Trắc nghiệm Bài 44. Sinh sản vô tính ở động vật - Sinh 11

Đề bài

Câu 1 :

Sinh sản vô tính ở động vật là ?

  • A

    Một cá thể sinh ra một hay nhiều cá thể giống mình, không có sự kết hợp giữa tinh trùng và trứng.

  • B

    Một cá thể luôn sinh ra nhiều cá thể giống mình, không có sự kết hợp giữa tinh trùng và trứng.

  • C

    Một cá thể sinh ra một hay nhiều cá thể giống và khác mình, không có sự kết hợp giữa tỉnh trùng và trứng.

  • D

    Một cá thể luôn sinh ra chỉ một cá thể giống mình, không có sự kết hợp giữa tinh trùng và trứng.

Câu 2 :

Sinh sản vô tính ở động vật chủ yếu dựa trên các hình thức phân bào nào ?

  • A

    Trực phân và nguyên phân.

  • B

    Trực phân và giảm phân.

  • C

    Giảm phân và nguyên phân.

  • D

    Trực phân, giảm phân và nguyên phân.

Câu 3 :

Đặc điểm nào không đúng với sinh sản vô tính ở động vật ?

  • A

    Tạo ra số lượng lớn con cháu trong thời gian ngắn.

  • B

    Đảm bảo sự ổn định về mặt di truyền qua các thế hệ cơ thể.

  • C

    Cá thể có thể sống độc lập, đơn lẻ vẫn sinh sản bình thường.

  • D

    Có khả năng thích nghi cao với sự thay đổi của điều kiện môi trường

Câu 4 :

Hạn chế của sinh sản vô tính là ?

  • A

    tạo ra các thế hệ con cháu không đồng nhất về mặt di truyền, nên thích ứng khác nhau trước điểu kiện môi trường thay đổi.

  • B

    tạo ra các thế hệ con cháu đồng nhất về mặt di truyền, nên thích ứng đồng nhất trước điều kiện môi trường thay đổi.

  • C

    tạo ra các thế hệ con cháu đồng nhất về mặt di truyền, nên thích ứng kém trước điều kiện môi trường thay đổi.

  • D

    tạo ra các thế hệ con cháu đồng nhất về mặt di truyền, nên thích ứng chậm chạp trước điều kiện môi trường thay đổi.

Câu 5 :

Những hình thức sinh sản vô tính nào chỉ có ở động không xương sống ?

  • A

    Trinh sinh, nảy chồi.

  • B

    Trinh sinh, phân đôi.

  • C

    Trinh sinh, phân mảnh.

  • D

    Phân mảnh, nảy chồi.

Câu 6 :

Hình thức sinh sản vô tính nào có ở động vật không xương sống và có xương sống ?

  • A

    Phân đôi.

  • B

    Nảy chồi.

  • C

    Trinh sinh.

  • D

    Phân mảnh.

Câu 7 :

Kiểu sinh sản nào sau đây bao gồm các kiểu còn lại

  • A

    phân đôi.

  • B

    phân mảnh.

  • C

    nảy chồi.

  • D

    sinh sản vô tính.

Câu 8 :

Hình thức sinh sản vô tính nào ở động vật diễn ra đơn giản nhất ?

  • A

    Phân đôi.

  • B

    Trinh sinh.

  • C

    Nảy chồi

  • D

    Phân mảnh.

Câu 9 :

Từ một cơ thể mẹ chỉ hình thành được 2 cơ thể mới giống nhau và giống hệt mẹ được gọi là

  • A

    trực phân

  • B

    phân bào nguyên nhiễm

  • C

    phân mảnh

  • D

    sinh đôi

Câu 10 :

Phân đôi là hình thức sinh sản phổ biến ở

  • A

    giun dẹp và giun đất.

  • B

    vi khuẩn và động vật đơn bào.

  • C

    trùng roi và thuỷ tức.

  • D

    bọt biển và trùng đế giày.

Câu 11 :

Mỗi mảnh vụn cơ thể mẹ có thể tái sinh thành một cơ thể hoàn chỉnh là kiểu sinh sản thường gặp ở

  • A

    Ruột khoang.

  • B

    Chân khớp ( tôm, cua).

  • C

    Bọt biển.

  • D

    Thằn lằn.

Câu 12 :

Hình thức sinh sản vô tính nào ở động vật sinh ra được nhiều cá thể nhất từ một cá thể mẹ?

  • A

    Nảy chồi.

  • B

    Phân đôi

  • C

    Trinh sinh.

  • D

    Phân mảnh.

Câu 13 :

Trường hợp nào sau đây không phải là ứng dụng của sinh sản vô tính?

  • A

    Nuôi cây mô trong môi trường nhân tạo.

  • B

    Ghép cơ quan từ người này sang người khác.

  • C

    Chuyển gen từ loài này sang loài khác.

  • D

    Nhân bản vô tính ở động vật.

Câu 14 :

Nguyên tắc của nhân bản vô tính là

  • A

    chuyển nhân của tế bào xôma (n) vào một tế bào trứng đã lấy mất nhân, rồi kích thích tế bào trứng phát triển thành phôi rồi tiếp tục hình thành cơ thể mới.

  • B

    chuyển nhân của tế bào xôma (2n) vào một tế bào trứng đã lấy mất nhân, rồi kích thích tế bào trứng phát triển thành phôi rồi tiếp tục hình thành cơ thể mới.

  • C

    chuyển nhân của tế bào xôma (2n) vào một tế bào trứng, rồi kích thích tế bào trứng phát triển thành phôi rồi tiếp tục hình thành cơ thể mới.

  • D

    chuyển nhân của tế bào trứng vào tế bào xôma, kích thích tế bào trứng phát triển thành phôi rồi tiếp tục hình thành cơ thể mới.

Câu 15 :

Dị ghép là trường hợp

  • A

    lấy mô từ chỗ này cấy vào chỗ khác trên cùng một cơ thể.

  • B

    ghép mô từ người này sang người khác không cùng huyết thống.

  • C

    ghép mô từ người anh chị em song sinh cùng trứng

  • D

    cấy mô nhân tạo vào cơ thể sống.

Câu 16 :

Truyền máu giữa hai anh em sinh đôi cùng trứng có thể coi là

  • A

    tự ghép vì hai cơ thể có kiểu gen hoàn toàn giống nhau.

  • B

    đồng ghép, vì đây là hai cơ thể khác nhau.

  • C

    dị ghép, vì hai cơ thể có thể không cùng nhóm máu

  • D

    trường hợp này không phải là ghép mô.

Câu 17 :

Để thay thận cho một bệnh nhân, trường hợp nào sau đây cho kết quả tốt nhất?

  • A

    dùng thận của bố hoặc mẹ để thay thế.

  • B

    người cho thận là vợ (hoặc chồng) của bệnh nhân.

  • C

    chỉ cần người cho thận có cùng nhóm máu với người bệnh

  • D

    dùng thận của anh (chị, em) song sinh với người bệnh.

Câu 18 :

Ở ong, các ong thợ

  • A

    gồm toàn ong cái không có khả năng sinh sản.

  • B

    gồm toàn ong đực không có khả năng sinh sản.

  • C

    gồm toàn ong cái có khả năng sinh sản.

  • D

    có thể gồm ong đực và cái nhưng không sinh sản.

Câu 19 :

Thằn lằn bị mất đuôi có thể mọc ra đuôi mới, đó là

  • A

    kiểu sinh sản vô tính tái sinh.

  • B

    chỉ là sự tái sinh một bộ phận cơ thể.

  • C

    kình thức sinh sản phân mảnh.

  • D

    một kiểu của sự sinh trưởng.

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Sinh sản vô tính ở động vật là ?

  • A

    Một cá thể sinh ra một hay nhiều cá thể giống mình, không có sự kết hợp giữa tinh trùng và trứng.

  • B

    Một cá thể luôn sinh ra nhiều cá thể giống mình, không có sự kết hợp giữa tinh trùng và trứng.

  • C

    Một cá thể sinh ra một hay nhiều cá thể giống và khác mình, không có sự kết hợp giữa tỉnh trùng và trứng.

  • D

    Một cá thể luôn sinh ra chỉ một cá thể giống mình, không có sự kết hợp giữa tinh trùng và trứng.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Sinh sản vô tính ở động vật là một cá thể luôn sinh ra một hoặc nhiều cá thể giống mình, không có sự kết hợp giữa tinh trùng và trứng

Câu 2 :

Sinh sản vô tính ở động vật chủ yếu dựa trên các hình thức phân bào nào ?

  • A

    Trực phân và nguyên phân.

  • B

    Trực phân và giảm phân.

  • C

    Giảm phân và nguyên phân.

  • D

    Trực phân, giảm phân và nguyên phân.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Cơ sở của sinh sản vô tính là nguyên phân (ở sinh vật nhân thực) và trực phân ở sinh vật nhân sơ.

Câu 3 :

Đặc điểm nào không đúng với sinh sản vô tính ở động vật ?

  • A

    Tạo ra số lượng lớn con cháu trong thời gian ngắn.

  • B

    Đảm bảo sự ổn định về mặt di truyền qua các thế hệ cơ thể.

  • C

    Cá thể có thể sống độc lập, đơn lẻ vẫn sinh sản bình thường.

  • D

    Có khả năng thích nghi cao với sự thay đổi của điều kiện môi trường

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Phát biểu sai là D.

Các cá thể sinh ra từ sinh sản vô tính có kiểu gen giống nhau và giống cơ thể mẹ nên khi môi trường thay đổi có thể bị chết hàng loạt không thích nghi tốt với môi trường.

Câu 4 :

Hạn chế của sinh sản vô tính là ?

  • A

    tạo ra các thế hệ con cháu không đồng nhất về mặt di truyền, nên thích ứng khác nhau trước điểu kiện môi trường thay đổi.

  • B

    tạo ra các thế hệ con cháu đồng nhất về mặt di truyền, nên thích ứng đồng nhất trước điều kiện môi trường thay đổi.

  • C

    tạo ra các thế hệ con cháu đồng nhất về mặt di truyền, nên thích ứng kém trước điều kiện môi trường thay đổi.

  • D

    tạo ra các thế hệ con cháu đồng nhất về mặt di truyền, nên thích ứng chậm chạp trước điều kiện môi trường thay đổi.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Sinh sản vô tính tạo ra các cá thể con cháu đồng nhất về mặt di truyền, nên thích ứng kém trước điều kiện môi trường thay đổi, có thể dẫn đến chết hàng loạt.

Câu 5 :

Những hình thức sinh sản vô tính nào chỉ có ở động không xương sống ?

  • A

    Trinh sinh, nảy chồi.

  • B

    Trinh sinh, phân đôi.

  • C

    Trinh sinh, phân mảnh.

  • D

    Phân mảnh, nảy chồi.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Những hình thức sinh sản vô tính chỉ gặp ở động vật không xương sống là phân mảnh (bọt biển, giun dẹp), nảy chồi (bọt biển, ruột khoang) và phân đôi (sinh vật đơn bào, giun dẹp).

Trinh sinh gặp ở ong, cá, bò sát..

Câu 6 :

Hình thức sinh sản vô tính nào có ở động vật không xương sống và có xương sống ?

  • A

    Phân đôi.

  • B

    Nảy chồi.

  • C

    Trinh sinh.

  • D

    Phân mảnh.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Trinh sinh có ở ong, bò sát, lưỡng cư nên có ở cả ở động không xương sống và có xương sống

Câu 7 :

Kiểu sinh sản nào sau đây bao gồm các kiểu còn lại

  • A

    phân đôi.

  • B

    phân mảnh.

  • C

    nảy chồi.

  • D

    sinh sản vô tính.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Sinh sản vô tính bao gồm các kiểu A, B, C

Câu 8 :

Hình thức sinh sản vô tính nào ở động vật diễn ra đơn giản nhất ?

  • A

    Phân đôi.

  • B

    Trinh sinh.

  • C

    Nảy chồi

  • D

    Phân mảnh.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Phân đôi là đơn giản nhất vì từ 1 tế bào 2 tế bào

Câu 9 :

Từ một cơ thể mẹ chỉ hình thành được 2 cơ thể mới giống nhau và giống hệt mẹ được gọi là

  • A

    trực phân

  • B

    phân bào nguyên nhiễm

  • C

    phân mảnh

  • D

    sinh đôi

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Đây là hình thức trực phân ở động vật đơn bào.

B sai vì nguyên phân hình thành 2 tế bào nhưng chưa phải là cơ thể

C sai vì phân mảnh tạo ra nhiều hơn 2 cơ thể

D sai vì sinh đôi có thể tạo ra 2 cơ thể khác nhau.

Câu 10 :

Phân đôi là hình thức sinh sản phổ biến ở

  • A

    giun dẹp và giun đất.

  • B

    vi khuẩn và động vật đơn bào.

  • C

    trùng roi và thuỷ tức.

  • D

    bọt biển và trùng đế giày.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Phân đôi chủ yếu ở vi khuẩn và động vật đơn bào, giun dẹp

giun đất sinh sản hữu tính, bọt biển, giun dẹp, ruột khoang có các hình thức nảy chồi, phân mảnh.

Câu 11 :

Mỗi mảnh vụn cơ thể mẹ có thể tái sinh thành một cơ thể hoàn chỉnh là kiểu sinh sản thường gặp ở

  • A

    Ruột khoang.

  • B

    Chân khớp ( tôm, cua).

  • C

    Bọt biển.

  • D

    Thằn lằn.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Đây là hình thức phân mảnh, hình thức này có ở bọt biển.

Ruột khoang có hình thức nảy chồi, chân khớp, thằn lằn sinh sản hữu tính hoặc vô tính nhưng không phải phân mảnh

Câu 12 :

Hình thức sinh sản vô tính nào ở động vật sinh ra được nhiều cá thể nhất từ một cá thể mẹ?

  • A

    Nảy chồi.

  • B

    Phân đôi

  • C

    Trinh sinh.

  • D

    Phân mảnh.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Phân mảnh tạo ra nhiều cá thể con nhất là vì mỗi mảnh của cơ thể mẹ đều có thể hình thành cơ thể con.

Câu 13 :

Trường hợp nào sau đây không phải là ứng dụng của sinh sản vô tính?

  • A

    Nuôi cây mô trong môi trường nhân tạo.

  • B

    Ghép cơ quan từ người này sang người khác.

  • C

    Chuyển gen từ loài này sang loài khác.

  • D

    Nhân bản vô tính ở động vật.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Chuyển gen từ loài này sang loài khác là ứng dụng của công nghệ gen chứ không phải ứng dụng của sinh sản vô tính.

Câu 14 :

Nguyên tắc của nhân bản vô tính là

  • A

    chuyển nhân của tế bào xôma (n) vào một tế bào trứng đã lấy mất nhân, rồi kích thích tế bào trứng phát triển thành phôi rồi tiếp tục hình thành cơ thể mới.

  • B

    chuyển nhân của tế bào xôma (2n) vào một tế bào trứng đã lấy mất nhân, rồi kích thích tế bào trứng phát triển thành phôi rồi tiếp tục hình thành cơ thể mới.

  • C

    chuyển nhân của tế bào xôma (2n) vào một tế bào trứng, rồi kích thích tế bào trứng phát triển thành phôi rồi tiếp tục hình thành cơ thể mới.

  • D

    chuyển nhân của tế bào trứng vào tế bào xôma, kích thích tế bào trứng phát triển thành phôi rồi tiếp tục hình thành cơ thể mới.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Nhân bản vô tính: chuyển nhân của tế bào xôma (2n) vào một tế bào trứng đã lấy mất nhân, rồi kích thích tế bào trứng phát triển thành phôi rồi tiếp tục hình thành cơ thể mới

Câu 15 :

Dị ghép là trường hợp

  • A

    lấy mô từ chỗ này cấy vào chỗ khác trên cùng một cơ thể.

  • B

    ghép mô từ người này sang người khác không cùng huyết thống.

  • C

    ghép mô từ người anh chị em song sinh cùng trứng

  • D

    cấy mô nhân tạo vào cơ thể sống.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Dị ghép là ghép mô từ loài này sang loài khác.

A là tự ghép

C là đồng ghép

Câu 16 :

Truyền máu giữa hai anh em sinh đôi cùng trứng có thể coi là

  • A

    tự ghép vì hai cơ thể có kiểu gen hoàn toàn giống nhau.

  • B

    đồng ghép, vì đây là hai cơ thể khác nhau.

  • C

    dị ghép, vì hai cơ thể có thể không cùng nhóm máu

  • D

    trường hợp này không phải là ghép mô.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Truyền máu không được coi là ghép mô vì các tế bào máu này chỉ làm nhiệm vụ vận chuyển khí, dưỡng chất sau đó các tế bào này được thay thế bởi các tế bào mới mà cơ thể sản sinh ra.

Nếu ghép tế bào tủy xương hoặc tế bào sinh máu mới được coi là ghép mô.

Câu 17 :

Để thay thận cho một bệnh nhân, trường hợp nào sau đây cho kết quả tốt nhất?

  • A

    dùng thận của bố hoặc mẹ để thay thế.

  • B

    người cho thận là vợ (hoặc chồng) của bệnh nhân.

  • C

    chỉ cần người cho thận có cùng nhóm máu với người bệnh

  • D

    dùng thận của anh (chị, em) song sinh với người bệnh.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Trường hợp dùng thận của anh (chị, em) song sinh với người bệnh cho kết quả tốt nhất là vì bộ gen của họ giống nhau có thể coi như sự tự ghép.

Câu 18 :

Ở ong, các ong thợ

  • A

    gồm toàn ong cái không có khả năng sinh sản.

  • B

    gồm toàn ong đực không có khả năng sinh sản.

  • C

    gồm toàn ong cái có khả năng sinh sản.

  • D

    có thể gồm ong đực và cái nhưng không sinh sản.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Ong chúa và ong thợ có bộ NST 2n, ong đực chỉ có n.

Lời giải chi tiết :

Ở loài ong có 3 loại ong:

  • Ong chúa, là con cái (2n) có khả năng sinh sản
  • Ong đực (n) chỉ có nhiệm vụ thụ tinh cho trứng
  • Ong thợ là các con ong cái (2n) nhưng không có khả năng sinh sản, chỉ làm nhiệm vụ kiếm ăn và bảo vệ tổ.
Câu 19 :

Thằn lằn bị mất đuôi có thể mọc ra đuôi mới, đó là

  • A

    kiểu sinh sản vô tính tái sinh.

  • B

    chỉ là sự tái sinh một bộ phận cơ thể.

  • C

    kình thức sinh sản phân mảnh.

  • D

    một kiểu của sự sinh trưởng.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Thằn lằn có thể mọc lại đuôi của mình nhưng nó sẽ ngắn và nhỏ hơn so với cái đuôi cũ. Còn cái đuôi bị ngắt ra thì không thể mọc lại cơ thể.

Lời giải chi tiết :

Cái đuôi mới của thằn lằn không phải là một cơ thể nên đây chỉ được coi là sự tái sinh một bộ phận cơ thể.

close