Trắc nghiệm Bài 40. Bài tập thế H của nhóm OH ancol - Hóa 11

Đề bài

Câu 1 :

Cho ancol benzylic tác dụng với Na vừa đủ thu được sản phẩm là

  • A

    Natri benzoat

  • B

    Natri benzat

  • C

    Natri benzylat 

  • D

    Natri benzenat 

Câu 2 :

Để nhận biết được 2 chất lỏng không màu là: propan-1,2-điol và propan-1,3-điol ta có thể dùng hóa chất nào sau đây:

  • A

    Na

  • B

    Cu(OH)2

  • C

    nước brom

  • D

    NaOH

Câu 3 :

Cho các chất có CTCT như sau: HOCH2-CH2OH (X); HOCH2-CH2-CH2-OH (Y); HOCH2-CH(OH)-CH2OH (Z); CH3-CH2-O-CH2-CH3 (R); CH3-CH(OH)-CH2OH (T). Những chất tác dụng được với Cu(OH)2 tạo thành dung dịch màu xanh lam là

  • A

    X, Y, R, T.

  • B

    X, Z, T.

  • C

    Z, R, T.

  • D

    X, Y, Z, T.

Câu 4 :

Ancol X no, mạch hở, có không quá 3 nguyên tử cacbon trong phân tử. Biết X không tác dụng với Cu(OH)2 ở điều kiện thường. Số công thức cấu tạo bền phù hợp với X là

  • A

    5

  • B

    3

  • C

    4

  • D

    2

Câu 5 :

Gọi m là số nhóm chức của ancol A. Cho 1 mol ancol A tác dụng với Na dư thì thể tích khí H2 sinh ra (ở đktc) là

  • A

    11,2m lít.

  • B

    22,4m lít.

  • C

    $\frac{m}{{11,2}}$ lít.

  • D

    $\frac{m}{{22,4}}$ lít.

Câu 6 :

Cho 15,6 gam hỗn hợp 2 ancol đơn chức kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng tác dụng hết với 9,2 gam Na thu được 24,5 gam chất rắn. 2 ancol đó là

  • A

    CH3OH và C2H5OH                                 

  • B

    C3H7OH và C4H9OH

  • C

    C3H5OH và C4H7OH                                 

  • D

    C2H5OH và C3H7OH

Câu 7 :

A, B là 2 ancol no đơn chức, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng. Cho hỗn hợp gồm 1,6 gam A và 2,3 gam B tác dụng hết với Na thu được 1,12 lít H2 (đktc). A, B có công thức phân tử lần lượt là

  • A

    CH3OH ; C2H5OH                                   

  • B

    C2H5OH ; C3H7OH

  • C

    C3H7OH ; C4H9OH                                  

  • D

    C4H9OH ; C5H11OH

Câu 8 :

Cho 9,2 gam hỗn hợp ancol propylic và ancol đơn chức B tác dụng với Na dư sau phản ứng thu được 2,24 lít H2 (đktc). Công thức của B là

  • A

    CH3OH 

  • B

    C2H5OH

  • C

    CH3CH(OH)CH3          

  • D

    CH2 = CH – CH2OH

Câu 9 :

Cho 11,95 gam hỗn hợp ancol etylic và etylen glicol tác dụng hoàn toàn với Na dư thu được 3,64 lít khí H2 (đktc). Phần trăm khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp lần lượt là

  • A

    51, 88%; 48,12%.

  • B

    55,56%; 44,44%.

  • C

    48,12%; 51,88%.

  • D

    44,44%; 55,56%.

Câu 10 :

Cho 18,4 gam X gồm glixerol và một ancol no đơn chức Y tác dụng với Na dư thu được 5,6 lít khí hiđro (đktc). Lượng hiđro do Y sinh ra bằng 2/3 lượng hiđro do glixerol sinh ra. Công thức phân tử của Y là

  • A

    CH3OH

  • B

    C2H5OH

  • C

    C3H7OH

  • D

    C4H9OH

Câu 11 :

Hỗn hợp A chứa glixerol và một ancol đơn chức X. Cho 40,6 gam A tác dụng hết với Na dư thu được 10,08 lít H2 ở đktc. Mặt khác 8,12 gam A hòa tan vừa hết 1,96 gam Cu(OH)2. CTPT của ancol đơn chức trên là

  • A

    C4H10O.

  • B

    C3H8O.

  • C

    C2H5O.

  • D

    CH4O.

Câu 12 :

Hỗn hợp X gồm ancol propylic, etylenglicol, glixerol. Đốt cháy hoàn toàn m gam X thu được 1,7 mol CO2 và 2,4 mol H2O. Mặt khác, cũng m gam X tác dụng tối đa với 24,5 gam Cu(OH)2. Giá trị của m là

  • A

    23,0

  • B

    26,5

  • C

    46,0

  • D

    53,0

Câu 13 :

Cho Na dư tác dụng hoàn toàn với 58,8 gam hỗn hợp 2 rượu A và B no, đơn chức, mạch hở sinh ra 7,84 lít khí H2 (đktc). Biết B có số nguyên tử cacbon gấp đôi A. Hai rượu A và B lần lượt là:

  • A

    CH3OH và C2H5OH.

  • B

    C2H5OH và C4H9OH.

  • C

    C3H7OH và C6H13OH.

  • D

    C5H11OH và C10H17OH.

Câu 14 :

Tiến hành 2 thí nghiệm sau

TN1: cho 6 gam ancol mạch hở, đơn chức A tác dụng với m gam Na thu được 0,075 gam H2

TN2: cho 6 gam A tác dụng với 2m gam Na thu được không tới 0,1 gam H2. A có công thức là

  • A

    CH3OH.

  • B

    C3H7OH.

  • C

    C3H5OH.

  • D

    C4H9OH.

Câu 15 :

Cho 10 ml dung dịch cồn 460 vào bình đựng Na dư, sau khi phản ứng xong thu được V lít khí H2 (đktc), biết khối lượng riêng của ancol etylic và nước lần lượt là 0,8 g/ml và 1,0 g/ml. Giá trị của V là

  • A

    0,896

  • B

    3,36.

  • C

    1,95.

  • D

    4,256.

Câu 16 :

Cho a mol một ancol X tác dụng với Na thu được \(\frac{a}{2}\) mol H2. Đốt cháy hoàn toàn X thu được 13,2 gam CO2 và 8,1 gam H2O. Vậy X là:

  • A
    C3H7OH.                           
  • B
    C2H5OH.                           
  • C
    C4H9OH.                           
  • D
    C2H4(OH)2.
Câu 17 :

Cho 46 gam dung dịch glixerol 80% với một lượng dư Na, thu được V lít khí (đktc). Giá trị của V là

  • A
    16,8 lít.                              
  • B
    13,44 lít.                 
  • C
    19,16 lít.                            
  • D
    15,68 lít.
Câu 18 :

Một ancol X tác dụng với Na dư thu được thể tích H2 bằng thể tích hơi ancol X đã phản ứng. Đốt cháy hoàn toàn một thể tích hơi ancol X thu được không đến ba thể tích CO2 (các thể tích đo ở cùng điều kiện). Vậy X là:

  • A
    Ancol etylic
  • B
    Etilen glicol
  • C
    Ancol propylic
  • D
    Propan điol
Câu 19 :

Lấy m gam hỗn hợp X gồm một ancol đơn chức no mạch hở A và một ancol hai chức no mạch hở B tác dụng hoàn toàn với K dư thu được 5,6 lít khí H2 (đktc). Cũng m gam hỗn hợp X hòa tan được nhiều nhất 9,8 gam Cu(OH)2. Nếu đốt cháy hết m gam X rồi cho sản phẩm cháy hấp thụ hết vào bình đựng dung dịch Ba(OH)2 dư thì khối lượng bình tăng 67,4 gam. Tìm công thức 2 ancol và khối lượng mỗi ancol có trong m gam hỗn hợp X?

  • A
    C4H9OH 7,4 gam; C3H6(OH)2 15,2 gam
  • B
    C4H9OH 3,7 gam; C3H6(OH)2 30,4 gam
  • C
    C3H7OH 6,0 gam; C4H8(OH)2 9,0 gam
  • D
    C3H7OH 9,0 gam; C4H8(OH)2 13,5 gam
Câu 20 :

Cho m gam hỗn hợp X gồm các ancol no, mạch hở, đồng đẳng của nhau cháy hoàn toàn trong O2 thì thu được 0,5 mol CO2 và 0,7 mol H2O. Cùng m gam X tác dụng với Na dư thì thu được a gam muối. Giá trị của a có thể đạt được đến giá trị lớn nhất là:

  • A
    10,6
  • B
    13,8
  • C
    15,0
  • D
    22,6
Câu 21 :

Cho biết X mạch hở. Đốt cháy a mol X thu được 4a mol CO2 và 4a mol H2O. Nếu cho a mol X tác dụng hết với Na thu được a mol H2. Số CTCT thỏa mãn của X là

  • A
    5
  • B
    3
  • C
    2
  • D
    4
Câu 22 :

Cho 9,2 gam C2H5OH tác dụng với lượng dư Na sau phàn ứng hoàn toàn thu được a mol khí H2. Giá trị của a là

  • A
    0,20.
  • B
    0,10.
  • C
    0,15.
  • D
    0,25.
Câu 23 :

Cho 4,8 gam ancol no, đơn chức, mạch hở X tác dụng hết với Na dư, thu được 0,896 lít khí. Công thức của X là

  • A
    CH3OH. 
  • B
    C3H7OH. 
  • C
    C2H5OH. 
  • D
    C2H4(OH)2.
Câu 24 :

Cho Na tác dụng vừa đủ với 1,24 gam hỗn hợp 3 ancol, thu được 336 ml khí H2 (đktc). Khối lượng muối natri thu được là:

  • A
    2,5 gam
  • B
    1,56 gam
  • C
    1,9 gam
  • D
    4,2 gam
Câu 25 :

Hỗn hợp X gồm metanol, etanol, propan -1-ol, và H2O. Cho m gam X tác dụng với Na dư thu được 15,68 lít khí H2 (đktc). Mặt khác đốt cháy hoàn toàn X thu được V lít CO2 (đktc) và 46,8 gam H2O. Giá trị của m và V lần lượt là

  • A
    61,2 và 26,88. 
  • B
    19,6 và 26,88
  • C
    42 và 42,56 
  • D
    42 và 26,88.

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Cho ancol benzylic tác dụng với Na vừa đủ thu được sản phẩm là

  • A

    Natri benzoat

  • B

    Natri benzat

  • C

    Natri benzylat 

  • D

    Natri benzenat 

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Xem lại phản ứng thế H của nhóm –OH ancol

Lời giải chi tiết :

C6H5CH2OH + Na → C6H5CH2ONa + H2

                                      Natri benzylat

Câu 2 :

Để nhận biết được 2 chất lỏng không màu là: propan-1,2-điol và propan-1,3-điol ta có thể dùng hóa chất nào sau đây:

  • A

    Na

  • B

    Cu(OH)2

  • C

    nước brom

  • D

    NaOH

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Propan-1,2-điol là ancol có 2 nhóm OH liền kề; propan-1,3-điol không có nhóm OH liền kề

=> dùng Cu(OH)2 nhận biết : Propan-1,2-điol hòa tan Cu(OH)2 tạo phức còn propan-1,3-điol không phản ứng

Câu 3 :

Cho các chất có CTCT như sau: HOCH2-CH2OH (X); HOCH2-CH2-CH2-OH (Y); HOCH2-CH(OH)-CH2OH (Z); CH3-CH2-O-CH2-CH3 (R); CH3-CH(OH)-CH2OH (T). Những chất tác dụng được với Cu(OH)2 tạo thành dung dịch màu xanh lam là

  • A

    X, Y, R, T.

  • B

    X, Z, T.

  • C

    Z, R, T.

  • D

    X, Y, Z, T.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Những chất tấc dụng với dd Cu(OH)2 tạo thành dung dịch màu xanh lam là những ancol có nhóm –OH liền kề

HOCH2-CH2OH (X); HOCH2-CH(OH)-CH2OH (Z); CH3-CH(OH)-CH2OH (T)

Câu 4 :

Ancol X no, mạch hở, có không quá 3 nguyên tử cacbon trong phân tử. Biết X không tác dụng với Cu(OH)2 ở điều kiện thường. Số công thức cấu tạo bền phù hợp với X là

  • A

    5

  • B

    3

  • C

    4

  • D

    2

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

X khôgn tác dụng với Cu(OH)2 ở điều kiện thường => X không có nhóm –OH liền kề

=> X có thể là: CH3OH, C2H5OH, CH3-CH2-CH2OH, CH3-CHOH-CH3, CH2OH-CH2-CH2OH

Câu 5 :

Gọi m là số nhóm chức của ancol A. Cho 1 mol ancol A tác dụng với Na dư thì thể tích khí H2 sinh ra (ở đktc) là

  • A

    11,2m lít.

  • B

    22,4m lít.

  • C

    $\frac{m}{{11,2}}$ lít.

  • D

    $\frac{m}{{22,4}}$ lít.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Gọi ancol A có dạng R(OH)m

2R(OH)m + 2Na → 2R(ONa)m + mH2

Lời giải chi tiết :

Gọi ancol A có dạng R(OH)m

2R(OH)m + 2Na → 2R(ONa)m + mH2

1 mol                   →                    0,5m mol

=> VH2 = 22,4.0,5m = 11,2m lít

Câu 6 :

Cho 15,6 gam hỗn hợp 2 ancol đơn chức kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng tác dụng hết với 9,2 gam Na thu được 24,5 gam chất rắn. 2 ancol đó là

  • A

    CH3OH và C2H5OH                                 

  • B

    C3H7OH và C4H9OH

  • C

    C3H5OH và C4H7OH                                 

  • D

    C2H5OH và C3H7OH

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có : nH=$\frac{{{m_{ancol}} + {m_{Na}} - {m_{CR}}}}{2}$

$\overline R OH + Na \to \overline R ONa + \frac{1}{2}{H_2}$

=> ${\overline M _{ancol}} $  

Lời giải chi tiết :

Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có 

nH= $\frac{{{m_{ancol}} + {m_{Na}} - {m_{CR}}}}{2} = \frac{{15,6 + 9,2 - 24,5}}{2} = 0,15$mol

Gọi công thức chung của 2 ancol là $\overline R OH$      

$\overline R OH + Na \to \overline R ONa + \frac{1}{2}{H_2}$

0,3 mol                                    0,15 mol

=>${\overline M _{ancol}} = \frac{{15,6}}{{0,3}} = 52\,\,$

$= > \,\,\bar R = {\text{ }}52{\text{ }}-{\text{ }}17{\text{ }} = {\text{ }}35$

Mà 2 ancol là đồng đẳng liên tiếp => C2H5OH và C3H7OH

Câu 7 :

A, B là 2 ancol no đơn chức, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng. Cho hỗn hợp gồm 1,6 gam A và 2,3 gam B tác dụng hết với Na thu được 1,12 lít H2 (đktc). A, B có công thức phân tử lần lượt là

  • A

    CH3OH ; C2H5OH                                   

  • B

    C2H5OH ; C3H7OH

  • C

    C3H7OH ; C4H9OH                                  

  • D

    C4H9OH ; C5H11OH

Đáp án : A

Phương pháp giải :

$\overline R OH{\text{ }} + {\text{ }}Na\xrightarrow{{}}\overline R ON{\text{a}} + \frac{1}{2}{H_2}$

0,1 mol                                          0,05 mol

=>${\overline M _{ancol}} = $

Lời giải chi tiết :

Gọi công thức chung của 2 ancol $\overline R OH$

$\overline R OH{\text{ }} + {\text{ }}Na\xrightarrow{{}}\overline R ON{\text{a}} + \frac{1}{2}{H_2}$

0,1 mol                                           0,05 mol

=>${\overline M _{ancol}} = \frac{{1,6 + 2,3}}{{0,1}} = {\text{ }}39{\text{ }}$

$= > \overline R = 39-17 = 22$

2 ancol là đồng đẳng liên tiếp

Mà 15 < 22 < 29 => 2 ancol phải là CH3OH và C2H5OH

Câu 8 :

Cho 9,2 gam hỗn hợp ancol propylic và ancol đơn chức B tác dụng với Na dư sau phản ứng thu được 2,24 lít H2 (đktc). Công thức của B là

  • A

    CH3OH 

  • B

    C2H5OH

  • C

    CH3CH(OH)CH3          

  • D

    CH2 = CH – CH2OH

Đáp án : A

Phương pháp giải :

$\overline R OH{\text{ }} + {\text{ }}Na\xrightarrow{{}}\overline R ON{\text{a}} + \frac{1}{2}{H_2}$

0,2 mol                                           0,1 mol

=>${\overline M _{ancol}}$ $=>\overline R $

Lời giải chi tiết :

Gọi công thức chung của 2 ancol $\overline R OH$

$\overline R OH{\text{ }} + {\text{ }}Na\xrightarrow{{}}\overline R ON{\text{a}} + \frac{1}{2}{H_2}$

0,2 mol                                            0,1 mol

=>${\overline M _{ancol}} = \frac{{9,2}}{{0,2}} = {\text{ }}46{\text{ }} $

$= > \overline R = 46-17 = 29$

Mà có 1 ancol là C3H7OH nên  ancol còn lại phải là CH3OH

Câu 9 :

Cho 11,95 gam hỗn hợp ancol etylic và etylen glicol tác dụng hoàn toàn với Na dư thu được 3,64 lít khí H2 (đktc). Phần trăm khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp lần lượt là

  • A

    51, 88%; 48,12%.

  • B

    55,56%; 44,44%.

  • C

    48,12%; 51,88%.

  • D

    44,44%; 55,56%.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Gọi ${n_{{C_2}{H_5}OH}}$ = x mol;  ${n_{{C_2}{H_4}{{(OH)}_2}}}$ = y mol→ PT(1)

+) nH2 = 0,5.nC2H5OH + nC2H4(OH)2 => PT (2)

Lời giải chi tiết :

Gọi ${n_{{C_2}{H_5}OH}}$ = x mol;  ${n_{{C_2}{H_4}{{(OH)}_2}}}$ = y mol

→ 46x + 62y = 11,95  (1)

${n_{{H_2}}}$= 0,1625 mol → 0,5x + y = 0,1625 (2)

(1), (2) → $\left\{ \begin{gathered}x\,\, = \,\,0,125\,\,mol \hfill \\y\,\, = \,\,0,1\,\,mol \hfill \\ \end{gathered} \right.\,\, \to \,\,\left\{ \begin{gathered}\% {m_{{C_2}{H_5}OH}}\, = \,\,48,12\% \, \hfill \\\% {m_{{C_2}{H_4}{{(OH)}_2}}} = \,\,51,88\% \hfill \\ \end{gathered} \right.$

Câu 10 :

Cho 18,4 gam X gồm glixerol và một ancol no đơn chức Y tác dụng với Na dư thu được 5,6 lít khí hiđro (đktc). Lượng hiđro do Y sinh ra bằng 2/3 lượng hiđro do glixerol sinh ra. Công thức phân tử của Y là

  • A

    CH3OH

  • B

    C2H5OH

  • C

    C3H7OH

  • D

    C4H9OH

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Sơ đồ phản ứng

C3H5(OH)3 $\xrightarrow{{ + Na}}$ H2 

a mol                    1,5a mol 

ROH $\xrightarrow{{ + Na}}$  H2

b mol         0,5b mol

+) nH= 1,5.nC3H5(OH)3 + 0,5.nROH

Lời giải chi tiết :

Sơ đồ phản ứng

C3H5(OH)3 $\xrightarrow{{ + Na}}$ H2                                    

a mol                   1,5a mol

ROH $\xrightarrow{{ + Na}}$  H2

b mol           0,5b mol

+) nH= 1,5.nC3H5(OH)3 + 0,5.nROH

Ta có phương trình : nH= 1,5a + 0,5b =$\frac{{5,6}}{{22,4}}$ = 0,25 (1) và 0,5b =$\frac{2}{3}$ .1,5a (2)

Từ (1) và (2) suy ra a = 0,1 ; b = 0,2 mol

mX = 0,1 . 92 + 0,2 . (R + 17) = 18,4 => R = 29 (C2H5). Vậy ancol Y là C2H5OH

Câu 11 :

Hỗn hợp A chứa glixerol và một ancol đơn chức X. Cho 40,6 gam A tác dụng hết với Na dư thu được 10,08 lít H2 ở đktc. Mặt khác 8,12 gam A hòa tan vừa hết 1,96 gam Cu(OH)2. CTPT của ancol đơn chức trên là

  • A

    C4H10O.

  • B

    C3H8O.

  • C

    C2H5O.

  • D

    CH4O.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Trong 8,12 gam A có 0,02.2 = 0,04 mol glixerol → trong 40,6 gam A có 0,2 mol glixerol

+) ${n_{{H_2}}}$= $\frac{3}{2}$nglixerol + $\frac{1}{2}$nX

Lời giải chi tiết :

${n_{Cu{{(OH)}_2}}}$ = 0,02 mol → trong 8,12 gam A có 0,02.2 = 0,04 mol glixerol

→ trong 40,6 gam A có 0,2 mol glixerol → mX = 40,6 – 0,2.92 = 22,2 gam

${n_{{H_2}}}$= 0,45 mol  →$\frac{3}{2}$ nglixerol +$\frac{1}{2}$nX = 0,45  → nX  = 0,3 mol

→ MX = $\frac{{22,2}}{{0,3}}$ = 74 → X là C4H10

Câu 12 :

Hỗn hợp X gồm ancol propylic, etylenglicol, glixerol. Đốt cháy hoàn toàn m gam X thu được 1,7 mol CO2 và 2,4 mol H2O. Mặt khác, cũng m gam X tác dụng tối đa với 24,5 gam Cu(OH)2. Giá trị của m là

  • A

    23,0

  • B

    26,5

  • C

    46,0

  • D

    53,0

Đáp án : C

Phương pháp giải :

+) Bảo toàn C: nCO2 = nC3H7OH + 2.nC2H4(OH)2 + 3.nC3H5(OH)3

+) Bảo toàn H: nH2O= 4.nC3H7OH + 3.nC2H4(OH)2 + 4.nC3H5(OH)3

+) nC2H4(OH)2 + nC3H5(OH)3 = 2.${n_{Cu{{(OH)}_2}}}$

Lời giải chi tiết :

Gọi  ${n_{{C_3}{H_7}OH}}$= x mol;   ${n_{{C_2}{H_4}{{(OH)}_2}}}$= y mol;  ${n_{{C_3}{H_5}{{(OH)}_3}}}$= z mol

${n_{C{O_2}}}$= 1,7 mol → 3x + 2y + 3z = 1,7 (1)

${n_{{H_2}O}}$= 2,4 mol → 4x + 3y + 4z = 2,4 (2)

${n_{Cu{{(OH)}_2}}}$= 0,25 mol → y + z = 2.0,25  (3)

Từ (1), (2) và (3) →$\left\{ \begin{gathered}x\,\, = \,\,\,0,2\,\,mol \hfill \\y\,\, = \,\,0,4\,\,mol \hfill \\z\,\, = \,\,0,1\,\,mol \hfill \\ \end{gathered} \right.$

→ m = 46 gam

Câu 13 :

Cho Na dư tác dụng hoàn toàn với 58,8 gam hỗn hợp 2 rượu A và B no, đơn chức, mạch hở sinh ra 7,84 lít khí H2 (đktc). Biết B có số nguyên tử cacbon gấp đôi A. Hai rượu A và B lần lượt là:

  • A

    CH3OH và C2H5OH.

  • B

    C2H5OH và C4H9OH.

  • C

    C3H7OH và C6H13OH.

  • D

    C5H11OH và C10H17OH.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Gọi CTPT của A → CTPT của B 

Gọi nA = x mol;  nB = y mol

+) mA + mB = 58,8 => PT (1)

+) Ancol đơn chức => nancol = 2.${n_{{H_2}}}$ → PT (2)

+) Tính n(x + 2y) => khoảng giá trị

Lời giải chi tiết :

Gọi CTPT của A là CnH2n+2O →  CTPT của B là C2nH4n+2O

Gọi nA = x mol;  nB = y mol

mA + mB = 58,8 => (14n + 2)x + (14.2n + 2)y = 58,8  (1)

${n_{{H_2}}}$= 0,35 mol → nancol  = 0,35.2 = 0,7 mol => x + y = 0,7 (2)

Thay (2) vào (1) ta có:  n(x + 2y) = 3,3

Ta có: n(x + y) < n(x + 2y) < n(2x + 2y)  =>  n(x + y) < 3,3 < 2n(x + y)

=> 2,3 < n < 4   =>  n = 3 → 2 rượu là C3H7OH và C6H13OH

Câu 14 :

Tiến hành 2 thí nghiệm sau

TN1: cho 6 gam ancol mạch hở, đơn chức A tác dụng với m gam Na thu được 0,075 gam H2

TN2: cho 6 gam A tác dụng với 2m gam Na thu được không tới 0,1 gam H2. A có công thức là

  • A

    CH3OH.

  • B

    C3H7OH.

  • C

    C3H5OH.

  • D

    C4H9OH.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

X tác dụng với m gam Na tạo 0,075 gam H2 mà  2m gam Na tạo không tới 0,1 gam H2  

→ TN1 Na hết, ancol dư, TN2 ancol hết, Na dư

Lời giải chi tiết :

X tác dụng với m gam Na tạo 0,075 gam H2 mà  2m gam Na tạo không tới 0,1 gam H2  

→ TN1 Na hết, ancol dư, TN2 ancol hết, Na dư

TN2:  ${n_{{H_2}}}$<$\frac{{0,1}}{2}$   = 0,05 mol → nancol  < 0,05.2 = 0,1 mol 

→  M >$\frac{6}{{0,1}}$  = 60

TN1: ${n_{{H_2}}}$> $\frac{{0,075}}{2}$= 0,0375  → nancol  > 0,075 → M < 80

→ 60 < 14n + 2 < 80 → 3 < n < 4,43 → n = 4

→ ancol là C4H9OH

Câu 15 :

Cho 10 ml dung dịch cồn 460 vào bình đựng Na dư, sau khi phản ứng xong thu được V lít khí H2 (đktc), biết khối lượng riêng của ancol etylic và nước lần lượt là 0,8 g/ml và 1,0 g/ml. Giá trị của V là

  • A

    0,896

  • B

    3,36.

  • C

    1,95.

  • D

    4,256.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

áp dụng công thức:

\(\begin{gathered}D_r^0 = \dfrac{{{V_r}}}{{{V_{dd\,r}}}}.100 \hfill \\m = V.d \hfill \\ \end{gathered} \)

Từ đó tính được mol rượu và mol H2O. Thể tích H2 thoát ra là cả rượu và H2O pư với Na

Lời giải chi tiết :

\(\begin{gathered}{V_{{C_2}{H_5}OH}} = \dfrac{{{V_{dd}}}}{{100}}.D_r^0 = \dfrac{{10}}{{100}}.46 = 4,6\,(ml) \hfill \\\Rightarrow {m_{{C_2}{H_5}OH}} = {V_{{C_2}{H_5}OH}}.d = 4,6.0,8 = 3,68(g) \hfill \\\Rightarrow {n_{{C_2}{H_5}OH}} = \dfrac{{3,68}}{{46}} = 0,08\,(mol) \hfill \\ \end{gathered} \)

VH2O = 10 – 4,6 = 5,4 (ml) => mH2O = VH2O.DH2O = 5,4 (g) => nH2O =0,3 (mol)

Bảo toàn e: nH2 = ½(nH2O + nC2H5OH) = ½ (0,08 + 0,3) = 0,19 (mol)

=> VH2(đktc) = 0,19.22,4 = 4,256 (l)

Câu 16 :

Cho a mol một ancol X tác dụng với Na thu được \(\frac{a}{2}\) mol H2. Đốt cháy hoàn toàn X thu được 13,2 gam CO2 và 8,1 gam H2O. Vậy X là:

  • A
    C3H7OH.                           
  • B
    C2H5OH.                           
  • C
    C4H9OH.                           
  • D
    C2H4(OH)2.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Vì nH2 = \(\frac{1}{2}\)nX nên X có 1 nhóm OH (*)

Đốt cháy X có nCO2 < nH2O ⟹ X là ancol no (**)

Từ (*) và (**) ⟹ Z là ancol no, đơn chức

- Tính số mol của X theo công thức tính nhanh khi đốt ancol no, mạch hở:

nX = nH2O – nCO2

- Tính số nguyên tử C của X:

 Số nguyên tử C = nC : nX = nCO2 : nX

Lời giải chi tiết :

Vì nH2 = \(\frac{1}{2}\)nX nên X có 1 nhóm OH (*)

Đốt cháy X có nCO2 (= 0,3 mol) < nH2O (= 0,45 mol) ⟹ X là ancol no (**)

Từ (*) và (**) ⟹ Z là ancol no, đơn chức, mạch hở

Khi đốt ancol no, mạch hở ta có: nX = nH2O – nCO2 = 0,45 – 0,3 = 0,15 mol

Số nguyên tử C = nC : nX = nCO2 : nX = 0,3 : 0,15 = 2

⟹ X là C2H5OH

Câu 17 :

Cho 46 gam dung dịch glixerol 80% với một lượng dư Na, thu được V lít khí (đktc). Giá trị của V là

  • A
    16,8 lít.                              
  • B
    13,44 lít.                 
  • C
    19,16 lít.                            
  • D
    15,68 lít.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Từ khối lượng dung dịch glixerol và C% tính số mol H2O và C3H5(OH)3

Thì       2C3H5(OH)3 → 3H2

            2H2O → H2

Lời giải chi tiết :

Ta có: mC3H5(OH)3 = \(46.\frac{{80}}{{100}}\) = 36,8 gam ⟹ nC3H5(OH)3 = \(\frac{{36,8}}{{92}}\) = 0,4 mol

⟹ mH2O = 46 – 36,8 = 9,2 gam ⟹ nH2O = \(\frac{{9,2}}{{18}}\) = 23/45 mol

Khi cho dung dịch glixerol phản ứng với Na thì cả H2O và C3H5(OH)3 đều phản ứng:

2H2O + 2Na → 2NaOH + H2

23/45 →                           23/90 (mol)

2C3H5(OH)3 + 6Na → 2C3H5(ONa)3 + 3H2

       0,4 →                                              0,6 (mol)

\( \to {V_{{H_2}}} = 22,4.\left( {\frac{{23}}{{90}} + 0,6} \right) \approx 19,16\left( l \right)\)

Câu 18 :

Một ancol X tác dụng với Na dư thu được thể tích H2 bằng thể tích hơi ancol X đã phản ứng. Đốt cháy hoàn toàn một thể tích hơi ancol X thu được không đến ba thể tích CO2 (các thể tích đo ở cùng điều kiện). Vậy X là:

  • A
    Ancol etylic
  • B
    Etilen glicol
  • C
    Ancol propylic
  • D
    Propan điol

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào tỉ lệ mol H­2 và hơi ancol X để xác định số nhóm chức OH trong ancol.

Từ thể tích CO2 thu được ở phản ứng đốt cháy suy ra số C trong ancol X.

Lời giải chi tiết :

Một ancol X tác dụng với Na dư thu được thể tích H2 bằng thể tích hơi ancol X đã phản ứng. Suy ra X có 2 nhóm OH trong phân tử.

Đốt cháy hoàn toàn một thể tích hơi ancol X thu được không đến ba thể tích CO2 suy ra số C trong X không quá 3.

Mà X lại có 2 nhóm OH nên X chỉ có thể là CH2OH-CH2OH (etylen glicol)

Câu 19 :

Lấy m gam hỗn hợp X gồm một ancol đơn chức no mạch hở A và một ancol hai chức no mạch hở B tác dụng hoàn toàn với K dư thu được 5,6 lít khí H2 (đktc). Cũng m gam hỗn hợp X hòa tan được nhiều nhất 9,8 gam Cu(OH)2. Nếu đốt cháy hết m gam X rồi cho sản phẩm cháy hấp thụ hết vào bình đựng dung dịch Ba(OH)2 dư thì khối lượng bình tăng 67,4 gam. Tìm công thức 2 ancol và khối lượng mỗi ancol có trong m gam hỗn hợp X?

  • A
    C4H9OH 7,4 gam; C3H6(OH)2 15,2 gam
  • B
    C4H9OH 3,7 gam; C3H6(OH)2 30,4 gam
  • C
    C3H7OH 6,0 gam; C4H8(OH)2 9,0 gam
  • D
    C3H7OH 9,0 gam; C4H8(OH)2 13,5 gam

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Giả sử: A là CnH2n+2O (x mol) và B là CmH2m+2O2 (y mol)

- Do X có phản ứng với Cu(OH)2 nên B là ancol hai chức có 2 nhóm OH liền kề. Từ số mol của Cu(OH)2 tính được số mol của B

- Khi tham gia phản ứng với K, từ số mol của H2 tính được số mol của A

Ta có: mbình tăng = mCO2 + mH2O → Biện luận để tìm giá trị m và n.

Khi tìm được công thức của mỗi ancol ta tính được khối lượng của mỗi ancol.

Lời giải chi tiết :

Giả sử: A là CnH2n+2O và B là CmH2m+2O2 (m ≥ 2)

- Do X có phản ứng với Cu(OH)2 nên B là ancol hai chức có 2 nhóm OH liền kề.

nB = y = 2nCu(OH)2 = 2.(9,8/98) = 0,2 mol

- Khi tham gia phản ứng với K: nH2 = 0,5.nA + nB → 0,25 = 0,5.nA + 0,2 → nA = 0,1 mol

- Khi đốt cháy hỗn hợp A, B:

+ BTNT "C": nCO2 = 0,1n + 0,2m (mol)

+ BTNT "H": nH2O = 0,1(n + 1) + 0,2(m + 1) = 0,1n + 0,2m + 0,3 (mol)

- Khi hấp thụ CO2, H2O vào bình đựng Ba(OH)2 dư:

mbình tăng = mCO2 + mH2O → 67,4 = 44.(0,1n + 0,2m) + 18.(0,1n + + 0,2m + 0,3) → n + 2m = 10

Mà m ≥ 2, thay các giá trị m = 2, 3, 4 vào biểu thức thấy n = 4 và m = 3 thỏa mãn

A là C4H9OH; mA = 0,1.74 = 7,4 gam

B là C3H6(OH)2; mB = 76.0,2 = 15,2 gam

Câu 20 :

Cho m gam hỗn hợp X gồm các ancol no, mạch hở, đồng đẳng của nhau cháy hoàn toàn trong O2 thì thu được 0,5 mol CO2 và 0,7 mol H2O. Cùng m gam X tác dụng với Na dư thì thu được a gam muối. Giá trị của a có thể đạt được đến giá trị lớn nhất là:

  • A
    10,6
  • B
    13,8
  • C
    15,0
  • D
    22,6

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Do X gồm các ancol no, đơn chức, mạch hở nên ta tính được: nX = nH2O - nCO2

Tính số nguyên tử C trung bình là 2,5 → X gồm các ancol có tối đa 2 chức

Để lượng muối là tối đa thì lượng chức ancol cũng là tối đa. Từ đó tìm được giá trị lớn nhất của a.

Lời giải chi tiết :

Ta có: nX = 0,7 - 0,5 = 0,2 mol

Số nguyên tử C trung bình bằng 0,5 : 0,2 = 2,5 → X gồm các ancol có tối đa 2 chức

Để lượng muối là tối đa thì lượng chức ancol cũng là tối đa → Công thức chung của X là C2,5H5(OH)2

C2,5H5(OH)2 + 2Na → C2,5H5(ONa)2 + H2

0,2     →                                0,2  (mol)

→ m muối = 0,2.113 = 22,6 gam

Câu 21 :

Cho biết X mạch hở. Đốt cháy a mol X thu được 4a mol CO2 và 4a mol H2O. Nếu cho a mol X tác dụng hết với Na thu được a mol H2. Số CTCT thỏa mãn của X là

  • A
    5
  • B
    3
  • C
    2
  • D
    4

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Từ tỉ lệ số mol X và CO2 và H2O để xác định số C, H trong X.

Từ tỉ lệ phản ứng của X với H2 sinh ra để xác định số nhóm OH trong X, từ đó viết được số đồng phân cấu tạo của X.

Lời giải chi tiết :

Ta có: Số C = nCO2 : nX = 4a : a = 4;

           Số H = 2nH2O : nX = 2.4a : a = 8

→ X có công thức C4H8Ox

Cứ a mol X phản ứng với Na sinh ra 0,5ax mol H2 → 0,5ax = a → x = 2

Vậy X có công thức C4H8O2 có số liên kết π + vòng = 1

Các đồng phân cấu tạo ancol đa chức, mạch hở của X là:

HO-CH2-CH(OH)-CH =CH2

CH2OH-CH =CH-CH2OH

CH2 =C(CH2OH)-CH2OH

Vậy X có 3 CTCT thỏa mãn.

Câu 22 :

Cho 9,2 gam C2H5OH tác dụng với lượng dư Na sau phàn ứng hoàn toàn thu được a mol khí H2. Giá trị của a là

  • A
    0,20.
  • B
    0,10.
  • C
    0,15.
  • D
    0,25.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Tính theo PTHH: 2C2H5OH + 2Na → 2C2H5ONa + H2

Lời giải chi tiết :

nC2H5OH = 9,2 : 46 = 0,2 mol

PTHH: 2C2H5OH + 2Na → 2C2H5ONa + H2

                 0,2     →                               0,1 (mol)

=> a = 0,1 mol

Câu 23 :

Cho 4,8 gam ancol no, đơn chức, mạch hở X tác dụng hết với Na dư, thu được 0,896 lít khí. Công thức của X là

  • A
    CH3OH. 
  • B
    C3H7OH. 
  • C
    C2H5OH. 
  • D
    C2H4(OH)2.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Phản ứng của ancol đơn chức và Na: ROH + Na → RONa + 0,5H2

=> n ancol = 2nH2

Lời giải chi tiết :

nH2 = 0,04 mol

Phản ứng của ancol đơn chức và Na: ROH + Na → RONa + 0,5H2

=> n ancol = 2nH2 = 0,08 mol

=> M ancol = 4,8 : 0,08 = 60

Mà X là ancol no, đơn chức, mạch hở nên công thức phân tử có dạng CnH2n+2O

=> 14n + 18 = 60 => n = 3 => C3H7OH

Câu 24 :

Cho Na tác dụng vừa đủ với 1,24 gam hỗn hợp 3 ancol, thu được 336 ml khí H2 (đktc). Khối lượng muối natri thu được là:

  • A
    2,5 gam
  • B
    1,56 gam
  • C
    1,9 gam
  • D
    4,2 gam

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào định luật bảo toàn khối lượng để xác định khối lượng muối natri thu được.

Lời giải chi tiết :

Đặt công thức chung của 3 ancol là R(OH)x

R(OH)x + x Na  → R(ONa)x + x/2 H2

Theo PTHH: nNa = 2.nH2 = 2. 0,336 : 22,4 = 0,03 mol

Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có:

mmuối natri  = mancol + mNa – mH2 = 1,24 + 0,03.23 – 0,015.2 = 1,9 gam

Câu 25 :

Hỗn hợp X gồm metanol, etanol, propan -1-ol, và H2O. Cho m gam X tác dụng với Na dư thu được 15,68 lít khí H2 (đktc). Mặt khác đốt cháy hoàn toàn X thu được V lít CO2 (đktc) và 46,8 gam H2O. Giá trị của m và V lần lượt là

  • A
    61,2 và 26,88. 
  • B
    19,6 và 26,88
  • C
    42 và 42,56 
  • D
    42 và 26,88.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

nhh X = nOH- = 2nH2 = ? (mol)

X toàn là chất no nên khi đốt cháy có: nX = nH2O – nCO2 => nCO2 = ?(mol) => V = ?

BTKL ta có: mX = mC + mH + mO = ?

Lời giải chi tiết :

nH2(ĐKTC) = 15,68 :22,4 = 0,7 (mol); nH2O = 46,8 : 18 = 2,6 (mol)

nhh X = nOH- = 2nH2 = 2.0,7 = 1,4 (mol)

X toàn là chất no nên khi đốt cháy có: nX = nH2O – nCO2

=> 1,4 = 2,6 – nCO2

=> nCO2 = 1,2 (mol)

=> VCO2(đktc) = 1,2.22,4 = 26,88 (l)

BTKL ta có: mX = mC + mH + mO = 1,2.12 + 2,6.2 + 1,4.16 = 42 (g)

close