Trắc nghiệm Tổng hợp bài tập anđehit - xeton - Hóa 11

Đề bài

Câu 1 :

Oxi hóa không hoàn toàn 46,08g ancol đơn chức (có xúc tác) thu được hỗn hợp sản phẩm X. Chia X thành 3 phần bằng nhau:

Phần 1: tác dụng vừa đủ với 160ml dung dịch KOH 1M.

Phần 2: tác dụng với Na dư thu được 7,168 lít H2 (ĐKTC)

Phần 3: tác dụng với AgNO3 dư trong NH3 đun nóng thu được m gam kết tủa

Biết hiệu suất phản ứng OXH ancol là 75%

Giá trị của m là:

 

  • A

    86,4

  • B

    77,76

  • C

    120,96

  • D

    43,2

Quảng cáo

Lộ trình SUN 2025
Câu 2 :

Hiđrat hóa hoàn toàn 1,56g một ankin A thu đư­ợc một anđehit B. Trộn B với một anđehit đơn chức C. Thêm nước để được 0,1 lit dung dịch D chứa B, C với nồng độ tổng cộng là 0,8M. Thêm từ từ vào dung dịch D dung dịch AgNO3/NH3 dư­ được 21,6g kết tủa Ag. CTCT và số mol của B, C trong dung dịch D lần lư­ợt là:

  • A

    CH3CHO 0,1 mol và HCHO 0,05 mol           

  • B

    CH3CHO 0,08 mol và HCHO 0,04 mol

  • C

    CH3CHO 0,06 mol và HCHO 0,02 mol         

  • D

    CH3CHO 0,1 mol và HCHO 0,03 mol 

Câu 3 :

X, Y, Z là các chất hữu cơ mạch hở, chỉ chứa nhóm anđehit trong phân tử (MX < MY < MZ). Đốt cháy hoàn toàn 22,14 gam hỗn hợp E gồm X, Y, Z (biết tỉ lệ mol nX : nY : nZ = 1,2 : 1,5 : 1,2) cần dùng 17,136 lít khí O2 thu được hỗn hợp CO2 và H2O có tỉ lệ khối lượng là mCO2 : mH2O = 220 : 39. Mặt khác, để phản ứng hết 22,14 gam E cần 0,9 mol H2 (xt: Ni, to). Khi cho 0,4 mol hỗn hợp E tác dụng hết với AgNO3/NH3 dư thu được a mol Ag. Giá trị của a là

  • A

    1,6

  • B

    1,56

  • C

    1,45

  • D

    1,80

Câu 4 :

Hỗn hợp X gồm CH3CHO, OHCCH2CHO, (CHO)2, HOCH2CH(OH)CHO trong đó tỉ lệ nhóm –CHO : –OH = 24 : 11. Cho m gam X tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 dư thu được 103,68 gam Ag. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn 16,62 gam X cần vừa đủ 13,272 lít O2 (đktc) thu được 9,18 gam H2O. Giá trị của m gần nhất với:

  • A

    21,5    

  • B

    20,5    

  • C

    22,5    

  • D

    19,5

Câu 5 :

Hiđro hóa hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm 2 anđehit mạch hở, thu được hỗn hợp Y. Cho Y vào bình đựng Na (dư 25% so với lượng phản ứng), thu được 11,2 lít H2 (đktc) và hỗn hợp rắn Z. Đốt cháy hoàn toàn Z thu được Na2CO3, H2O và 16,5 gam CO2. Mặt khác, cho 0,3 mol X tác dụng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được a gam kết tủa. Giá trị của a là

  • A

    86,4.

  • B

    97,2.

  • C

    108,0.

  • D

    129,6.

Câu 6 :

Hỗn hợp A gồm 1 hiđrocacbon và 1 anđehit đều mạch hở (phân tử hơn kém nhau 1 nguyên tử C). Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol hỗn hợp A thu được 14,56 lít khí CO2 (đktc) và 3,6 gam H2O. Nếu cho 5,3 gam A phản ứng với lượng dư AgNO3/NH3 thì lượng kết tủa lớn nhất thu được là m gam. Giá trị của m là

  • A

    74,7

  • B

    37,35

  • C

    23,15

  • D

    47,58

Câu 7 :

X, Y là hai anđehit có cùng số nguyên tử cacbon trong phân tử (MX < MY) đều mạch hở, không phân nhánh và no. Đốt cháy hết 13 gam hỗn hợp anđehit trên thu được 13,44 lít khí CO2 (đktc) và 9 gam H2O. Phần trăm khối lượng của Y trong hỗn hợp anđehit trên là

  • A

    44,62%

  • B

    55,38%

  • C

    24,35%

  • D

    75,65%

Câu 8 :

Đốt cháy hoàn toàn 0,13 mol hỗn hợp gồm một andehit và một ancol đều mạch hở cần nhiều hơn 0,27 mol O2 thu được 0,25 mol CO2 và 0,19 mol H2O. Mặt khác, cho X phản ứng hoàn toàn với dung dịch AgNO3/NH3 dư thu được m gam kết tủa. Biết số nguyên tử H trong phân tử ancol nhỏ hơn 8. Giá trị lớn nhất của m là?

  • A

    48,87

  • B

    58,68

  • C

    40,02

  • D

    52,42

Câu 9 :

X, Y, Z là ba anđehit thuần chức, mạch thẳng (MX < MY < MZ). Hiđro hóa hoàn toàn hỗn hợp A gồm X, Y, Z cần dùng vừa đủ 0,36 mol H2 thu được hỗn hợp ancol T. Cho T tác dụng vừa đủ với Na thì khối lượng rắn thu được nặng hơn khối lượng ancol ban đầu là 5,28 gam. Nếu đốt cháy hết cũng lượng A trên thì cần đúng 0,34 mol O2, sau phản ứng sinh ra 3,6 gam H2O. Biết số mol X chiếm 50% tổng số mol hỗn hợp; Y và Z có số nguyên tử C liên tiếp nhau. Tính khối lượng kết tủa thu được khi cho A tác dụng hết với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3.

  • A

    77,60.

  • B

    73,44.

  • C

    85,08. 

  • D

    63,48.

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Oxi hóa không hoàn toàn 46,08g ancol đơn chức (có xúc tác) thu được hỗn hợp sản phẩm X. Chia X thành 3 phần bằng nhau:

Phần 1: tác dụng vừa đủ với 160ml dung dịch KOH 1M.

Phần 2: tác dụng với Na dư thu được 7,168 lít H2 (ĐKTC)

Phần 3: tác dụng với AgNO3 dư trong NH3 đun nóng thu được m gam kết tủa

Biết hiệu suất phản ứng OXH ancol là 75%

Giá trị của m là:

 

  • A

    86,4

  • B

    77,76

  • C

    120,96

  • D

    43,2

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Số mol ancol phản ứng bằng số mol nước sinh ra. Từ số mol KOH suy ra số mol axitcacbonxylic sinh ra. Từ số mol Na ở phần 2 suy ra số mol của ancol và suy ra công thức của ancol. Từ đó tìm ra công thức của anđehit và tính ra giá trị của m.

Lời giải chi tiết :

${n_{RC{H_2}OH pư}} = {n_{{H_2}O}}$

$\left\{ \begin{gathered}P1:{n_{RCOOH}} = {n_{KOH}} = 0,16mol \hfill \\P2:{n_{RC{H_2}OHdư}} + {n_{{H_2}O}} + {n_{RCOOH}} = 2{n_{{H_2}}} = 0,64mol \hfill \\ \end{gathered}  \right.$

$ \Rightarrow \left\{ \begin{gathered}{n_{RC{H_2}OHdư}} + {n_{{H_2}O}} = 0,64 - 0,16 = 0,48mol \hfill \\{M_{RC{H_2}OH}} = \dfrac{{46,08}}{{3.0,48}} = 32(C{H_3}OH) \hfill \\ \end{gathered}  \right.$

$ \to \left\{ \begin{gathered}{n_{C{H_3}OHpư}} = 0,75.\dfrac{{46,08}}{{3.32}} = 0,36 \hfill \\{n_{HCHO}} = 0,36 - {n_{HCOOH}} = 0,2 \hfill \\ \end{gathered}  \right. \to \left\{ \begin{gathered}{n_{Ag}} = 4{n_{HCHO}} + 2{n_{HCOOH}} = 1,12 \hfill \\{m_{Ag}} = 1,12.108 = 120,96g \hfill \\ \end{gathered}  \right.$

Câu 2 :

Hiđrat hóa hoàn toàn 1,56g một ankin A thu đư­ợc một anđehit B. Trộn B với một anđehit đơn chức C. Thêm nước để được 0,1 lit dung dịch D chứa B, C với nồng độ tổng cộng là 0,8M. Thêm từ từ vào dung dịch D dung dịch AgNO3/NH3 dư­ được 21,6g kết tủa Ag. CTCT và số mol của B, C trong dung dịch D lần lư­ợt là:

  • A

    CH3CHO 0,1 mol và HCHO 0,05 mol           

  • B

    CH3CHO 0,08 mol và HCHO 0,04 mol

  • C

    CH3CHO 0,06 mol và HCHO 0,02 mol         

  • D

    CH3CHO 0,1 mol và HCHO 0,03 mol 

Đáp án : C

Phương pháp giải :

phương pháp nhanh nhất để tìm ra đáp án là dựa vào các đáp án bài toán cho đều là HCHO và CH3CHO suy ra A là C2H2 và tính được số mol của A. Từ đó suy ra số mol của HCHO.

Lời giải chi tiết :

Từ đáp án suy ra 2 anđehit trong D là HCHO và CH3CHO. Suy  ra A là C2H.

$\to {n_{{C_2}{H_2}}} = \dfrac{{1,56}}{{26}} = 0,06mol \to {n_{C{H_3}CHO}} = 0,06mol$

${n_{Ag}} = 2{n_{C{H_3}CHO}} + 4{n_{HCHO}} = 0,2 \to {n_{HCHO}} = 0,02mol$

Câu 3 :

X, Y, Z là các chất hữu cơ mạch hở, chỉ chứa nhóm anđehit trong phân tử (MX < MY < MZ). Đốt cháy hoàn toàn 22,14 gam hỗn hợp E gồm X, Y, Z (biết tỉ lệ mol nX : nY : nZ = 1,2 : 1,5 : 1,2) cần dùng 17,136 lít khí O2 thu được hỗn hợp CO2 và H2O có tỉ lệ khối lượng là mCO2 : mH2O = 220 : 39. Mặt khác, để phản ứng hết 22,14 gam E cần 0,9 mol H2 (xt: Ni, to). Khi cho 0,4 mol hỗn hợp E tác dụng hết với AgNO3/NH3 dư thu được a mol Ag. Giá trị của a là

  • A

    1,6

  • B

    1,56

  • C

    1,45

  • D

    1,80

Đáp án : A

Phương pháp giải :

+) Bảo toàn khối lượng: ${m_E} + {m_{{O_2}}} = {m_{C{O_2}}} + {m_{{H_2}O}}$

=> ${n_{C{O_2}}}$ và ${n_{{H_2}O}}$

+) nE = nF = nH2O – nCO2

=> nX = nZ và nY

Đặt x, y, z là số C của X, Y, Z

+) Từ nCO2 => PT (1)

+) Số H của E $ = \dfrac{{2.{n_{{H_2}O}}}}{{{n_F}}} = 2$ nên X, Y, Z đều có 2H, MX < MY < MZ

=> X ; Y ; Z

+) nAg = 4.nX + 4.nY + 4.nZ

Lời giải chi tiết :

nO2 = 0,765 mol

${m_{C{O_2}}} = 220u$ và ${m_{{H_2}O}} = 39u$

Bảo toàn khối lượng: ${m_E} + {m_{{O_2}}} = {m_{C{O_2}}} + {m_{{H_2}O}}$

=> u = 0,18

=> ${n_{C{O_2}}} = 0,9$ và ${n_{{H_2}O}} = 0,39$

E + H2 → F nên nếu đốt F thì ${n_{C{O_2}}} = 0,9{\text{ }}mol$ và ${n_{{H_2}O}} = 0,39 + 0,9 = 1,29$

=> nE = nF = 1,29 – 0,9 = 0,39 mol

=> nX = nZ = 0,12 và nY = 0,15

Đặt x, y, z là số C của X, Y, Z

=> nCO2 = 0,12x + 0,15y + 0,12z = 0,9

=> 4x + 5y + 4z = 30

Số H của E $= \dfrac{{2.{n_{{H_2}O}}}}{{{n_F}}} = 2$ nên X, Y, Z đều có 2H, MX < MY < MZ nên các chất là

X: HCHO

Y: OHC-CHO

Z: OHC-C≡C-CHO

=> nAg = 4.nX + 4.nY + 4.nZ = 1,6 mol

Câu 4 :

Hỗn hợp X gồm CH3CHO, OHCCH2CHO, (CHO)2, HOCH2CH(OH)CHO trong đó tỉ lệ nhóm –CHO : –OH = 24 : 11. Cho m gam X tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 dư thu được 103,68 gam Ag. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn 16,62 gam X cần vừa đủ 13,272 lít O2 (đktc) thu được 9,18 gam H2O. Giá trị của m gần nhất với:

  • A

    21,5    

  • B

    20,5    

  • C

    22,5    

  • D

    19,5

Đáp án : C

Phương pháp giải :

+) Từ nAg => nCHO

+) nO (X) = nCHO + nOH

+) Bảo toàn khối lượng cho phản ứng cháy => nO2

+) Bảo toàn O cho phản ứng cháy => nO trong 16,62 gam X

Vậy 16,62 gam X chứa 0,525 mol O

=> m gam X chứa 0,7 mol O

=> m

Lời giải chi tiết :

nAg = 0,96 mol => nCHO = 0,48

=> nOH = 0,22

=> nO (X) = nCHO + nOH = 0,7

Bảo toàn khối lượng cho phản ứng cháy => nO2 = 0,6

Bảo toàn O cho phản ứng cháy: nO trong 16,62 gam X = 0,525

Vậy 16,62 gam X chứa 0,525 mol O

=> m gam X chứa 0,7 mol O

=> m = 22,16 gần nhất với 22,5

Câu 5 :

Hiđro hóa hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm 2 anđehit mạch hở, thu được hỗn hợp Y. Cho Y vào bình đựng Na (dư 25% so với lượng phản ứng), thu được 11,2 lít H2 (đktc) và hỗn hợp rắn Z. Đốt cháy hoàn toàn Z thu được Na2CO3, H2O và 16,5 gam CO2. Mặt khác, cho 0,3 mol X tác dụng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được a gam kết tủa. Giá trị của a là

  • A

    86,4.

  • B

    97,2.

  • C

    108,0.

  • D

    129,6.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

+) Từ nH2 => nNa phản ứng => nNa dư

+) ∑nNa ban đầu = nNa phản ứng + nNa dư

+) Bảo toàn Na => ${n_{N{a_2}C{O_3}}} = \dfrac{{{n_{Na\,ban{\text{đ}}ầu}}}}{2}$

+) Bảo toàn C => ${n_C} = {n_{N{a_2}C{O_3}}} + {n_{C{O_2}}}$

Y có dạng: R(OH)a ($\dfrac{1}{a}$ mol) => số C trong Y

+) Biện các ancol trong Y => anđehit trong Z

Lời giải chi tiết :

nH2 = 0,5 mol => nNa phản ứng = 1 mol

=> nNa dư = 0,25 mol

=> ∑nNa ban đầu = 1 + 0,25 = 1,25 mol

Bảo toàn Na => ${n_{N{a_2}C{O_3}}} = \dfrac{{{n_{Na\,ban{\text{đ}}ầu}}}}{2} = 0,625{\text{ }}mol$

Bảo toàn C => ${n_C} = {n_{N{a_2}C{O_3}}} + {n_{C{O_2}}} = 1$

Y có dạng: R(OH)a (($\dfrac{1}{a}$  mol)

=> số C $ = \dfrac{{{n_C}}}{{{n_Y}}} = \dfrac{1}{{\dfrac{1}{a}}} = a$

Vậy Y chứa các ancol có số C = số mol OH

Mặt khác, Y tạo ra từ anđehit nên các ancol đều bậc 1

=> CH3OH và C2H4(OH)2

=> X gồm HCHO và (CHO)2

=> nAg = 4.nX = 1,2

=> mAg = 129,6

Câu 6 :

Hỗn hợp A gồm 1 hiđrocacbon và 1 anđehit đều mạch hở (phân tử hơn kém nhau 1 nguyên tử C). Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol hỗn hợp A thu được 14,56 lít khí CO2 (đktc) và 3,6 gam H2O. Nếu cho 5,3 gam A phản ứng với lượng dư AgNO3/NH3 thì lượng kết tủa lớn nhất thu được là m gam. Giá trị của m là

  • A

    74,7

  • B

    37,35

  • C

    23,15

  • D

    47,58

Đáp án : B

Phương pháp giải :

+) Tính số C trung bình trong A => số C mỗi chất

+) Tính số H mỗi chất trong A

+) Từ lượng kết tủa lớn nhất => cấu tạo của các chất  

+) Từ số mol A và số mol CO2 => số mol mỗi chất trong A

+) Tính khối lượng của A và khối lượng kết tủa, chia tỉ lệ => lượng kết tủa cần tìm khi lấy 5,3 gam A

Lời giải chi tiết :

Số C $ = \dfrac{{{n_{CO2}}}}{{{n_A}}} = 3,25$ => trong A có 1 chất có 3 nguyên tử C, 1 chất có 3 nguyên tử C

Số H $ = \dfrac{{2.{n_{{H_2}O}}}}{{{n_A}}} = 2$ => cả 2 chất đều có 2 nguyên tử H

Để lượng kết tủa lớn nhất thì cấu tạo của các chất là CH≡C-CHO (a mol) và CH≡C-C≡CH (b mol)

nA = a + b = 0,2

nCO2 = 3a + 4b = 0,65

=> a = 0,15 và b = 0,05

=> mA = 10,6

Kết tủa gồm CAg≡C-COONH4 (a mol), CAg≡C-C≡Cag (b mol) và Ag (2a mol)

=> m = 74,7

Tỉ lệ: 10,6 gam A tạo 74,7 gam kết tủa

=> 5,3 gam A tạo 37,35 gam kết tủa

Câu 7 :

X, Y là hai anđehit có cùng số nguyên tử cacbon trong phân tử (MX < MY) đều mạch hở, không phân nhánh và no. Đốt cháy hết 13 gam hỗn hợp anđehit trên thu được 13,44 lít khí CO2 (đktc) và 9 gam H2O. Phần trăm khối lượng của Y trong hỗn hợp anđehit trên là

  • A

    44,62%

  • B

    55,38%

  • C

    24,35%

  • D

    75,65%

Đáp án : B

Phương pháp giải :

+) X, Y đều no nên CTPTTQ của X là CnH2n+2-2xOx (a mol) và Y là CnH2n+2-2yOy (b mol)

+) Từ ${n_{C{O_2}}}$ => PT (1)

+) Từ ${n_{{H_2}O}}$ => PT (2)

+) Từ ${n_O} = \dfrac{{13-{m_C}-{m_H}}}{{16}} = 0,3$ => PT (3)

(1), (2), (3) => n

+) X, Y không nhánh => biện luận tìm x, y => CTPT của X, Y

Lời giải chi tiết :

X, Y đều no nên CTPTTQ của X là CnH2n+2-2xOx (a mol) và Y là CnH2n+2-2yOy (b mol)

${n_{C{O_2}}} = na + nb = 0,6$  (1)

${n_{{H_2}O}} = a.\left( {n + 1 - x} \right) + b.\left( {n + 1-y} \right) = 0,5$

=> (na + nb) + (a + b) – (ax + by) = 0,5  (2)

${n_O} = \dfrac{{13-{m_C}-{m_H}}}{{16}} = 0,3$ => ax + by = 0,3  (3)

Thay (1) và (3) vào (2) => a + b = 0,2  (4)

Thay (4) vào (1) => n = 3

X, Y không nhánh nên x, y ≤ 2

(3), (4) => x, y không thể cùng bằng 2 hoặc cùng bằng 1

=> x = 1 và y = 2 là nghiệm duy nhất

=> a = b = 0,1

Hỗn hợp gồm C2H5CHO (0,1 mol) và CH2(CHO)2 (0,1 mol)

=> %mY = 55,38%

Câu 8 :

Đốt cháy hoàn toàn 0,13 mol hỗn hợp gồm một andehit và một ancol đều mạch hở cần nhiều hơn 0,27 mol O2 thu được 0,25 mol CO2 và 0,19 mol H2O. Mặt khác, cho X phản ứng hoàn toàn với dung dịch AgNO3/NH3 dư thu được m gam kết tủa. Biết số nguyên tử H trong phân tử ancol nhỏ hơn 8. Giá trị lớn nhất của m là?

  • A

    48,87

  • B

    58,68

  • C

    40,02

  • D

    52,42

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Bảo toàn nguyên tố, sử dụng giá trị trung bình

Số nguyên tử C trung bình = nCO2 / nhợp chất

Số nguyên tử O trung bình = nO trong hợp chất/ n hợp chất

Số nguyên tử H trung bình = nH trong hợp chất/ n hợp chất

Lời giải chi tiết :

Bảo toàn O: ${n_{O\left( X \right)}} = 2{n_{C{O_2}}} + {n_{{H_2}O}} - 2{n_{{O_2}}}$

Với ${n_{{O_2}}} > 0,27 =  > {n_{O(X)}} < 0,15$

=> Số O $ = \dfrac{{{n_{O(X)}}}}{{{n_X}}} < \dfrac{{15}}{{13}}$

Số C $ = \dfrac{{{n_{C{O_2}}}}}{{{n_X}}} = 1,92$ => Phải có chất 1C

TH1: Anđehit là HCHO (a mol) và ancol CxHyOz (b mol)

nX = a + b = 0,13     (1)

${n_{C{O_2}}}$ = a + bx = 0,25    (2)

${n_{{H_2}O}}$  = a + b.y/2 = 0,19  (3)

Số H của ancol nhỏ hơn 8 nên y = 4 hoặc y = 6

+ Khi y = 4, từ (1),(3) => a = 0,07 và b = 0,06 (2)

=> x = 3

=> Ancol: CH≡C-CH2OH

Kết tủa gồm Ag (4a) và CAg≡C-CH2OH (b)

=> m kết tủa = 40,02 gam

+ Khi y = 6, từ (1), (3) => a = 0,1 và b = 0,03

(2) => x = 5 => Ancol: C5H6Oz

nO = 0,1.1 + 0,03z  < 0,15 => z = 1

Ancol là CH≡C-CH=CH-CH2OH

Kết tủa gồm Ag (4a) và CAg≡C-CH=CH-CH2OH (b)

=> m kết tủa = 48,87 gam

TH2: Ancol là CH3OH (a mol) và anđehit CxHyOz (b mol)

nX = a + b = 0,13 (1)

${n_{C{O_2}}}$   = a + bx = 0,25 (2)

${n_{{H_2}O}}$  = 2a + b.y/2 = 0,19 (3)

Quan sát (1), (3) ta thấy y > 4 thì hệ này vô nghiệm. Vậy y = 2 là nghiệm duy nhất.

Khi đó a = 0,06 và b = 0,07

(2) => x = 2,7 (Loại)

Câu 9 :

X, Y, Z là ba anđehit thuần chức, mạch thẳng (MX < MY < MZ). Hiđro hóa hoàn toàn hỗn hợp A gồm X, Y, Z cần dùng vừa đủ 0,36 mol H2 thu được hỗn hợp ancol T. Cho T tác dụng vừa đủ với Na thì khối lượng rắn thu được nặng hơn khối lượng ancol ban đầu là 5,28 gam. Nếu đốt cháy hết cũng lượng A trên thì cần đúng 0,34 mol O2, sau phản ứng sinh ra 3,6 gam H2O. Biết số mol X chiếm 50% tổng số mol hỗn hợp; Y và Z có số nguyên tử C liên tiếp nhau. Tính khối lượng kết tủa thu được khi cho A tác dụng hết với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3.

  • A

    77,60.

  • B

    73,44.

  • C

    85,08. 

  • D

    63,48.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

CnH2n+2-2kOx + kH2 → CnH2n+2Ox

+) Tính số mol ancol và anđehit theo H2

CnH2n+2Ox + xNa → CnH2n+2-x(ONa)x + $\dfrac{x}{2}$H2

Vì khối lượng rắn thu được nặng hơn khối lượng ancol ban đầu 5,28 gam

=> nancol = nmuối => PT (*) giữa k và x

+) Từ số mol O2 và H2O => n và x

(*) => k và nH

=> X

+) nX = nY + nZ => số C trong Y, Z

+) n = k nên số C = số liên kết pi và MY < MZ => CTPT của Y, Z

=> tính lượng kết tủa tạo thành

Lời giải chi tiết :

CnH2n+2-2kOx + kH2 → CnH2n+2Ox

  $\dfrac{{0,36}}{k}$             0,36        $\dfrac{{0,36}}{k}$

CnH2n+2Ox + xNa → CnH2n+2-x(ONa)x + $\dfrac{x}{2}$H2

   $\dfrac{{0,36}}{k}$                             $\dfrac{{0,36}}{k}$

Vì khối lượng rắn thu được nặng hơn khối lượng ancol ban đầu 5,28 gam

=> nancol = nmuối = $\dfrac{{0,36}}{k} = \dfrac{{5,28}}{{22{\text{x}}}}\,\, \Rightarrow k = 1,5{\text{x}}\,\,(*)$

CnH2n+2-2kOx + $\dfrac{{3n + 1-k-x}}{2}$O2 → nCO2 + (n + 1 – k)H2O

$ \Rightarrow {n_{{O_2}}} = 0,36.\dfrac{{3n + 1 - k - x}}{{2k}} = 0,34$

=> 27n – 9x – 26k + 9 = 0

Kết hợp với (*) => 27n – 48x = - 9   (1)

${n_{{H_2}O}} = \dfrac{{0,36.\left( {n + 1 - k} \right)}}{k} = 0,2$

Kết hợp (*) => 9n – 21x = - 9   (2)

Từ (1) và (2) => n = 1,8 và x = 1,2

(*) => k = 1,8 và nH = $\dfrac{{0,36}}{k}$ = 0,2 mol

=> X là HCHO (0,1 mol)

Do nX = nY + nZ nên số C trung bình của Y và Z là 1,8.2 – 1 = 2,6 => 2C và 3C

Do n = k nên số C = số liên kết pi nên:

Z là OHC-CHO (0,04 mol)

Y là CH≡C-CHO (0,06 mol) (vì MY < MZ)

Kết tủa gồm:

nAg = 0,1.4 + 0,04.4 + 0,06.2 = 0,68 mol

nCAg≡C-COONH4 = 0,06 mol

=> mkết tủa = 85,08 gam

close