Trắc nghiệm Ôn tập chương 1 - Cơ chế di truyền và biến dị - Sinh 12

Đề bài

Câu 1 :

Khi so sánh điểm khác nhau giữa cấu trúc ADN với cấu trúc ARN ở sinh vật nhân thực, người ta đưa ra một số nhận xét sau đây:

1) ADN có cấu tạo 2 mạch còn ARN có cấu trúc 1 mạch.

2) ADN có cấu tạo theo nguyên tắc bổ sung còn ARN thì không.

3) Đơn phân của ADN có đường và thành phần bazơ nitơ khác với đơn phân của ARN.

4) ADN có khối lượng và kích thước lớn hơn ARN.

Số phát biểu đúng là:

  • A

    1

  • B

    2

  • C

    3

  • D

    4

Câu 2 :

Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng về ADN ở tế bào nhân thực?

(1) ADN tồn tại ở cả trong nhân và trong tế bào chất.

(2) Các tác nhân đột biến chỉ tác động lên ADN trong nhân tế bào mà không tác động lên ADN trong tế bào chất.

(3) Các phân tử ADN trong nhân tế bào có cấu trúc kép, mạch thẳng còn các phân tử ADN trong tế bào chất có cấu trúc kép, mạch vòng.

(4) Khi tế bào giảm phân, hàm lượng ADN trong nhân và hàm lượng ADN trong tế bào chất của giao tử luôn giảm đi một nửa so với tế bào ban đầu.

  • A

    2.

  • B

    4.

  • C

    3.

  • D

    1.

Câu 3 :

Bộ ba đổi mã (anticôđon) của tARN vận chuyển axit amin mêtiônin là

  • A

    3’XAU5’

  • B

    3'AUG5'

  • C

    5'AUG3'

  • D

    5'XAU3'.

Câu 4 :

Chuyển gen quy định tổng hợp hoocmôn insulin của người vào vi khuẩn. Bộ máy di truyền của vi khuẩn tổng hợp được hoocmôn insulin vì mã di truyền có tính

  • A

    tính đặc trưng.

  • B

    tính phổ biến

  • C

    tính thoái hóa.

  • D

    tính đặc hiệu.

Câu 5 :

Hiện tượng gen phân mảnh ở sinh vật nhân thực giúp các gen này

  • A

    làm giảm tần số đột biến có hại vì các đột biến vào phần intron sẽ không gây ra hậu quả xấu nào.

  • B

    tăng số lượng các axit amin trong chuỗi polipeptit mà gen này mã hóa.

  • C

    làm tăng tỉ lệ cho đột biến, tạo ra nguyên liệu cho quá trình chọn lọc.

  • D

    làm tăng số lượng nucleotit của phân từ mARN mà gen đó mã hóa.

Câu 6 :

Điểm giống nhau giữa quá trình phiên mã và dịch mã ở sinh vật nhân thực là

  • A

    đều diễn ra trong nhân tế bào.

  • B

    đều diễn ra theo nguyên tắc bổ sung.

  • C

    đều có sự tham gia của ARN pôlimeraza.

  • D

    đều diễn ra đồng thời với quá trình nhân đôi ADN.

Câu 7 :

Quá trình tổng hợp ARN trong nhân tế bào liên hệ trực tiếp đến quá trình nào sau đây?

  • A

    Nhân đôi ADN.

  • B

    Sinh tổng hợp protêin trong tế bào chất.

  • C

    Sinh sản của tế bào.

  • D

    Dịch mã trong nhân tế bào.

Câu 8 :

Có bao nhiêu quá trình xảy ra trong nhân tế bào của sinh vật nhân thực?

(1) Phiên mã.

(2) Dịch mã.

(3) Nhân đôi ADN.

(4) Nhiễm sắc thể nhân đôi.

  • A
    2
  • B
    1
  • C
    4
  • D
    3
Câu 9 :

Khi nói về cơ chế di truyền cấp độ phân tử trong trường hợp không có đột biến, phát biểu nào sau đây không đúng?

  • A

    ở nấm 1 mARN có thể mang thông tin của nhiều loại chuỗi polipeptit

  • B

    ở vi khuẩn 1 gen chỉ quy định một loại mARN

  • C

    ở nấm 1 gen có thể quy định nhiều loại mARN trưởng thành

  • D

    ở vi khuẩn 1 mARN chỉ mang thông tin của 1 loại chuỗi polipeptit

Câu 10 :

Dung dịch có 80% Adenin, còn lại là Uraxin. Với đủ các điều kiện để tạo thành các bộ ba nuclêôtit thì trong dung dịch này có bộ ba mã hóa isoleucin (AUU, AUA) chiếm tỉ lệ:

  • A

    51,2%   

  • B

    38, 4%   

  • C

    24%

  • D

    16%

Câu 11 :

Nhiệt độ mà ở đó hai mạch của phân tử ADN tách ra gọi là nhiệt độ nóng chảy của ADN. Có 4 phân tử ADN đều có cùng chiều dài nhưng tỉ lệ các loại nuclêôtit khác nhau. Phân tử nào sau đây có nhiệt độ nóng chảy cao nhất?

  • A

    Phân tử ADN có nuclêôtit loại A chiếm 10%

  • B

    Phân tử ADN có nuclêôtit loại A chiếm 20%

  • C

    Phân tử ADN có nuclêôtit loại A chiếm 40%

  • D

    Phân tử ADN có nuclêôtit loại A chiếm 30%

Câu 12 :

Một mARN trưởng thành của người được tổng hợp nhân tạo gồm 3 loại nuclêôtit A, U, G. Số loại bộ ba mã hóa axit amin tối đa có thể có trên mARN trên là:

  • A

    27.                           

  • B

    9.                              

  • C

    61.                           

  • D

    24.

Câu 13 :

Trong một ống nghiệm, có 4 loại nuclêôtit với tỉ lệ lần lượt là A : U : G : X = 1 : 2 : 1 : 2. Từ 4 loại nuclêôtit này người ta đã tổng hợp nên một phân tử mARN nhân tạo. Nếu phân tử mARN này có 2700 bộ ba thì theo lí thuyết sẽ có bao nhiêu bộ ba chứa U, X, A?       

  • A

    100

  • B

    150

  • C

    75

  • D

    300

Câu 14 :

Một đoạn phân tử prôtêin có trình tự axit amin Val-Tyr-IIe-Lys. Biết các axit amin được quy định bởi các bộ ba như sau:

Val: GUU, GUX, GUA, GUG

Tyr: UAU, UAX

IIe: AUU, AUX, AUA

Lys: AAA, AAG

Theo lí thuyết có bao nhiêu đoạn phân tử ADN khác nhau cùng quy định đoạn phân tử prôtêin nói trên:

  • A

    24

  • B

    11

  • C

    48

  • D

    32

Câu 15 :

Cho một số phát biểu sau về các gen trong operon Lac ở E. coli, có bao nhiêu phát biểu đúng

(1) Mỗi gen mã hóa cho một chuỗi pôlipeptit khác nhau.

(2) Mỗi gen đều có một vùng điều hòa nằm ở đầu 3' của mạch mã gốc.

(3) Các gen đều có số lần nhân đôi và phiên mã bằng nhau.

(4) Sự nhân đôi, phiên mã và dịch mã của các gen đều diễn ra trong tế bào chất.

(5) Mỗi gen đều tạo ra 1 phân tử mARN riêng biệt.

  • A

    3

  • B

    2

  • C

    4

  • D

    5

Câu 16 :

Đột biến điểm ở một gen chắc chắn sẽ làm thay đổi những sản phẩm nào của gen?

  • A

    Gen, ARN, prôtêin    

  • B

    Gen, ARN.

  • C

    ARN, prôtêin

  • D

    Gen, prôtêin

Câu 17 :

Đột biến gen làm mất đi 1 axit amin thứ tư trong chuỗi pôlipeptit hoàn chỉnh tương ứng là do đột biến làm

  • A

    mất 3 cặp nuclêôtit kế tiếp trong gen.

  • B

    mất 3 cặp nuclêôtit thứ 10, 11, 12 trong gen

  • C

    mất 3 cặp nuclêôtit bất kỳ trong gen.

  • D

    mất 3 cặp nuclêôtit thứ 13, 14, 15 trong gen.

Câu 18 :

Một gen có cấu trúc đầy đủ, nếu một đoạn gen cấu trúc đứt ra và quay ngược 1800, sau đó gắn trở lại vào ADN thì khi đó quá trình phiên mã?

  • A

    Không diễn ra vì cùng trình tự nuclêôtit ở vùng điều hòa không nhận biết và liên kết với ARN polymeraza dễ khởi động phiên mã và điều hòa phiên mã.

  • B

    Có thể không diễn ra phiên mã vì cấu trúc gen bị thay đổi.

  • C

    Diễn ra bình thường vì vùng trình tự nuclêôtit ở vùng điều hòa vẫn nhận biết và liên kết với ARN polymeraza để khởi động và điều hòa phiên mã.

  • D

    Có thể phiên mã bình thường hoặc không vì enzim ARN polymeraza nhận rathay đổi cấu trúc của gen.

Câu 19 :

Dạng đột biến nào sau đây làm tăng số lượng alen của 1 gen trong tế bào nhưng không làm xuất hiện alen mới?

  • A

    Đột biến gen

  • B

    Đột biến tự đa bội

  • C

    Đột biến đảo đoạn NST

  • D

    Đột biến chuyển đoạn trong 1 NST

Câu 20 :

Đột biến gen thường có hại và tần số rất thấp nhưng lại là nguồn nguyên liệu quan trọng cho tiến hóa vì:

  • A

    Giá trị đột biến thay đổi tùy môi trường,

  • B

    Tần số đột biến tăng dần theo thời gian

  • C

    Tổng  tần số các giao tử đột biến là khá lớn.

  • D

    Tất cả đều đúng.

Câu 21 :

Nhận xét nào sau đây sai về các thể đột biến  số lượng NST?

  • A
    Các thể đa bội chẵn có khả năng sinh sản hữu tính.
  • B
    Thể đa bội được hình thành do hiện tượng tự đa bội hoặc lai xa kèm đa bội hoá.
  • C
    Thể lệch bội phổ biến  ở thực vật hơn ở động vật.
  • D
    Thể đa bội lẻ thường không có có khả năng sinh sản. Vì vậy không được áp dụng trong nông nghiệp tạo giống
Câu 22 :

Một nhà tế bào học nhận thấy có 2 phân tử prôtêin có cấu trúc hoàn toàn khác nhau được dịch mã từ 2 phân tử mARN khác nhau. Tuy nhiên 2 phân tử mARN này đều được tổng hợp từ cùng 1 gen. Cơ chế nào sau đây có thể giải thích hợp lý nhất cho hiện tượng trên?

  • A

    Cơ chế mở xoắn khác nhau của ADN tại các vị trí khác nhau.

  • B

    Một đột biến thay thế một cặp nucleotit làm thay đổi cấu trúc của gen

  • C

    Hai mARN cắt intron và nối exon theo những cách khác nhau.

  • D

    Hai mARN được tổng hợp từ các opêron khác nhau.

Câu 23 :

Loại vật chất di truyền của chủng virut có thành phần nuclêôtit nào sau đây thường kém bền vững nhất?

  • A

    Chủng virut có 22%A, 22%T, 28%G, 28%X.

  • B

    Chủng virut có 22%A, 22%G, 28%U, 28%X.

  • C

    Chủng virut có 22%A, 22%G, 28%T, 28%X.

  • D

    Chủng virut có 22%A, 22%U, 28%G, 28%X.

Câu 24 :

Gen B dài 221 nm và có 1669 liên kết hiđrô, gen B bị đột biến thành alen b. Một tế bào chứa cặp gen Bb nguyên phân liên tiếp hai lần, môi trường nội bào đã cung cấp 1689 nuclêôtit loại timin và 2211 nuclêôtit loại xitôzin. Có các kết luận sau:

(1) Dạng đột biến đã xảy ra với gen B là đột biến thay thế 1 cặp G - X bằng 1 cặp A - T.

(2) Tổng số liên kết hiđrô của gen b là 1669 liên kết.

(3) Số nuclêôtit từng loại của gen b là A = T = 282; G = X = 368.

(4) Tổng số nuclêôtit của gen b là 1300 nuclêôtit.

Trong các kết luận trên, có bao nhiêu kết luận đúng? Biết quá trình nguyên phân diễn ra bình thường.

  • A

    4

  • B

    2

  • C

    3

  • D

    1

Câu 25 :

Khi môi trường nuôi cấy vi khuẩn không có lactôzơ nhưng enzim chuyển hoá lactôzơ vẫn được vi khuẩn tạo ra. Dựa vào hoạt động của Opêron Lac, một học sinh đã đưa ra một số ý kiến để giải thíchhiện tượng này như sau:

(1) Vùng khởi động (P) bị bất hoạt.

(2) Gen điều hoà (R) bị đột biến không tạo được prôtêin ức chế.

(3) Vùng vận hành (O) bị đột biến không liên kết được với prôtêin ức chế.

(4) Gen cấu trúc (gen Z, Y, A) bị đột biến làm tăng khả năng biểu hiện gen.

Trong những ý kiến trên, các ý kiến đúng là:

  • A

    (2), (3), (4).

  • B

    (1), (2), (3).

  • C

    (2), (3).

  • D

    (2), (4).

Câu 26 :

Từ loài lúa mạch đen 2n, người ta đã tạo ra loài lúa mạch đen 4n. Trong số các kết luận sau, có bao nhiêu kết luận không đúng?

(1) Cơ thể 4n có thể được tạo ra do hiện tượng đa bội hóa khác nguồn từ cơ thể lúa mạch đen 2n.

(2) Cơ thể 4n có thể nhân lên tạo thành một quần thể tứ bội vì nó sinh sản hữu tính được.

(3) Quần thể 4n sau khi trồng, thích nghi và tồn tại trong môi trường, cách li sinh sản với loài cũ, chứng tỏ nó trở thành loài mới.

(4) Quần thể 4n giao phấn với quần thể 2n của lúa mạch đen sinh ra đời con bất thụ.

(5) Người ta khuyên không nên gieo hạt của hai loài lúa này cạnh nhau để tránh giảm năng suất ở đời con.

  • A

    1

  • B

    2

  • C

    4

  • D

    5

Câu 27 :

Ở một loài động vật lưỡng bội, xét phép lai giữa 2 cá thể P:♀Aabb × ♂aaBb. Biết rằng trong quá trình giảm phân tạo giao tử, ở con cái tất cả các tế bào sinh trứng đều có cặp nhiễm sắc thể mang cặp gen Aa không phân li ở giảm phân I, giảm phân II phân li bình thường, các cặp NST khác phân li bình thường, giảm phân tạo giao tử ở con đực diễn ra bình thường. Biết rằng các giao tử đều có khả năng thụ tinh và các hợp tử đếu có sức sống. Theo lí thuyết, ở đời con không tạo ra được kiểu gen nào sau đây?

  • A
    Aaabb.
  • B
    aaaBb.
  • C
    AaaBb.
  • D
    aBb.
Câu 28 :

Đề thi THPT QG – 2021, mã đề 206

Một loài thực vật lưỡng bội, xét 2 tính trạng, mỗi tính trạng đều do 1 gen alen trội là trội hoàn toàn. Phép lai P: 2 cây giao phấn với nhau, tạo ra F1. Theo lí thuyết, phát biểu nào sau đây đúng?

  • A
    Nếu F1 có 4 loại kiểu gen và tỉ lệ kiểu gen giống tỉ lệ kiểu hình thì 2 cây ở thế hệ P có thể có kiểu gen giống nhau.
  • B
    Nếu F1 có 3 loại kiểu hình thì tỉ lệ kiểu hình trội về 2 tính trạng ở F1 lớn hơn 50%.
  • C
    Nếu F1 có tỉ lệ kiểu hình là 3 : 3 : 1 : 1 thì 2 cây ở thế hệ P có thể có kiểu gen giống nhau.
  • D
    Nếu F1 có 7 loại kiểu gen thì F1 có thể có tối đa 5 loại kiểu gen quy định kiểu hình trội về 2 tính trạng.

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Khi so sánh điểm khác nhau giữa cấu trúc ADN với cấu trúc ARN ở sinh vật nhân thực, người ta đưa ra một số nhận xét sau đây:

1) ADN có cấu tạo 2 mạch còn ARN có cấu trúc 1 mạch.

2) ADN có cấu tạo theo nguyên tắc bổ sung còn ARN thì không.

3) Đơn phân của ADN có đường và thành phần bazơ nitơ khác với đơn phân của ARN.

4) ADN có khối lượng và kích thước lớn hơn ARN.

Số phát biểu đúng là:

  • A

    1

  • B

    2

  • C

    3

  • D

    4

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Ở sinh vật nhân thực, ADN có cấu tạo mạch kép. ARN có 3 loại là mARN, tARN, rARN có cấu trúc và vai trò khác nhau.

Lời giải chi tiết :

Các đặc điểm khác nhau giữa ADN và ARN gồm có:

- ADN có cấu tạo 2 mạch còn ARN có cấu trúc 1 mạch (mặc dù ARN có những đoạn có liên kết hiđrô giữa các bazơ nhưng đó chỉ là những đoạn gấp khúc do một mạch tạo nên) → ADN có khối lượng và kích thước lớn hơn ARN, 1 và 4 đúng.

-Đơn phân của ADN có đường là deoxyribose và có các bazơ nitơ A, T , G , X. Đơn phân của ARN gồm có ribose và các bazơ nitơ A, U, G , X → 3 đúng.

2 Sai, trong tARN và rARN đều có hiện tượng bổ sung.

Câu 2 :

Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng về ADN ở tế bào nhân thực?

(1) ADN tồn tại ở cả trong nhân và trong tế bào chất.

(2) Các tác nhân đột biến chỉ tác động lên ADN trong nhân tế bào mà không tác động lên ADN trong tế bào chất.

(3) Các phân tử ADN trong nhân tế bào có cấu trúc kép, mạch thẳng còn các phân tử ADN trong tế bào chất có cấu trúc kép, mạch vòng.

(4) Khi tế bào giảm phân, hàm lượng ADN trong nhân và hàm lượng ADN trong tế bào chất của giao tử luôn giảm đi một nửa so với tế bào ban đầu.

  • A

    2.

  • B

    4.

  • C

    3.

  • D

    1.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

ADN tồn tại ngoài nhân trong các bào quan như ti thể, lục lạp.

Lời giải chi tiết :

Các phát biểu đúng là : (1) (3)

2 sai, các tác nhân đột biến tác động cả vào ADN trong nhân và ADN trong tế bào chất (ADN trong tế bào chất thường dễ bị biến đổi hơn )

4 sai, ADN trong tế bào chất nằm trong ti thể hoặc lục lạp. 1 tế bào có rất nhiều ti thể (lục lạp). do đó khi giảm phân, tế bào chất tách đôi ra, lượng ti thể (lục lạp) này sẽ bị chia không đều

Câu 3 :

Bộ ba đổi mã (anticôđon) của tARN vận chuyển axit amin mêtiônin là

  • A

    3’XAU5’

  • B

    3'AUG5'

  • C

    5'AUG3'

  • D

    5'XAU3'.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Mã di truyền được đọc trên mARN theo chiều 5’-3’.

Lời giải chi tiết :

Axit amin mêtiônin được mã hóa bởi codon 5’AUG3’.

Trên mARN là 5’AUG3’ thì trên tARN, là anticôđon 3’UAX5’.

Câu 4 :

Chuyển gen quy định tổng hợp hoocmôn insulin của người vào vi khuẩn. Bộ máy di truyền của vi khuẩn tổng hợp được hoocmôn insulin vì mã di truyền có tính

  • A

    tính đặc trưng.

  • B

    tính phổ biến

  • C

    tính thoái hóa.

  • D

    tính đặc hiệu.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Bộ máy di truyền của vi khuẩn vẫn giải mã được gen tổng hợp insulin và có đầy đủ nguyên liệu để tổng hợp ra hoocmôn này.

Lời giải chi tiết :

Các loài sinh vật cùng dùng chung một bộ mã di truyền (trừ 1 vài ngoại lệ), cùng một bộ ba sẽ tổng hợp cùng 1 axit amin → mARN trưởng thành của người vào vi khuẩn sẽ được dịch mã thành protein thực hiện chức năng

Câu 5 :

Hiện tượng gen phân mảnh ở sinh vật nhân thực giúp các gen này

  • A

    làm giảm tần số đột biến có hại vì các đột biến vào phần intron sẽ không gây ra hậu quả xấu nào.

  • B

    tăng số lượng các axit amin trong chuỗi polipeptit mà gen này mã hóa.

  • C

    làm tăng tỉ lệ cho đột biến, tạo ra nguyên liệu cho quá trình chọn lọc.

  • D

    làm tăng số lượng nucleotit của phân từ mARN mà gen đó mã hóa.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Gen phân mảnh là gen có những đoạn không mã hóa axit amin xen kẽ với những đoạn mã hóa axit amin.

Lời giải chi tiết :

Hiện tượng gen phân mảnh ở sinh vật nhân thực giúp giảm tính có hại của đột biến vì nếu bị đột biến ởvùng không mã hóa axit amin thì sẽ không ảnh hưởng đến sản phẩm của gen.

Câu 6 :

Điểm giống nhau giữa quá trình phiên mã và dịch mã ở sinh vật nhân thực là

  • A

    đều diễn ra trong nhân tế bào.

  • B

    đều diễn ra theo nguyên tắc bổ sung.

  • C

    đều có sự tham gia của ARN pôlimeraza.

  • D

    đều diễn ra đồng thời với quá trình nhân đôi ADN.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Phiên mã là quá trình tổng hợp phân tử ARN từ mạch mã gôc của gen.

Quá trình dịch mã (giải mã) là quá trình tổng hợp chuỗi polipeptit (prôtêin) từ phân tử mARN.

Lời giải chi tiết :

Điểm giống nhau giữa quá trình phiên mã và dịch mã của sinh vật nhân thực là đều diễn ra theo nguyên tắc bổ sung.

Trong quá trình phiên mã nguyên tắc bổ sung được thể hiện ở sự bắt cặp giữa các ribonuclêôtit tự  do  ngoài môi trường với các nuclêôtit trên mạch mạch khuôn của ADN(A gốc liên kết với U tự do, T gốc liên kết với A tự do, G gốc liên kết với X tự do, X gốc liên kết với G tự do)

Trong quá trình dịch mã thì nguyên tắc bổ sung được thế hiện qua sự bắt cặp giữa các nuclêôtit trong bộ ba mã hoán trên mARN và các nuclêôtit trong bộ ba đối mã trên tARN

Câu 7 :

Quá trình tổng hợp ARN trong nhân tế bào liên hệ trực tiếp đến quá trình nào sau đây?

  • A

    Nhân đôi ADN.

  • B

    Sinh tổng hợp protêin trong tế bào chất.

  • C

    Sinh sản của tế bào.

  • D

    Dịch mã trong nhân tế bào.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Phiên mã là quá trình tổng hợp phân tử ARN từ mạch mã gôc của gen.

Lời giải chi tiết :

Quá trình tổng hợp ARN trong nhân tế bào liên hệ trực tiếp với quá trình sinh tổng hợp prôtêin trong tế bào chất

Trong đó, mARN là khuôn mẫu, tARN và rARN tham gia vào quá tình tổng hợp.

Câu 8 :

Có bao nhiêu quá trình xảy ra trong nhân tế bào của sinh vật nhân thực?

(1) Phiên mã.

(2) Dịch mã.

(3) Nhân đôi ADN.

(4) Nhiễm sắc thể nhân đôi.

  • A
    2
  • B
    1
  • C
    4
  • D
    3

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Xác định quá trình nào diễn ra trong nhân, quá trình nào diễn ra ở tế bào chất của sinh vật nhân thực.

Lời giải chi tiết :

Các quá trình xảy ra trong nhân tế bào của sinh vật nhân thực là: 1,3,4

Dịch mã diễn ra ở tế bào chất.

Câu 9 :

Khi nói về cơ chế di truyền cấp độ phân tử trong trường hợp không có đột biến, phát biểu nào sau đây không đúng?

  • A

    ở nấm 1 mARN có thể mang thông tin của nhiều loại chuỗi polipeptit

  • B

    ở vi khuẩn 1 gen chỉ quy định một loại mARN

  • C

    ở nấm 1 gen có thể quy định nhiều loại mARN trưởng thành

  • D

    ở vi khuẩn 1 mARN chỉ mang thông tin của 1 loại chuỗi polipeptit

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào cấu trúc chung của gen

Lời giải chi tiết :

Phát biểu sai là D, 1 phân tử mARN có thể mang thông tin của nhiều chuỗi polipeptit, VD ở Operon Lac ở vi khuẩn E.Coli, quá trình phiên mã chỉ tạo ra 1 mARN nhưng trên mARN đó lại mã hóa 3 chuỗi polipeptit khác nhau đó là Z, Y, A.

Câu 10 :

Dung dịch có 80% Adenin, còn lại là Uraxin. Với đủ các điều kiện để tạo thành các bộ ba nuclêôtit thì trong dung dịch này có bộ ba mã hóa isoleucin (AUU, AUA) chiếm tỉ lệ:

  • A

    51,2%   

  • B

    38, 4%   

  • C

    24%

  • D

    16%

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Xác định tỷ lệ A, U trong dung dịch

Xác định tỷ lệ tạo thành bộ ba mã hóa isoleucin (AUU và AUA)

Lời giải chi tiết :

Ta có  A= 0,8 và U = 0,2

Tỉ lệ các bộ ba isoleucin (AUU, AUA) chiếm tỉ lệ:

 0,8 × 0,2 × 0,2 + 0,8 × 0,8 × 0,2 = 0,8 × 0,2 (0,2 + 0,8) = 0,16

Câu 11 :

Nhiệt độ mà ở đó hai mạch của phân tử ADN tách ra gọi là nhiệt độ nóng chảy của ADN. Có 4 phân tử ADN đều có cùng chiều dài nhưng tỉ lệ các loại nuclêôtit khác nhau. Phân tử nào sau đây có nhiệt độ nóng chảy cao nhất?

  • A

    Phân tử ADN có nuclêôtit loại A chiếm 10%

  • B

    Phân tử ADN có nuclêôtit loại A chiếm 20%

  • C

    Phân tử ADN có nuclêôtit loại A chiếm 40%

  • D

    Phân tử ADN có nuclêôtit loại A chiếm 30%

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Nhiệt độ nóng chảy của phân tử ADN có liên quan tới số lượng liên kết hiđrô, số lượng liên kết hiđrô càng cao thì nhiệt độ nóng chảy của phân tử ADN càng cao.

Lời giải chi tiết :

Nhiệt độ nóng chảy lên quan đến số lượng liên kết hiđrô trong phân tử ADN, liên kết hiđrô càng nhiều thì nhiệt độ nóng chảy cảng cao.

Xét các gen có cùng chiều dài thì các gen có chứa nhiều G-X nhất, ít A-T nhất thì nhiệt đột nóng chảy cao nhất (vì G – X liên kết với nhau = 3 liên kết hiđrô trong khi A - T liên kết với nhau = 2 liên kết hiđrô).

Câu 12 :

Một mARN trưởng thành của người được tổng hợp nhân tạo gồm 3 loại nuclêôtit A, U, G. Số loại bộ ba mã hóa axit amin tối đa có thể có trên mARN trên là:

  • A

    27.                           

  • B

    9.                              

  • C

    61.                           

  • D

    24.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Xác định số loại bộ ba tạo thành bởi 3 loại nuclêôtit

Xác định số loại bộ ba mã hóa axit amin.

Lời giải chi tiết :

Số bộ ba tối đa được tạo ra từ 3 nuclêôtit là 33 = 27

Do 3 nuclêôtit trên tạo ra 3 bộ ba kết thúc là UAG, UGA, UAA nên số loại bộ ba axit amin tối đa có thể có là 24.

Câu 13 :

Trong một ống nghiệm, có 4 loại nuclêôtit với tỉ lệ lần lượt là A : U : G : X = 1 : 2 : 1 : 2. Từ 4 loại nuclêôtit này người ta đã tổng hợp nên một phân tử mARN nhân tạo. Nếu phân tử mARN này có 2700 bộ ba thì theo lí thuyết sẽ có bao nhiêu bộ ba chứa U, X, A?       

  • A

    100

  • B

    150

  • C

    75

  • D

    300

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Xác định tỷ lệ từng loại nuclêôtit trong ống nghiệm

Xác định tỷ lệ bộ ba chứa U, X, A

Xác định số lượng bộ ba chứa U, X, A.

Lời giải chi tiết :

A : U : G : X = 1 : 2 : 1 : 2

Số bộ ba chứa U, X, A là: $\frac{1}{6} \times \frac{2}{6} \times \frac{2}{6} \times 3 \times 2 = \frac{1}{9}$

Phân tử mARN có 2700 bộ ba.

→ Số bộ ba chứa A, X, U là 2700 × 1/9 = 300

Câu 14 :

Một đoạn phân tử prôtêin có trình tự axit amin Val-Tyr-IIe-Lys. Biết các axit amin được quy định bởi các bộ ba như sau:

Val: GUU, GUX, GUA, GUG

Tyr: UAU, UAX

IIe: AUU, AUX, AUA

Lys: AAA, AAG

Theo lí thuyết có bao nhiêu đoạn phân tử ADN khác nhau cùng quy định đoạn phân tử prôtêin nói trên:

  • A

    24

  • B

    11

  • C

    48

  • D

    32

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Số loại phân tử ADN tạo ra phân tử prôtêin bằng tích số loại bộ ba tạo ra mỗi axit amin của prôtêin đó.

Lời giải chi tiết :

Số đoạn phân tử ADN khác nhau cùng qui định phân tử protein trên là: 4 × 2 × 3 × 2 = 48

Câu 15 :

Cho một số phát biểu sau về các gen trong operon Lac ở E. coli, có bao nhiêu phát biểu đúng

(1) Mỗi gen mã hóa cho một chuỗi pôlipeptit khác nhau.

(2) Mỗi gen đều có một vùng điều hòa nằm ở đầu 3' của mạch mã gốc.

(3) Các gen đều có số lần nhân đôi và phiên mã bằng nhau.

(4) Sự nhân đôi, phiên mã và dịch mã của các gen đều diễn ra trong tế bào chất.

(5) Mỗi gen đều tạo ra 1 phân tử mARN riêng biệt.

  • A

    3

  • B

    2

  • C

    4

  • D

    5

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Trong Operon Lac gồm :

Vùng khởi động (P) – vùng vận hành (O) – gen cấu trúc Z – gen cấu trúc Y – gen cấu trúc A.

Ngoài ra còn có gen điều hòa R nằm ngoài operon nhưng có vai tròquan trọng trong điều hoà hoạt động các gen của opêron qua việc sản xuất prôtêin ức chế.

Lời giải chi tiết :

Các phát biểu đúng là: (1) (2) (3) (4)

Mỗi gen cấu trúc mã hóa cho 1 chuỗi polipeptit khác nhau → (1) đúng

Mỗi gen đều có cấu trúc gồm 3 vùng: Vùng điều hòa – Vũng mã hóa –Vùng kết thúc → mỗi gen đều có 1 vùng điều hòa nằm ở đầu 3’ → (2) đúng

Các gen có số lần nhân đôi, phiên mã bằng nhau do có chung 1 vùng điều hòa → (3) đúng

Sự nhân đôi, phiên mã, dịch mã của các gen đều diễn ra trong tế bào chất. Do ở sinh vật nhân sơ, chưa có nhân hoàn chỉnh với màng nhân bao bọc mà ở đây chỉ có 1 vùng nhân nơi chứa vật chất di truyền của tế bào → (4) đúng

Do dùng chung 1 vùng điều hòa, phiên mã cùng nhau nên cả 3 gen này khi phiên mã sẽ tạo ra chỉ 1 mARN chứa thông tin của cả 3 gen → (5) sai.

Câu 16 :

Đột biến điểm ở một gen chắc chắn sẽ làm thay đổi những sản phẩm nào của gen?

  • A

    Gen, ARN, prôtêin    

  • B

    Gen, ARN.

  • C

    ARN, prôtêin

  • D

    Gen, prôtêin

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Đột biến điểm là đột biến liên quan đến một cặp nuclêôtit, gồm một số dạng đột biến là: thêm, mất và thay thế một cặp nuclêôtit.

Lời giải chi tiết :

Đột biến điểm ở 1 gen chắc chắn thay đổi các sản phẩm của gen là gen và ARN.

Có thể prôtêin do gen đó quy định không bị thay đổi vì tính thoái hóa của mã di truyền, tức là 1 axit amin do nhiều bộ ba quy định.

Câu 17 :

Đột biến gen làm mất đi 1 axit amin thứ tư trong chuỗi pôlipeptit hoàn chỉnh tương ứng là do đột biến làm

  • A

    mất 3 cặp nuclêôtit kế tiếp trong gen.

  • B

    mất 3 cặp nuclêôtit thứ 10, 11, 12 trong gen

  • C

    mất 3 cặp nuclêôtit bất kỳ trong gen.

  • D

    mất 3 cặp nuclêôtit thứ 13, 14, 15 trong gen.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Đột biến làm mất axit amin thứ tư tương đương với đột biến mất bộ ba quy định axit amin này trong gen.

Lời giải chi tiết :

Đây là đột biến làm mất 3 nuclêôtit mã hóa cho bộ ba thứ tư ↔ mất 3 cặp nuclêôtit thứ 13,14,15 vì chuỗi polipeptit hoàn chỉnh đã cắt đi axit amin mở đầu.

Câu 18 :

Một gen có cấu trúc đầy đủ, nếu một đoạn gen cấu trúc đứt ra và quay ngược 1800, sau đó gắn trở lại vào ADN thì khi đó quá trình phiên mã?

  • A

    Không diễn ra vì cùng trình tự nuclêôtit ở vùng điều hòa không nhận biết và liên kết với ARN polymeraza dễ khởi động phiên mã và điều hòa phiên mã.

  • B

    Có thể không diễn ra phiên mã vì cấu trúc gen bị thay đổi.

  • C

    Diễn ra bình thường vì vùng trình tự nuclêôtit ở vùng điều hòa vẫn nhận biết và liên kết với ARN polymeraza để khởi động và điều hòa phiên mã.

  • D

    Có thể phiên mã bình thường hoặc không vì enzim ARN polymeraza nhận rathay đổi cấu trúc của gen.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Đột biến chỉ xảy ra trong vùng cấu trúc của gen, các vùng điều hòa, khởi động không bị đột biến.

Lời giải chi tiết :

Do cấu trúc của gen vẫn còn nguyên vẹn nên ARN polimeraza vẫn nhận biết được vùng trình tự nuclêôtit đặc hiệu ở vùng điều hòa để tiến hành phiên mã

Cả 2 mạch của ADN đều có thể sử dụng làm khuôn tổng hợp ARN được vì cả 2 mạch đều có chiều 3’ - 5’ chỉ là cách đọc mã trong không gian ngược nhau mà thôi

Câu 19 :

Dạng đột biến nào sau đây làm tăng số lượng alen của 1 gen trong tế bào nhưng không làm xuất hiện alen mới?

  • A

    Đột biến gen

  • B

    Đột biến tự đa bội

  • C

    Đột biến đảo đoạn NST

  • D

    Đột biến chuyển đoạn trong 1 NST

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Xác định hệ quả của từng loại đột biến

Lời giải chi tiết :

Dạng đột biến làm tăng số lượng alen của 1 gen trong tế bào nhưng không làm xuất hiện alen mới là đột biến tự đa bội.

Câu 20 :

Đột biến gen thường có hại và tần số rất thấp nhưng lại là nguồn nguyên liệu quan trọng cho tiến hóa vì:

  • A

    Giá trị đột biến thay đổi tùy môi trường,

  • B

    Tần số đột biến tăng dần theo thời gian

  • C

    Tổng  tần số các giao tử đột biến là khá lớn.

  • D

    Tất cả đều đúng.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Đột biến gen là nguồn nguyên liệu sơ cấp cho tiến hóa vì đột biến gen có thể tạo ra alen mới hoàn toàn chưa có trong quần thể.

Tần số đột biến trong tự nhiên thấp, chỉ khoảng 10-6 - 10-4. Tần số đột biến có thể thay đổi tùy thuộc vào các tác nhân đột biến.

Lời giải chi tiết :

Mặc dù tần số đột biến gen trong tự nhiên thấp nhưng cơ thể sinh vật có rất nhiều gen cùng với tần số đột biến tăng dần theo thời gian → tổng tần số các giao tử đột biến là khá lớn → làm tăng tần số biểu hiện đột biến ra kiểu hình.

Giá trị đột biến thay đổi tùy theo môi trường. Tức là ở môi trường này, đột biến gây hại cho sinh vật nhưng ở môi trường khác đột biến lại có lợi cho sinh vật.

Điều này giúp cho sinh vật thích nghi với sự thay đổi môi trường – sẽ được CLTN giữ lại, và định hướng tiến hóa.

Câu 21 :

Nhận xét nào sau đây sai về các thể đột biến  số lượng NST?

  • A
    Các thể đa bội chẵn có khả năng sinh sản hữu tính.
  • B
    Thể đa bội được hình thành do hiện tượng tự đa bội hoặc lai xa kèm đa bội hoá.
  • C
    Thể lệch bội phổ biến  ở thực vật hơn ở động vật.
  • D
    Thể đa bội lẻ thường không có có khả năng sinh sản. Vì vậy không được áp dụng trong nông nghiệp tạo giống

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Đột biến số lượng NST là những thay đổi về số lượng của một vài cặp hoặc tất cả các cặp NST.

Lời giải chi tiết :

Phát biểu sai là D, thể đa bội lẻ được ứng dụng trong nông nghiệp như quả không hạt…

Câu 22 :

Một nhà tế bào học nhận thấy có 2 phân tử prôtêin có cấu trúc hoàn toàn khác nhau được dịch mã từ 2 phân tử mARN khác nhau. Tuy nhiên 2 phân tử mARN này đều được tổng hợp từ cùng 1 gen. Cơ chế nào sau đây có thể giải thích hợp lý nhất cho hiện tượng trên?

  • A

    Cơ chế mở xoắn khác nhau của ADN tại các vị trí khác nhau.

  • B

    Một đột biến thay thế một cặp nucleotit làm thay đổi cấu trúc của gen

  • C

    Hai mARN cắt intron và nối exon theo những cách khác nhau.

  • D

    Hai mARN được tổng hợp từ các opêron khác nhau.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Hiện tượng này bắt gặp ở gen của sinh vật nhân thực.

Lời giải chi tiết :

Cơ chế của hiện tượng trên là: Hai mARN sơ khai cắt intron và nối exon theo những cách khác nhau, tạo ra các mARN trưởng thành khác nhau.

Câu 23 :

Loại vật chất di truyền của chủng virut có thành phần nuclêôtit nào sau đây thường kém bền vững nhất?

  • A

    Chủng virut có 22%A, 22%T, 28%G, 28%X.

  • B

    Chủng virut có 22%A, 22%G, 28%U, 28%X.

  • C

    Chủng virut có 22%A, 22%G, 28%T, 28%X.

  • D

    Chủng virut có 22%A, 22%U, 28%G, 28%X.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Cấu trúc một mạch sẽ kém bền vững hơn cấu trúc mạch kép.

Phân tử có càng nhiều liên kết hiđrô thì càng bền vững.

Lời giải chi tiết :

Ở cấu trúc mạch kép, gen càng có nhiều nuclêôtit G, X thì càng có nhiều liên kết hiđrô, do đó càng bền vững.

Nuclêôtit U chứa đường ribose linh động hơn đường deoxiribose của nuclêôtit T, do đó kém bền vững hơn.

Ở A và D có thể là cấu trúc mạch kép, hơn thế tỷ lệ G, X cao.

Ở B và C chỉ khác nhau là T thay bằng U.

Câu 24 :

Gen B dài 221 nm và có 1669 liên kết hiđrô, gen B bị đột biến thành alen b. Một tế bào chứa cặp gen Bb nguyên phân liên tiếp hai lần, môi trường nội bào đã cung cấp 1689 nuclêôtit loại timin và 2211 nuclêôtit loại xitôzin. Có các kết luận sau:

(1) Dạng đột biến đã xảy ra với gen B là đột biến thay thế 1 cặp G - X bằng 1 cặp A - T.

(2) Tổng số liên kết hiđrô của gen b là 1669 liên kết.

(3) Số nuclêôtit từng loại của gen b là A = T = 282; G = X = 368.

(4) Tổng số nuclêôtit của gen b là 1300 nuclêôtit.

Trong các kết luận trên, có bao nhiêu kết luận đúng? Biết quá trình nguyên phân diễn ra bình thường.

  • A

    4

  • B

    2

  • C

    3

  • D

    1

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Xác định số lượng nuclêôtit từng loại của gen B.

Xét cặp gen Bb, từ số lượng nuclêôtit T, X môi trường cung cấp cho gen Bb nguyên phân → xác định số nuclêôtit loại T, X của gen b.

Xác định tính đúng sai của các kết luận.

Lời giải chi tiết :

Đổi 221nm = 2210 Å

Xét gen B:

Số lượng nucleotit trong gen B là 2210 : 3,4 × 2 = 1300.

H = 1669 → G = X = 1669 – 1300 = 369; A = T = 281.

Xét cặp Bb có

Số lượng nucleotit loại T là: 1689 : 3 = 563 → số T trong gen b là: 563 – 281 = 282

Số lượng nucleotit loại X là: 2211 : 3 = 737 → số X trong gen b là: 737 – 369 = 368

→ Gen B bị đột biến thay thế một gặp G - X bằng 1 cặp A-T để trở thành gen b → 1 đúng

→ Gen b có số liên kết hidro là 1668 → 2 sai

3, 4 đúng

→ 1, 3, 4 đúng.

Câu 25 :

Khi môi trường nuôi cấy vi khuẩn không có lactôzơ nhưng enzim chuyển hoá lactôzơ vẫn được vi khuẩn tạo ra. Dựa vào hoạt động của Opêron Lac, một học sinh đã đưa ra một số ý kiến để giải thíchhiện tượng này như sau:

(1) Vùng khởi động (P) bị bất hoạt.

(2) Gen điều hoà (R) bị đột biến không tạo được prôtêin ức chế.

(3) Vùng vận hành (O) bị đột biến không liên kết được với prôtêin ức chế.

(4) Gen cấu trúc (gen Z, Y, A) bị đột biến làm tăng khả năng biểu hiện gen.

Trong những ý kiến trên, các ý kiến đúng là:

  • A

    (2), (3), (4).

  • B

    (1), (2), (3).

  • C

    (2), (3).

  • D

    (2), (4).

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Khi môi trường không có lactôzơ, protêin ức chế do gen điều hòa tổng hợp sẽ liên kết vào vùng vận hành làm ngăn cản quá trình phiên mã của gen cấu trúc.

Lời giải chi tiết :

Các ý kiến đúng là (2) (3).

1 sai, vùng khởi động (P) bị bất hoạt thì không xảy ra quá trình phiên mã được.

4 sai, các gen câu trúc bị đột biến làm tăng khả năng biểu hiện của gen nhưng vẫn chịu sự kiểm soát của vùng điều hòa (gồm vùng khởi động và vùng vận hành).

Câu 26 :

Từ loài lúa mạch đen 2n, người ta đã tạo ra loài lúa mạch đen 4n. Trong số các kết luận sau, có bao nhiêu kết luận không đúng?

(1) Cơ thể 4n có thể được tạo ra do hiện tượng đa bội hóa khác nguồn từ cơ thể lúa mạch đen 2n.

(2) Cơ thể 4n có thể nhân lên tạo thành một quần thể tứ bội vì nó sinh sản hữu tính được.

(3) Quần thể 4n sau khi trồng, thích nghi và tồn tại trong môi trường, cách li sinh sản với loài cũ, chứng tỏ nó trở thành loài mới.

(4) Quần thể 4n giao phấn với quần thể 2n của lúa mạch đen sinh ra đời con bất thụ.

(5) Người ta khuyên không nên gieo hạt của hai loài lúa này cạnh nhau để tránh giảm năng suất ở đời con.

  • A

    1

  • B

    2

  • C

    4

  • D

    5

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Cơ thể đa bội chẵn (4n...) vẫn có khả năng sinh sản hữu tính được, cơ thể đa bội lẻ (3n...) bất thụ.

Lời giải chi tiết :

Các phát biểu đúng là (2), (3), (4), (5).

Ý (1) sai vì: loài lúa mạch đen 4n này phải là dạng đa bội cùng nguồn vì được tạo nên từ 1 loài lúa mạch đen 2n.

Câu 27 :

Ở một loài động vật lưỡng bội, xét phép lai giữa 2 cá thể P:♀Aabb × ♂aaBb. Biết rằng trong quá trình giảm phân tạo giao tử, ở con cái tất cả các tế bào sinh trứng đều có cặp nhiễm sắc thể mang cặp gen Aa không phân li ở giảm phân I, giảm phân II phân li bình thường, các cặp NST khác phân li bình thường, giảm phân tạo giao tử ở con đực diễn ra bình thường. Biết rằng các giao tử đều có khả năng thụ tinh và các hợp tử đếu có sức sống. Theo lí thuyết, ở đời con không tạo ra được kiểu gen nào sau đây?

  • A
    Aaabb.
  • B
    aaaBb.
  • C
    AaaBb.
  • D
    aBb.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

P:♀Aabb × ♂aaBb

Ở cơ thể cái, cái tất cả các tế bào sinh trứng đều có cặp nhiễm sắc thể mang cặp gen Aa không phân li ở giảm phân I, giảm phân II phân li bình thường tạo giao tử Aab và b

Bên đực cho 2 loại giao tử aB và ab.

Qua thụ tinh sẽ tạo ra được các hợp tử có kiểu gen là AaaBb, Aaabb, aBb và abb.

Ở đời con không thể xuất hiện loại hợp tử: aaaBb.

Câu 28 :

Đề thi THPT QG – 2021, mã đề 206

Một loài thực vật lưỡng bội, xét 2 tính trạng, mỗi tính trạng đều do 1 gen alen trội là trội hoàn toàn. Phép lai P: 2 cây giao phấn với nhau, tạo ra F1. Theo lí thuyết, phát biểu nào sau đây đúng?

  • A
    Nếu F1 có 4 loại kiểu gen và tỉ lệ kiểu gen giống tỉ lệ kiểu hình thì 2 cây ở thế hệ P có thể có kiểu gen giống nhau.
  • B
    Nếu F1 có 3 loại kiểu hình thì tỉ lệ kiểu hình trội về 2 tính trạng ở F1 lớn hơn 50%.
  • C
    Nếu F1 có tỉ lệ kiểu hình là 3 : 3 : 1 : 1 thì 2 cây ở thế hệ P có thể có kiểu gen giống nhau.
  • D
    Nếu F1 có 7 loại kiểu gen thì F1 có thể có tối đa 5 loại kiểu gen quy định kiểu hình trội về 2 tính trạng.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Bước 1: Biện luận các trường hợp có thể xảy ra: phân li độc lập, liên kết gen

+ 4 loại kiểu gen, 4 loại kiểu hình → P phải chứa các alen lặn.

+ 3 loại kiểu gen →cần xét trường hợp các gen liên kết với nhau

+ 7 loại kiểu gen → cần xét trường hợp các gen liên kết với nhau, có HVG ở 1 bên, P dị hợp 2 cặp gen.

Bước 2: Viết sơ đồ lai và xét tính đúng/sai của phát biểu

Lời giải chi tiết :

A sai: Để có 4 loại kiểu gen, 4 loại kiểu hình ta xét các trường hợp có thể xảy ra như sau: \(\left[ \begin{array}{l}PLDL:AaBb \times aabb\\LKG:\left[ \begin{array}{l}\frac{{AB}}{{ab}} \times \frac{{ab}}{{ab}}\\\frac{{Ab}}{{aB}} \times \frac{{ab}}{{ab}}\end{array} \right.\end{array} \right.\)→ P không thể có kiểu gen giống nhau.

B sai, nếu có 3 loại kiểu hình, các phép lai có thể là: \(\left[ \begin{array}{l}\frac{{AB}}{{ab}} \times \frac{{Ab}}{{aB}} \to A - B -  = 50\% \\\frac{{Ab}}{{aB}} \times \frac{{Ab}}{{aB}} \to A - B -  = 50\% \end{array} \right.\)

C sai, nếu F1 có tỉ lệ kiểu hình 3:3:1:1 =(3:1)(1:1) → có các trường hợp: \(\left[ \begin{array}{l}AaBb \times Aabb\\\frac{{AB}}{{ab}}/\frac{{Ab}}{{aB}} \times \frac{{ab}}{{ab}}\left( {co\,HVG} \right)\end{array} \right.\)→ P không có kiểu gen giống nhau.

D đúng, nếu F1 có 7 loại kiểu gen thì các phép lai có thể xảy ra: \(\frac{{AB}}{{ab}} \times \frac{{AB}}{{ab}} \to A - B -  = \frac{{AB}}{{AB}};\frac{{AB}}{{ab}};\frac{{Ab}}{{aB}};\frac{{AB}}{{Ab}};\frac{{AB}}{{aB}}\) → Có 5 kiểu gen.

close