Trắc nghiệm Bài 32. Tập tính ở động vật (tiếp theo) - Sinh 11Đề bài
Câu 1 :
Ở động vật có hệ thần kinh chưa phát triển, tập tính kiếm ăn
Câu 2 :
Tập tính bảo vệ lãnh thổ diễn ra giữa
Câu 3 :
Trong mùa sinh sản, một con chim đực có ngực đỏ thường bảo vệ lãnh thổ của chúng bằng cách tấn công những con đực khác. Thí nghiệm dùng các con chim giả có màu sắc khác nhau thì nó chỉ tấn công những con có bộ ngực đỏ. Điều này có thể do
Câu 4 :
Tu hú không có tập tính ấp trứng, vậy chúng duy trì nòi giống bằng cách nào
Câu 5 :
Trứng của loài chim “đẻ nhờ” thường nở sớm hơn trứng loài chim chủ, sau khi nở ra chim non đẩy trứng của chim chủ ra khỏi tổ để không bị cạnh tranh. Nguyên nhân của hành động này là:
Câu 6 :
Chim én (Delichon dasypus) thường bay về Phương Nam về mùa đông và bay trở lại miền Bắc vào mùa xuân khi thời tiết ấm áp. Đó là ví dụ về loại tập tính
Câu 7 :
Khi di cư, động vật trên cạn định hướng bằng cách nào?
Câu 8 :
Tập tính phản ánh mối quan hệ cùng loài mang tính tổ chức cao là tập tính
Câu 9 :
Các nhóm động vật sau đều có sự phân chia thứ bậc ngoại trừ:
Câu 10 :
Khi một con gấu mon men đến tổ ong lấy mật, rất nhiều ong lính xông ra đốt nó, sau đó ong chết la liệt. Giải thích đúng về sự hi sinh của các con ong lính trong trường hợp này là
Câu 11 :
Cá mập con nở trước thường ăn luôn các trứng chưa nở trong bụng mẹ. Đây là loại tập tính
Câu 12 :
Ngửi thấy mùi hôi của hổ, các con hươu chạy trốn. Những con thỏ kiếm ăn gần đó thấy thế cũng lập tức bỏ chạy. Kích thích dấu hiệu làm xuất hiện tập tính tự vệ ở thỏ là
Câu 13 :
Tập tính phản ánh mối quan hệ khác loài là
Câu 14 :
Sử dụng thiên địch trong nông nghiệp, là ứng dụng của loại tập tính:
Lời giải và đáp án
Câu 1 :
Ở động vật có hệ thần kinh chưa phát triển, tập tính kiếm ăn
Đáp án : C Lời giải chi tiết :
Ở động vật có hệ thần kinh chưa phát triển, tập tính kiếm ăn phần lớn là tập tính bẩm sinh
Câu 2 :
Tập tính bảo vệ lãnh thổ diễn ra giữa
Đáp án : A Lời giải chi tiết :
Tập tính bảo vệ lãnh thổ diễn ra giữa những cá thể cùng loài.
Câu 3 :
Trong mùa sinh sản, một con chim đực có ngực đỏ thường bảo vệ lãnh thổ của chúng bằng cách tấn công những con đực khác. Thí nghiệm dùng các con chim giả có màu sắc khác nhau thì nó chỉ tấn công những con có bộ ngực đỏ. Điều này có thể do
Đáp án : B Phương pháp giải :
Tập tính bảo vệ lãnh thổ phản ánh mối quan hệ cùng loài Lời giải chi tiết :
Tập tính bảo vệ lãnh thổ phản ánh mối quan hệ cùng loài, con chim Robin chỉ tấn công các con cùng loài, giống với nó.
Câu 4 :
Tu hú không có tập tính ấp trứng, vậy chúng duy trì nòi giống bằng cách nào
Đáp án : C Lời giải chi tiết :
Tu hú có tập tính đẻ nhờ trứng vào tổ chim khác để chim chủ ấp và nuôi dưỡng con non. Ngay sau khi nở ra chim tu hú non đã có hành động đẩy trứng của loài chim chủ ra khỏi tổ để cặp bố mẹ chim chủ tập trung thức ăn nuôi mình.
Câu 5 :
Trứng của loài chim “đẻ nhờ” thường nở sớm hơn trứng loài chim chủ, sau khi nở ra chim non đẩy trứng của chim chủ ra khỏi tổ để không bị cạnh tranh. Nguyên nhân của hành động này là:
Đáp án : C Lời giải chi tiết :
Hành động đẩy trứng của chim chủ ra khỏi tổ để không bị cạnh tranh là do bản năng sinh tồn của chúng, chúng không cần học tập.
Câu 6 :
Chim én (Delichon dasypus) thường bay về Phương Nam về mùa đông và bay trở lại miền Bắc vào mùa xuân khi thời tiết ấm áp. Đó là ví dụ về loại tập tính
Đáp án : D Phương pháp giải :
Giữa các thời điểm trong năm có sự thay đổi chỗ ở của chim én Lời giải chi tiết :
Đây là ví dụ về tập tính di cư.
Câu 7 :
Khi di cư, động vật trên cạn định hướng bằng cách nào?
Đáp án : B Lời giải chi tiết :
Động vật trên cạn khi di cư định hướng bằng vị trí mặt trời, trăng, sao, địa hình.
Câu 8 :
Tập tính phản ánh mối quan hệ cùng loài mang tính tổ chức cao là tập tính
Đáp án : C Phương pháp giải :
Đây là tập tính trong bầy đàn, trong đàn có thứ bậc Lời giải chi tiết :
Tập tính phản ánh mối quan hệ cùng loài mang tính tổ chức cao là tập tính xã hội.
Câu 9 :
Các nhóm động vật sau đều có sự phân chia thứ bậc ngoại trừ:
Đáp án : C Phương pháp giải :
Tập tính sống bầy đàn, trong đàn có thứ bậc. Lời giải chi tiết :
Tập tính thứ bậc xuất hiện ở các loài sống theo bầy đàn. Hổ không có phân chia thứ bậc do chúng sống đơn độc và có tính lãnh thổ cao.
Câu 10 :
Khi một con gấu mon men đến tổ ong lấy mật, rất nhiều ong lính xông ra đốt nó, sau đó ong chết la liệt. Giải thích đúng về sự hi sinh của các con ong lính trong trường hợp này là
Đáp án : D Lời giải chi tiết :
Ong thợ hi sinh cả tính mạng của mình để bảo vệ tổ là do chúng có tập tính vị tha. Tập tính vị tha là tập tính hy sinh quyền lợi thậm chí tính mạng của bản thân vì lợi ích sinh tồn của bầy đàn. VD: ong thợ không có khả năng sinh sản chỉ đi kiếm ăn về nuôi ong chúa và con non.
Câu 11 :
Cá mập con nở trước thường ăn luôn các trứng chưa nở trong bụng mẹ. Đây là loại tập tính
Đáp án : A Phương pháp giải :
Dựa vào đặc điểm của từng loại tập tính trong 4 đáp án Lời giải chi tiết :
Đây là loại tập tính ích kỷ, hi sinh quyền lợi, tính mạng của bầy đàn vì lợi ích sinh tồn của bản thân, trái ngược lại với tập tính vị tha.
Câu 12 :
Ngửi thấy mùi hôi của hổ, các con hươu chạy trốn. Những con thỏ kiếm ăn gần đó thấy thế cũng lập tức bỏ chạy. Kích thích dấu hiệu làm xuất hiện tập tính tự vệ ở thỏ là
Đáp án : C Phương pháp giải :
Xác định nguyên nhân làm cho thỏ bỏ chạy. Lời giải chi tiết :
Thỏ không hề ngửi thấy mùi hôi của hổ hay tiếng gầm của hổ mà do hình ảnh bỏ chạy của đàn hươu làm chúng cũng bỏ chạy.
Câu 13 :
Tập tính phản ánh mối quan hệ khác loài là
Đáp án : D Phương pháp giải :
Tập tính này thể hiện mối quan hệ dinh dưỡng giữa các loài Lời giải chi tiết :
Tập tính kiếm ăn phản ánh mối quan hệ khác loài giữa con mồi và vật săn mồi. Tập tính sinh sản, bảo vệ lãnh thổ, di cư phản ánh mối quan hệ cùng loài.
Câu 14 :
Sử dụng thiên địch trong nông nghiệp, là ứng dụng của loại tập tính:
Đáp án : D Lời giải chi tiết :
Sử dụng thiên địch trong nông nghiệp là ứng dụng của tập tính bẩm sinh.
|