Trắc nghiệm lý thuyết về quá trình nhân đôi ADN - Sinh 12

Đề bài

Câu 1 :

Trong tế bào, đâu là sự nhân đôi của ADN?

  • A

    ADN → ARN. 

  • B

    ADN → ADN.

  • C

    ADN → Prôtêin .

  • D

    ARN→ ADN. 

Câu 2 :

Trong tế bào động vật, sự nhân đôi của ADN xảy ra ở

  • A

    Lục lạp, nhân, trung thể.      

  • B

    Ti thể, nhân, lục lạp.

  • C

    Nhân, trung thể.

  • D

    Nhân, ti thể. 

Câu 3 :

Quá trình nhân đôi ADN được thực hiện theo nguyên tắc gì?

  • A

    Hai mạch được tổng hợp theo nguyên tắc bổ sung song song liên tục.

  • B

    Nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo toàn.

  • C

    Mạch liên tục hướng vào, mạch gián đoạn hướng ra chạc ba tái bản.

  • D

    Một mạch được tổng hợp gián đoạn, một mạch được tổng hợp liên tục.

Câu 4 :

Trong quá trình nhân đôi ADN ở sinh vật nhân sơ, thứ tự tác động của các enzym là:

  • A

    Gyraza → ADN polimeraza → ligaza → ARN polimeraza.

  • B

    Gyraza → ARN polimeraza → ADN polimeraza → ligaza.

  • C

    Gyraza → ADN polimeraza → ARN polimeraza → ligaza.

  • D

    Gyraza → ligaza → ARN polimeraza → ADN polimeraza.

Câu 5 :

Quá trình nhân đôi ADN không có thành phần nào sau đây tham gia?

  • A

    Các nuclêôtit tự do

  • B
    Enzyme ligaza
  • C
    Axit amin
  • D
    ADN polimeraza
Câu 6 :

Trong quá trình nhân đôi ADN, một trong những vai trò của enzim ADN pôlimeraza là

  • A

    Bẻ gãy các liên kết hiđrô giữa hai mạch của phân tử ADN.

  • B

    Nối các đoạn Okazaki để tạo thành mạch liên tục.

  • C

    Tổng hợp mạch mới theo nguyên tắc bổ sung với mạch khuôn của ADN.

  • D

    Tháo xoắn và làm tách hai mạch của phân tử ADN.

Câu 7 :

Các mạch đơn mới được tổng hợp trong quá trình nhân đôi của phân tử ADN hình thành:

  • A

    Cùng chiều tháo xoắn của ADN

  • B

    Cùng chiều với mạch khuôn

  • C

    Theo chiều 3’ đến 5’

  • D

    Theo chiều 5’ đến 3’

Câu 8 :

Các mạch đơn mới được tổng hợp trong quá trình nhân đôi của phân tử ADN hình thành có đặc điểm:

  • A

    Chỉ liên kết tạm thời với mạch gốc

  • B

    Một mạch được tổng hợp liên tục còn mạch kia gián đoạn

  • C

    Theo chiều 3’ đến 5’  

  • D

    Được nối lại với nhau nhờ enzim nối Hylaza

Câu 9 :

Vì sao trên mạch khuôn 5’-3’, mạch mới lại được tổng hợp ngắt quãng?

  • A

    Vì trên gen có các đoạn Okazaki

  • B

    Vì gen không liên tục có các đoạn Exon và đoạn Intron xen kẽ nhau

  • C

    Vì enzim ADN polymeaza chỉ tổng hợp mạch mới theo chiều 5’-3’

  • D

    Vì enzim ADN polymeaza chỉ tổng hợp mạch mới theo chiều 3’-5’

Câu 10 :

Khi ADN tự nhân đôi, đoạn Okazaki là:

  • A

    Các đoạn êxôn của gen không phân mảnh.

  • B

    Các đoạn intrôn của gen phân mảnh

  • C

    Đoạn pôlinuclêôtit sinh từ mạch 5’—>3’ của gen.

  • D

    Đoạn pôlinuclêôtit sinh từ mạch 3’—>5’ của gen.

Câu 11 :

Khi nói về quá trình nhân đôi ADN, xét các kết luận sau đây:

(1) Trên mỗi phân tử ADN của sinh vật nhân sơ chỉ có một điểm khởi đầu nhân đôi ADN.

(2) Enzim ADN-polimeraza làm nhiệm vụ tháo xoắn phân tử ADN và kéo dài mạch mới.

(3) Sự nhân đôi của ADN ti thể diễn ra độc lập với sự nhân đôi của ADN trong nhân tế bào.

(4) Tính theo chiều tháo xoắn, ở mạch khuôn có chiều 5’ - 3’ thì mạch mới được tổng hợp gián đoạn.

(5) Sự nhân đôi ADN diễn ra vào kì trung gian giữa hai lần phân bào.

Có bao nhiêu kết luận đúng?

  • A

    3

  • B

    1

  • C

    2

  • D

    4

Câu 12 :

Cho các đặc điểm

1. Trong quá trình nhân đôi ADN, enzim ADN pôlimeraza kết hợp với đầu 5’ trên mạch gốc.

2. Trong quá trình phiên mã, enzim ARN pôlimeraza có chức năng tổng hợp đoạn mồi.

3. Gen được mã hóa liên tục.

4. Phân tử ADN mạch thẳng dạng xoắn kép.

Có bao nhiêu nhận xét đúng khi nói về cơ chế di truyền ở sinh vật nhân thực?

  • A

    1

  • B

    4

  • C

    3

  • D

    2

Câu 13 :

Nhân đôi ADN ở sinh vật nhân thực có sự khác biệt với nhân đôi ADN ở E. coli là:

1. Chiều tái bản ;                    

2. Hệ enzim tái bản;

3. Nguyên liệu tái bản;           

4. Số lượng đơn vị tái bản;

5. Nguyên tắc tái bản.

Câu trả lời đúng là:

  • A

    1, 2

  • B

    2,3

  • C

    2, 4

  • D

    3, 5

Câu 14 :

Cho một đoạn ADN ở khoảng giữa có một đơn vị sao chép như hình vẽ. O là điểm khởi đầu sao chép, I, II, III, IV chỉ các đoạn mạch đơn của ADN. Đoạn nào có mạch đơn mới được tổng hợp gián đoạn?

  • A

    I và III.

  • B

    I và II.

  • C

    II và III.

  • D

    I và IV

Câu 15 :

Giả sử trong môi trường chứa vi khuẩn E. coli được bổ sung timin đánh dấu phóng xạ và các loại nucleotit còn lại thì không đánh dấu phóng xạ. Điều gì sẽ xảy ra khi ADN của tế bào nhân đôi một lần?

  • A

    Một ADN con chứa phóng xạ, nhưng ADN con kia không có phóng xạ.

  • B

    Cả hai ADN con đều không có phóng xạ.

  • C

    Tất cả 4 loại nucleotit đều chứa phóng xạ.

  • D

    Cả hai ADN con sẽ chứa phóng xạ.

Câu 16 :

Một nhà nghiên cứu tiến hành tách chiết, tinh sạch các thành phần nguyên liệu cần thiết cho việc nhân đôi ADN. Khi trộn các thành phần nguyên liệu với nhau rồi đưa vào điều kiện thuận lợi, quá trình tái bản ADN xảy ra. Khi phân tích sản phẩm nhân đôi thấy có những đoạn ADN ngắn khoảng vài trăm cặp nuclêôtit. Vậy trong hỗn hợp thành phần tham gia đã thiếu thành phần nào sau đây?

  • A

    Enzim ADN pôlimeraza

  • B

    Enzim ligaza

  • C

    Các đoạn Okazaki  

  • D

    Các nuclêôtit

Câu 17 :

Hệ gen người có kích thước lớn hơn hệ gen E. coli khoảng 1000 lần, trong khi tốc độ sao chép ADN của E. coli nhanh hơn ở người chỉ khoảng 10 lần. Cơ chế nào giúp toàn bộ hệ gen người có thể sao chép hoàn chỉnh nhanh như vậy?

  • A

    Người có nhiều loại ADN polymerase hơn E. Coli    

  • B

    Tốc độ sao chép ADN của các enzym ADN polymerase ở người cao hơn

  • C

    Hệ gen người có nhiều điểm khởi đầu sao chép

  • D

    Ở người, quá trình sao chép không diễn ra đồng thời với các quá trình phiên mã và dịch mã như ở vi khuẩn E. coli.

Câu 18 :

Làm thế nào người ta xác định được ADN được nhân đôi theo nguyên tắc nào?

  • A

    Dùng phương pháp khuếch đại gen trong ống nghiệm

  • B

    Dùng phương pháp nhiễu xạ rơn ghen (tia X)

  • C

    Đếm số lượng các đoạn Okazaki của ADN khi nhân đôi.

  • D

    Dùng các nucleotit đánh dấu phóng xạ theo dõi kết quả nhân đôi ADN.

Câu 19 :

Hình bên mô tả cơ chế nhân đôi ADN, cách chú thích các vị trí a, b, c, d nào dưới đây là đúng?

  • A
    a-3’; b-5’; c-3’; d-5’.
  • B
    a-5’; b-5’; c-3’; d-3’.
  • C
    a-3’; b-5’; c-5’; d-3’.
  • D
    a-5’; b-3’; c-3’; d-5’.

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Trong tế bào, đâu là sự nhân đôi của ADN?

  • A

    ADN → ARN. 

  • B

    ADN → ADN.

  • C

    ADN → Prôtêin .

  • D

    ARN→ ADN. 

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Nhân đôi ADN là quá trình tạo ra hai phân tử ADN con có cấu trúc giống hệt phân tử ADN mẹ ban đầu. 

Câu 2 :

Trong tế bào động vật, sự nhân đôi của ADN xảy ra ở

  • A

    Lục lạp, nhân, trung thể.      

  • B

    Ti thể, nhân, lục lạp.

  • C

    Nhân, trung thể.

  • D

    Nhân, ti thể. 

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Trong tế bào động vật, sự nhân đôi của ADN xảy ra ở nhân và ti thể.

Câu 3 :

Quá trình nhân đôi ADN được thực hiện theo nguyên tắc gì?

  • A

    Hai mạch được tổng hợp theo nguyên tắc bổ sung song song liên tục.

  • B

    Nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo toàn.

  • C

    Mạch liên tục hướng vào, mạch gián đoạn hướng ra chạc ba tái bản.

  • D

    Một mạch được tổng hợp gián đoạn, một mạch được tổng hợp liên tục.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Quá trình nhân đôi ADN được thực hiện theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo toàn.

Câu 4 :

Trong quá trình nhân đôi ADN ở sinh vật nhân sơ, thứ tự tác động của các enzym là:

  • A

    Gyraza → ADN polimeraza → ligaza → ARN polimeraza.

  • B

    Gyraza → ARN polimeraza → ADN polimeraza → ligaza.

  • C

    Gyraza → ADN polimeraza → ARN polimeraza → ligaza.

  • D

    Gyraza → ligaza → ARN polimeraza → ADN polimeraza.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Gyraza - enzym tháo xoắn

ARN polimeraza – enzym tổng hợp mồi

ADN polimeraza – enzym tổng hợp chuỗi

Ligaza – enzym nối

Thứ tự tác động của các enzym là: Gyraza → ARN polimeraza → ADN polimeraza → ligaza

Câu 5 :

Quá trình nhân đôi ADN không có thành phần nào sau đây tham gia?

  • A

    Các nuclêôtit tự do

  • B
    Enzyme ligaza
  • C
    Axit amin
  • D
    ADN polimeraza

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Trong quá trình nhan đôi ADN không có sự tham gia của axit amin

Câu 6 :

Trong quá trình nhân đôi ADN, một trong những vai trò của enzim ADN pôlimeraza là

  • A

    Bẻ gãy các liên kết hiđrô giữa hai mạch của phân tử ADN.

  • B

    Nối các đoạn Okazaki để tạo thành mạch liên tục.

  • C

    Tổng hợp mạch mới theo nguyên tắc bổ sung với mạch khuôn của ADN.

  • D

    Tháo xoắn và làm tách hai mạch của phân tử ADN.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Enzim ADN pôlimeraza có vai trò tổng hợp mạch mới cho ADN

Câu 7 :

Các mạch đơn mới được tổng hợp trong quá trình nhân đôi của phân tử ADN hình thành:

  • A

    Cùng chiều tháo xoắn của ADN

  • B

    Cùng chiều với mạch khuôn

  • C

    Theo chiều 3’ đến 5’

  • D

    Theo chiều 5’ đến 3’

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Các mạch đơn mới được tổng hợp trong quá trình nhân đôi của phân tử ADN hình thành theo chiều 5’ đến 3’

Câu 8 :

Các mạch đơn mới được tổng hợp trong quá trình nhân đôi của phân tử ADN hình thành có đặc điểm:

  • A

    Chỉ liên kết tạm thời với mạch gốc

  • B

    Một mạch được tổng hợp liên tục còn mạch kia gián đoạn

  • C

    Theo chiều 3’ đến 5’  

  • D

    Được nối lại với nhau nhờ enzim nối Hylaza

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Các mạch đơn mới được tổng hợp trong quá trình nhân đôi của phân tử ADN một mạch được tổng hợp liên tục còn mạch kia gián đoạn.

Câu 9 :

Vì sao trên mạch khuôn 5’-3’, mạch mới lại được tổng hợp ngắt quãng?

  • A

    Vì trên gen có các đoạn Okazaki

  • B

    Vì gen không liên tục có các đoạn Exon và đoạn Intron xen kẽ nhau

  • C

    Vì enzim ADN polymeaza chỉ tổng hợp mạch mới theo chiều 5’-3’

  • D

    Vì enzim ADN polymeaza chỉ tổng hợp mạch mới theo chiều 3’-5’

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Trên mạch khuôn 5’-3’ mạch mới được tổng hợp ngắt quãng do enzim ADN polymeaza chỉ tổng hợp mạch mới theo chiều 5’-3’.

Câu 10 :

Khi ADN tự nhân đôi, đoạn Okazaki là:

  • A

    Các đoạn êxôn của gen không phân mảnh.

  • B

    Các đoạn intrôn của gen phân mảnh

  • C

    Đoạn pôlinuclêôtit sinh từ mạch 5’—>3’ của gen.

  • D

    Đoạn pôlinuclêôtit sinh từ mạch 3’—>5’ của gen.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Khi ADN tự nhân đôi, đoạn Okazaki là Đoạn pôlinuclêôtit sinh từ mạch 5’—>3’ của gen.

Câu 11 :

Khi nói về quá trình nhân đôi ADN, xét các kết luận sau đây:

(1) Trên mỗi phân tử ADN của sinh vật nhân sơ chỉ có một điểm khởi đầu nhân đôi ADN.

(2) Enzim ADN-polimeraza làm nhiệm vụ tháo xoắn phân tử ADN và kéo dài mạch mới.

(3) Sự nhân đôi của ADN ti thể diễn ra độc lập với sự nhân đôi của ADN trong nhân tế bào.

(4) Tính theo chiều tháo xoắn, ở mạch khuôn có chiều 5’ - 3’ thì mạch mới được tổng hợp gián đoạn.

(5) Sự nhân đôi ADN diễn ra vào kì trung gian giữa hai lần phân bào.

Có bao nhiêu kết luận đúng?

  • A

    3

  • B

    1

  • C

    2

  • D

    4

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Các nhận xét đúng là: (1), (3), (4), (5).

(2) sai vì DNA polimerase chỉ làm nhiệm vụ kéo dài mạch.

Câu 12 :

Cho các đặc điểm

1. Trong quá trình nhân đôi ADN, enzim ADN pôlimeraza kết hợp với đầu 5’ trên mạch gốc.

2. Trong quá trình phiên mã, enzim ARN pôlimeraza có chức năng tổng hợp đoạn mồi.

3. Gen được mã hóa liên tục.

4. Phân tử ADN mạch thẳng dạng xoắn kép.

Có bao nhiêu nhận xét đúng khi nói về cơ chế di truyền ở sinh vật nhân thực?

  • A

    1

  • B

    4

  • C

    3

  • D

    2

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Ở sinh vật nhân thực, ADN là mạch kép, dạng thẳng

Lời giải chi tiết :

Các phát biểu đúng là (2), (4)

(1) Sai vì ADN polimerase tổng hợp mạch mới theo chiều 5’ - 3’ nhưng không kết hợp với đầu 5’

(3) Sai vì gen được mã hóa không liên tục các đoạn intron xen kẽ exon.

Câu 13 :

Nhân đôi ADN ở sinh vật nhân thực có sự khác biệt với nhân đôi ADN ở E. coli là:

1. Chiều tái bản ;                    

2. Hệ enzim tái bản;

3. Nguyên liệu tái bản;           

4. Số lượng đơn vị tái bản;

5. Nguyên tắc tái bản.

Câu trả lời đúng là:

  • A

    1, 2

  • B

    2,3

  • C

    2, 4

  • D

    3, 5

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Các câu trả lời đúng là 2, 4

1, 3, 5 sai vì đây là các đặc điểm giống nhau trong tái bản ADN ở sinh vật nhân sơ và nhân thực

2 đúng vì ở sinh vật nhân thực quá trình nhân đôi do nhiều loại enzim tham gia hơn so với sinh vật nhân sơ

4 đúng vì SVNT có nhiều đơn vị tái bản, SVNS chỉ có 1 đơn vị tái bản

Câu 14 :

Cho một đoạn ADN ở khoảng giữa có một đơn vị sao chép như hình vẽ. O là điểm khởi đầu sao chép, I, II, III, IV chỉ các đoạn mạch đơn của ADN. Đoạn nào có mạch đơn mới được tổng hợp gián đoạn?

  • A

    I và III.

  • B

    I và II.

  • C

    II và III.

  • D

    I và IV

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Mạch khuôn ADN (3'-5') có mạch đơn mới được tổng hợp liên tục.

Mạch khuôn (5'-3') có mạch đơn mới được tổng hợp ngắt quãng tạo thành các đoạn Okazaki (gián đoạn).

Lời giải chi tiết :

Tính từ điểm khởi đầu là O và đi về 2 phía thì I và IV là đoạn mạch tổng hợp gián đoạn vì chúng có chiều 5'-3'.

Câu 15 :

Giả sử trong môi trường chứa vi khuẩn E. coli được bổ sung timin đánh dấu phóng xạ và các loại nucleotit còn lại thì không đánh dấu phóng xạ. Điều gì sẽ xảy ra khi ADN của tế bào nhân đôi một lần?

  • A

    Một ADN con chứa phóng xạ, nhưng ADN con kia không có phóng xạ.

  • B

    Cả hai ADN con đều không có phóng xạ.

  • C

    Tất cả 4 loại nucleotit đều chứa phóng xạ.

  • D

    Cả hai ADN con sẽ chứa phóng xạ.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Khi ADN nhân đôi trong môi trường chứa Timin (T) phóng xạ thì các nuclêôtit T của mạch mới đều chứa phóng xạ.

Lời giải chi tiết :

Theo nguyên tắc bán bảo toàn, sẽ tạo ra 2 ADN, mỗi ADN gồm 1 mạch cũ và 1 mạch mới tổng hợp.

→ ADN trong cả hai tế bào con sẽ chứa phóng xạ

Câu 16 :

Một nhà nghiên cứu tiến hành tách chiết, tinh sạch các thành phần nguyên liệu cần thiết cho việc nhân đôi ADN. Khi trộn các thành phần nguyên liệu với nhau rồi đưa vào điều kiện thuận lợi, quá trình tái bản ADN xảy ra. Khi phân tích sản phẩm nhân đôi thấy có những đoạn ADN ngắn khoảng vài trăm cặp nuclêôtit. Vậy trong hỗn hợp thành phần tham gia đã thiếu thành phần nào sau đây?

  • A

    Enzim ADN pôlimeraza

  • B

    Enzim ligaza

  • C

    Các đoạn Okazaki  

  • D

    Các nuclêôtit

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Các đoạn ADN ngắn chính là các đoạn Okazaki.

Lời giải chi tiết :

Khi phân tích sản phẩm nhân đôi thấy có những đoạn ADN ngắn khoảng vài trăm cặp nuclêôtit, các đoạn ngắn đó chính là các đoạn Okazaki → loại C, D.

Enzim ADN pôlimeraza có vai trò tổng hợp mạch bổ sung cho mạch gốc của gen.

Enzim ligaza nối các đoạn Okazaki lại với nhau thành mạch hoàn chỉnh.

Câu 17 :

Hệ gen người có kích thước lớn hơn hệ gen E. coli khoảng 1000 lần, trong khi tốc độ sao chép ADN của E. coli nhanh hơn ở người chỉ khoảng 10 lần. Cơ chế nào giúp toàn bộ hệ gen người có thể sao chép hoàn chỉnh nhanh như vậy?

  • A

    Người có nhiều loại ADN polymerase hơn E. Coli    

  • B

    Tốc độ sao chép ADN của các enzym ADN polymerase ở người cao hơn

  • C

    Hệ gen người có nhiều điểm khởi đầu sao chép

  • D

    Ở người, quá trình sao chép không diễn ra đồng thời với các quá trình phiên mã và dịch mã như ở vi khuẩn E. coli.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Với hàm lượng gen lớn trong tế bào người, trong quá trình sao chép ADN, chúng phải có cơ chế giúp thời gian sao chép bộ gen ngắn hơn nhằm phục vụ cho sự phân chia tế bào, đặc biệt khi bộ gen người là mạch thẳng.

Lời giải chi tiết :

Hệ gen người có nhiều điểm khởi đầu sao chép, các điểm khởi đầu này tạo ra nhiều đơn vị tái bản cùng thực hiện quá trình nhân đôi ADN cùng một lúc làm cho tốc độ sao chép hoàn chỉnh bộ gen người nhanh hơn rất nhiều. 

Câu 18 :

Làm thế nào người ta xác định được ADN được nhân đôi theo nguyên tắc nào?

  • A

    Dùng phương pháp khuếch đại gen trong ống nghiệm

  • B

    Dùng phương pháp nhiễu xạ rơn ghen (tia X)

  • C

    Đếm số lượng các đoạn Okazaki của ADN khi nhân đôi.

  • D

    Dùng các nucleotit đánh dấu phóng xạ theo dõi kết quả nhân đôi ADN.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Quá trình nhân đôi ADN diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo toàn.

Lời giải chi tiết :

Để xác định được ADN được nhân đôi theo nguyên tắc nào, người ta dùng phương pháp đánh dấu phóng xạ trên các nuclêôtit và theo dõi kết quả nhân đôi ADN.

Câu 19 :

Hình bên mô tả cơ chế nhân đôi ADN, cách chú thích các vị trí a, b, c, d nào dưới đây là đúng?

  • A
    a-3’; b-5’; c-3’; d-5’.
  • B
    a-5’; b-5’; c-3’; d-3’.
  • C
    a-3’; b-5’; c-5’; d-3’.
  • D
    a-5’; b-3’; c-3’; d-5’.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Vì enzim ADN-pôlimeraza chỉ tổng hợp mạch mới theo chiều 5’ → 3’ nên:

+ Trên mạch khuôn có đầu 3’ thì mạch bổ sung được tổng hợp liên tục theo chiều 5’→ 3’cùng chiều với chiều tháo xoắn.

+ Trên mạch khuôn có đầu 5’ thì mạch bổ sung được tổng hợp ngắt quãng tạo nên các đoạn ngắn gọi là đoạn Okazaki cũng theo chiều 5’→ 3’ ngược chiều với chiều tháo xoắn, sau đó các đoạn này được nối lại với nhau nhờ enzim nối ADN – ligaza.

Lời giải chi tiết :

Mạch khuôn b – a được tổng hợp liên tục nên có chiều 5’→ 3’.

Mạch khuôn d – c được tổng hợp gián đoạn nên có chiều 3’→ 5’

Vậy: a-5’; b-3’; c-3’; d-5’.

close