Trắc nghiệm Bài 44. Bài tập oxi hóa hoàn toàn anđehit - Hóa 11

Đề bài

Câu 1 :

Đốt cháy hoàn toàn 20,3 gam propanal cần dùng vừa đủ V lít không khí (đktc), thu được a gam CO2 và b gam H2O. Các giá trị V, a, b lần lượt là

  • A

    176,4; 46,2; 18,9

  • B

    156,8; 23,52; 18

  • C

    156,8; 46,2; 18,9

  • D

    31,36; 23,52; 18

Câu 2 :

Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol anđehit A no, mạch hở, đơn chức thu được tổng khối lượng CO2 và H2O là 49,6 gam. Anđehit A là

  • A

    C2H4O

  • B

    C3H6O2

  • C

    C4H8O

  • D

    C5H10O

Câu 3 :

Đốt cháy hoàn toàn m gam anđehit A không no (trong phân tử chứa 1 liên kết đôi C=C), mạch hở, 2 chức bằng O2 vừa đủ, hấp thụ toàn bộ sản phẩm sinh ra vào dung dịch Ba(OH)2 dư, thấy có 394 gam kết tủa và khối lượng dung dịch giảm đi 284,4 gam. CTPT của A là

  • A

    C4H6O2

  • B

    C5H6O2

  • C

    C6H8O2

  • D

    C5H8O2

Câu 4 :

Hỗn hợp Y gồm 2 anđehit đồng đẳng kế tiếp. Đốt hỗn hợp Y tạo 2,912 lít CO2 (đktc) và 2,34 gam H2O. Hai anđehit thuộc loại: 

  • A

    không no (có 1 liên kết pi ở mạch C), 2 chức

  • B

    no, đơn chức.

  • C

    no, 2 chức.                                                        

  • D

    không no (có 2 liên kết pi trong mạch C), đơn chức.

Câu 5 :

Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp A gồm 2 anđehit X và Y no, mạch hở, 2 chức, là đồng đẳng liên tiếp (MX < MY) bằng V lít khí O2 (đktc), hấp thụ hết sản phẩm thu được vào 250 ml dung dịch Ca(OH)2 0,5M thấy xuất hiện 9 gam kết tủa và khối lượng bình tăng 9,29 gam. CTPT của Y là

  • A

    C4H8O2

  • B

    C4H6O2

  • C

    C5H8O2          

  • D

    C6H10O2

Câu 6 :

Hỗn hợp A gồm anđehit acrylic và một anđehit đơn chức X. Đốt cháy hoàn toàn 19,04 gam hỗn hợp trên cần vừa hết 29,792 lít khí oxi (đktc). Cho toàn bộ sản phẩm cháy hấp thụ hết vào dung dịch Ca(OH)2 dư, thu được 104 gam kết tủa. CTCT thu gọn của X là:

  • A

    HCHO

  • B

    C2H3CHO

  • C

    C2H5CHO

  • D

    C3H7CHO

Câu 7 :

Hỗn hợp X gồm hai anđehit no, đơn chức, mạch hở (tỉ lệ số mol 3 : 1). Đốt cháy hoàn toàn một lượng X cần vừa đủ 1,75 mol khí O2, thu được 33,6 lít khí CO2 (đktc). Công thức của hai anđehit trong X là

  • A

    HCHO và CH3CHO.   

  • B

    CH3CHO và C2H5CHO.

  • C

    HCHO và C2H5CHO.  

  • D

    CH3CHO và C3H7CHO.

Câu 8 :

Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol hỗn hợp X gồm propen, anđehit propionic, axeton, ancol anlylic thu được khối lượng H2O là

  • A

    18 gam

  • B

    10,8 gam

  • C

    9 gam

  • D

    12,6 gam        

Câu 9 :

Hỗn hợp X gồm 1 anđehit và 1 ankin (có cùng số nguyên tử C). Đốt cháy hoàn toàn 1 mol hỗn hợp X, thu được 3 mol CO2 và 1,8 mol H2O. Phần trăm khối lượng của ankin trong hỗn hợp X là :

  • A

    25,23%

  • B

    74,77%

  • C

    77,47%

  • D

    80,00%

Câu 10 :

Hỗn hợp M gồm anđehit X (no, đơn chức, mạch hở) và hiđrocacbon Y, có tổng số mol là 0,4 (số mol của X nhỏ hơn của Y). Đốt cháy hoàn toàn M, thu được 17,92 lít khí CO2 (đktc) và 14,4 gam H2O. Hiđrocacbon Y là

  • A

    C2H6

  • B

    C2H2

  • C

    C3H6

  • D

    C2H4

Câu 11 :

X, Y là hai anđehit no, đơn chức; Z là một axit cacboxylic đơn chức, chứa 1 liên kết C = C; biết X, Y, Z đều mạch hở. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp E gồm X, Y, Z, dẫn hết sản phẩm cháy qua bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư, thu được 90 gam kết tủa, đồng thời khối lượng dung dịch giảm 35,28 gam. Mặt khác E tác dụng vừa đủ 0,48 mol H2. Cho E tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được m gam Ag. Biết X và Y hơn kém nhau 28u, tổng số nguyên tử cacbon của X, Y, Z không quá 8. Giá trị lớn nhất của m là

  • A

    168,48

  • B

    149,04

  • C

    90,72

  • D

    155,52

Câu 12 :

Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp 3 anđehit no đơn chức thu được 4,48 lít khí CO2(đktc). Cũng lượng hỗn hợp đó, nếu oxi hoá thành axit (h = 100%), rối lấy axit tạo thành đem đốt cháy hoàn toàn thì thu được m gam nước. Giá trị của m là

  • A
    1,8.
  • B
    2,7.
  • C
    3,6.
  • D
    5,4.
Câu 13 :

Hỗn hợp X gồm C2H5OH, C2H5CHO, CH3CHO trong đó C2H5OH chiếm 50% về số mol. Đốt cháy m gam X thu được 3,06g H2O và 3,136 lit CO2 (dktc). Mặt khác cho 8,55g hỗn hợp X thực hiện phản ứng tráng bạc thu được p gam Ag. Giá trị của p là:

  • A
    18,59            
  • B
    8,64     
  • C
    11,0808        
  • D
    21,6
Câu 14 :

Đốt hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm hai anđehit cần dùng vừa hết 0,375 mol O2 sinh ra 0,3 mol CO2 và 0,3 mol H2O. Mặt khác, nếu cho m gam hỗn hợp X tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 thu được a gam kết tủa. Miền giá trị của a là ?

  • A
    32,4 ≤ a < 75,6.           
  • B
    48,6 ≤ a < 64,8.
  • C
    21,6 ≤ a ≤ 54.
  • D
    27 ≤ a < 108
Câu 15 :

Đốt cháy m gam anđehit đơn chức mạch hở X (phân tử chứa không quá 4 nguyên tử cacbon), thu được 6,72 lít CO2 (đktc) và 1,8 gam nước. Mặt khác, khi cho 1,8 gam X phản ứng tối đa với a mol AgNO3 trong NH3. Giá trị của a là

  • A
    0,025. 
  • B
    0,05. 
  • C
    0,075. 
  • D
    0,1.
Câu 16 :

Đốt cháy hoàn toàn 0,1mol hỗn hợp hai anđehit là đồng đẳng kế tiếp thu dược 8,064lít CO2 (dktc) và 4,68g H2O. CTCT của 2 anđehit là:

  • A
    HCHO, CH3CHO       
  • B
    CH3CHO, CH3CH2CHO
  • C
    C2H3CHO, C3H5CHO            
  • D
    Kết quả khác
Câu 17 :

Đốt cháy hoàn toàn a mol một andehit X mạch hở tạo ra b mol CO2 và c mol H2O (biết b = a + c). Trong phản ứng tráng gương, một phân tử X chỉ cho 2e. X thuộc dãy andehit:

  • A
    không no, 2 nối đôi, đơn chức
  • B
    không no, 1 nối đôi, đơn chức
  • C
    no, đơn chức
  • D
    no, 2 chức
Câu 18 :

Đốt cháy hoàn toàn 10 gam anđehit X có mạch cacbon không phân nhánh sau đó dẫn toàn bộ sản phẩm cháy vào bình đựng dung dịch nước vôi trong dư. Sau thí nghiệm thấy khối lượng bình tăng 29,2 gam và trong bình có 50 gam kết tủa. Hãy cho biết công thức cấu tạo của X.

  • A
    OHC(CH2)3CHO        
  • B
    OHC(CH2)2CHO        
  • C
    OCHCHO       
  • D
    HCHO
Câu 19 :

Hợp chất hữu cơ X có dạng CnHmO. Đốt cháy hết 0,04 mol X bằng 0,34 mol khí O2 thu được 0,44 mol hỗn hợp các khí và hơi. Mặt khác 0,05 mol x tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 sau phản ứng hoàn toàn thu được khối lượng kết tủa vượt quá 10,8 gam. Biết n nhỏ hơn m. Số đồng phân cấu tạo của X là: 

  • A
    3
  • B
    4
  • C
    5
  • D
    6
Câu 20 :

Hỗn hợp X gồm hai anđehit no, mạch hở. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X tao ra số mol nước đúng bằng số mol X đã phản ứng. Mặt khác khi cho 0,25 mol hỗn hợp X phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3, thu được m gam Ag. Giá trị của m là:

  • A
    27 gam 
  • B
     81 gam     
  • C
    108 gam
  • D
    54 gam
Câu 21 :

Cho 20,28 gam hỗn hợp X gồm andehit hai chức Y và chất hữu cơ no, đơn chức Z (chứa C, H, O). Đốt cháy hoàn toàn X thu được 0,78 mol CO2 và 0,66 mol H2O. Mặt khác X tạo tối đa 90,72 gam kết tủa với dung dịch AgNO3/NH3, sản phầm của phản ứng có thể tạo khí với dung dịch HCl và NaOH. Phần trăm khối lượng của Y trong hỗn hợp X có thể là

  • A
    40,83%                               
  • B
    59,17%                               
  • C
    22,19%                                           
  • D
    77,81 %
Câu 22 :

Đốt cháy hoàn toàn 10,8g hợp chất đa chức M thấy tạo ra 10,08 lít CO2(đktc) và 5,4 g H2O. Cho M tác dụng với H2/ Ni nung nóng, thấy thoát ra sản phẩm hữu cơ N. Cho N tác dụng với Na thấy số mol N bằng số mol H2 sinh ra. Hỏi CTCT của M là

  • A
    CH2=CH-CH=O 
  • B
    OHC-CH2CH2CHO.
  • C
    OHC-CH2-CHO.            
  • D
    OHC--CHO.
Câu 23 :

Đốt cháy hoàn toàn 1 mol hợp chất hữu cơ X, thu được 4 mol CO2. Chất X tác dụng được với Na, tham gia phản ứng tráng bạc và phản ứng cộng Br2 theo tỉ lệ mol 1 : 1. Công thức cấu tạo của X là

  • A
    CH3CH=CHCOOH.
  • B
    HO–CH2CH2CH2CHO.
  • C
    HO–CH2CH=CHCHO.   
  • D
    HO–CH2CH2CH=CHCHO.
Câu 24 :

Đốt cháy hoàn toàn 0,175 gam chất A chứa các nguyên tố C, H, O thu được 0,224 lít CO2(đktc) và 0,135 gam nước. Tỷ khối hơi của A so với H2 bằng 35. Cho 0,35 gam chất A tác dụng với H2 dư có Ni xúc tác thu được 0,296  gam rượu isobutylic. CTCT của A và hiệu suất phản ứng tạo thành rượu:

  • A
    CH3CH=CHCHO; 80%.
  • B
    CH2=C(CH3)-CHO; 60%.
  • C
    CH2=C(CH3)-CHO; 75%.
  • D
    CH2=C(CH3)-CHO; 80%.
Câu 25 :

Hai chất hữu cơ X và Y, thành phần nguyên tố đều gồm C, H, O, có cùng số nguyên tử cacbon (MX < MY). Khi đốt cháy hoàn toàn mỗi chất trong oxi dư đều thu được số mol H2O bằng số mol CO2. Cho 0,1 mol hỗn hợp gồm X và Y phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 28,08 gam Ag. Phần trăm khối lượng của X trong hỗn hợp ban đầu là:

 

               

  • A
    39,66%.
  • B
    60,34%. 
  • C
    21,84%.
  • D
    78,16%.
Câu 26 :

Đốt cháy hoàn toàn 7,2 gam hợp chất hữu cơ A thu được 0,4 mol CO2 và 0,4 mol H2O. Biết A chỉ chứa một loại nhóm chức và 0,05 mol A tham gia phản ứng tráng gương thì tạo ra 0,1 mol Ag. Công thức cấu tạo thu gọn của A là

  • A
    C3H7CHO.
  • B
    CH3CHO.
  • C
     C2H5CHO.
  • D
    C2H3CHO.
Câu 27 :

X, Y, Z, T là 4 anđehit no hở đơn chức đồng đẳng liên tiếp, trong đó MT = 2,4MX. Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol Z rồi hấp thụ hết sản phẩm cháy vào bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư thấy khối lượng dung dịch tăng hay giảm bao nhiêu gam?

  • A
    tăng 18,6 gam.  
  • B
    tăng 13,2 gam.        
  • C
    Giảm 11,4 gam.        
  • D
    Giảm 30 gam.

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Đốt cháy hoàn toàn 20,3 gam propanal cần dùng vừa đủ V lít không khí (đktc), thu được a gam CO2 và b gam H2O. Các giá trị V, a, b lần lượt là

  • A

    176,4; 46,2; 18,9

  • B

    156,8; 23,52; 18

  • C

    156,8; 46,2; 18,9

  • D

    31,36; 23,52; 18

Đáp án : C

Phương pháp giải :

+) Đốt cháy C3H6O thu được nCO2 = nH2O = 3.nC3H6O

+) Bảo toàn O: nC3H6O + 2.nO2 = 2.nCO2 + nH2O

+) Vkhông khí = 5.VO2

Lời giải chi tiết :

nC3H6O = 0,35 mol

Đốt cháy C3H6O thu được nCO2 = nH2O = 3.nC3H6O = 1,05 mol

=> mCO2 = a = 1,05.44 = 46,2 gam

mH2O = b = 1,05.18 = 18,9 gam

Bảo toàn O: nC3H6O + 2.nO2 = 2.nCO2 + nH2O => nO2 = 1,4 mol

=> Vkhông khí = 5.1,4.22,4 = 156,8 lít

Câu 2 :

Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol anđehit A no, mạch hở, đơn chức thu được tổng khối lượng CO2 và H2O là 49,6 gam. Anđehit A là

  • A

    C2H4O

  • B

    C3H6O2

  • C

    C4H8O

  • D

    C5H10O

Đáp án : C

Phương pháp giải :

+) Đốt cháy anđehit no, mạch hở đơn chức thu được nCO2 = nH2O

+) số C trong A = nCO2 / nA

Lời giải chi tiết :

Đốt cháy anđehit no, mạch hở đơn chức thu được nCO2 = nH2O = a mol

=> mCO2 + mH2O= 49,6 => 44a + 18a = 49,6 => a = 0,8 mol

=> số C trong A = nCO2 / nA = 0,8 / 0,2 = 4 => CTPT của A là C4H8O

Câu 3 :

Đốt cháy hoàn toàn m gam anđehit A không no (trong phân tử chứa 1 liên kết đôi C=C), mạch hở, 2 chức bằng O2 vừa đủ, hấp thụ toàn bộ sản phẩm sinh ra vào dung dịch Ba(OH)2 dư, thấy có 394 gam kết tủa và khối lượng dung dịch giảm đi 284,4 gam. CTPT của A là

  • A

    C4H6O2

  • B

    C5H6O2

  • C

    C6H8O2

  • D

    C5H8O2

Đáp án : B

Phương pháp giải :

+) Anđehit A không no (trong phân tử chứa 1 liên kết đôi C=C), mạch hở, 2 chức có CTPT dạng CnH2n-4O2 (n ≥ 4)

+) đốt cháy A thu được nCO2 – nH2O = 2.nA

+) nCO2 = nBaCO3

+) mdung dịch giảm = mBaCO3 – (mCO2 + mH2O)

+) Số C trong A = nCO2 / nA

Lời giải chi tiết :

Anđehit A không no (trong phân tử chứa 1 liên kết đôi C=C), mạch hở, 2 chức có CTPT dạng CnH2n-4O2 (n ≥ 4)

CnH2n-4O2  + O2 → nCO2 + (n – 2)H2O

=> đốt cháy A thu được nCO2 – nH2O = 2.nA

nBaCO3 = 2 mol => nCO2 = 2 mol

mdung dịch giảm = mBaCO3 – (mCO2 + mH2O) = 284,4 => mH2O = 394 – 2.44 – 284,4 = 21,6 gam

=> nH2O = 1,2 mol

=> nA = (2 – 1,2) / 2 = 0,4 mol

=> Số C trong A = nCO2 / nA = 2 / 0,4 = 5

=> CTPT của A là C5H6O2

Câu 4 :

Hỗn hợp Y gồm 2 anđehit đồng đẳng kế tiếp. Đốt hỗn hợp Y tạo 2,912 lít CO2 (đktc) và 2,34 gam H2O. Hai anđehit thuộc loại: 

  • A

    không no (có 1 liên kết pi ở mạch C), 2 chức

  • B

    no, đơn chức.

  • C

    no, 2 chức.                                                        

  • D

    không no (có 2 liên kết pi trong mạch C), đơn chức.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

+ Nếu nCO2 = nH2O => anđehit thuộc loại no, đơn chức, mạch hở

+ Nếu nCO2 - nH2O = nanđehit => anđehit thuộc loại no, 2 chức, mạch hở (CnH2n-2O2) hoặc anđehit không no, mạch hở, 1 liên kết đôi C=C (CnH2n-2O)

- Đốt cháy anđehit bất kì không bao giờ thu được số mol H2O > số mol CO2.

- Nếu đốt cháy một anđehit mạch hở có k liên kết π trong phân tử thì nCO2 - nH2O = (k - 1).nanđehit

Lời giải chi tiết :

nCO2 = 0,13 mol;  nH2O = 0,13 mol

=>${n_{C{O_2}}} = {n_{{H_2}O}}$ nên 2 anđehit thuộc loại no đơn chức

Câu 5 :

Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp A gồm 2 anđehit X và Y no, mạch hở, 2 chức, là đồng đẳng liên tiếp (MX < MY) bằng V lít khí O2 (đktc), hấp thụ hết sản phẩm thu được vào 250 ml dung dịch Ca(OH)2 0,5M thấy xuất hiện 9 gam kết tủa và khối lượng bình tăng 9,29 gam. CTPT của Y là

  • A

    C4H8O2

  • B

    C4H6O2

  • C

    C5H8O2          

  • D

    C6H10O2

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Gọi CTPT chung của anđehit X và Y no, mạch hở, 2 chức là CaH2a-2O(a ≥ 2)

=> đốt cháy hỗn hợp A thu được nCO2 – nH2O = nA

TH1: Chỉ thu được 1 kết tủa CaCO3

+) nCO2 = nCaCO3

+) mbình tăng = mCO2 + mH2O => nH2O =  0,296 > nCO2 => loại

TH2: Thu được 2 muối CaCO3 và Ca(HCO3)2 

+) Bảo toàn Ca: nCa(HCO3)2 = nCa(OH)2 – nCaCO3

+) Bảo toàn C: nCO2 = 2.nCa(HCO3)2 + nCaCO3

+) mbình tăng = mCO2 + mH2O

Lời giải chi tiết :

Gọi CTPT chung của anđehit X và Y no, mạch hở, 2 chức là CaH2a-2O(a ≥ 2)

=> đốt cháy hỗn hợp A thu được nCO2 – nH2O = nA

nCa(OH)2 = 0,125 mol; nCaCO3 = 0,09 mol

TH1: Chỉ thu được 1 kết tủa CaCO3

=> nCO2 = nCaCO3 = 0,09 mol

mbình tăng = mCO2 + mH2O = 9,29 => nH2O =  0,296 > nCO2 => loại

TH2: Thu được 2 muối CaCO3 và Ca(HCO3)2 

Bảo toàn Ca: nCa(HCO3)2 = nCa(OH)2 – nCaCO3 = 0,125 – 0,09 = 0,035 mol

Bảo toàn C: nCO2 = 2.nCa(HCO3)2 + nCaCO3 = 2.0,035 + 0,09 = 0,16 mol

mbình tăng = mCO2 + mH2O = 9,29 => mH2O =  2,25 gam  => nH2O = 0,125 mol

=> nA = nCO2 – nH2O = 0,16 – 0,125 = 0,035 mol

=> số C trung bình = 0,16 / 0,035 = 4,57

=> X và Y lần lượt là C4H6O2 và C5H8O2

Câu 6 :

Hỗn hợp A gồm anđehit acrylic và một anđehit đơn chức X. Đốt cháy hoàn toàn 19,04 gam hỗn hợp trên cần vừa hết 29,792 lít khí oxi (đktc). Cho toàn bộ sản phẩm cháy hấp thụ hết vào dung dịch Ca(OH)2 dư, thu được 104 gam kết tủa. CTCT thu gọn của X là:

  • A

    HCHO

  • B

    C2H3CHO

  • C

    C2H5CHO

  • D

    C3H7CHO

Đáp án : D

Phương pháp giải :

+) nCaCO3 = nCO2

+) Vì hỗn hợp A gồm 2 anđehit đơn chức => nA = nO trong A

+) Bảo toàn O: nO trong A + 2.nO2 = 2.nCO2 + nH2O

+) Bảo toàn khối lượng: mA + mO2 = mCO2 + mH2O

+) số C trung bình trong A = nCO2 / nA => anđehit X có số C > 3,467

Lời giải chi tiết :

Anđehit acrylic: CH2=CH-CHO

nO2 = 1,33 mol;

nCaCO3 = 1,04 mol => nCO2 = 1,04 mol

Vì hỗn hợp A gồm 2 anđehit đơn chức => nA = nO trong A = a mol

Bảo toàn O: nO trong A + 2.nO2 = 2.nCO2 + nH2O

=> nH2O = a + 2.1,33 – 2.1,04 = a + 0,58 mol

Bảo toàn khối lượng: mA + mO2 = mCO2 + mH2O

=> 19,04 + 1,33.32 = 1,04.44 + (a + 0,58).18 => a = 0,3 mol

=> số C trung bình trong A = nCO2 / nA = 3,467 

=> anđehit X có số C > 3,467

Dựa vào 4 đáp án => X là C3H7CHO

Câu 7 :

Hỗn hợp X gồm hai anđehit no, đơn chức, mạch hở (tỉ lệ số mol 3 : 1). Đốt cháy hoàn toàn một lượng X cần vừa đủ 1,75 mol khí O2, thu được 33,6 lít khí CO2 (đktc). Công thức của hai anđehit trong X là

  • A

    HCHO và CH3CHO.   

  • B

    CH3CHO và C2H5CHO.

  • C

    HCHO và C2H5CHO.  

  • D

    CH3CHO và C3H7CHO.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Do X gồm anđehit no, đơn chức, mạch hở => nCO2 = nH2O = 1,5 mol

+) Bảo toàn O: nO (trong X) = nX = 3x + x = 2.nCO2 + nH2O – 2.nO2

Gọi số C trong 2 anđehit là a và b => nCO2 = 0,25a + 0,75b = 1,5

Lời giải chi tiết :

Gọi số mol 1 anđehit là x => chất còn lại có số mol là 3x

Do X gồm anđehit no, đơn chức, mạch hở => nCO2 = nH2O = 1,5 mol

Bảo toàn O: nO (trong X) = nX = 3x + x = 2.nCO2 + nH2O – 2.nO2 = 1 mol

=> x = 0,25 mol

Gọi số C trong 2 anđehit là a và b => nCO2 = 0,25a + 0,75b = 1,5

=> a + 3b = 6 => a = 3 và b = 1

=> HCHO và C2H5CHO

Câu 8 :

Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol hỗn hợp X gồm propen, anđehit propionic, axeton, ancol anlylic thu được khối lượng H2O là

  • A

    18 gam

  • B

    10,8 gam

  • C

    9 gam

  • D

    12,6 gam        

Đáp án : B

Phương pháp giải :

+) X có dạng C3H6Ox => đốt cháy hoàn toàn X thu được nH2O = 3.nX

Lời giải chi tiết :

Hỗn hợp X gồm propen (C3H6), anđehit propionic (C3H6O), axeton (C3H6O), ancol anlylic (C3H6O)

=> X có dạng C3H6Ox

=> đốt cháy hoàn toàn X thu được nH2O = 3.nX = 0,6 mol

=> mH2O = 0,6.18 = 10,8 gam

Câu 9 :

Hỗn hợp X gồm 1 anđehit và 1 ankin (có cùng số nguyên tử C). Đốt cháy hoàn toàn 1 mol hỗn hợp X, thu được 3 mol CO2 và 1,8 mol H2O. Phần trăm khối lượng của ankin trong hỗn hợp X là :

  • A

    25,23%

  • B

    74,77%

  • C

    77,47%

  • D

    80,00%

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Số C trung bình = 3; Số H trung bình = 3,6

=> ankin là C3H4 và anđehit là CH≡C-CHO với số mol lần lượt là x và y

=> x + y = 1 mol và nH = 4x + 2y = 3,6

Lời giải chi tiết :

Vì ankin và anđehit có cùng số C và số C trung bình = 3 => anđehit có 3C và ankin là C3H

Số H trung bình = 3,6 => anđehit có số H < 3,6

=> anđehit là CH≡C-CHO

Gọi số mol của ankin và anđehit lần lượt là x và y

=> x + y = 1 mol và nH = 4x + 2y = 3,6

=> x = 0,8 và y = 0,2

=> %mC3H4 = 74,77%

Câu 10 :

Hỗn hợp M gồm anđehit X (no, đơn chức, mạch hở) và hiđrocacbon Y, có tổng số mol là 0,4 (số mol của X nhỏ hơn của Y). Đốt cháy hoàn toàn M, thu được 17,92 lít khí CO2 (đktc) và 14,4 gam H2O. Hiđrocacbon Y là

  • A

    C2H6

  • B

    C2H2

  • C

    C3H6

  • D

    C2H4

Đáp án : D

Phương pháp giải :

+) Vì đốt cháy anđehit X no, mạch hở, đơn chức thu được nCO2 = nH2O

=> đốt cháy hiđrocacbon Y cũng thu được nCO2 = nH2O => Y là anken

+) Số C trung bình = nCO2 / nM => có 2 trường hợp X có số C < 2; Y có số C > 2 hoặc X và Y đều có số C = 2

Lời giải chi tiết :

nCO2 = 0,8 mol; nH2O = 0,8 mol

Vì đốt cháy anđehit X no, mạch hở, đơn chức thu được nCO2 = nH2O

=> đốt cháy hiđrocacbon Y cũng thu được nCO2 = nH2O => Y là anken

Số C trung bình = nCO2 / nM = 2 => có 2 trường hợp X có số C < 2; Y có số C > 2 hoặc X và Y đều có số C = 2

Nếu X là HCHO => Y là C3H6 => loại vì nX = nY

=> X và Y đều có 2C => Y là C2H4

Câu 11 :

X, Y là hai anđehit no, đơn chức; Z là một axit cacboxylic đơn chức, chứa 1 liên kết C = C; biết X, Y, Z đều mạch hở. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp E gồm X, Y, Z, dẫn hết sản phẩm cháy qua bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư, thu được 90 gam kết tủa, đồng thời khối lượng dung dịch giảm 35,28 gam. Mặt khác E tác dụng vừa đủ 0,48 mol H2. Cho E tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được m gam Ag. Biết X và Y hơn kém nhau 28u, tổng số nguyên tử cacbon của X, Y, Z không quá 8. Giá trị lớn nhất của m là

  • A

    168,48

  • B

    149,04

  • C

    90,72

  • D

    155,52

Đáp án : D

Phương pháp giải :

X, Y là CnH2nO và Z là CmH2m-2O2

Từ nCO2 và nH2O => nZ

=> nX, nY

- Biện luận được giá trị của n, m

- Biện luận để cho Ag max thì n X phải max

=> nX, nY => nAg => mAg

Lời giải chi tiết :

Ca(OH)2 dư =>nCO2 = nCaCO3 = 0,9 (mol)

Mà  mCO2 + mH2O - mCaCO3 = -35,28

=> nH2O = 0,84 mol

X, Y là CnH2nO và Z là CmH2m-2O2

=> nZ = nCO2 - nH2O = 0,06 (mol)

nH2 = nX + nY + nZ= 0,48 —> nX + nY = 0,42 (mol)

nC = 0,42n + 0,06m = 0,9

=> n+m=15

Do m > 3 nên n < 2 —> Anđehit X là HCHO (x mol) 

Y là C2H5CHO (y mol)

Để lượng Ag lớn nhất thì nX phải lớn nhất, khi đó n đạt
min và m đạt max.

Tổng C < 8 —> m max = 4—> n = 11/7

n Anđehit = x + y = 0,42

nC trong anđehit = x + 3y = 0,42.11/7

=> x = 0,3 và y = 0,12

nAg = 4x + 2y = 1,44

=> mAg = 155,52 gam

Câu 12 :

Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp 3 anđehit no đơn chức thu được 4,48 lít khí CO2(đktc). Cũng lượng hỗn hợp đó, nếu oxi hoá thành axit (h = 100%), rối lấy axit tạo thành đem đốt cháy hoàn toàn thì thu được m gam nước. Giá trị của m là

  • A
    1,8.
  • B
    2,7.
  • C
    3,6.
  • D
    5,4.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Nhận xét: Khi đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp 3 anđehit no, đơn chức thu được nCO2 = nH2O.

Khi oxi hóa anđehit thành axit thì nguyên tố H được bảo toàn.

Do đó số mol H2O thu được khi đốt cháy axit bằng số mol H2O thu được khi đốt cháy anđehit.

Từ đó tính được giá trị m.

Lời giải chi tiết :

Đặt công thức chung của 3 anđehit no, đơn chức mạch hở là CnH2n+1CHO  có số mol là a mol.

Khi đốt cháy 3 anđehit:

Nhận xét: Khi đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp 3 anđehit no, đơn chức thu được nCO2 = nH2O = 4,48/22,4 = 0,2 mol

Khi oxi hóa anđehit thành axit thì nguyên tố H được bảo toàn.

Do đó số mol H2O thu được khi đốt cháy axit bằng số mol H2O thu được khi đốt cháy anđehit.

=> nH2O (đốt axit) = 0,2 mol => m = 0,2.18 = 3,6 gam

Câu 13 :

Hỗn hợp X gồm C2H5OH, C2H5CHO, CH3CHO trong đó C2H5OH chiếm 50% về số mol. Đốt cháy m gam X thu được 3,06g H2O và 3,136 lit CO2 (dktc). Mặt khác cho 8,55g hỗn hợp X thực hiện phản ứng tráng bạc thu được p gam Ag. Giá trị của p là:

  • A
    18,59            
  • B
    8,64     
  • C
    11,0808        
  • D
    21,6

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Bảo toàn nguyên tố.

Dựa vào đặc trưng của các chất khi đốt cháy (số C và số H)

=> mối tương quan giữa nCO2 và nH2O => số mol các chất

- Tính được khối lượng hỗn hợp X đốt cháy

=> tính được số mol andehit trong 8,55g X

=>n Ag

Lời giải chi tiết :

Cách 1:

nCO2 = 3,136: 22,4 = 0,14 mol ; nH2O = 3,06: 18 = 0,17 mol

X gồm: C2H6O ; C3H6O ; C2H4O. Khi đốt cháy andehit thì thu được

nCO2 = nH2O (vì số H = 2 số C) ; đốt cháy C2H6O thì nH2O – nCO2 = nancol

=> nC2H5OH = nH2O – nCO2 = 0,17 – 0,14 = 0,03 mol

Vì nC2H5OH = 50% nX => nandehit = nancol = 0,03 mol

Gọi số mol C2H5CHO và CH3CHO lần lượt là x và y => x + y = 0,03 (1)

Bảo toàn C: nCO2 = 2nC2H5OH + 3nC2H5CHO + 2nCH3CHO

=> 0,14 = 2.0,03 + 3x + 2y

=> 3x + 2y = 0,08 (2)

Từ (1,2) => x = 0,02 ; y = 0,01

=> mX = mC2H5OH + mC2H5CHO + mCH3CHO

= 46.0,03 + 58.0,02 + 44.0,01 = 2,98g

Tỷ lệ:

     2,98g X chứa 0,03 mol andehit

=> 8,55g X chứa 0,086 mol andehit

nAg = 2n anđehit = 0,172 mol

=> mAg = 108.0,172= 18,59g

Cách 2:

Đặt a, b, c là số mol C2H5OH, C2H5CHO, CH3CHO

=> 2a = a + b + c

nCO2 = 2a + 3b + 2c = 0,14

nH2O = 3a + 3b + 2c = 0,17

=>a=0,03; b = 0,02; c = 0,01

mX = 2,98 và nAg = 2b + 2c = 0,06

Tỉ lệ:

2,98 gam X —> nAg = 0,06

8,55 gam X —> nAg = (8,55 . 0,06)/2,98

=> mAg = 18,59

Câu 14 :

Đốt hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm hai anđehit cần dùng vừa hết 0,375 mol O2 sinh ra 0,3 mol CO2 và 0,3 mol H2O. Mặt khác, nếu cho m gam hỗn hợp X tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 thu được a gam kết tủa. Miền giá trị của a là ?

  • A
    32,4 ≤ a < 75,6.           
  • B
    48,6 ≤ a < 64,8.
  • C
    21,6 ≤ a ≤ 54.
  • D
    27 ≤ a < 108

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Đốt anđehit thu được nCO2 = nH2O => 2 anđehit là anđehit no, đơn chức, mạch hở

nO (X) = 2nCO2 + nH2O – 2nO2

Tính được C trung bình bằng 2

=> 1 anđehit là HCHO và anđehit còn lại có số C ≥ 3

Biện luận để tìm khoảng giá trị của a.

Lời giải chi tiết :

Đốt anđehit thu được nCO2 = nH2O

=> 2 anđehit là anđehit no, đơn chức, mạch hở

nO (X) = 2nCO2 + nH2O – 2nO2 = 2.0,3 + 0,3 – 2.0,375 = 0,15 mol

=> n anđehit = 0,15 mol

Ctb = 0,3 : 0,15 = 2

=> 1 anđehit là HCHO và anđehit còn lại có số C ≥ 3

+ Do hỗn hợp chứa 1 anđehit đơn chức thông thường và HCHO 

=> nAg < 4 n anđehit = 0,6 mol =>  a < 64,8

+ Giả sử:

HCHO (a mol)

CnH2nO (b mol)

a + b = 0,15 (1)

a + nb = nCO2 = 0,3 (2)

nAg = 4a + 2b = 2a + 2(a + b) = 2a + 2.0,15 = 2a + 0,3

Từ (1) và (2) 

=> \(a = \frac{{0,15n - 0,3}}{{n - 1}} = 0,15 - \frac{{0,15}}{{n - 1}}\)

Thay vào số mol Ag ta có: \({n_{Ag}} = 0,6 - \frac{{0,3}}{{n - 1}}\)

Mà n ≥ 3 => nAg ≥ 0,45 mol

=> a ≥ 48,6 gam

Vậy 48,6 ≤ a < 64,8

Câu 15 :

Đốt cháy m gam anđehit đơn chức mạch hở X (phân tử chứa không quá 4 nguyên tử cacbon), thu được 6,72 lít CO2 (đktc) và 1,8 gam nước. Mặt khác, khi cho 1,8 gam X phản ứng tối đa với a mol AgNO3 trong NH3. Giá trị của a là

  • A
    0,025. 
  • B
    0,05. 
  • C
    0,075. 
  • D
    0,1.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Giả sử công thức phân tử của anđehit là CnH2n+2-2kO

Từ phương trình => k theo n

Biện luận dựa vào dữ kiện số C không quá 4 để tìm được giá trị phù hợp của k và n.

 => CTPT và CTCT

Dựa vào đặc điểm cấu tạo để xác định 1 mol X tác dụng được tối đa bao nhiêu mol AgNO3.

Lời giải chi tiết :

nCO2 = 0,3 mol; nH2O = 0,1 mol

Giả sử công thức phân tử của anđehit là CnH2n+2-2kO

CnH2n+2-2kO → nCO2 + (n+1-k)H2O

                             0,3          0,1

=> 0,1n = 0,3(n+1-k) => 2n = 3k-3

=> \(k = \frac{{2n + 3}}{3}\)

Do anđehit không chứa quá 4C nên thay các giá trị n = 1, 2, 3, 4 vào thu được nghiệm thỏa mãn là n = 3, k = 3

Vậy CTPT của anđehit là C3H2O, CTCT là CH≡C-CHO

- Cho 1,8 gam X tác dụng với AgNO3: nX = 1,8/54 = 1/30 mol

Cấu tạo của X là CH≡C-CHO: CH≡C- tác dụng với 1 AgNO3; CHO tác dụng với 2 AgNO3

=> 1 X tác dụng với tối đa 3 AgNO3

=> nAgNO3 = 3nX = 0,1 mol

Câu 16 :

Đốt cháy hoàn toàn 0,1mol hỗn hợp hai anđehit là đồng đẳng kế tiếp thu dược 8,064lít CO2 (dktc) và 4,68g H2O. CTCT của 2 anđehit là:

  • A
    HCHO, CH3CHO       
  • B
    CH3CHO, CH3CH2CHO
  • C
    C2H3CHO, C3H5CHO            
  • D
    Kết quả khác

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Phương pháp nhanh nhất là loại trừ đáp án. Từ số mol CO2 > số mol H2O suy ra anđehit không no hoặc anđehit 2 chức. Từ số mol CO2, số mol H2O và số mol của hỗn hợp suy ra số nguyên tử C và H trung bình. Từ đó tìm ra công thức phù hợp.

Lời giải chi tiết :

nCO­2=0,36mol, nH2O=0,26mol.

nCO2>nH2O suy ra X,Y là anđehit không no có 1 liên kết đôi hoặc anđehit đa chức.

\(n\overline C  = \frac{{0,36}}{{0,1}} = 3,6{\text{   n}}\overline H  = \frac{{0,26.2}}{{0,1}} = 5,2\)  suy ra C2H3CHO, C3H5CHO thỏa mãn

Câu 17 :

Đốt cháy hoàn toàn a mol một andehit X mạch hở tạo ra b mol CO2 và c mol H2O (biết b = a + c). Trong phản ứng tráng gương, một phân tử X chỉ cho 2e. X thuộc dãy andehit:

  • A
    không no, 2 nối đôi, đơn chức
  • B
    không no, 1 nối đôi, đơn chức
  • C
    no, đơn chức
  • D
    no, 2 chức

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

 

\(\begin{gathered}
{C_n}{H_{2n + 2 - 2k - b}}{(CHO)_b} \to (n + b)C{O_2} + (n + 1 - k){H_2}O \hfill \\
{\text{ a }} \to {\text{a(n + b) }} \to a(n + 1 - k) \hfill \\
\end{gathered} \)

Có: \(a(n + b) = a + a(n + 1 - k) \Rightarrow k = 2 - b\)

X nhường 2e suy ra Ag nhận 2e suy ra X là anđehit đơn chức vì 1CHO cho 2 Ag

Suy ra b=1, k=1

Câu 18 :

Đốt cháy hoàn toàn 10 gam anđehit X có mạch cacbon không phân nhánh sau đó dẫn toàn bộ sản phẩm cháy vào bình đựng dung dịch nước vôi trong dư. Sau thí nghiệm thấy khối lượng bình tăng 29,2 gam và trong bình có 50 gam kết tủa. Hãy cho biết công thức cấu tạo của X.

  • A
    OHC(CH2)3CHO        
  • B
    OHC(CH2)2CHO        
  • C
    OCHCHO       
  • D
    HCHO

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Từ khối lượng kết tủa và khối lượng bình tăng suy ra số mol CO2 và số mol H2O. Kết hợp với các đáp án đề bài cho tính được số mol của X. Từ đó tính được M(X) và suy ra công thức phù hợp.

Lời giải chi tiết :

nCaCO3=0,5mol suy ra mH2O=7,2g; nH2O=0,4mol

suy ra loại được đáp án D.

Các đáp án còn lại đều có 2 liên kết pi trong phân tử nên ta có:

 

\(\begin{gathered}
nX = (2 - 1)(nC{O_2} - n{H_2}O) = 0,5 - 0,4 = 0,1mol \hfill \\
\to M(X) = \frac{{10}}{{0,1}} = 100{\text{ (}}OHC{\left( {C{H_2}} \right)_3}CHO) \hfill \\
\end{gathered} \)

Câu 19 :

Hợp chất hữu cơ X có dạng CnHmO. Đốt cháy hết 0,04 mol X bằng 0,34 mol khí O2 thu được 0,44 mol hỗn hợp các khí và hơi. Mặt khác 0,05 mol x tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 sau phản ứng hoàn toàn thu được khối lượng kết tủa vượt quá 10,8 gam. Biết n nhỏ hơn m. Số đồng phân cấu tạo của X là: 

  • A
    3
  • B
    4
  • C
    5
  • D
    6

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Ta có:

Gọi n CO2, n H2O lần lượt là x, y mol

=> x + y = 0,44 (I)

Áp dụng định luật bảo toàn nguyên tố oxi

=> n X + 2. n O2 = 2 . x + y (II)

Từ (I) và (II) => x = 0,28  ; y = 0,16

Số nguyên tử C có trong X là:

n CO2 : n X = 0,28 : 0,04 = 7

Số nguyên tử H có trong X là:

n H2O : n X = 0,16 . 2 : 0,04 = 8

=> CTPT của X là C7H8O

Theo đề bài, 0,05 mol X tác dụng với AgNO3/NH3 thu được kết tủa có khối lượng lớn hơn 10,8 : 108 = 0,1 mol Ag

=>Trong X có chứa 1 nhóm –CHO và 1 liên kết 3 ở đầu mạch

Các công thức cấu tạo của X là:

Câu 20 :

Hỗn hợp X gồm hai anđehit no, mạch hở. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X tao ra số mol nước đúng bằng số mol X đã phản ứng. Mặt khác khi cho 0,25 mol hỗn hợp X phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3, thu được m gam Ag. Giá trị của m là:

  • A
    27 gam 
  • B
     81 gam     
  • C
    108 gam
  • D
    54 gam

Đáp án : C

Phương pháp giải :

B1: Gọi CTTQ của 2 anđehit là: \({C_{\overline x }}{H_{\overline y }}{O_{\overline z }}\)

B2: Tìm chỉ số \(\overline y {\text{ }} = {\text{ }}\frac{{2{n_{H2O}}}}{{{n_X}}}\)=> CTCT của 2 anđêhit

B3:  1CHO → 2Ag

Đặc biệt HCHO → 4Ag

=> nAg => mAg

Lời giải chi tiết :

Gọi CTPT của hai anđehit no, mạch hở X là:  \({C_{\overline x }}{H_{\overline y }}{O_{\overline z }}\)

Coi đốt cháy 1 mol X

\(\begin{gathered}
{C_{\overline x }}{H_{\overline y }}{O_{\overline z }} = > {\text{ }}{n_{H2O}} = {\text{ }}1{\text{ }}mol{\text{ }} \hfill \\
= > {\text{ }}\overline y {\text{ }} = {\text{ }}\frac{{2{n_{H2O}}}}{{{n_X}}}{\text{ }} = 2 \hfill \\
\end{gathered} \)

 Vậy 2 CTPT của hai anđehit no, mạch hở là HCHO và  CHO-OHC

0,25 mol X + AgNO3 → 4Ag

nAg = 4nX = 4. 0,25 = 1 (mol) => mAg = 108 (g)

Câu 21 :

Cho 20,28 gam hỗn hợp X gồm andehit hai chức Y và chất hữu cơ no, đơn chức Z (chứa C, H, O). Đốt cháy hoàn toàn X thu được 0,78 mol CO2 và 0,66 mol H2O. Mặt khác X tạo tối đa 90,72 gam kết tủa với dung dịch AgNO3/NH3, sản phầm của phản ứng có thể tạo khí với dung dịch HCl và NaOH. Phần trăm khối lượng của Y trong hỗn hợp X có thể là

  • A
    40,83%                               
  • B
    59,17%                               
  • C
    22,19%                                           
  • D
    77,81 %

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Sản phầm phản ứng tạo khí với cả HCl và NaOH

=> Chứa (NH4)2CO3 => Z là HCHO hoặc HCOOH

nAg = 0,84

nO(Z) = (mX - m- mH)/16 = 0,6 > nAg/2 nên Z phải là HCOOH

Đặt y, z là số mol Y, Z => nO = 2y + 2z = 0,6

nAg = 4y + 2z = 0,84 => y = 0,12 và z = 0,18

Y là CaHbO2

nCO2 = 0,12a + 0,18.1 = 0,78 => a = 5

nH2O= 0,12b/2 + 0,18.1 = 0,66 => b = 8

=>Y là C5H8O2 (0,12 mol)

=> %Y = 59,17%

Câu 22 :

Đốt cháy hoàn toàn 10,8g hợp chất đa chức M thấy tạo ra 10,08 lít CO2(đktc) và 5,4 g H2O. Cho M tác dụng với H2/ Ni nung nóng, thấy thoát ra sản phẩm hữu cơ N. Cho N tác dụng với Na thấy số mol N bằng số mol H2 sinh ra. Hỏi CTCT của M là

  • A
    CH2=CH-CH=O 
  • B
    OHC-CH2CH2CHO.
  • C
    OHC-CH2-CHO.            
  • D
    OHC--CHO.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Cho M tác dụng với H2/ Ni nung nóng, thấy thoát ra sản phẩm hữu cơ N. Cho N tác dụng với Na thấy số mol N bằng số mol Hsinh ra. → M 2 chứa –CHO → loại A

            CnH2n-2O2 + O2 → nCO2 + (n-1)H2O

            nanđehit = a mol= nCO2 – nH2O = 0,45- 0,3 =0,15 mol

            Manđehit = 72 

Câu 23 :

Đốt cháy hoàn toàn 1 mol hợp chất hữu cơ X, thu được 4 mol CO2. Chất X tác dụng được với Na, tham gia phản ứng tráng bạc và phản ứng cộng Br2 theo tỉ lệ mol 1 : 1. Công thức cấu tạo của X là

  • A
    CH3CH=CHCOOH.
  • B
    HO–CH2CH2CH2CHO.
  • C
    HO–CH2CH=CHCHO.   
  • D
    HO–CH2CH2CH=CHCHO.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Đốt 1 mol X sinh ra 4 mol CO2 → X có 4 nguyên tử cacbon trong phân tử

A. Loại vì chất này không tham gia phản ứng tráng bạc

B. Loại vì chất này không có phản ứng cộng với dung dịch Br2

C. Thỏa mãn

HO–CH2CH=CHCHO + Na → NaO-CH2CH=CHCHO

HO–CH2CH=CHCHO + 2AgNO3 + 3NH3 + H2O → HO–CH2CH=CHCOONH4 + 2Ag↓ + 2NH4NO3

HO–CH2CH=CHCHO + Br2 → HO–CH2CHBr−CHBrCHO

D. Loại vì có 5cacbon trong phân tử

Câu 24 :

Đốt cháy hoàn toàn 0,175 gam chất A chứa các nguyên tố C, H, O thu được 0,224 lít CO2(đktc) và 0,135 gam nước. Tỷ khối hơi của A so với H2 bằng 35. Cho 0,35 gam chất A tác dụng với H2 dư có Ni xúc tác thu được 0,296  gam rượu isobutylic. CTCT của A và hiệu suất phản ứng tạo thành rượu:

  • A
    CH3CH=CHCHO; 80%.
  • B
    CH2=C(CH3)-CHO; 60%.
  • C
    CH2=C(CH3)-CHO; 75%.
  • D
    CH2=C(CH3)-CHO; 80%.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

 

 

Lời giải chi tiết :

BTNT C, H: nC = nCO2 = 0,01 mol; nH = 2nH2O = 0,015 mol

BTKL: mO = mA - mC - mH = 0,175 - 12.0,01 - 1.0,015 = 0,04 gam => nO = 0,0025

=> C : H : O = 0,01 : 0,015 : 0,0025 = 4 : 6 : 1

CTPT của A có dạng (C4H6O)n 

Tỷ khối hơi của A so với H2 bằng 35 => MA = 35.2 = 70 => 70n = 70 => n = 1

=> CTPT của A là C4H6O

Hidro hóa A thu được isobutylic nên A là CH2=C(CH3)-CHO

Tính hiệu suất: nC4H6O bđ = 0,35 : 70 = 0,005 mol

nC4H10O = nC4H6O pư = 0,296 : 74 = 0,004 mol

=> H% = \(\frac{{{n_{{C_4}{H_6}{O_{pu}}}}}}{{{n_{{C_4}{H_6}{O_{bd}}}}}}.100\%  = \frac{{0,004}}{{0,005}}.100\% \) = 80%

Câu 25 :

Hai chất hữu cơ X và Y, thành phần nguyên tố đều gồm C, H, O, có cùng số nguyên tử cacbon (MX < MY). Khi đốt cháy hoàn toàn mỗi chất trong oxi dư đều thu được số mol H2O bằng số mol CO2. Cho 0,1 mol hỗn hợp gồm X và Y phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 28,08 gam Ag. Phần trăm khối lượng của X trong hỗn hợp ban đầu là:

 

               

  • A
    39,66%.
  • B
    60,34%. 
  • C
    21,84%.
  • D
    78,16%.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Ta có: n hh = 0,1 mol; nAg = 0,26 mol

- Hỗn hợp có phản ứng tráng gương nên suy ra có chứa nhóm -CHO

- Mà đốt X hay đốt Y đều thu được số mol CO2 bằng số mol H2O và tỉ lệ: nAg : nhh = 2,6

=> Hỗn hợp có chứa HCHO => Chất còn lại là HCOOH (Vì cùng số nguyên tử C)

Giả sử hỗn hợp ban đầu chứa HCHO (a mol) và HCOOH (b mol)

Giải hệ: n hh = a + b = 0,1 và nAg = 4a + 2b = 0,26 được a = 0,03 và b = 0,07

=> %mHCHO = 0,03.30/(0,03.30 + 0,07.46).100% = 21,84%

Câu 26 :

Đốt cháy hoàn toàn 7,2 gam hợp chất hữu cơ A thu được 0,4 mol CO2 và 0,4 mol H2O. Biết A chỉ chứa một loại nhóm chức và 0,05 mol A tham gia phản ứng tráng gương thì tạo ra 0,1 mol Ag. Công thức cấu tạo thu gọn của A là

  • A
    C3H7CHO.
  • B
    CH3CHO.
  • C
     C2H5CHO.
  • D
    C2H3CHO.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Bảo toàn nguyên tố, bảo toàn khối lượng.

Lời giải chi tiết :

BTNT C, H: nC = nCO2 = 0,4 mol; nH = 2nH2O = 0,8 mol

BTKL: mO(A) = mA - mC - mH = 7,2 - 0,4.(12+2) = 1,6 gam

=> n= 0,1 mol

=> n: nH : nO = 4 : 8 : 1. Mà nAg : nA = 2 : 1 => Phân tử A có chứa 1 nhóm -CHO

=> A có CTPT C4H8O, CTCT là C3H7CHO

Câu 27 :

X, Y, Z, T là 4 anđehit no hở đơn chức đồng đẳng liên tiếp, trong đó MT = 2,4MX. Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol Z rồi hấp thụ hết sản phẩm cháy vào bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư thấy khối lượng dung dịch tăng hay giảm bao nhiêu gam?

  • A
    tăng 18,6 gam.  
  • B
    tăng 13,2 gam.        
  • C
    Giảm 11,4 gam.        
  • D
    Giảm 30 gam.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Ta thấy: MT = MX + 14.3 ; mà MT = 2,4MX

=> MX = 30 (HCHO)  => Z là C2H5CHO

Đốt 0,1 mol Z tạo 0,31 mol CO2 và 0,3 mol H2O

=> m thay đổi = 0,3.44 + 0,3.18 - 0,3.100 = -11,4 , tức là giảm 11,4g

close