Trắc nghiệm Bài 38. Các nhân tố bên trong ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật - Sinh 11

Đề bài

Câu 1 :

Nhân tố bên trong quan trọng điều khiển sinh trưởng và phát triển của động vật là:

  • A

    Nhân tố di truyền.

  • B

    Tuổi thọ

  • C

    Thức ăn.

  • D

    Nhiệt độ và ánh sáng

Câu 2 :

Sự sinh trưởng của động vật có xương sống được điều hòa bởi các hoocmôn là

  • A

    Tiroxin

  • B

    Estrogen và Testosterone

  • C

    GH

  • D

    Tất cả các hoocmôn trên

Câu 3 :

Hormone sinh trưởng (GH) được sản sinh ra ở:

  • A

    Tinh hoàn

  • B

    Tuyến giáp

  • C

    Tuyến yên

  • D

    Buồng trứng

Câu 4 :

Hormone sinh trưởng có vai trò:

  • A

    Tăng cường quá trình sinh tổng hợp prôtêin, do đó kích quá trình phân bào và tăng kích thước tế bào, vì vậy làm tăng cường sự sinh trưởng của cơ thể.

  • B

    Kích thích chuyển hoá ở tế bào và sinh trưởng, phát triển bình thường của cơ thể

  • C

    Kích thích sự sinh trưởng và phát triển các đặc điểm sinh dục phụ ở con đực.

  • D

    Kích thích sự sinh trưởng và phát triển các đặc điểm sinh dục phụ ở con cái

Câu 5 :

Nói về hormone sinh trưởng GH điều nào không đúng ?

  • A

    Nó được tiết ra bởi tuyến yên

  • B

    Chỉ có tác dụng đối với sự sinh trưởng và phát triển của người mà không có vai trò đối với loài khác

  • C

    Tác động chủ yếu vào quá trình tổng hợp protein

  • D

    Kích thích sự phát triển của xương

Câu 6 :

Tuyến yên sản sinh ra các hormone

  • A

    Hormone kích thích trứng, hormone tạo thể vàng.

  • B

    Prôgestêron và Ơstrôgen

  • C

    Hormone kích dục nhau thai Prôgestêron

  • D

    Hormone kích nang trứng Ơstrôgen

Câu 7 :

Nếu tuyến yên sản sinh ra quá ít hoặc quá nhiều hormone sinh trưởng ở giai đoạn trẻ em sẽ dẫn đến hậu quả

  • A

    Chậm lớn hoặc ngừng lớn, trí tuệ kém

  • B

    Các đặc điểm sinh dục phụ nữ kém phát triển

  • C

    Người bé nhỏ hoặc khổng lồ

  • D

    Các đặc điểm sinh dục nam kém phát triển

Câu 8 :

Tirôxin được sản sinh ra ở:

  • A

    Tuyến giáp.

  • B

    Tuyến yên

  • C

    Tinh hoàn

  • D

    Buồng trứng

Câu 9 :

Tirôxin có tác dụng

  • A

    Tăng cường quá trình sinh tổng hợp prôtêin, do đó kích quá trình phân bào và tăng kích thước tế bào, vì vậy làm tăng cường sự sinh trưởng của cơ thể

  • B

    Kích thích chuyển hoá ở tế bào sinh trưởng, phát triển bình thường của cơ thể.

  • C

    Kích thích sự sinh trưởng và phát triển các đặc điểm sinh dục phụ ở con đực

  • D

    Kích thích sự sinh trưởng và phát triển các đặc điểm sinh dục phụ ở con cái

Câu 10 :

Ở trẻ em, hiện tượng thiểu năng tuyến giáp thường dẫn đến những hậu quả nào dưới đây:

I. Trẻ mới sinh thiếu tiroxin sẽ dẫn tới chậm phát triển trí tuệ (đần độn).

II. Chậm lớn (hoặc ngừng lớn), chịu lạnh kém.

III. Vàng da kéo dài, nước tiểu, mồ hôi có màu vàng.

IV. Không hình thành các đặc điểm sinh dục phụ thử cấp.

  • A

    I; II

  • B

    III; IV

  • C

    II; III

  • D

    IV; I

Câu 11 :

Không dùng muối iot cho trẻ em khi có biểu hiện

  • A

    Bướu cổ kèm trí tuệ suy giảm

  • B

    Chậm lớn, thân nhiệt thấp, nhịp tim chậm

  • C

    Bướu cổ,mắt lồi, run chân tay

  • D

    Chi ngắn (thấp, lùn) kèm theo đần độn và phù nề

Câu 12 :

Cắt bỏ tuyến giáp của nòng nọc sẽ gây hậu quả gì ?

  • A

    Nòng nọc không lớn lên được

  • B

    Nòng nọc không hình thành đuôi

  • C

    Nòng nọc có kích thước khổng lồ nhưng không phát triển thành ếch được

  • D

    Nòng nọc còn nhỏ nhưng đã có hình dạng của ếch

Câu 13 :

Vào thời kì dậy thì của nam và nữ, hoocmôn nào được tiết ra nhiều làm cơ thể thay đổi mạnh về thể chất và tâm sinh lí?

  • A

    Vùng dưới đồi thông qua tuyến yên kích thích tinh hoàn tăng cường sản xuất testosteron và kích thích buồng trứng tăng cường tiết ơstrôgen

  • B

    Tuyến giáp kích thích sự hoạt động của tuyến sinh dục giúp tăng cường sản xuất hoocmôn testosteron và ơstrogen

  • C

    Tuyến giáp và tuyến yên kích thích sự hoạt động của tuyến sinh dục giúp tăng cường tiết hoocmôn testosteron và ơstrôgen

  • D

    Tuyến trên thận kích thích tinh hoàn tăng cường sản xuất testosteron và kích thích buồng trứng tăng cường tiết ơstrôgen

Câu 14 :

Testostêrôn được sinh sản ra ở:

  • A

    Tuyến giáp

  • B

    Tuyến yên

  • C

    Tinh hoàn

  • D

    Buồng trứng

Câu 15 :

Testostêrôn có vai trò

  • A

    Kích thích sự sinh trưởng và phát triển các đặc điểm sinh dục phụ ở con đực

  • B

    Kích thích chuyển hoá ở tế bào và sinh trưởng, phát triển bình thường của cơ thể.

  • C

    Tăng cường quá trình sinh tổng hợp prôtêin, do đó kích quá trình phân bào và tăng kích thước tế bào, vì vậy làm tăng cường sự sinh trưởng của cơ thể.

  • D

    Kích thích sự sinh trưởng và phát triển các đặc điểm sinh dục phụ ở con cái.

Câu 16 :

Để nuôi gà trống thịt người ta thường “thiến” (cắt bỏ tinh hoàn) chúng ở giai đoạn còn non nhằm mục đích

  • A

    Ngăn chúng không đi theo con mái nhà hàng xóm

  • B

    Không cho chúng đạp mái để gà mái đẻ nhiều trứng hơn

  • C

    Giảm tiêu tốn thức ăn cho chúng

  • D

    Làm cho chúng lớn nhanh và mập lên

Câu 17 :

Ơstrôgen được sinh ra ở

  • A

    Tuyến giáp.

  • B

    Buồng trứng.

  • C

    Tuyến yên

  • D

    Tinh hoàn.

Câu 18 :

Ơstrôgen có vai trò:

  • A

    Kích thích sự sinh trưởng và phát triển các đặc điểm sinh dục phụ ở con đực

  • B

    Tăng cường quá trình sinh tổng hợp prôtêin, do đó kích quá trình phân bào và tăng kích thước tế bào, vì vậy làm tăng cường sự sinh trưởng của cơ thể

  • C

    Kích thích sự sinh trưởng và phát triển các đặc điểm sinh dục phụ ở con cái

  • D

    Kích thích chuyển hoá ở tế bào sinh trưởng, phát triển bình thường của cơ thể.

Câu 19 :

Ecđixơn được sinh ra ở:

  • A

    Tuyến giáp

  • B

    Tuyến trước ngực.

  • C

    Tuyến yên.

  • D

    Thể allata.

Câu 20 :

Ecđixơn có tác dụng:

  • A

    Gây ức chế sự lột xác của sâu bướm, kích thích sâu biến thành nhộng và bướm

  • B

    Gây ức chế sự lột xác của sâu bướm, kìm hãm sâu biến thành nhộng và bướm.

  • C

    Gây lột xác của sâu bướm, kích thích sâu biến thành nhộng và bướm.

  • D

    Gây lột xác của sâu bướm, ức chế sâu biến thành nhộng và bướm

Câu 21 :

Trong quá trình biến thái của côn trùng, hormone ecdixon có tác động vào giai đoạn nào?

  • A

    Chỉ trong giai đoạn phôi thai

  • B

    Trong suốt giai đoạn hậu phôi

  • C

    Chỉ ở giai đoạn ấu trùng

  • D

    Chỉ trong giai đoạn sau ấu trùng

Câu 22 :

Juvenin được sinh ra ở:

  • A

    Tuyến giáp

  • B

    Tuyến trước ngực

  • C

    Tuyến yên.

  • D

    Thể allata.

Câu 23 :

Juvenin có tác dụng

  • A

    Gây lột xác của sâu bướm, kích thích sâu biến thành nhộng và bướm

  • B

    Gây lột xác của sâu bướm, ức chế sâu biến thành nhộng và bướm

  • C

    Ức chế sự lột xác của sâu bướm, kích thích sâu biến thành nhộng và bướm

  • D

    Ức chế sự lột xác của sâu bướm, kìm hãm sâu biến thành nhộng và bướm

Câu 24 :

Nếu hormone juvenin tiết ra quá nhiều thì sinh trưởng và phát triển ở ong sẽ

  • A

    Kéo dài giai đoạn ấu trùng

  • B

    Rút ngắn giai đoạn ấu trùng và nhanh chóng chuyển sang giai đoạn nhộng

  • C

    Không thể biến đổi nhộng thành ong

  • D

    Rút ngắn giai đoạn nhộng

Câu 25 :

Thể vàng sản sinh ra hormone:

  • A

    FSH.

  • B

    LH.

  • C

    HCG.

  • D

    Progesterol.

Câu 26 :

Trong cơ chế điều hòa sinh trứng ở người, vùng dưới đồi tiết GnRH kích thích tuyến yên tiết các hoocmon FSH và LH có tác dụng kích thích buồng trứng làm cho trứng chín và rụng tạo thể vàng. Thể vàng tiết ra hoocmon progesterol và ơstrogen làm cho niêm mạc tử cung phát triển dày lên. Một trong những biện pháp tránh thai hiệu quả là uống thuốc tránh thai để ngăn trứng chín và rụng, viên thuốc tránh thai chứa loại hoocmon nào dưới đây?

  • A

    LH

  • B

    GnRH

  • C

    FSH

  • D

    Progesterol

Câu 27 :

Nếu người phụ nữ bắt đầu uống thuốc tránh thai có thành phần chứa cả ơstrôgen và prôgestêrôn ngay sau khi bắt đầu chu kì kinh mới thì sự rụng trứng sẽ bị ngăn cản vì

  • A
    tổ hợp ơstrôgen và prôgestêrôn được uống vào tác động trực tiếp lên buồng trứng, kích thích trứng phát triển và chín nhưng ngăn cản sự rụng trứng.
  • B
    tổ hợp ơstrôgen và prôgestêrôn được uống vào tác động lên vùng dưới đồi làm kích thích giải phóng GnRH, gây kích thích tuyến yên tiết FSH.
  • C
    tổ hợp ơstrôgen và prôgestêrôn được uống vào tác động lên tuyến yên, kích thích tuyến yên tiết LH và FSH.
  • D
    tổ hợp ơstrôgen và prôgestêrôn được uống vào tác động lên vùng dưới đồi làm ức chế giải phóng GnRH, gây cản trở tuyến yên tiết LH.Cách giải:Progesteron và estrogen được uống vào tác động lên vùng dưới đồi ức chế giải phóng GnRH,  làm cản trở tuyến yên tiết LH.

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Nhân tố bên trong quan trọng điều khiển sinh trưởng và phát triển của động vật là:

  • A

    Nhân tố di truyền.

  • B

    Tuổi thọ

  • C

    Thức ăn.

  • D

    Nhiệt độ và ánh sáng

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Nhân tố bên trong điều khiển sinh trưởng và phát triển của động vật là nhân tố di truyền

Thức ăn, nhiệt độ, ánh sáng là các nhân tố bên ngoài ảnh hưởng tới sinh trưởng và phát triển của động vật.

Câu 2 :

Sự sinh trưởng của động vật có xương sống được điều hòa bởi các hoocmôn là

  • A

    Tiroxin

  • B

    Estrogen và Testosterone

  • C

    GH

  • D

    Tất cả các hoocmôn trên

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Động vật có xương sống được điều hòa bởi các hoocmôn: hoocmôn sinh trưởng, tizoxin, testosteron, estrogen.

Câu 3 :

Hormone sinh trưởng (GH) được sản sinh ra ở:

  • A

    Tinh hoàn

  • B

    Tuyến giáp

  • C

    Tuyến yên

  • D

    Buồng trứng

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

GH được tiết ra bởi tuyến yên (thùy trước tuyến yên).

Câu 4 :

Hormone sinh trưởng có vai trò:

  • A

    Tăng cường quá trình sinh tổng hợp prôtêin, do đó kích quá trình phân bào và tăng kích thước tế bào, vì vậy làm tăng cường sự sinh trưởng của cơ thể.

  • B

    Kích thích chuyển hoá ở tế bào và sinh trưởng, phát triển bình thường của cơ thể

  • C

    Kích thích sự sinh trưởng và phát triển các đặc điểm sinh dục phụ ở con đực.

  • D

    Kích thích sự sinh trưởng và phát triển các đặc điểm sinh dục phụ ở con cái

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Ý B là đặc điểm của tiroxin

Ý C là đặc điểm của testosterone

Ý D là đặc điểm của estrogen

Câu 5 :

Nói về hormone sinh trưởng GH điều nào không đúng ?

  • A

    Nó được tiết ra bởi tuyến yên

  • B

    Chỉ có tác dụng đối với sự sinh trưởng và phát triển của người mà không có vai trò đối với loài khác

  • C

    Tác động chủ yếu vào quá trình tổng hợp protein

  • D

    Kích thích sự phát triển của xương

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Phát biểu sai là B, GH có tác dụng ở nhiều loài động vật không phải chỉ có ở con người. VD: Lợn, bò…

Câu 6 :

Tuyến yên sản sinh ra các hormone

  • A

    Hormone kích thích trứng, hormone tạo thể vàng.

  • B

    Prôgestêron và Ơstrôgen

  • C

    Hormone kích dục nhau thai Prôgestêron

  • D

    Hormone kích nang trứng Ơstrôgen

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Tuyến yên sản sinh nhiều loại hormone như : ở thùy trước tuyến yên : FSH; LH, ICSH; TSH; ACTH, PRL, GH

Ở thùy sau tuyến yên tiết: ADH; Oxitoxin

Lời giải chi tiết :

Tuyến yên sản sinh nhiều loại hormone như: ở thùy trước tuyến yên: FSH (Hormone kích thích trứng); LH (hormone tạo thể vàng), ICSH (ở nam); TSH (kích tố tuyến giáp); ACTH (kích tố vỏ tuyến trên thận), PRL (kích tố tuyến sữa), GH (hormone tăng trưởng)

Ở thùy sau tuyến yên tiết: ADH (hormone chống bài niệu); Oxitoxin.

Ý B, C, D sai vì Prôgestêron do thể vàng tiết ra và Ơstrôgen do buồng trứng

Câu 7 :

Nếu tuyến yên sản sinh ra quá ít hoặc quá nhiều hormone sinh trưởng ở giai đoạn trẻ em sẽ dẫn đến hậu quả

  • A

    Chậm lớn hoặc ngừng lớn, trí tuệ kém

  • B

    Các đặc điểm sinh dục phụ nữ kém phát triển

  • C

    Người bé nhỏ hoặc khổng lồ

  • D

    Các đặc điểm sinh dục nam kém phát triển

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Hormone sinh trưởng (GH) có tác dụng kích thích phân chia tê bào và tăng kích thước tế bào qua tăng tổng hợp protein, kích thích phát triển xương.

Lời giải chi tiết :

Nếu tuyến yên tiết quá ít GH thì dẫn đến hiện tượng người nhỏ bé còn nếu tiết quá nhiều dẫn đến hiện tượng người khổng lồ.

Câu 8 :

Tirôxin được sản sinh ra ở:

  • A

    Tuyến giáp.

  • B

    Tuyến yên

  • C

    Tinh hoàn

  • D

    Buồng trứng

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Tirôxin được sinh ra ở tuyến giáp

Câu 9 :

Tirôxin có tác dụng

  • A

    Tăng cường quá trình sinh tổng hợp prôtêin, do đó kích quá trình phân bào và tăng kích thước tế bào, vì vậy làm tăng cường sự sinh trưởng của cơ thể

  • B

    Kích thích chuyển hoá ở tế bào sinh trưởng, phát triển bình thường của cơ thể.

  • C

    Kích thích sự sinh trưởng và phát triển các đặc điểm sinh dục phụ ở con đực

  • D

    Kích thích sự sinh trưởng và phát triển các đặc điểm sinh dục phụ ở con cái

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Tirôxin có tác dụng Kích thích chuyển hoá ở tế bào sinh trưởng, phát triển bình thường của cơ thể

Ý A là tác dụng của GH

Ý C là tác dụng của testosterone

Ý D là tác dụng của estrogen

Câu 10 :

Ở trẻ em, hiện tượng thiểu năng tuyến giáp thường dẫn đến những hậu quả nào dưới đây:

I. Trẻ mới sinh thiếu tiroxin sẽ dẫn tới chậm phát triển trí tuệ (đần độn).

II. Chậm lớn (hoặc ngừng lớn), chịu lạnh kém.

III. Vàng da kéo dài, nước tiểu, mồ hôi có màu vàng.

IV. Không hình thành các đặc điểm sinh dục phụ thử cấp.

  • A

    I; II

  • B

    III; IV

  • C

    II; III

  • D

    IV; I

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Tuyến giáp tiết ít tiroxin.

Lời giải chi tiết :

Thiếu tiroxin ở trẻ em dẫn đến: thiểu năng trí tuệ, chậm lớn, ngừng lớn, chịu lạnh kém

Câu 11 :

Không dùng muối iot cho trẻ em khi có biểu hiện

  • A

    Bướu cổ kèm trí tuệ suy giảm

  • B

    Chậm lớn, thân nhiệt thấp, nhịp tim chậm

  • C

    Bướu cổ,mắt lồi, run chân tay

  • D

    Chi ngắn (thấp, lùn) kèm theo đần độn và phù nề

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Iôt là thành phần quan trọng của hoocmôn tiroxin.

Lời giải chi tiết :

Không dùng muối iot cho trẻ khi có biểu hiện: bướu cổ,mắt lồi, run chân tay vì đây là biểu hiện của bệnh Bazơđô – một bệnh do thừa iot

Câu 12 :

Cắt bỏ tuyến giáp của nòng nọc sẽ gây hậu quả gì ?

  • A

    Nòng nọc không lớn lên được

  • B

    Nòng nọc không hình thành đuôi

  • C

    Nòng nọc có kích thước khổng lồ nhưng không phát triển thành ếch được

  • D

    Nòng nọc còn nhỏ nhưng đã có hình dạng của ếch

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Nếu ta cắt bỏ tuyến giáp của nòng nọc thì nòng nọc sẽ không biến đổi thành ếch vì không còn có tirôxin để kích thích sự biến thái (vì tuyến giáp sản sinh ra tirôxin)

Câu 13 :

Vào thời kì dậy thì của nam và nữ, hoocmôn nào được tiết ra nhiều làm cơ thể thay đổi mạnh về thể chất và tâm sinh lí?

  • A

    Vùng dưới đồi thông qua tuyến yên kích thích tinh hoàn tăng cường sản xuất testosteron và kích thích buồng trứng tăng cường tiết ơstrôgen

  • B

    Tuyến giáp kích thích sự hoạt động của tuyến sinh dục giúp tăng cường sản xuất hoocmôn testosteron và ơstrogen

  • C

    Tuyến giáp và tuyến yên kích thích sự hoạt động của tuyến sinh dục giúp tăng cường tiết hoocmôn testosteron và ơstrôgen

  • D

    Tuyến trên thận kích thích tinh hoàn tăng cường sản xuất testosteron và kích thích buồng trứng tăng cường tiết ơstrôgen

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Vào thời kì dậy thì, các thay đổi mạnh về thể chất và tâm sinh lí liên quan đến các hoocmôn giới tính.

Lời giải chi tiết :

Vùng dưới đồi thông qua tuyến yên kích thích tinh hoàn tăng cường sản xuất testosteron và kích thích buồng trứng tăng cường tiết ơstrôgen gây ra những thay đổi mạnh về thể chất và tâm sinh lí vào thời kì dậy thì.

Câu 14 :

Testostêrôn được sinh sản ra ở:

  • A

    Tuyến giáp

  • B

    Tuyến yên

  • C

    Tinh hoàn

  • D

    Buồng trứng

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Testosteron là hormone sinh dục nam được sinh ra từ tinh hoàn.

Câu 15 :

Testostêrôn có vai trò

  • A

    Kích thích sự sinh trưởng và phát triển các đặc điểm sinh dục phụ ở con đực

  • B

    Kích thích chuyển hoá ở tế bào và sinh trưởng, phát triển bình thường của cơ thể.

  • C

    Tăng cường quá trình sinh tổng hợp prôtêin, do đó kích quá trình phân bào và tăng kích thước tế bào, vì vậy làm tăng cường sự sinh trưởng của cơ thể.

  • D

    Kích thích sự sinh trưởng và phát triển các đặc điểm sinh dục phụ ở con cái.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Testostêrôn có vai trò kích thích sự sinh trưởng và phát triển các đặc điểm sinh dục phụ ở con đực.

Ý B là đặc điểm của tiroxin

Ý C là đặc điểm của GH

Ý D là đặc điểm của estrogen

Câu 16 :

Để nuôi gà trống thịt người ta thường “thiến” (cắt bỏ tinh hoàn) chúng ở giai đoạn còn non nhằm mục đích

  • A

    Ngăn chúng không đi theo con mái nhà hàng xóm

  • B

    Không cho chúng đạp mái để gà mái đẻ nhiều trứng hơn

  • C

    Giảm tiêu tốn thức ăn cho chúng

  • D

    Làm cho chúng lớn nhanh và mập lên

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Tinh hoàn là nơi tiết hormone sinh dục đực testosterone.

Lời giải chi tiết :

Tinh hoàn là nơi tiết hormone sinh dục đực testosterone, hormone này có tác dụng phát triển các đặc điểm sinh dục phụ thứ cấp: mào, cựa, tiếng gáy ở gà. Khi bị cắt tinh hoàn gà sẽ mất bản năng sinh sản, không phát triển mào, cựa, không sản sinh tinh trùng nên chúng tiết kiệm được chất dinh dưỡng, năng lượng làm cho chúng lớn nhanh và mập mạp.

Câu 17 :

Ơstrôgen được sinh ra ở

  • A

    Tuyến giáp.

  • B

    Buồng trứng.

  • C

    Tuyến yên

  • D

    Tinh hoàn.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Ơstrôgen là hormone sinh dục cái được sinh ra ở buồng trứng

Câu 18 :

Ơstrôgen có vai trò:

  • A

    Kích thích sự sinh trưởng và phát triển các đặc điểm sinh dục phụ ở con đực

  • B

    Tăng cường quá trình sinh tổng hợp prôtêin, do đó kích quá trình phân bào và tăng kích thước tế bào, vì vậy làm tăng cường sự sinh trưởng của cơ thể

  • C

    Kích thích sự sinh trưởng và phát triển các đặc điểm sinh dục phụ ở con cái

  • D

    Kích thích chuyển hoá ở tế bào sinh trưởng, phát triển bình thường của cơ thể.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Ơstrôgen là hormone sinh dục cái có tác dụng kích thích sự sinh trưởng và phát triển các đặc điểm sinh dục phụ ở con cái.

Ý A là đặc điểm của testosterone

Ý B là đặc điểm của GH (Growth hormone – hormone sinh trưởng )

Ý D là đặc điểm của hormone tuyến giáp – hormone thyroxine (tirôxin)

Câu 19 :

Ecđixơn được sinh ra ở:

  • A

    Tuyến giáp

  • B

    Tuyến trước ngực.

  • C

    Tuyến yên.

  • D

    Thể allata.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Ecđixơn là hormone sinh ra ở tuyến trước ngực.

Câu 20 :

Ecđixơn có tác dụng:

  • A

    Gây ức chế sự lột xác của sâu bướm, kích thích sâu biến thành nhộng và bướm

  • B

    Gây ức chế sự lột xác của sâu bướm, kìm hãm sâu biến thành nhộng và bướm.

  • C

    Gây lột xác của sâu bướm, kích thích sâu biến thành nhộng và bướm.

  • D

    Gây lột xác của sâu bướm, ức chế sâu biến thành nhộng và bướm

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Ecđixơn có tác dụng gây lột xác của sâu bướm, kích thích sâu biến thành nhộng và bướm.

Ý D là tác dụng của juvenin

Câu 21 :

Trong quá trình biến thái của côn trùng, hormone ecdixon có tác động vào giai đoạn nào?

  • A

    Chỉ trong giai đoạn phôi thai

  • B

    Trong suốt giai đoạn hậu phôi

  • C

    Chỉ ở giai đoạn ấu trùng

  • D

    Chỉ trong giai đoạn sau ấu trùng

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Ta có thể thấy hormone ecdixon tác động trong suốt giai đoạn hậu phôi

Câu 22 :

Juvenin được sinh ra ở:

  • A

    Tuyến giáp

  • B

    Tuyến trước ngực

  • C

    Tuyến yên.

  • D

    Thể allata.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Juvenin là hormone sinh ra ở thể allata.

Câu 23 :

Juvenin có tác dụng

  • A

    Gây lột xác của sâu bướm, kích thích sâu biến thành nhộng và bướm

  • B

    Gây lột xác của sâu bướm, ức chế sâu biến thành nhộng và bướm

  • C

    Ức chế sự lột xác của sâu bướm, kích thích sâu biến thành nhộng và bướm

  • D

    Ức chế sự lột xác của sâu bướm, kìm hãm sâu biến thành nhộng và bướm

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Juvenin có tác dụng gây lột xác của sâu bướm, ức chế sâu biến thành nhộng và bướm, khác với ecdixon là ecdixon kích thích kích thích sâu biến thành nhộng và bướm

Câu 24 :

Nếu hormone juvenin tiết ra quá nhiều thì sinh trưởng và phát triển ở ong sẽ

  • A

    Kéo dài giai đoạn ấu trùng

  • B

    Rút ngắn giai đoạn ấu trùng và nhanh chóng chuyển sang giai đoạn nhộng

  • C

    Không thể biến đổi nhộng thành ong

  • D

    Rút ngắn giai đoạn nhộng

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Rút ngắn giai đoạn ấu trùng và nhanh chóng chuyển sang giai đoạn nhộng

Ta có thể thấy juvenin tác động từ giai đoạn ấu trùng tới khi sâu thành nhộng.

Juvenin có tác dụng kích thích sự lột xác và ức chế sự biến đổi nhộng thành bướm.

Khi hormone juvenin tiết ra quá nhiều thì giai đoạn ấu trùng sẽ kéo dài

Câu 25 :

Thể vàng sản sinh ra hormone:

  • A

    FSH.

  • B

    LH.

  • C

    HCG.

  • D

    Progesterol.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Thể vàng là nang trứng đã giải phóng tế bào trứng phát triển thành nhờ tác dụng của LH

Lời giải chi tiết :

Thể vàng sản sinh ra progesterol phối hợp với estrogen có tác dụng duy trì niêm mạc dạ con dày, xốp đồng thời ức chế tuyến yên tiết FSH và LH.

Câu 26 :

Trong cơ chế điều hòa sinh trứng ở người, vùng dưới đồi tiết GnRH kích thích tuyến yên tiết các hoocmon FSH và LH có tác dụng kích thích buồng trứng làm cho trứng chín và rụng tạo thể vàng. Thể vàng tiết ra hoocmon progesterol và ơstrogen làm cho niêm mạc tử cung phát triển dày lên. Một trong những biện pháp tránh thai hiệu quả là uống thuốc tránh thai để ngăn trứng chín và rụng, viên thuốc tránh thai chứa loại hoocmon nào dưới đây?

  • A

    LH

  • B

    GnRH

  • C

    FSH

  • D

    Progesterol

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Hoocmon này kết hợp với estrogen ức chế tiết FSH và LH sẽ ức chế trứng chín và rụng.

Lời giải chi tiết :

Viên thuốc tránh thai có chứa một loại nội tiết tố là Progesterol có tác dụng ngăn không cho trứng rụng.

Do progesterol phối hợp với estrogen có tác dụng duy trì niêm mạc dạ con dày, xốp đồng thời ức chế tuyến yên tiết FSH và LH. FSH và LH có tác dụng kích thích buồng trứng làm cho trứng chín và rụng tạo thể vàng. Ức chế tiết FSH và LH sẽ ức chế trứng chín và rụng.

Câu 27 :

Nếu người phụ nữ bắt đầu uống thuốc tránh thai có thành phần chứa cả ơstrôgen và prôgestêrôn ngay sau khi bắt đầu chu kì kinh mới thì sự rụng trứng sẽ bị ngăn cản vì

  • A
    tổ hợp ơstrôgen và prôgestêrôn được uống vào tác động trực tiếp lên buồng trứng, kích thích trứng phát triển và chín nhưng ngăn cản sự rụng trứng.
  • B
    tổ hợp ơstrôgen và prôgestêrôn được uống vào tác động lên vùng dưới đồi làm kích thích giải phóng GnRH, gây kích thích tuyến yên tiết FSH.
  • C
    tổ hợp ơstrôgen và prôgestêrôn được uống vào tác động lên tuyến yên, kích thích tuyến yên tiết LH và FSH.
  • D
    tổ hợp ơstrôgen và prôgestêrôn được uống vào tác động lên vùng dưới đồi làm ức chế giải phóng GnRH, gây cản trở tuyến yên tiết LH.Cách giải:Progesteron và estrogen được uống vào tác động lên vùng dưới đồi ức chế giải phóng GnRH,  làm cản trở tuyến yên tiết LH.

Đáp án : D

close