Soạn bài Đọc mở rộng theo thể loại và tác giả: Cảnh rừng Việt Bắc SGK Ngữ văn 12 tập 2 Chân trời sáng tạo
Phân tích khung cảnh thiên nhiên và bức tranh sinh hoạt trong sáu dòng thơ đầu.
Xác định chủ thể trữ tình trong bài thơ và cho biết dựa vào đâu để bạn xác định như vậy.
Trả lời Câu hỏi 1 trang 79 SGK Văn 12 Chân trời sáng tạo
Phân tích khung cảnh thiên nhiên và bức tranh sinh hoạt trong sáu dòng thơ đầu.
Phương pháp giải:
Đọc văn bản để trả lời câu hỏi
Lời giải chi tiết:
Cách 1
a. Hai câu đầu:
Cảnh rừng Việt Bắc thật là hay, Vượn hót chim kêu suốt cả ngày
Bác miêu tả cảnh rừng Việt Bắc trông thật gần gũi và tươi sáng. Thể hiện sự gắn kết giữa con người với thiên nhiên.
b. Hai câu tiếp theo:
Khách đến thì mời ngô nếp nướng, Săn về thường chén thịt rừng quay,
→Diễn tả cuộc sống nơi đây rất bình dị, gần gũi, thể hiện sự giản dị trong ăn uống của Bác
c. Hai câu tiếp theo
Non xanh, nước biếc tha hồ dạo, Rượu ngọt, chè tươi mặc sức say.
Đây là sự tiếp nối hai câu luận, thông qua đó ta càng thấy cảnh với người, thực tại gần lại nhau, quyện lại nhau.
→Cuộc sống đơn giản nhưng nồng hậu, vào lúc ấy, như vậy là tốt lắm rồi
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
- Ở sáu dòng thơ đầu, chủ thể trữ tình cảm nhận và miêu tả bức tranh thiên nhiên, phong thái sinh hoạt của con người kháng chiến với giọng đùa vui, lạc quan.
- Các cụm tính từ, cụm động từ nhấn mạnh diếy đỏ: "thật là hay","... thì mời..."... thưởng chén...", "tha hồ dạo", "mặc sức say"; "non xanh, nước biếc", "rượu ngọt, chè tươi",... Vượt lên trên thực tế thiếu thốn, gian khổ, tác giả vẫn ung dung, tự tại, với phẩm chất nghệ sĩ và tinh thần lạc quan, tác giả vản làm thơ và dùng thơ ca để truyền niềm vui, tinh thần lạc quan đến mọi người.
a. Hai câu đầu:
Cảnh rừng Việt Bắc thật là hay,
Vượn hót chim kêu suốt cả ngày
Ngay từ mở đầu bài thơ, Bác đã reo lên trước vẻ đẹp của thiên nhiên nơi núi rừng kì vĩ: “Cảnh rừng Việt Bắc thật là hay”. Nhưng cái hay, cái đẹp ấy không phải cái gì xa vời mà được miêu tả trông thật gần gũi và tươi sáng. Thể hiện sự gắn kết giữa con người với thiên nhiên, nói lên tình yêu tha thiết với thiên nhiên, cảnh vật. Góp phần vào cái “hay” ấy chính là tiếng vượn hót, tiếng chim kêu, dẫu có hót liên tục hay kêu “suốt cả ngày” thì cũng vẫn cứ làm cho lòng người rưng rưng một nỗi niềm tha thiết yêu thương. Điều này càng cho thấy một tấm lòng rộng mở, yêu thiên nhiên và gắn bó với cảnh vật của tác giả, hay nói rộng ra đó chính là lòng yêu nước ở Bác. Yêu đất nước không phải là yêu những thứ xa vời mà chính là từ tình yêu với thiên nhiên, với những sự vật nhỏ bé, gần gũi, thân thương, quen thuộc nhất.
b. Hai câu tiếp theo:
Khách đến thì mời ngô nếp nướng,
Săn về thường chén thịt rừng quay,
Hình ảnh cho thấy một cuộc sống nơi đây rất bình dị, gần gũi, thể hiện sự giản dị trong ăn uống, sinh hoạt hằng ngày của Bác. Tuy sống trong hoàn cảnh chiến đấu, sống nơi núi rừng ẩn nấp hoang vu chẳng sung sướng gì nhưng Người vẫn toát lên được một phong thái ung dung, kiên định. Thức ăn tuy đạm bạc, thô sơ, không cầu kì nhưng vẫn thể hiện được ở đó một tinh thần lạc quan, sự mặn nồng, tha thiết, chứa chan tình người, tình đồng chí đồng đội. Mở ra một bức tranh thật bình yên nơi núi rừng nhưng cũng thật hiểm trở.
c. Hai câu tiếp theo
Non xanh, nước biếc tha hồ dạo,
Rượu ngọt, chè tươi mặc sức say.
Đây là sự tiếp nối hai câu luận, thông qua đó ta càng thấy cảnh với người, thực tại gần lại nhau, hòa quyện vào nhau. Khung cảnh “non xanh, nước biếc” hiện lên thật đẹp đẽ, bao la, như rộng ra trước mắt người đọc. Đến “rượu ngọt, chè tươi mặc sức say” cho thấy một sự lạc quan, một tinh thần thư thái sau những giây phút làm việc căng thẳng. Hình ảnh rất đời thường, hợp lẽ, hợp cảnh.
→ Khung cảnh thiên nhiên cùng cuộc sống đơn giản nhưng nồng hậu, vào hoàn cảnh khó khăn trong kháng chiến lúc bất giờ cho ta thấy được một ý chí vững vàng luôn tiềm ẩn trong người chiến sĩ cách mạng ấy. Con người sống hòa hợp với thiên nhiên, gắn bó và tận hưởng, nhìn thấu được vẻ đẹp kì vĩ của thiên nhiên ngay cả trong những hoàn cảnh gian khổ nhất. Qua đó để thấy được tấm lòng bao la của Bác, không chỉ đối với đời, với người mà còn luôn tha thiết, yêu say đắm cảnh sắc thiên nhiên, đất nước.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Câu 2
Trả lời Câu hỏi 2 trang 79 SGK Văn 12 Chân trời sáng tạo
Xác định chủ thể trữ tình trong bài thơ và cho biết dựa vào đâu để bạn xác định như vậy.
Phương pháp giải:
Đọc văn bản để trả lời câu hỏi
Lời giải chi tiết:
Cách 1
Chủ thể trữ tình: Hồ Chí Minh
- Dựa vào nội dung bài thơ
- Xem xét bối cảnh lịch sử và văn hoá
- Người sáng tác
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Chủ thể trữ tình trong bài thơ là "ta", xuất hiện dưới dạng đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất, số nhiều; căn cứ xác định chủ thể trữ tình: dựa vào đại từ nhân xưng ("ta", xuất hiện ở dòng thơ thứ bảy) và tình cảm, cảm xúc của chủ thể trữ tình trong bài thơ.
Chủ thể trữ tình trong bài thơ: Tác giả - Hồ Chí Minh. Dựa vào nội dung của bài thơ và nhìn nhận, đặt trong bối cảnh lịch sử, văn hóa, người sáng tác để xác định như vậy.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Câu 3
Trả lời Câu hỏi 3 trang 79 SGK Văn 12 Chân trời sáng tạo
Bài thơ đã đáp ứng yêu cầu về thể thơ như thế nào? Các yếu tố hình thức (từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ, vần, nhịp) có tác dụng gì trong việc thể hiện chủ đề, thông điệp của bài thơ?
Phương pháp giải:
Đọc văn bản
Nhớ lại kiến thức về thể thơ
Lời giải chi tiết:
Cách 1
- Thơ thất ngôn bát cú
+Cách gieo vần: vần chân cách “ay"
+Cảnh rừng Việt Bắc được miêu tả qua những hình ảnh sau: "Vượn hót chim kêu; non xanh, nước biếc; rượu ngọt, chè tươi; trăng, hạc, xuân".
+Biện pháp tu từ liệt kê, được thể hiện qua cách tác giả liệt kê các hình ảnh miêu tả vẻ đẹp nơi núi rừng Việt Bắc: "Vượn hót chim kêu; non xanh, nước biếc; rượu ngọt, chè tươi; trăng, hạc, xuân".
-Tác dụng: Biện pháp liệt kê nhấn mạnh rằng nơi núi rừng Việt bắc có rất nhiều cảnh đẹp trù phú, thú vị. Thể hiện tình yêu thiên nhiên, sự gắn bó với thiên nhiên của Bác Hồ.
Xem thêm
Cách 2
- Thể thơ thất ngôn bát cú.
- Các yếu tố hình thức góp phần thể hiện chủ đề, thông điệp của bài:
+ Cách gieo vần: vần chân ay
+ Biện pháp liệt kê hình ảnh miêu tả vẻ đẹp nơi núi rừng Việt Bắc: vượn hót chim kêu; non xanh, nước biếc; rượu ngọt, chè tươi; trăng, hạc, xuân.
+ Tác dụng: nhấn mạnh rằng nơi núi rừng Việt Bắc có rất nhiều cảnh đẹp trù phú, thú vị. Thể hiện tình yêu thiên nhiên, sự gắn bó với thiên nhiên của Bác Hồ.
Xem thêm
Cách 2
Câu 4
Trả lời Câu hỏi 4 trang 79 SGK Văn 12 Chân trời sáng tạo
Tìm hiểu hoàn cảnh sáng tác của bài thơ. Cho biết hoàn cảnh ấy đã giúp bạn hiểu thêm điều gì về thông điệp từ bài thơ và tâm hồn, cốt cách của nhà thơ Hồ Chí Minh.
Phương pháp giải:
Đọc văn bản để trả lời câu hỏi
Lời giải chi tiết:
Cách 1
Bài thơ Cảnh rừng Việt Bắc được Bác Hồ viết vào mùa xuân năm 1947, sau một năm quân ta tạm rút khỏi thủ đô Hà Nội để lên núi rừng bạt ngàn Việt Bắc, lập căn cứ làm cuộc trường kỳ kháng chiến thần thánh chín năm chống thực dân Pháp. Đây là lần thứ hai, Bác Hồ và Trung ương Đảng sống, làm việc tại căn cứ địa Việt Bắc để lãnh đạo cách mạng.
Bác một lòng vì nước, vì dân. Lí tưởng cách mạng của Người là giải phóng đất nước, giải phóng nhân dân ra khỏi ách thống trị của thực dân Pháp.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Bài thơ “Cảnh rừng Việt Bắc” của Hồ Chí Minh được viết vào mùa xuân năm 1947. Sau một năm quân ta tạm rút khỏi thủ đô Hà Nội để lên núi rừng bạt ngàn Việt Bắc, Bác Hồ lập căn cứ làm cuộc trường kỳ kháng chiến thần thánh chín năm chống thực dân Pháp. Đây là lần thứ hai, Bác Hồ và Trung ương Đảng sống, làm việc tại căn cứ địa Việt Bắc để lãnh đạo cách mạng.
Bài thơ miêu tả cuộc sống trong chiến khu Việt Bắc với núi rừng, chim muông, và sự giản dị, lạc quan của Bác Hồ. Trong bài thơ, Bác Hồ tận hưởng vẻ đẹp của thiên nhiên, cảm nhận sự tự do và hạnh phúc trong cuộc sống đơn sơ. Ông thể hiện tâm hồn lạc quan, sự yêu thương đối với quê hương và nhân dân. Bài thơ còn thể hiện lòng kiên định, sự hy sinh và tình yêu quê hương của nhà thơ Hồ Chí Minh.
Nhìn từ góc độ tâm hồn và cốt cách, bài thơ “Cảnh rừng Việt Bắc” cho thấy sự tương tác giữa con người và thiên nhiên, tình yêu quê hương, và lòng dũng cảm trong cuộc chiến đấu. Bác Hồ không chỉ là một lãnh tụ tài ba, mà còn là một nhà thơ với tâm hồn cao thượng và tình yêu vô bờ bến đối với đất nước và nhân dân Việt Nam.
Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ Cảnh rừng Việt Bắc được Bác Hồ viết vào mùa xuân năm 1947, sau một năm quân ta tạm rút khỏi thủ đô Hà Nội để lên núi rừng bạt ngàn Việt Bắc, lập căn cứ làm cuộc trường kỳ kháng chiến thần thánh chín năm chống thực dân Pháp. Đây là lần thứ hai, Bác Hồ và Trung ương Đảng sống, làm việc tại căn cứ địa Việt Bắc để lãnh đạo cách mạng.
Chính từ hoàn cảnh ấy khiến ta càng hiểu sâu sắc hơn về tấm lòng của Bác Hồ, luôn một lòng vì nước, vì dân. Lí tưởng cách mạng của Người là giải phóng đất nước, giải phóng nhân dân ra khỏi ách thống trị của thực dân Pháp.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Câu 5
Trả lời Câu hỏi 5 trang 79 SGK Văn 12 Chân trời sáng tạo
Nêu một số điểm tương đồng/ khác biệt về nội dung/ hình thức nghệ thuật giữa hai bài thơ Cảnh rừng Việt Bắc và Rằm tháng Giêng.
Phương pháp giải:
Đọc văn bản để trả lời câu hỏi
Lời giải chi tiết:
Cách 1
- Nét chung:
+Được sáng tác và lấy cảm hứng từ sự rung động của con người trước vẻ đẹp thiên nhiên vùng Tây Bắc trữ tình
+Miêu tả những hình ảnh độc đáo bộc lộ tình yêu thiên nhiên và đất nước của tác giả
+Con người không hề đơn độc mà luôn hòa quyện với thiên nhiên, dù ở hoàn cảnh chiến tranh gay go ác liệt, nhưng tâm hồn con người vẫn luôn hướng tới những điều tốt đẹp nhất.
- Nét riêng:
+Bài “Rằm tháng Giêng" viết thể thất ngôn tứ tuyệt, “Cảnh rừng Việt Bắc" viết thể thất ngôn bát cú
+Bài thơ “Cảnh rừng Việt Bắc": thể hiện sự hài hòa mọi sự vật. Vì cảnh đẹp đã ghi tạc trong những tâm tư sâu nặng trong lòng Người, Người khẳng định lòng chung thủy sẽ quay trở lại thăm nơi này, lời hứa hẹn son sắt khi từ biệt mảnh đất tươi đẹp này về miền xuôi. Người không bỏ mặc thiên nhiên, coi nó sống động trong tâm hồn mình, vì thế Bác chẳng bao giờ lãng quên quá khứ đẹp đẽ, mất đi tình yêu thương với Việt Bắc.
+Bài thơ “Rằm tháng giêng” lại là bức tranh đầy sắc xuân và tâm trạng say mê thưởng thức vẻ đẹp trời xuân của nhà thơ, nhà thơ cùng đồng chí của mình bàn việc quân ở khung cảnh sông nước nơi Việt Bắc.
Xem thêm
Cách 2
* Giống nhau:
- Cả hai đều được sáng tác và lấy cảm hứng từ trước vẻ đẹp thiên nhiên vùng Tây Bắc trữ tình.
- Miêu tả những hình ảnh độc đáo bộc lộ tình yêu thiên nhiên và đất nước của tác giả
- Con người luôn hòa quyện với thiên nhiên, luôn hướng tới những điều tốt đẹp nhất.
* Khác nhau:
- Nội dung:
+ Cảnh rừng Việt Bắc miêu tả cuộc sống trong chiến khu Việt Bắc với núi rừng, chim muông, và sự giản dị, lạc quan của Bác Hồ. Bài thơ này tập trung vào vẻ đẹp thiên nhiên và tình yêu quê hương.
+ Rằm tháng Giêng miêu tả đêm trăng rằm tháng giêng ở Tây Bắc và tình yêu thiên nhiên, lòng yêu nước của Bác Hồ. Bài thơ này tập trung vào vẻ đẹp của đêm trăng và cuộc họp bàn việc quân của Bác.
- Hình thức nghệ thuật:
+ Cảnh rừng Việt Bắc sử dụng thể thơ lục bát truyền thống, hình ảnh thơ đẹp đẽ, bay bổng, vừa cổ điển vừa hiện đại.
+ Rằm tháng Giêng cũng sử dụng thể thơ tứ tuyệt, hình ảnh thơ mang màu sắc cổ điển mà bình dị, gần gũi.
Bài phát biểu được viết nhằm mục đích gì? Để đạt được mục đích đó, tác giả đã đưa ra luận điểm, lí lẽ và bằng chứng như thế nào?
Xác định đối tượng mà bài phát biểu hướng đến. Ngôn ngữ trong bài phát biểu có phù hợp với đối tượng này không? Vì sao?
Giả sử trường bạn học tổ chức toạ đàm Tuổi trẻ với sự phát triển văn hóa đất nước.
Bạn hãy thực hiện bài thuyết trình về một vấn để phù hợp để tham gia buổi toạ đàm.
Phân tích biện pháp tu từ nói mỉa trong các trường hợp sau và nêu tác dụng của biện pháp này
Trong văn bản Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu, tác giả đã viết nhiều câu thể hiện ý Phan Bội Châu vẫn bị giam trong tù