần thể KHÔNG phụ thuộc vào

  • A

    Sức sinh sản

  • B

    Mức độ tử vong.

  • C

    Cá thể nhập cư và xuất cư.

  • D

    Tỷ lệ đực/cái

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Kích thước của quần thể không phụ thuộc vào tỷ lệ đực cái

Câu 9 :

Khi nói về mức sinh sàn và mức tử vong của quần thể, phát biểu nào sau đây sai?

  • A

    Sự thay đổi về mức sinh sản và mức tử vong là cơ chế chủ yếu điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể

  • B

    Mức sinh sản của một quần thể động vật chỉ phụ thuộc vào số lượng trứng (hay con non) của mỗi lứa đẻ

  • C

    Mức sinh sản của quần thể thường giảm khi điều kiện sống không thuận lợi như thiếu thức ăn, điều kiện khí hậu thay đổi bất thường

  • D

    Mức tử vong của quần thể phụ thuộc vào trạng thái của quần thể, các điều kiện sống của môi trường và mức độ khai thác của con người

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Phát biểu sai là: Mức sinh sản của một quần thể động vật chỉ phụ thuộc vào số lượng trứng (hay con non) của mỗi lứa đẻ vì mức sinh sản của quần thể còn phụ thuộc vào:tỷ lệ đực cái của quần thể, tuổi của các cá thể trong quần thể; các yếu tố môi trường tác động (có lợi và có hại) và phụ thuộc vào nguồn thức ăn và kẻ thù đối địch

Câu 10 :

Cho sơ đồ các nhân tố chi phối kích thước quần thể, biết (1) là Mức sinh sản, chọn phương án đúng

  • A

    (2) là mức tử vong, (3) là mức nhập cư, (4) là mức xuất cư.

  • B

    (4) là mức tử vong, (2) là mức nhập cư, (3) là mức xuất cư.

  • C

    (3) là mức tử vong, (4) là mức nhập cư, (2) là mức xuất cư

  • D

    (3) là mức tử vong, (2) là mức nhập cư, (4) là mức xuất cư

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

(3) là mức tử vong, (4) là mức nhập cư, (2) là mức xuất cư.

Đối nghịch với mức sinh sản phải là mức tử vong

Câu 11 :

Nghiên cứu tốc độ gia tăng dân số ở một quần thể người với quy mô 1 triệu dân vào năm 2016. Biết rằng tốc độ sinh trung bình hàng năm là 3%, tỷ lệ tử là 1%, tốc độ xuất cư là 2% và vận tốc nhập cư là 1% so với dân số của thành phố. Dân số của thành phố sẽ đạt giá trị bao nhiêu vào năm 2026?

  • A

    1104622 người

  • B

    1218994 người

  • C

    1104952 người

  • D

    1203889 người

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Kích thước quần thể = Mức sinh sản - Mức tử vong + Nhập cư - Xuất cư.

Lời giải chi tiết :

Tỉ lệ gia tăng trung bình hàng năm của thành phố là : 3% - 1% - 2% + 1% = 1% = 0,01

Vào năm 2026 – tức là sau 10 năm, dân số thành phố sẽ đạt:

1 000 000  x  (1 + 0,01)10 = 1 104 622

Đáp án A

Câu 12 :

Khi nguồn sống trong môi trường dồi dào, điều kiện tự nhiên thuận lợi, quần thể có trạng thái sinh lý tốt, quần thể sinh vật tăng trưởng theo :

  • A

    Đường cong hình chữ S

  • B

    Đường cong hình chữ K.

  • C

    Đường cong hình chữ J.

  • D

    Tới khi số cá thể đạt mức ổn định.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Khi nguồn sống trong môi trường dồi dào, điều kiện tự nhiên thuận lợi, quần thể có trạng thái sinh lý tốt, quần thể sinh vật tăng trưởng theo  tiềm năng sinh học, đường cong tăng trưởng hình chữ J.

Câu 13 :

Quần thể có kiểu tăng trưởng theo tiềm năng sinh học có đặc điểm

  • A

    Kích thước cơ thể lớn, sinh sản ít.

  • B

    Kích thước cơ thể nhỏ, sinh sản nhanh

  • C

    Kích thước cơ thể lớn, sử dụng nhiều thức ăn

  • D

    Kích thước cơ thể nhỏ, sử dụng nhiều thức ăn.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Quần thể có kiểu tăng trưởng theo tiềm năng sinh học có đặc điểm: kích thước cơ thể nhỏ, sinh sản nhanh

Câu 14 :

Phần lớn quần thể sinh vật trong tự nhiên tăng trưởng theo dạng:

  • A

    tăng dần đều.

  • B

    đường cong chữ J.

  • C

    đường cong chữ S.

  • D

    giảm dần đều.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Phần lớn quần thể sinh vật trong tự nhiên tăng trưởng theo dạng đường cong chữ S.

Câu 15 :

Xem xét hai khu rừng: một là một khu rừng già không bị xáo trộn, trong khi khu rừng kia đã bị chặt. Khu rừng nào có thể tăng trưởng theo tiềm năng sinh học, và tại sao?

  • A

    Khu rừng già, bởi vì điều kiện ổn định có thể thúc đẩy tăng trưởng theo tiềm năng của tất cả các loài trong rừng.

  • B

    Khu rừng già, bởi vì nhiều loài được hình thành và có thể sinh ra nhiều con

  • C

    Khu rừng bị khai thác, bởi vì rừng bị xáo trộn có nhiều nguồn sống để các quần thể tăng trưởng kích thước theo tiềm năng.

  • D

    Khu rừng bị khai thác, bởi vì nhiều quân thể khác nhau được kích thích để có tiềm năng sinh sản cao hơn.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Khu rừng có thể tăng trưởng theo tiềm năng sinh học là : khu rừng bị khai thác, bởi vì rừng bị xáo trộn có nhiều nguồn sống để các quần thể tăng trưởng kích thước theo tiềm năng.

Khu rừng già, các quần thể trong nó đã đạt trạng thái ổn định trong 1 cân bằng động, loài này tăng lên sẽ bị điều hòa để giảm xuống, do đó rất khó có khả năng cho loài nào có thể tăng trưởng theo tiềm năng sinh học được

Câu 16 :

Đề thi THPT QG – 2021, mã đề 206

Nếu mật độ cá thể của 1 quần thể động vật tăng lên quá cao, nguồn sống của môi trường không đủ cung cấp cho mọi cá thể trong quần thể thì thường dẫn tới làm tăng:

  • A
    Mức nhập cư.
  • B
    Kích thước quần thể.
  • C
    Mức sinh sản.
  • D
    Mức cạnh tranh.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Vận dụng: Mối quan hệ giữa mật độ cá thể với các đặc trưng khác của quần thể.

Lời giải chi tiết :

Nếu mật độ cá thể của 1 quần thể động vật tăng lên quá cao, nguồn sống của môi trường không đủ cung cấp cho mọi cá thể trong quần thể thì thường dẫn tới làm tăng mức cạnh tranh giữa các cá thể.

A sai, các cá thể có xu hướng xuất cư, giảm nhập cư.

B sai, kích thước quần thể giảm do nguồn sống không đủ.

C sai, mức sinh sản giảm.

close