Trắc nghiệm Bài 1. Sự hấp thụ nước và muối khoáng ở rễ - Sinh 11

Đề bài

Câu 1 :

Trước khi vào mạch gỗ của rễ, nước và chất khoáng hòa tan trong đất phải đi qua tế bào nào đầu tiên:

  • A

    Khí khổng

  • B

    Tế bào nội bì

  • C

    Tế bào lông hút

  • D

    Tế bào biểu bì

Câu 2 :

Sự xâm nhập của nước vào tế bào lông hút theo cơ chế

  • A

    Chủ động

  • B

    Thẩm thấu

  • C

    Cần tiêu tốn năng lượng

  • D

    Nhờ các bơm ion

Câu 3 :

Quá trình hấp thụ các ion khoáng ở rễ theo các hình thức cơ bàn nào?

  • A

    Hấp thụ khuyếch tán và thẩm thấu.

  • B

    Hấp thụ bị động và hấp thụ chủ động.

  • C

    Cùng chiều nồng độ và ngược chiều nồng độ.

  • D

    Điện li và hút bám trao đổi.

Câu 4 :

Ý nào dưới đây không đúng với sự hấp thụ thụ động các ion khoáng ở rễ?

  • A

    Các ion khoáng hoà tan trong nước và vào rễ theo dòng nước.

  • B

    Các ion khoáng hút bám trên bề mặt của keo đất và trên bề mặt rễ trao đổi với nhau khi có sự tiếp xúc giữa rễ và dung dịch đất (hút bám trao đổi).

  • C

    Các ion khoáng thẩm thấu theo sự chênh lệch nồng độ từ thấp đến cao.

  • D

    Các ion khoáng khuếch tán theo sự chênh lệch nồng độ từ cao đến thấp.

Câu 5 :

Quá trình hấp thụ bị động ion khoáng có đặc điểm:

1. Các ion khoáng đi từ môi trường đất có nồng độ cao, sang tế bào rễ có nồng độ thấp.
2. Nhờ có năng lượng và enzim, các ion cần thiết bị động đi ngược chiều nồng độ vào tế bào rễ.
3. Không cần tiêu tốn năng lượng.
4. Các ion cần thiết đi ngược chiều nồng độ nhờ có chất hoạt tải.

  • A

    2,3

  • B

    1,4

  • C

    2,4

  • D

    1,3.

Câu 6 :

Hấp thụ bị động chất khoáng bao gồm các hình thức nào sau đây?
1. Nhờ có tính thấm chọn lọc, chất khoáng đi từ nơi có nồng độ thấp ở đất sang nơi có nồng độ cao.
2. Các ion khoáng khuếch tán từ nơi có nồng độ cao của đất, sang tế bào rễ có nồng độ dịch bào thấp hơn.
3. Các ion khoáng hòa tan trong nước đi vào rễ theo dòng nước.
4. Hút bám trao đổi giữa tế bào rễ với keo đất.

  • A

    1,3,4

  • B

    2,4.

  • C

    2,3,4

  • D

    1,2,4.

Câu 7 :

Phần lớn các chất khoáng được hấp thụ vào cây một cách chủ động được diễn ra theo phương thức nào?

  • A

    Vận chuyển từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp ở rễ cần ít năng lượng.

  • B

    Vận chuyển từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp ở rễ.

  • C

    Vận chuyển từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao ở rễ không cần tiêu hao năng lượng.

  • D

    Vận chuyển từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao ở rễ cần tiêu hao năng lượng.

Câu 8 :

Quá trình hấp thụ chủ động ion khoáng có đặc điểm nào?
1. Chất tan đi từ nơi có nồng độ thấp của đất vào môi trường có nồng độ cao của tế bào rễ.
2. Cần năng lượng và chất hoạt tải (chất mang).
3. Chất tan đi từ nơi từ nơi có nồng độ cao, sang môi trường có nồng độ thấp là tế bào rễ.
4. Dù môi trường đất có nồng độ cao hay thấp so với tế bào lông hút, nhưng nếu là ion cần thiết, đều được tế bào lông hút hấp thụ chủ động.

  • A

    1,2

  • B

    1,2,3,4

  • C

    1

  • D

    1,2,4

Câu 9 :

Quá trình hấp thụ chủ động các ion khoáng, cần sự góp phần của yếu tố nào?

1. Năng lượng là ATP.
2. Tính thấm chọn lọc của màng sinh chất.
3. Các bào quan là lưới nội chất và bộ máy Gôngi.
4. Enzim hoạt hóa (chất mang).

  • A

    1,3,4

  • B

    2,4.

  • C

    1,2,4

  • D

    1,4

Câu 10 :

Nồng độ Ca2+ trong cây là 0,3%, trong đất là 0,1%. Cây sẽ nhận Ca2+ bằng cách nào?

  • A

    Hấp thụ chủ động.

  • B

    Hấp thụ thụ động

  • C

    Thẩm thấu.

  • D

    Khuếch tán

Câu 11 :

Nước được vận chuyển từ tế bào lông hút vào bó mạch gỗ của rễ theo con đường nào?

  • A

    Con đường qua tế bào sống

  • B

    Con đường qua gian bào và con đường qua các tế bào sống

  • C

    Con đường qua chất nguyên sinh và không bào

  • D

    Con đường qua gian bào và thành tế bào

Câu 12 :

Trong các thành phần sau, thứ tự đúng về thành phần hình thành con đường vận chuyển nước, muối khoáng từ lông hút vào mạch gỗ của rễ ?

(1) Lông hút         (2) mạch gỗ

(3) khoảng gian bào và các tế bào vỏ

(4) tế bào nội bì    (5) trung trụ

(6) tế bào chất các tế bào vỏ

  • A

    Con đường gian bào: (1)→(3)→(4)→(5)→(2); con đường tế bào chất (1)→(6)→(5)→(4)→(2).

  • B

    Con đường gian bào: (1)→(3)→(4)→(5)→(2); con đường tế bào chất (1)→(6)→(4)→(5)→(2).

  • C

    Con đường gian bào: (1)→(3)→(5)→(4)→(2); con đường tế bào chất (1)→(6)→(4)→(5)→(2).

  • D

    Con đường gian bào: (1)→(4)→(3)→(5)→(2); con đường tế bào chất (1)→(6)→(4)→(5)→(2).

Câu 13 :

Tất cả các ion khoáng đi vào cơ thể thực vật luôn phải đi qua màng sinh chất của loại tế bào nào sau đây?

  • A
    Tế bào nội bì 
  • B
    Tế bào mạch rây
  • C
    Tế bào khí khổng
  • D
    Tế bào biểu bì lá
Câu 14 :

Vòng đai Caspari có vai trò:

  • A

    Điều chỉnh dòng vận chuyển vào trung trụ. 

  • B

    Điều chỉnh sự đóng mở của khí khổng

  • C

    Điều chỉnh quá trình quang hợp của cây. 

  • D

    Điều chỉnh hoạt động hô hấp của rễ

Câu 15 :

Sự hút khoáng thụ động của tế bào phụ thuộc chủ yếu vào:

  • A

    Hoạt động trao đổi chất

  • B

    Chênh lệch nồng độ ion

  • C

    Cung cấp năng lượng

  • D

    Hoạt động thẩm thấu

Câu 16 :

Sự xâm nhập chất khoáng chủ động phụ thuộc chủ yếu vào

  • A

    Gradien nồng độ chất tan

  • B

    Hiệu điện thế màng

  • C

    Trao đổi chất của tế bào

  • D

    Cung cấp năng lượng

Câu 17 :

Quá trình hấp thụ nước và chất khoáng có liên quan chặt chẽ đến quá trình hô hấp của rễ vì:

  • A

    Quá trình hô hấp làm giãn nở các bó mạch, giúp cho nước và khoáng được vận chuyển dễ dàng hơn.

  • B

    Quá trình hô hấp của rễ tạo ra sản phẩm trung gian, cung cấp cho quá trình hút nước và khoáng.

  • C

    Quá trình hô hấp của rễ tạo ra các ion hút bám trao đổi với các ion của keo đất.

  • D

    Quá trình hô hấp của rễ tạo ra ATP cung cấp cho hút nước và khoáng một cách chủ động.

Câu 18 :

Thành phần nào của tế bào thực vật, hạn chế sự hút nước theo cơ chế thẩm thấu?

  • A

    Thành tế bào

  • B

    Không bào.

  • C

    Keo nguyên sinh

  • D

    Lưới nội chất

Câu 19 :

Thông thường độ pH trong đất khoảng bao nhiêu là phù hợp cho việc hấp thụ tốt phần lớn các chất?

  • A

    7 – 7,5

  • B

    6 – 6,5

  • C

    5 – 5,5

  • D

    4 – 4,5.

Câu 20 :

Nguyên nhân trước tiên làm cho cây không ưa mặn mất khả năng sinh trưởng trên đất có độ mặn cao là:

  • A

    Các phân tử muối ngay sát bề mặt đất gây khó khăn cho các cây con xuyên qua mặt đất.

  • B

    Các ion khoáng là độc hại đối với cây

  • C

    Thế năng nước của đất là quá thấp.

  • D

    Hàm lượng oxy trong đất là quá thấp.

Câu 21 :

Vì sao sau khi bón phân, cây sẽ khó hấp thụ nước?

  • A

    Vì áp suất thẩm thấu của đất giảm

  • B

    Vì áp suất thẩm thấu của rễ tăng.

  • C

    Vì áp suất thẩm thấu của đất tăng

  • D

    Vì áp suất thẩm thấu của rễ giảm.

Câu 22 :

Bón phân quá liều lượng, cây bị héo và chết là do:

  • A

    Làm cho cây nóng và héo lá

  • B

    Các nguyên tố khoáng vào tế bào nhiều, làm mất ổn định thành phần chất nguyên sinh của tế bào lông hút.

  • C

    Nồng độ dịch đất cao hơn nồng độ dịch bào làm cho tế bào lông hút không hút được nước bằng cơ chế thẩm thấu.

  • D

    Thành phần khoáng chất làm mất ổn định tính chất lí hoá của keo đất.

Câu 23 :

Cây trên cạn bị ngập úng lâu sẽ chết vì:

  • A

    Rễ cây thiếu oxi nên cây hô hấp không bình thường

  • B

    Lông hút bị chết

  • C

    Cân bằng nước trong cây bị phá hủy

  • D

    Tất cả đều đúng.

Câu 24 :

Phát biểu nào sau đây đúng?
1. Trời lạnh, sức hút nước của cây giảm.
2. Sức hút nước của cây mạnh hay yếu không phụ thuộc vào độ nhớt của chất nguyên sinh.
3. Độ nhớt của chất nguyên sinh tăng sẽ gây khó khăn cho sự chuyển dịch của nước, làm giảm khả năng hút nước của rễ.
4. Một trong các nguyên nhân rụng lá mùa đông do cây tiết kiệm nước vì hút được ít nước.

  • A

    3,4.

  • B

    1,3,4.

  • C

    1,3.

  • D

    1,2,3.

Câu 25 :

Tại sao ở môi trường đất mặn, cây chịu mặn như Sú, Vẹt, Đươc lại có thể lấy được nước?

  • A

    Do tính thấm có chọn lọc của màng sinh chất và màng nội chất

  • B

    Do các loài này có bộ phận đặc biệt ở rễ, nhờ đó có thể lấy được nước

  • C

    Do màng tế bào rễ các loài này, có cấu trúc phù hợp với khả năng lấy được nước ở môi trường đất có nồng độ chất tan cao hơn so với tế bào lông hút.

  • D

    Do không bào của tế bào lông hút có áp suất thẩm thấu lớn hơn cả nồng độ dịch đất.

Câu 26 :

Biện pháp nào quan trọng giúp cho bộ rễ cây phát triển?

  • A

    Phơi ải đất, cày sâu, bừa kĩ.

  • B

    Tưới nước đầy đủ và bón phân hữu cơ cho đất.

  • C

    Vun gốc và xới xáo cho cây

  • D

    Tất cả các biện pháp trên.

Câu 27 :

Đối với thực vật ở cạn nước được hấp thụ qua bộ phận nào sau đây?

  • A
    Khí khổng
  • B
    Toàn bộ bề mặt cơ thể
  • C
    Lông hút của rễ
  • D
    Chóp rễ
Câu 28 :

Khi nói về sự hút nước và ion khoáng ở cây, phát biểu sau đây không đúng?

  • A
    Quá trình hút nước và khoáng của cây có liên quan đến quá trình quang hợp và hô hấp của cây.
  • B
    Các ion khoáng có thể được rễ hút vào theo cơ chế thụ động hoặc chủ động.
  • C
    Lực do thoát hơi nước đóng vai trò rất quan trọng để vận chuyển nước từ rễ lên lá.
  • D
    Nước có thể được vận chuyển từ rễ lên ngọn hoặc từ ngọn xuống rễ.

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Trước khi vào mạch gỗ của rễ, nước và chất khoáng hòa tan trong đất phải đi qua tế bào nào đầu tiên:

  • A

    Khí khổng

  • B

    Tế bào nội bì

  • C

    Tế bào lông hút

  • D

    Tế bào biểu bì

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Con đường vận chuyển nước và chất khoáng hòa tan: Đất → tế bào biểu bì (lông hút) → vỏ → Nội bì → trung trụ (mạch gỗ).

Nước và chất khoáng hòa tan trong đất phải đi qua tế bào lông hút trước.

Câu 2 :

Sự xâm nhập của nước vào tế bào lông hút theo cơ chế

  • A

    Chủ động

  • B

    Thẩm thấu

  • C

    Cần tiêu tốn năng lượng

  • D

    Nhờ các bơm ion

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Sự xâm nhập của nước vào tế bào lông hút theo cơ chế thẩm thấu.

Nước di chuyển từ môi trường nhược trương (ít ion khoáng, nhiều nước) sang môi trường ưu trương (nhiều ion khoáng, ít nước) nhờ sự chênh lệch áp suất thẩm thấu.

Vận chuyển các chất qua màng sinh chất

Câu 3 :

Quá trình hấp thụ các ion khoáng ở rễ theo các hình thức cơ bàn nào?

  • A

    Hấp thụ khuyếch tán và thẩm thấu.

  • B

    Hấp thụ bị động và hấp thụ chủ động.

  • C

    Cùng chiều nồng độ và ngược chiều nồng độ.

  • D

    Điện li và hút bám trao đổi.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Khoáng được hấp thụ bị động và chủ động.

Câu 4 :

Ý nào dưới đây không đúng với sự hấp thụ thụ động các ion khoáng ở rễ?

  • A

    Các ion khoáng hoà tan trong nước và vào rễ theo dòng nước.

  • B

    Các ion khoáng hút bám trên bề mặt của keo đất và trên bề mặt rễ trao đổi với nhau khi có sự tiếp xúc giữa rễ và dung dịch đất (hút bám trao đổi).

  • C

    Các ion khoáng thẩm thấu theo sự chênh lệch nồng độ từ thấp đến cao.

  • D

    Các ion khoáng khuếch tán theo sự chênh lệch nồng độ từ cao đến thấp.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Các ion khoáng đi vào rễ theo sự chênh lệch nồng độ từ cao đến thấp, không phải từ thấp đến cao.

Câu 5 :

Quá trình hấp thụ bị động ion khoáng có đặc điểm:

1. Các ion khoáng đi từ môi trường đất có nồng độ cao, sang tế bào rễ có nồng độ thấp.
2. Nhờ có năng lượng và enzim, các ion cần thiết bị động đi ngược chiều nồng độ vào tế bào rễ.
3. Không cần tiêu tốn năng lượng.
4. Các ion cần thiết đi ngược chiều nồng độ nhờ có chất hoạt tải.

  • A

    2,3

  • B

    1,4

  • C

    2,4

  • D

    1,3.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Quá trình hẩp thụ bị động ion khoáng theo hình thức khuếch tán, không cần tiêu tốn năng lượng.

Câu 6 :

Hấp thụ bị động chất khoáng bao gồm các hình thức nào sau đây?
1. Nhờ có tính thấm chọn lọc, chất khoáng đi từ nơi có nồng độ thấp ở đất sang nơi có nồng độ cao.
2. Các ion khoáng khuếch tán từ nơi có nồng độ cao của đất, sang tế bào rễ có nồng độ dịch bào thấp hơn.
3. Các ion khoáng hòa tan trong nước đi vào rễ theo dòng nước.
4. Hút bám trao đổi giữa tế bào rễ với keo đất.

  • A

    1,3,4

  • B

    2,4.

  • C

    2,3,4

  • D

    1,2,4.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Ion khoáng đi từ nơi có nồng độ thấp sang cao là hình thức hấp thụ chủ động

Câu 7 :

Phần lớn các chất khoáng được hấp thụ vào cây một cách chủ động được diễn ra theo phương thức nào?

  • A

    Vận chuyển từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp ở rễ cần ít năng lượng.

  • B

    Vận chuyển từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp ở rễ.

  • C

    Vận chuyển từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao ở rễ không cần tiêu hao năng lượng.

  • D

    Vận chuyển từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao ở rễ cần tiêu hao năng lượng.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Hấp thụ chủ động là vận chuyển từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao ở rễ và cần tiêu hao năng lượng.

Câu 8 :

Quá trình hấp thụ chủ động ion khoáng có đặc điểm nào?
1. Chất tan đi từ nơi có nồng độ thấp của đất vào môi trường có nồng độ cao của tế bào rễ.
2. Cần năng lượng và chất hoạt tải (chất mang).
3. Chất tan đi từ nơi từ nơi có nồng độ cao, sang môi trường có nồng độ thấp là tế bào rễ.
4. Dù môi trường đất có nồng độ cao hay thấp so với tế bào lông hút, nhưng nếu là ion cần thiết, đều được tế bào lông hút hấp thụ chủ động.

  • A

    1,2

  • B

    1,2,3,4

  • C

    1

  • D

    1,2,4

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Chất tan đi từ nơi có nồng độ thấp sang nơi có nồng độ cao, cần được cung câp năng lượng, cần chất mang.

Câu 9 :

Quá trình hấp thụ chủ động các ion khoáng, cần sự góp phần của yếu tố nào?

1. Năng lượng là ATP.
2. Tính thấm chọn lọc của màng sinh chất.
3. Các bào quan là lưới nội chất và bộ máy Gôngi.
4. Enzim hoạt hóa (chất mang).

  • A

    1,3,4

  • B

    2,4.

  • C

    1,2,4

  • D

    1,4

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Quá trình hấp thụ chủ động các ion khoáng cần ATP, tính thấm chọn lọc của màng sinh chất, enzim hoạt tải.

Câu 10 :

Nồng độ Ca2+ trong cây là 0,3%, trong đất là 0,1%. Cây sẽ nhận Ca2+ bằng cách nào?

  • A

    Hấp thụ chủ động.

  • B

    Hấp thụ thụ động

  • C

    Thẩm thấu.

  • D

    Khuếch tán

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Nồng độ ion Ca2+ trong đất thấp hơn nồng độ trong cây

Lời giải chi tiết :

Cây cần vận chuyển ion ngược chiều gradient nồng độ → Hấp thụ chủ động.

Câu 11 :

Nước được vận chuyển từ tế bào lông hút vào bó mạch gỗ của rễ theo con đường nào?

  • A

    Con đường qua tế bào sống

  • B

    Con đường qua gian bào và con đường qua các tế bào sống

  • C

    Con đường qua chất nguyên sinh và không bào

  • D

    Con đường qua gian bào và thành tế bào

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Nước được vận chuyển từ tế bào lông hút vào bó mạch gỗ của rễ, theo con đường gian bào và con đường qua các tế bào sống.

Câu 12 :

Trong các thành phần sau, thứ tự đúng về thành phần hình thành con đường vận chuyển nước, muối khoáng từ lông hút vào mạch gỗ của rễ ?

(1) Lông hút         (2) mạch gỗ

(3) khoảng gian bào và các tế bào vỏ

(4) tế bào nội bì    (5) trung trụ

(6) tế bào chất các tế bào vỏ

  • A

    Con đường gian bào: (1)→(3)→(4)→(5)→(2); con đường tế bào chất (1)→(6)→(5)→(4)→(2).

  • B

    Con đường gian bào: (1)→(3)→(4)→(5)→(2); con đường tế bào chất (1)→(6)→(4)→(5)→(2).

  • C

    Con đường gian bào: (1)→(3)→(5)→(4)→(2); con đường tế bào chất (1)→(6)→(4)→(5)→(2).

  • D

    Con đường gian bào: (1)→(4)→(3)→(5)→(2); con đường tế bào chất (1)→(6)→(4)→(5)→(2).

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Thứ tự đúng về thành phần hình thành con đường vận chuyển nước, muối khoáng từ lông hút vào mạch gỗ của rễ là:

- Con đường gian bào: (1)→(3)→(4)→(5)→(2);

- Con đường tế bào chất (1)→(6)→(4)→(5)→(2).

Câu 13 :

Tất cả các ion khoáng đi vào cơ thể thực vật luôn phải đi qua màng sinh chất của loại tế bào nào sau đây?

  • A
    Tế bào nội bì 
  • B
    Tế bào mạch rây
  • C
    Tế bào khí khổng
  • D
    Tế bào biểu bì lá

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào hình sau: 

Lời giải chi tiết :

Tất cả các ion khoáng đi vào cơ thể thực vật luôn phải đi qua màng sinh chất của tế bào nội bì

Câu 14 :

Vòng đai Caspari có vai trò:

  • A

    Điều chỉnh dòng vận chuyển vào trung trụ. 

  • B

    Điều chỉnh sự đóng mở của khí khổng

  • C

    Điều chỉnh quá trình quang hợp của cây. 

  • D

    Điều chỉnh hoạt động hô hấp của rễ

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Vòng đai Caspari chặn cuối con đường gian bào giúp điều chỉnh, chọn lọc các chất vào tế bào

Câu 15 :

Sự hút khoáng thụ động của tế bào phụ thuộc chủ yếu vào:

  • A

    Hoạt động trao đổi chất

  • B

    Chênh lệch nồng độ ion

  • C

    Cung cấp năng lượng

  • D

    Hoạt động thẩm thấu

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Sự hút khoáng thụ động của tế bào phụ thuộc chủ yếu vào chênh lệch nồng độ ion

Các ion khoáng xâm nhập vào tế bào rễ cây theo 2 cơ chế:

+ Cơ chế thụ động: một số ion khoáng đi từ đất vào tế bào lông hút theo cơ chế thụ động (từ nơi có nồng độ cao sang nơi có nồng độ thấp)

+ Cơ chế chủ động: một số ion khoáng mà cây có nhu cầu cao (ion kali) di chuyển ngược chiều gradien nồng độ, đòi hỏi phải tiêu tốn năng lượng ATP.

Câu 16 :

Sự xâm nhập chất khoáng chủ động phụ thuộc chủ yếu vào

  • A

    Gradien nồng độ chất tan

  • B

    Hiệu điện thế màng

  • C

    Trao đổi chất của tế bào

  • D

    Cung cấp năng lượng

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Sự hút khoáng chủ động của tế bào phụ thuộc chủ yếu vào năng lượng được cung cấp

Cơ chế chủ động: một số ion khoáng mà cây có nhu cầu cao (ion kali) di chuyển ngược chiều gradien nồng độ, đòi hỏi phải tiêu tốn năng lượng ATP. 

Bài 11 - VẬN CHUYỂN CÁC CHẤT QUA MÀNG SINH CHẤT ( tiếp theo )

Câu 17 :

Quá trình hấp thụ nước và chất khoáng có liên quan chặt chẽ đến quá trình hô hấp của rễ vì:

  • A

    Quá trình hô hấp làm giãn nở các bó mạch, giúp cho nước và khoáng được vận chuyển dễ dàng hơn.

  • B

    Quá trình hô hấp của rễ tạo ra sản phẩm trung gian, cung cấp cho quá trình hút nước và khoáng.

  • C

    Quá trình hô hấp của rễ tạo ra các ion hút bám trao đổi với các ion của keo đất.

  • D

    Quá trình hô hấp của rễ tạo ra ATP cung cấp cho hút nước và khoáng một cách chủ động.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Hô hấp tạo ra năng lượng.

Lời giải chi tiết :

Hô hấp rễ tạo ATP cung cấp để cây hút được nước và khoáng theo hình thức chủ động.

Câu 18 :

Thành phần nào của tế bào thực vật, hạn chế sự hút nước theo cơ chế thẩm thấu?

  • A

    Thành tế bào

  • B

    Không bào.

  • C

    Keo nguyên sinh

  • D

    Lưới nội chất

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Thành phần này ở tế bào lông hút đã được biến đổi cho nước ở đất dễ dàng thẩm thấu qua

Lời giải chi tiết :

Thành tế bào hạn chế lực hút nước theo cơ chế thẩm thấu

Câu 19 :

Thông thường độ pH trong đất khoảng bao nhiêu là phù hợp cho việc hấp thụ tốt phần lớn các chất?

  • A

    7 – 7,5

  • B

    6 – 6,5

  • C

    5 – 5,5

  • D

    4 – 4,5.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Độ pH phù hợp là 6 – 6,5.

Câu 20 :

Nguyên nhân trước tiên làm cho cây không ưa mặn mất khả năng sinh trưởng trên đất có độ mặn cao là:

  • A

    Các phân tử muối ngay sát bề mặt đất gây khó khăn cho các cây con xuyên qua mặt đất.

  • B

    Các ion khoáng là độc hại đối với cây

  • C

    Thế năng nước của đất là quá thấp.

  • D

    Hàm lượng oxy trong đất là quá thấp.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Đất mặn có nồng độ muối cao so với cây bình thường thì dung dịch đất là dung dịch ưu trương.

Lời giải chi tiết :

Thế năng nước của đất là quá thấp nên cây không thể hút được nước.

Câu 21 :

Vì sao sau khi bón phân, cây sẽ khó hấp thụ nước?

  • A

    Vì áp suất thẩm thấu của đất giảm

  • B

    Vì áp suất thẩm thấu của rễ tăng.

  • C

    Vì áp suất thẩm thấu của đất tăng

  • D

    Vì áp suất thẩm thấu của rễ giảm.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Sau khi bón phân, nồng độ chất tan trong dung dịch đất tăng lên

Lời giải chi tiết :

Vì áp suất thẩm thấu của đất tăng.

Câu 22 :

Bón phân quá liều lượng, cây bị héo và chết là do:

  • A

    Làm cho cây nóng và héo lá

  • B

    Các nguyên tố khoáng vào tế bào nhiều, làm mất ổn định thành phần chất nguyên sinh của tế bào lông hút.

  • C

    Nồng độ dịch đất cao hơn nồng độ dịch bào làm cho tế bào lông hút không hút được nước bằng cơ chế thẩm thấu.

  • D

    Thành phần khoáng chất làm mất ổn định tính chất lí hoá của keo đất.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Sau khi bón phân, nồng độ chất tan trong dung dịch đất tăng lên

Lời giải chi tiết :

Nồng độ dịch đất cao hơn nồng độ dịch bào, tế bào lông hút không hút được nước bằng cơ chế thẩm thấu.

Câu 23 :

Cây trên cạn bị ngập úng lâu sẽ chết vì:

  • A

    Rễ cây thiếu oxi nên cây hô hấp không bình thường

  • B

    Lông hút bị chết

  • C

    Cân bằng nước trong cây bị phá hủy

  • D

    Tất cả đều đúng.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Cây trên cạn bị ngập úng lâu sẽ chết vì rễ thiếu oxi, lông hút bị chết và cân bằng nước trong cây bị phá hủy

Câu 24 :

Phát biểu nào sau đây đúng?
1. Trời lạnh, sức hút nước của cây giảm.
2. Sức hút nước của cây mạnh hay yếu không phụ thuộc vào độ nhớt của chất nguyên sinh.
3. Độ nhớt của chất nguyên sinh tăng sẽ gây khó khăn cho sự chuyển dịch của nước, làm giảm khả năng hút nước của rễ.
4. Một trong các nguyên nhân rụng lá mùa đông do cây tiết kiệm nước vì hút được ít nước.

  • A

    3,4.

  • B

    1,3,4.

  • C

    1,3.

  • D

    1,2,3.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Sức hút nước của cây phụ thuộc lớn vào sự chênh lệch áp suất thẩm thấu trong rễ và ngoài dung dịch đất.

Lời giải chi tiết :

I, III, IV đúng. Sức hút nước của cây phụ thuộc vào độ nhớt của chất nguyên sinh,

Câu 25 :

Tại sao ở môi trường đất mặn, cây chịu mặn như Sú, Vẹt, Đươc lại có thể lấy được nước?

  • A

    Do tính thấm có chọn lọc của màng sinh chất và màng nội chất

  • B

    Do các loài này có bộ phận đặc biệt ở rễ, nhờ đó có thể lấy được nước

  • C

    Do màng tế bào rễ các loài này, có cấu trúc phù hợp với khả năng lấy được nước ở môi trường đất có nồng độ chất tan cao hơn so với tế bào lông hút.

  • D

    Do không bào của tế bào lông hút có áp suất thẩm thấu lớn hơn cả nồng độ dịch đất.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Nồng độ dịch bào của cây chịu mặn cao hơn nồng độ dịch đất

Lời giải chi tiết :

Không bào trong tế bào lông hút ở các loài cây chịu mặn, có áp suất thẩm thấu rất lớn (nồng độ dịch bào rất cao), hơn cả dịch đất.

Câu 26 :

Biện pháp nào quan trọng giúp cho bộ rễ cây phát triển?

  • A

    Phơi ải đất, cày sâu, bừa kĩ.

  • B

    Tưới nước đầy đủ và bón phân hữu cơ cho đất.

  • C

    Vun gốc và xới xáo cho cây

  • D

    Tất cả các biện pháp trên.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Tất cả các biện pháp trên.

Câu 27 :

Đối với thực vật ở cạn nước được hấp thụ qua bộ phận nào sau đây?

  • A
    Khí khổng
  • B
    Toàn bộ bề mặt cơ thể
  • C
    Lông hút của rễ
  • D
    Chóp rễ

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Ở thực vật trên cạn, nước được hấp thụ qua lông hút của rễ.

Câu 28 :

Khi nói về sự hút nước và ion khoáng ở cây, phát biểu sau đây không đúng?

  • A
    Quá trình hút nước và khoáng của cây có liên quan đến quá trình quang hợp và hô hấp của cây.
  • B
    Các ion khoáng có thể được rễ hút vào theo cơ chế thụ động hoặc chủ động.
  • C
    Lực do thoát hơi nước đóng vai trò rất quan trọng để vận chuyển nước từ rễ lên lá.
  • D
    Nước có thể được vận chuyển từ rễ lên ngọn hoặc từ ngọn xuống rễ.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Đọc lại lý thuyết sự hấp thu nước và ion khoáng ở cây

Lời giải chi tiết :

A đúng, nước và khoáng là nguyên liệu cho quang hợp, hô hấp tạo ra ATP, áp suất thẩm thấu ở rễ để cây hút nước, khoáng.

B đúng.

C đúng, thoát hơi nước là động lực đầu trên của quá trình hút nước.

D sai, nước được vận chuyển từ rễ → thân → lá.

close