Soạn bài Tự đánh giá trang 43 SGK Ngữ văn 12 tập 1 Cánh diều

Đoạn tóm tắt in nghiêng của văn bản có tác dụng gì? Dòng nào sau đây nêu nội dung chính của văn bản?

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Đọc văn bản sau, chọn phương án đúng cho mỗi câu hỏi ( từ câu 1 đến câu 5) và trả lời câu hỏi sau ( từ câu 6 đến câu 10):

Câu 1

Trả lời Câu hỏi 1 trang 45 SGK Văn 12 Cánh diều

Đoạn tóm tắt in nghiêng của văn bản có tác dụng gì?

A. Giúp người đọc hình dung được bối cảnh câu chuyện

B. Giúp người đọc hiểu quan hệ giữa Tổng Bá và lũ cọp

C. Giúp người đọc hình dung được vùng đất U Minh ngày nay

D. Giúp người đọc hiểu mối quan hệ của Cai Thoại và Tổng Bá

Phương pháp giải:

Đọc kĩ phần tóm tắt in nghiêng từ đó đưa ra nhận xét.

Lời giải chi tiết:

A. Giúp người đọc hình dung được bối cảnh câu truyện

Câu 2

Trả lời Câu hỏi 2 trang 45 SGK Văn 12 Cánh diều

Dòng nào sau đây nêu nội dung chính của văn bản?

A. Truyện kể về việc cọp hoành hành xóm mới, bắt trâu bò, lợn gà…

B. Truyện kể về Tống Bá ức hiếp người dân nhưng rất sợ Cai Thoại

C. Truyện viết về Cai Thoại chinh phục cọp và giai thoại về ông

D. Truyện tả cảnh dân làng bỏ Tổng Bá kéo lên U Minh lập nghiệp 

Phương pháp giải:

Đọc lại văn bản trích.

Lời giải chi tiết:

C. Truyện viết về Cai Thoại chinh phục cọp và giai thoại về ông

Câu 3

Trả lời Câu hỏi 3 trang 46 SGK Văn 12 Cánh diều

Truyện được kể từ điểm nhìn nào?

A. Ông Tổng Bá- điển chủ đất ven bờ U Minh

B. Người kể chuyện, tự xưng là “chúng tôi”

C. Vợ ông Cai Thoại

D. Tổng Bá và Cai Thoại

Phương pháp giải:

Đọc lại văn bản trích. 

Lời giải chi tiết:

B. Người kể chuyện, tự xưng là “chúng tôi”

Câu 4

Trả lời Câu hỏi 4 trang 46 SGK Văn 12 Cánh diều

Nguyên nhân nào khiến cho truyện có màu sắc vừa hư vừa thực?

A. Câu chuyện li kì, như là truyện thần thoại, truyền thuyết

B. Câu chuyện có thực từ thở con người mở mang vùng U Minh

C. Câu chuyện nhằm tố cáo bọn buôn chủ đất vùng U Minh ngày xưa

D. Quá trình mở đất U Minh được kể bằng câu chuyện có nhiều yếu tố kì lạ, kì ảo

Phương pháp giải:

Đọc lại văn bản trích. 

Lời giải chi tiết:

A. Quá trình mở đất U Minh được kể bằng câu chuyện có nhiều yếu tố kì lạ, kì ảo

Câu 5

Trả lời Câu hỏi 5 trang 46 SGK Văn 12 Cánh diều

Ý nào sau đây nên lên giá trị nhận thức của truyện Hai cõi U Minh?

A. Giúp người đọc hiểu về cuộc sống và con người thời mới mở vùng đất U Minh

B. Giúp người đọc yêu mến và trân trọng con người thời mới mở vùng đất U Minh

C. Giúp người đọc có những rung động, khoái cảm về vẻ đẹp của vùng đất U Minh

D. Giúp người đọc có được niềm vui khi tham quan và khám phá vùng đất U Minh

Phương pháp giải:

Đọc lại văn bản trích.

Lời giải chi tiết:

A. Giúp người đọc hiểu về cuộc sống và con người thời mới mở vùng đất U Minh

Câu 6

Trả lời Câu hỏi 6 trang 46 SGK Văn 12 Cánh diều

Nêu tác dụng của yếu tố kì ảo được tác giả sử dụng trong truyện.

Phương pháp giải:

Tìm những chi tiết kì ảo được tác giả sử dụng từ đó đưa ra nhận xét.

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Tác dụng của yếu tố kì ảo được tác giả sử dụng:

- Thể hiện cách kể chuyện mang màu sắc truyền kỳ → tạo sự thu hút với độc giả

- Là yếu tố góp phần xây dựng hình ảnh nhân vật 

Xem thêm
Cách 2

Yếu tố kì ảo nổi bật trong chuyện là chiếc áo của ông Cai, còn vương mùi ông Cai nên ai mặc áo vào rừng quát to thì cọp sẽ rút lui. Thậm chí chỉ cần vào rừng xưng danh hiệu vắn tắt “ tao là Cai Thoại đây” cọp đều chạy trốn. Qua đó tác giả muốn thể hiện sức mạnh của con người Cai Thoại, chính lòng trắc ẩn và sự thấu tình đạt lý khi chiếm đất rừng của hổ nhưng cống nạp thức ăn như chuộc lỗi của ông khiến cho loài hổ đời đời nhớ ơn mà không làm hại.

Xem thêm
Cách 2

Câu 7

Trả lời Câu hỏi 7 trang 46 SGK Văn 12 Cánh diều

Hãy chỉ ra phẩm chất và tính cách nhân vật Cai Thoại qua một số từ khóa.

Phương pháp giải:

Đọc lại văn bản trích, tìm ra các chi tiết miêu tả nhân vật Cai Thoại. Từ đó nhận xét phẩm chất, tính cách của nhân vật Cai Thoại.

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Phẩm chất và tính cách của nhân vật Cai Thoại: là người có tinh thần trách nhiệm cao, dũng cảm, gan dạ, nhân nghĩa, tốt bụng, hòa hợp với thiên nhiên…

Xem thêm
Cách 2

- Phẩm chất và tính cách nhân vật Cai Thoại qua một số từ khoá : chinh phục cọp ; thò tay trong miệng cọp; giúp con cọp ;....

- Thể hiện nhân vật Cai Thoại là một người vô cùng dũng cảm, gan dạ khi đứng trước loài hổ - chúa sơn lâm. Bên cạnh đó, ông còn là một người có tấm lòng nhân hậu và thấu hiểu lẽ đời. Ông luôn biết rằng con người chiếm đất của cọp thì cần phải trả ơn, ông luôn đối xử công bằng với tự nhiên, giúp vật vật trả ơn.

Xem thêm
Cách 2

Câu 8

Trả lời Câu hỏi 8 trang 46 SGK Văn 12 Cánh diều

Nhận xét khái quát về ngôn ngữ đối thoại của các nhân vật trong truyện.

Phương pháp giải:

Đọc lại văn bản trích và nhận xét khái quát về ngôn ngữ đối thoại của các nhân vật.

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Nhận xét khái quát về ngôn ngữ đối thoại của các nhân vật trong truyện:

- Ngôn ngữ đối thoại là biểu hiện sự giao tiếp qua lại giữa hai phía, dùng ngôn ngữ, lời nói để truyền đạt suy nghĩ, quan điểm của bản thân.

- Ngôn ngữ đối thoại xuất hiện trong tác phẩm xuất hiện trong cuộc nói chuyện của ông Cai với người dân, ông Cai với “ anh chàng cảm tử”, bà Cai với dân chúng đất U Minh..

- Nhận xét về ngôn ngữ đối thoại được sử dụng:

+ Làm cho câu chuyện được kể chân thật, gần với cuộc sống thật

+ Góp phần khắc họa hình ảnh các nhân vật trong câu chuyện:

Trong cuộc đối thoại của ông Cai với nhân vật “anh chàng cảm tử “khi đuổi cọp đã thể hiện thái độ bình tĩnh, không chút sợ hãi , thông minh hơn người của ông Cai khi xử lý tình huống đối diện với cọp. Điều này trái ngược hoàn toàn với nhân vật “ anh chàng cảm tử” run sợ, lo lắng được thể hiện qua các câu nói  “ Trời ơi! Làm sao tôi đốn tre bứt mây làm cần câu cho kịp?”, “Anh coi chừng, nó lại gần tôi..”

→ Sự gan dạ, dũng cảm, bình tĩnh, tốt bụng của nhân vật ông Cai

Xem thêm
Cách 2

Ngôn ngữ đối thoại giữa các nhân vật được sử dụng ngôn ngữ thân mật. Điều đó được thể hiện qua mối quan hệ gần gũi của anh em, người làm trong cùng một làng, hàng ngày đều làm việc với nhau. Thể hiện qua các từ ngữ xưng hô anh – chú mày. Các câu văn sử dụng từ ngữ gần gũi như “ Ráng săn con heo rừng hay con nai giùm cho tôi, lần chót”; “Chú mày đứng yên một chỗ. Có tôi đây”,...

Xem thêm
Cách 2

Câu 9

Trả lời Câu hỏi 9 trang 46 SGK Văn 12 Cánh diều

Hãy nêu thông điệp được tác giả Sơn Nam gửi gắm trong Hai cõi U Minh bằng một hoặc hai câu.

Phương pháp giải:

Đọc lại nội dung văn bản trích từ đó rút ra thông điệp của tác giả

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Thông điệp của tác giả Sơn Nam muốn gửi gắm trong Hai cõi U Minh: Vẻ đẹp của con người trong công cuộc khám phá, xây dựng cuộc sống mới của nhân dân Nam Bộ.

Xem thêm
Cách 2

Hòa thuận với thiên nhiên, công bằng với tự nhiên ắt sẽ được ưu ái muôn đời.

Xem thêm
Cách 2

Câu 10

Trả lời Câu hỏi 10 trang 46 SGK Văn 12 Cánh diều

Chi tiết nào trong Hai cõi U Minh để lại ấn tượng sâu sắc nhất với em? Vì sao?

Phương pháp giải:

Đọc lại văn bản trích.

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Trong văn bản Hai cõi U Minh, ở phần cuối đoạn trích, sau vài chục năm ông Cai biến mất, mọi người đều tin rằng ông Cai đã chết, thậm chí “ mấy ông kì lão trong xóm bàn bạc, muốn hùn tiền cất giấu ngôi miếu nhỏ thờ ông” nhưng khi vừa hùn tiền xong thì lại nghe tin ông Cai Thoại vẫn còn sống. Bởi vào đêm, có người đi bắt trăn lại gặp ông “thấp thoáng bên đống lửa, trong sương mù, kế bên có con bạch quỳ xuống chầu chức”. Đây là chi tiết ấn tượng với em nhất, vì:

- Miêu tả hình ảnh của con người hòa hợp với sinh vật trong thiên nhiên rộnglớn 

- Đây là chi tiết mang yếu tố kỳ ảo, góp phần tạo nên hình ảnh huyền thoại bất tử của nhân vật ông Cai. Bởi tác giả không miêu tả cái chết của ông, không để dân làng lập bàn thờ mà để ông xuất hiện vĩnh cửu cùng lời đồn, lời kể. Ẩn sâu trong hình ảnh đó là ước mơ của nhân dân về người anh hùng có công với dân tộc, sẽ luôn sống mãi trong lòng mỗi người. 

Xem thêm
Cách 2

Chi tiết Cai Thoại dần dần chinh phục hổ để lại ấn tượng sâu sắc nhất với em. Bởi lẽ, chi tiết đã thể hiện hình ảnh con người chinh phục thiên nhiên và ở họ dẫu giản dị, mộc mạc nhưng mang sự thông minh, bản lĩnh gan dạ và tài hoa của đồng bào Nam Bộ.

Xem thêm
Cách 2

Group Ôn Thi ĐGNL & ĐGTD Miễn Phí

close