Soạn bài Viết bài văn nghị luận so sánh, đánh giá hai tác phẩm truyện, kí hoặc kịch SGK Ngữ văn 12 tập 1 Chân trời sáng tạoCụm từ nào trong nhan đề và các đoạn mở bài, kết bài cho thấy đề tài của bài viết đã được xác định rõ ràng, cụ thể? Tác giả bài viết so sánh, đánh giá hai tác phẩm trên những tiêu chí nào?
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Sau khi đọc 1 Trả lời Câu hỏi 1 Sau khi đọc trang 95 SGK Văn 12 Chân trời sáng tạo Cụm từ nào trong nhan đề và các đoạn mở bài, kết bài cho thấy đề tài của bài viết đã được xác định rõ ràng, cụ thể? Phương pháp giải: Đọc văn bản mẫu và trả lời câu hỏi Lời giải chi tiết: Nhan đề: những điểm tương đồng, khác biệt Mở bài: Sự tương đồng và khác biệt trong lối viết giữa hai tác giả Kết bài: Hai tác phẩm cũng cho thấy … dù… Sau khi đọc 2 Trả lời Câu hỏi 2 Sau khi đọc trang 95 SGK Văn 12 Chân trời sáng tạo Tác giả bài viết so sánh, đánh giá hai tác phẩm trên những tiêu chí nào? Phương pháp giải: Đọc văn bản mẫu và trả lời câu hỏi Lời giải chi tiết: - Thể loại - Đề tài - Cách quan sát miêu tả đối tượng - Cách huy động kiến thức đời sống - Sử dụng ngôn từ - Cái “tôi" trữ tình Sau khi đọc 3 Trả lời Câu hỏi 3 Sau khi đọc trang 95 SGK Văn 12 Chân trời sáng tạo Nhận xét về cách sử dụng lí lẽ và bằng chứng của tác giả bài viết khi so sánh, đánh giá hai tác phẩm. Phương pháp giải: Đọc văn bản mẫu và trả lời câu hỏi Lời giải chi tiết: Khi đưa ra luận điểm, người viết luôn đưa kèm lí lẽ và bằng chứng trong văn bản VD Khi nhận xét về sự khác biệt trong việc quan sát, miêu tả dòng sông: - Nguyễn Tuân chú ý đến vẻ đẹp tự nhiên hùng vĩ của sông Đà: “hung bạo", cuộc sống kịch tính… - Hoàng Phủ Ngọc Tường quan sát vẻ đẹp văn hoá giàu màu sắc trữ tình: “thiên tính nữ", nữ tính man dại của cô gái Di gan… Sau khi đọc 4 Trả lời Câu hỏi 4 Sau khi đọc trang 95 SGK Văn 12 Chân trời sáng tạo Nêu một số mẫu câu mà người viết thường dùng nhằm làm rõ sự tương đồng/ khác biệt giữa hai tác phẩm. Phương pháp giải: Đọc văn bản mẫu và trả lời câu hỏi Lời giải chi tiết: - Sự tương đồng trong cách lựa chọn thể loại, đề tài… - Tuy nhiên, hai thiên tuỳ bút mang hai phong cách khác nhau. - Nét khác biệt trong cách quan sát, miêu tả - Nét riêng trong cách huy động kiến thức đời sống và sử dụng ngôn từ Sau khi đọc 5 Trả lời Câu hỏi 5 Sau khi đọc trang 95 SGK Văn 12 Chân trời sáng tạo Từ bài viết trên đây, bạn rút ra những lưu ý gì khi viết bài văn nghị luận so sánh, đánh giá hai tác phẩm văn học? Phương pháp giải: Đọc văn bản mẫu và trả lời câu hỏi Lời giải chi tiết: - Làm rõ những điểm tương đồng, khác biệt giữa hai tác phẩm bằng cách dùng một số mẫu câu so sánh như: “nếu… thì…”, “tác phẩm A đã cho thấy… còn tác phẩm B…”, “trong khi tác phẩm A… thì tác phẩm B…”... - Có thái độ khách quan, tránh lối diễn đạt cảm tính, chủ quan trong so sánh, đánh giá Thực hành viết Trả lời Câu hỏi Thực hành viết trang 96 SGK Văn 12 Chân trời sáng tạo Viết bài văn nghị luận so sánh, đánh giá hai tác phẩm truyện, kí hoặc kịch mà theo bạn là có những điểm tương đồng/ khác biệt. Phương pháp giải: Dựa vào tri thức phần viết Dựa vào kiến thức và kĩ năng đã học Lời giải chi tiết: Nơi nghệ thuật ta kiếm tìm hiện thực ở những góc nhìn khác. Những góc nhìn mà ở nơi ấy hiện thực được toàn vẹn là chính nó với những góc khuất, những niềm đau và cũng là chính nó với những điều đẹp đẽ và cao cả. Để rồi giữa những hiện thực được nhìn nhận ấy, ta nuôi dưỡng nơi mình một khát vọng được sống và được yêu thương, một niềm tin vào chính mình và cuộc đời. Nếu dưới ngòi bút của Thạch Lam giữa những ngày đất nước chưa tìm lại được độc lập, hiện thực hiện lên tựa như cảnh phố huyện nghèo chỉ sáng chói lúc con tàu vụt qua thì dưới ngòi bút của Nguyễn Minh Châu giữa những ngày đất nước vẫn chìm đắm sau ánh hào quang mà cuộc chiến để lại, những điều ta ngỡ là tất cả lại đổ vỡ trước ánh nhìn cận cảnh. Có người từng nói, nhà văn là những nhà thư ký trung thành của thời đại. Hai bức tranh về hiện thực được dựng xây bởi Thạch Lam và Nguyễn Minh Châu có lẽ cũng đem theo hiện thực lịch sử ấy. Thạch Lam khắc họa lên khung cảnh phố huyện nghèo, nơi con người khó khăn kiếm lấy cho mình chút gì đó để sống qua ngày. Câu truyện bắt đầu với ánh chiều dần tắt, những cửa hàng nhỏ lên đèn, những ánh sáng leo lắt khiến cho con dường một bên sáng một bên tối, tất cả tựa như bị nuốt chửng trước khoảnh khắc ngày tàn. Cảm nhận về ánh sáng mong manh hơn trước sự rệu rã nơi con người. Có lẽ nỗi đói khổ, sự tuần hoàn yên ả nơi phố huyện đã lấy đi nơi họ những khát vọng về một ánh sáng. Những kiếp đời sống mòn trước ngưỡng cửa của hiện thực. Tiếng cười dài của bà cụ Thi vang vọng khắp phố huyện. Tiếng cười của những cơn say, tiếng cười của những nỗi ám ảnh về kiếp sống rệu rã mỏi mệt. Sự chán nản của chị Tý dẫu dọn hàng sớm hay muộn thì có khác gì, sự im lặng của nhà bác hát sẩm khi khác chưa bước tới, cái bóng của bác phở Siêu đổ dài trước ánh lửa. Bức tranh về hiện thực phố huyện ở những năm đất nước chưa lấy được lại độc lập hiện lên trước mắt người đọc, một bức tranh buồn, mỏi mệt, rệu rã. Bức tranh đầu tiên Nguyễn Minh Châu đem tới trước mắt người đọc lại là một bức tranh rất đẹp. Bức tranh khiến Phùng ngỡ đó là mục đích của cả chuyến đi dài, là điều mà nghệ thuật hướng tới. Con thuyền nơi ngoài xa đẹp và yên bình trên mặt biển mờ sương. Cả gia đình ngồi im lặng trên chiếc thuyền nhỏ. Tất cả khắc tạc lên một vẻ đẹp toàn bích. Có lẽ đó cũng là bức tranh của đất nước sau những năm giành lại được độc lập. Chúng ta sống giữa những hào quang sau cuộc chiến, những hạnh phúc sau khi nhận được chiến thắng, tựa như phùng khoảnh khắc nhìn thấy con tàu giữa bóng sương mờ, anh cả thấy trái tim mình tự như bị bóp chặt. Nhưng hiện thực không chỉ nằm nơi những bề nổi dễ thấy. Hiện thực nằm nơi chúng được đổ bóng. Nơi chúng được cho một khoảng không để trọn vẹn là chính chúng. Phố huyện nghèo nơi những áng văn của Thạch Lam như được thắp lên một niềm hi vọng khi đoàn tàu đến. Đoàn tàu tựa như một Hà Nội đã xa trong chị em Liên, đoàn tàu tựa như thứ ánh sáng có thể xua đi bóng đêm nơi phố huyện nghèo. Cảm thức về một Hà Nội, về một cuộc sống đa sắc màu dường như nuôi dưỡng trong chị em Liên và những người đợi chờ con tàu ấy một khát vọng. Một khát vọng hướng tới ánh sáng, một khát vọng chấm dứt những rệu rã và mỏi mệt. Tiềm ẩn sau bức tranh phố huyện nghèo là một khát vọng, một khát vọng được hướng tới ánh sáng, thoát khỏi sự bao trùm của bóng đêm. Con thuyền ngoài xa nơi áng văn của Nguyễn Minh Châu hiện lên rõ nét trước ánh nhìn cận cảnh. Phùng chứng kiến cảnh từng người trên chiếc thuyền ấy cố gắng đánh đập thậm chí lấy đi mạng sống của nhau. Người chồng đánh vợ mình và người đàn bà không làm gì ngoài chịu đựng trong khi đứa trẻ có gắng giết cha của mình. Một hiện thực trần trụi, một hiện thực không được giải quyết sau hai chữ độc lập một hiện thực không được nhìn nhận dưới hai chữ dân chủ bình đẳng. Một hiện thực trái ngược với bức ảnh anh đã định nghĩa nó là nghệ thuật. Nghệ thuật là gì nếu khi đối diện với hiện thực, chúng đổ nát và méo mó. Độc lập là gì nếu chúng chỉ là cái cớ để ta chìm đắm trong những gì đã qua. Khắc họa hai bức tranh về hiện thực, hai tác phẩm đem đến cho người đọc những điểm nhìn mới và đem đến những thông điệp lịch sử. Có lẽ chỉ dưới cái nhìn của nghệ thuật, những ngày tháng đã qua mới có thể hiện lên toàn vẹn là chính nó với những hiện thực bề nổi và những tiềm lực.
|