Soạn bài Toàn cầu hóa và bản sắc văn hóa dân tộc SGK Ngữ văn 12 tập 1 Cánh diều

Đọc trước văn bản Toàn cầu hóa và bản sắc văn hóa dân tộc và tìm hiểu thêm về tác giả Phan Hồng Giang. Tìm hiểu bối cảnh xã hội từ đầu thế kỉ XX đến nay. Em thấy cuộc sống quanh mình thay đổi như thế nào?

Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 12 tất cả các môn - Cánh diều

Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Nội dung chính

Văn bản đề cập đến quá trình toàn cầu hóa và sự tác động của nó đến lĩnh vực văn hóa, cụ thể là bản sắc văn hóa dân tộc. Tác giả chỉ ra những mặt tích cực và tiêu cực cũng như những thời cơ và thách thức của quá trình toàn cầu hóa, từ đó đưa ra biện pháp thích hợp và thể hiện niềm tin dân tộc.

Chuẩn bị 1

Trả lời Câu hỏi 1 Chuẩn bị trang 142 SGK Văn 12 Cánh diều

Đọc trước văn bản Toàn cầu hóa và bản sắc văn hóa dân tộc và tìm hiểu thêm về tác giả Phan Hồng Giang.

Phương pháp giải:

Tìm hiểu trên Internet, sách, báo… 

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Tác giả Phan Hồng Giang:

- Sinh năm: 1941- 2022

- Quê quán: huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An

- Là nhà nghiên cứu, dịch giả. Ông đã dịch nhiều tác phẩm văn học Nga  kinh điển sang tiếng Việt như Truyện ngắn Chekhov, Đaghextan của tôi, Cánh buồn đỏ thắm, Nàng Lika,..

- Năm 2012, ông nhận Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật cho các cuốn: Ghi chép về tác giả và tác phẩm, Chung quanh một số vấn đề văn hóa nghệ thuật.

Xem thêm
Cách 2

- Tác giả Phan Hồng Giang (1941 - 2022)

+ Tên khai sinh là Nguyễn Đức Hân

+ Quê quán : huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An

+ Vị trí : Ông là một dịch giả, nhà nghiên cứu. từng giữ những chức vụ: viện trưởng Viện Nghiên cứu văn hóa nghệ thuật quốc gia, hội viên hội văn học Việt Nam, hiệu trưởng Trường Viết văn Nguyễn Du…

+ Tác phẩm tiêu biểu : Ghi chép về tác giả và tác phẩm, Chung quanh một số vấn đề văn hóa nghệ thuật. Một số tác phẩm dịch kinh điển như : “Truyện ngắn Chekhov", "Đaghextan của tôi" (Rasul Gamzatov), "Cánh buồm đỏ thắm" (Aleksandr Grin), "Nàng Lika" (Ivan Alekseyevich Bunin)

Xem thêm
Cách 2

Chuẩn bị 2

Trả lời Câu hỏi 2 Chuẩn bị trang 142 SGK Văn 12 Cánh diều

Tìm hiểu bối cảnh xã hội từ đầu thế kỉ XX đến nay. Em thấy cuộc sống quanh mình thay đổi như thế nào? Từ sự thay đổi ở một số lĩnh vực như Internet, truyền thông đại chúng, điện thoại di động, ca nhạc, thời trang… hãy trình bày, chia sẻ với các bạn về những ảnh hưởng và sự tác động của quá trình giao lưu quốc tế đến suy nghĩ và lối sống của cá nhân em.

Phương pháp giải:

Tìm hiểu trên Internet, sách, báo… 

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Từ đầu thế kỉ XX đến nay, xã hội đã trải qua nhiều thay đổi đáng kể. Công nghệ, truyền thông và quá trình toàn cầu hóa đã góp phần thay đổi cuộc sống của mọi người.

a. Những thay đổi trong cuộc sống hàng ngày

- Internet: Internet đã mở ra một thế giới kỹ thuật số, tạo điều kiện cho việc truy cập thông tin, giao lưu và làm việc từ xa.

- Truyền thông đại chúng: Phương tiện truyền thông đại chúng như truyền hình, radio và báo chí đã thay đổi cách mọi người tiếp nhận thông tin và giải trí.

- Điện thoại di động: Sự phổ biến của điện thoại di động đã thay đổi cách mọi người liên lạc và tiếp cận thông tin.

- Ca nhạc và thời trang: Âm nhạc và thời trang quốc tế đã ảnh hưởng đến văn hóa và phong cách sống của nhiều quốc gia.

b. Quá trình giao lưu quốc tế đã có ảnh hưởng sâu rộng đến suy nghĩ và lối sống cá nhân:

- Đa dạng văn hóa: Giao lưu quốc tế đã mở ra cơ hội tiếp xúc với nhiều nền văn hóa khác nhau, từ đoạn nhạc, phong cách thời trang đến ẩm thực và tư duy.

- Tích hợp văn hóa: Sự đa dạng văn hóa đã thúc đẩy quá trình tích hợp văn hóa, tạo ra sự đa dạng và phong phú trong lối sống cá nhân.

- Thay đổi suy nghĩ: Giao lưu quốc tế đã mở mang tầm nhìn, thúc đẩy sự đa dạng suy nghĩ và quan điểm, giúp cá nhân hiểu rõ hơn về thế giới xung quanh.

- Quá trình giao lưu quốc tế đã đóng góp vào việc mở rộng tầm nhìn và tạo ra sự đa dạng trong suy nghĩ và lối sống cá nhân.

Xem thêm
Cách 2

- Bối cảnh xã hội từ đầu thế kỉ XX đến nay có nhiều sự biến chuyển. Xã hội ngày càng phát triển và có xu hướng tăng nhanh nhịp sống. Kéo theo sự phát triển là nhiều tệ nạn xã hội xuất hiện, những lối sống thực dụng, vô cảm, những giá trị đạo đức xuống cấp. Bên cạnh những mặt tiêu cực, trong xã hội đang phát triển và xuất hiện nhiều tổ chức hoạt động theo hướng tích cực.

- Những ảnh hưởng và sự tác động của quá trình giao lưu quốc tế đến suy nghĩ và lối sống của cá nhân em : Quá trình giao lưu quốc tế gia tăng sự hội nhập, bởi vậy mà sự xuất hiện của các yếu tố ngoại lai là một điều tất yếu. Bản thân em luôn đón nhận một cách có chọn lọc những yếu tố đó. Điển hình như những tư tưởng tốt đẹp về bảo vệ môi trường, không kì thị ngoại hình hay màu da,...em rất ủng hộ và đã từng tham gia vào các phong trào ấy. Trong lối sống cá nhân em cũng dần xuất hiện nhiều thực phẩm, đồ dùng hay phong cách sống từ nước ngoài. Tuy nhiên em vẫn rất trân trọng những giá trị văn hóa của dân tộc và biết chọn lọc phù hợp những yếu tố từ quá trình hội nhập để phục vụ cho cuộc sống.

Xem thêm
Cách 2

Đọc hiểu 1

Trả lời Câu hỏi 1 Đọc hiểu trang 142 SGK Văn 12 Cánh diều

Toàn cầu hóa có từ khi nào?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ nội dung phần một của văn bản

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Toàn cầu hóa xuất hiện từ khi các nước, khu vực trên thế giới mở rộng quan hệ giao lưu về mọi mặt, từ kinh tế đến văn hóa:

+ “Con đường tơ lụa xuyên Á” qua núi cao và sa mạc

+ Các tuyến hàng hải giữa các nước, châu lục

+ Từ mấy thế kỉ trước, Hội An, Phố Hiến… đã là những “thành phố mở cửa” đầu tiên của nước ta

Xem thêm
Cách 2

Toàn cầu hoá đã có từ mấy ngàn năm trước. Biểu hiện qua sự xuất hiện của “con đường tơ lụa”, các tuyến hàng hải giữa các nước, các châu lục. Ở Việt Nam, từ mấy thế kỉ trước, Hội An và Phố Hiến là những “thành phố mở cửa đầu tiên của nước ta”

Xem thêm
Cách 2

Đọc hiểu 2

Trả lời Câu hỏi 2 Đọc hiểu trang 142 SGK Văn 12 Cánh diều

Toàn cầu hóa khác gì với giao lưu quốc tế?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ nội dung phần một của văn bản

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Sự khác biệt của toàn cầu hóa so với giao lưu quốc tế: thể hiện ở sự xuất hiện “bùng nổ” của tiến trình này qua các lĩnh vực:

- Lĩnh vực thông tin: “Các xa lộ thông tin” trên toàn thế giới xuất hiện rất nhiều

- Lĩnh vực thương mại: Quá trình “tự do hóa thương mại” mở rộng nhanh chóng

- Lĩnh vực tin học, truyền thông: Sự sáp nhập của các công ty liên quốc gia

- Lĩnh vực kinh tế- tài chính: Sự nhất thể hóa ở các khu vực

- Lĩnh vực văn hóa: sự bùng nổ phương tiện truyền thông đại chúng và các ngành công nghiệp văn hóa

Xem thêm
Cách 2

Toàn cầu hoá có những biểu hiện mang tính “bùng nổ” hơn : sự xuất hiện đại trà các xa lộ thông tin trên khắp thế giới, tự do hoá thương mại, sự nhất thế hoá về kinh tế, tài chính ở các khu vực và sự phát triển như vũ bão của công nghệ kĩ thuật hiện đại.

Xem thêm
Cách 2

Đọc hiểu 3

Trả lời Câu hỏi 3 Đọc hiểu trang 143 SGK Văn 12 Cánh diều

Mở đầu của phần 2 nêu lên vấn đề gì?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ nội dung của phần 2 văn bản

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Mở đầu của phần 2 nêu lên vấn đề: Mặt trái của vấn đề toàn cầu hóa

Xem thêm
Cách 2

Mở đầu của phần 2 nêu lên vấn đề tính hai mặt phải trái, thuận nghịch của toàn cầu hoá. Được ví như một thanh gươm hai lưỡi

Xem thêm
Cách 2

Đọc hiểu 4

Trả lời Câu hỏi 4 Đọc hiểu trang 143 SGK Văn 12 Cánh diều

Đoạn này nêu lên tác động gì của toàn cầu hóa?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ nội dung của phần 2 văn bản

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Tác động của toàn cầu hóa tới lí luận về con đường trong tương lai của dân tộc: 

“Sự khủng hoảng lí luận ở phạm vi toàn cầu về con đường đi sắp tới của các dân tộc, sự kiện này là một điểm sáng đáng lưu ý.”

Xem thêm
Cách 2

Đoạn văn nêu lên tác động tích cực của toàn cầu hoá. Toàn cầu hoá có sự ảnh hưởng đến quá trình hình thành nền văn hoá dân tộc thông qua việc hấp thu tinh hoa văn hoá nhân loại. Toàn cầu hoá còn có ảnh hưởng đến số phận lịch sử của dân tộc, giúp đất nước ta tìm ra con đường giải phóng.

Xem thêm
Cách 2

Đọc hiểu 5

Trả lời Câu hỏi 5 Đọc hiểu trang 143 SGK Văn 12 Cánh diều

Chú ý những ý nêu trong ngoặc đơn

Phương pháp giải:

Đọc kĩ nội dung ý nêu trong ngoặc đơn

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Các ý nêu trong dấu ngoặc đơn:

- Để dứt bỏ những gì là cổ hủ, thủ cựu- hệ quả của một nền sản xuất nhỏ, phân tán

- Để loại trừ những tàn dư của ý thức hệ phong kiến, gia trưởng 

→  Tác dụng của dấu ngoặc đơn: bổ sung, giải thích thêm cho các ý trước đó.

Xem thêm
Cách 2

- Những ý nêu trong ngoặc đơn :

+ Để dứt bỏ những gì là cổ hủ…sản xuất nhỏ, phân tán

+ Để loại trừ những tàn dư…gia trưởng

+ Để dứt khoát chia tay…tiếc thời giờ

→ Bổ sung ý nghĩa về tác dụng của các hoạt động được nêu trước ngoặc đơn

Xem thêm
Cách 2

Đọc hiểu 6

Trả lời Câu hỏi 6 Đọc hiểu trang 144 SGK Văn 12 Cánh diều

Chú ý những ý nêu trong ngoặc đơn

Phương pháp giải:

Đọc kĩ nội dung ý nêu trong ngoặc đơn

Lời giải chi tiết:

Các ý nêu trong dấu ngoặc đơn: để dứt khoát chia tay với thói quen sống theo “lệ làng” coi thường “phép nước”, thói quen rềnh rang, thù tạc, không biết tiếc giờ,..

→  Tác dụng của dấu ngoặc đơn: bổ sung, giải thích cho việc tiếp nhận thời cơ của đất nước trong lĩnh vực công nghiệp về tính khoa học, kỉ cương trong công việc và sinh hoạt giao tiếp cộng đồng.

Đọc hiểu 7

Trả lời Câu hỏi 7 Đọc hiểu trang 144 SGK Văn 12 Cánh diều

Chú ý bằng chứng về tác động của toàn cầu hóa đến văn hóa

Phương pháp giải:

Đọc kĩ nội dung phần 2 văn bản

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Bằng chứng về tác động của toàn cầu hóa đến văn hóa:

- Nhiều tệ nạn xã hội phát triển như các đại dịch thời Trung Cổ

- Chỉ hơn mười năm qua, thời gian chưa đủ để một thế hệ… coi nhẹ các giá trị lí tưởng, đạo đức của ông cha ta

- Nhiều sinh hoạt văn hóa, từ lễ hội đến biểu diễn nghệ thuật, bị nhuốm màu thương mại hóa

- Các loại hình nghệ thuật, ca nhạc phương Tây…. ngày càng thưa vắng người xem

- Thói đua đòi ăn chơi theo kiểu sống gấp…. không còn là hiện tượng hiếm hoi

→  Những bằng chứng thực tế, phong phú, xác đáng được sử dụng để nói về mặt tiêu cực của toàn cầu hóa ảnh hưởng đến lĩnh vực văn hóa.

Xem thêm
Cách 2

 Bằng chứng về tác động của toàn cầu hóa đến văn hóa :

+ Chỉ hơn mười năm qua…đạo đức ông cha

+ Nhiều sinh hoạt văn hóa…nhuốm màu thương mại hóa

+ Các loại hình nghệ thuật…không còn biết hát ru

Xem thêm
Cách 2

Đọc hiểu 8

Trả lời Câu hỏi 8 Đọc hiểu trang 145 SGK Văn 12 Cánh diều

 Điều gì là tác động đáng lo nhất?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ nội dung phần 2 của văn bản

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Tác động đáng lo nhất của toàn cầu hóa là: Sự phê phán, bài trừ của xã hội chúng ta chưa đủ mạnh để tác động, ngăn chặn những hiện tượng xuống cấp về đạo đức; vẫn còn những thái độ bàng quan, thờ ơ, sợ bị liên lụy không dám đấu tranh với cái xấu. 

→  Điều này dẫn tới hiện tượng “đồi phong bại tục” vẫn cứ tiếp tục tồn tại 

Xem thêm
Cách 2

Tác động đáng lo nhất là xã hội chưa tạo ra một dư luận phê phán đủ mạnh để ngăn chặn những hiện tượng xuống cấp về đạo đức. Hậu quả là những hiện tượng “đồi phong bại tục” ngang nhiên xuất hiện

Xem thêm
Cách 2

Đọc hiểu 9

Trả lời Câu hỏi 9 Đọc hiểu trang 145 SGK Văn 12 Cánh diều

Chú ý quan điểm của tác giả về toàn cầu hóa 

Phương pháp giải:

Đọc kĩ nội dung phần 3 của văn bản

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Quan điểm của tác giả về toàn cầu hóa :

- Là một quá trình tất yếu, khách quan mà tất cả mọi quốc gia trên thế giới đều phải trải qua.

- Để có phát huy những mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực của toàn cầu hóa, nhà nước cần chủ động, có những chính sách thích hợp

Xem thêm
Cách 2

Quan điểm của tác giả về toàn cầu hoá : toàn cầu hoá là một quá trình tất yếu, khách quan. Toàn cầu hoá chứa đựng nhiều thời cơ và những thách thức to lớn

Xem thêm
Cách 2

Sau khi đọc 1

Trả lời Câu hỏi 1 Sau khi đọc trang 146 SGK Văn 12 Cánh diều

Xác định luận đề và các luận điểm lớn của văn bản Toàn cầu hóa và bản sắc văn hóa dân tộc ( Chú ý các phần đánh số trong văn bản và nội dung mỗi phần)

Phương pháp giải:

Đọc kĩ nội dung của văn bản và trả lời câu hỏi 

Lời giải chi tiết:

Cách 1

- Luận đề của văn bản: Vấn đề toàn cầu hóa và những tác động, ảnh hưởng của toàn cầu hóa đối với văn hóa của dân tộc 

- Các luận điểm lớn của văn bản Toàn cầu hóa và bản sắc văn hóa dân tộc:

+ Luận điểm 1: Giới thiệu về quá trình toàn cầu hóa 

+ Luận điểm 2: Ảnh hưởng của quá trình toàn cầu hóa và các tác động với đời sống, văn hóa 

+Luận điểm 3: Đánh giá, nhận xét của tác giả về toàn cầu hóa 

Xem thêm
Cách 2

- Luận đề của văn bản là quá trình toàn cầu hoá và tác động của nó đến bản sắc văn hoá dân tộc

- Các luận điểm lớn :

+ Tác giả lý giải về khái niệm toàn cầu hoá

+ Tác động của quá trình toàn cầu hoá đối với lĩnh vực văn hoá

+ Quan điểm của tác giả về toàn cầu hoá và niềm tin dân tộc

Xem thêm
Cách 2

Sau khi đọc 2

Trả lời Câu hỏi 2 Sau khi đọc trang 146 SGK Văn 12 Cánh diều

Mục đích của người viết văn bản trên là gì? Nhan đề của văn bản liên quan như thế nào đến mục đích này

Phương pháp giải:

Đọc kĩ nội dung của văn bản và trả lời câu hỏi 

Lời giải chi tiết:

Cách 1

- Mục đích của người viết văn bản là: 

+ Cung cấp cho người đọc về thông tin của vấn đề quan trọng trong xã hội hiện nay: quá trình toàn cầu hóa và những ảnh hưởng, tác động của quá trình này tới bản sắc văn hóa của mỗi dân tộc 

+ Đưa ra những đánh giá, nhận xét của tác giả về vấn đề trên 

- Nhan đề của văn bản:“Toàn cầu hóa và bản sắc văn hóa dân tộc” có ý nghĩa:

+ Thể hiện các nội dung chính của văn bản gồm hai vấn đề: Toàn cầu hóa và bản sắc văn hóa dân tộc trong bối cảnh xã hội hiện nay. 

+ Nhan đề cũng cho thấy được mối liên hệ giữa vấn đề toàn cầu hóa với bản sắc văn hóa dân tộc. Đây là những luận điểm sẽ được tác giả triển khai trong văn bản. 

Xem thêm
Cách 2

- Mục đích của người viết văn bản là nhằm thể hiện quan điểm về quá trình toàn cầu hoá và chứng minh tác động của nó đến lĩnh vực văn hoá thông qua các lí lẽ, dẫn chứng

- Nhan đề của văn bản đã thể hiện một cách rõ ràng mục đích của văn bản là quá trình toàn cầu hoá và tác động của nó đến bản sắc văn hoá dân tộc.

Xem thêm
Cách 2

Sau khi đọc 3

Trả lời Câu hỏi 3 Sau khi đọc trang 146 SGK Văn 12 Cánh diều

Phân tích tính thuyết phục của văn bản thông qua việc chỉ ra luận đề và triển khai các luận điểm, lí lẽ và bằng chứng của tác giả Phan Hồng Giang.

Phương pháp giải:

Đọc kĩ nội dung của văn bản và trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Tính thuyết phục của văn bản được thể hiện việc triển khai luận đề qua các luận điểm, lí lẽ và các dẫn chứng cụ thể, rõ ràng:

- Luận đề: Vấn đề toàn cầu hóa và những tác động, ảnh hưởng của toàn cầu hóa đối với văn hóa của dân tộc 

- Các luận điểm lớn của văn bản Toàn cầu hóa và bản sắc văn hóa dân tộc được triển khai theo trật tự logic và có mối liên hệ chặt chẽ với nhau 

+ Luận điểm 1: Giới thiệu về quá trình toàn cầu hóa 

+ Luận điểm 2: Ảnh hưởng của quá trình toàn cầu hóa và các tác động với đời sống, văn hóa 

+ Luận điểm 3: Đánh giá, nhận xét của tác giả về toàn cầu hóa 

- Để làm rõ tính thuyết phục của văn bản, phân tích qua phần 2 của văn bản viết về tác động của quá trình toàn cầu hóa với lĩnh vực văn hóa. Tác giả đã đưa ra lí lẽ: 

+ Khẳng định lĩnh vực chịu tác động hai mặt, dễ nhìn thấy nhất của quá trình toàn cầu hóa là lĩnh vực văn hóa

+ Chỉ ra ảnh hưởng tích cực của quá trình toàn cầu hóa với lĩnh vực văn hóa, từ đỏ nêu những thời cơ mà đất nước sẽ gặp

+ Chỉ ra ảnh hưởng tiêu cực của quá trình toàn cầu hóa với lĩnh vực văn hóa: Đưa ra các dẫn chứng cụ thể về biểu hiện của vấn đề giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc đang có nguy cơ bị xói mòn. Đồng thời, chỉ ra các tác động đáng lo ngại của quá trình toàn cầu hóa mà xã hội cần chú ý 

→ Các lí lẽ lô gích, chặt chẽ, có mối liên hệ chặt chẽ với nhau; dẫn chứng thực tế sinh động, phong phú làm tăng tính thuyết phục với người đọc cho văn bản.

Xem thêm
Cách 2

- Tác giả lý giải về khái niệm toàn cầu hoá.

+ Thông qua câu nói của nhà báo Sa-mu-ơn-sân. Tác giả chứng minh toàn cầu hoá là tên gọi của một quá trình cũ, thêm nhiều dẫn chứng từ xa xưa, trên thế giới đã có quá trình giao lưu quốc tế.

+ Tác giả chỉ ra điểm khác biệt giữa giao lưu quốc tế và toàn cầu hoá, thông qua một loạt những biểu hiện mang tính “bùng nổ” của toàn cầu hoá : sự xuất hiện đại trà các xa lộ thông tin trên khắp thế giới, tự do hoá thương mại, sự nhất thế hoá về kinh tế,….

- Tác động của quá trình toàn cầu hoá đối với lĩnh vực văn hoá

+ Tác động tích cực : Toàn cầu hoá có sự ảnh hưởng đến quá trình hình thành nền văn hoá dân tộc thông qua việc hấp thu tinh hoa văn hoá nhân loại. Toàn cầu hoá còn có ảnh hưởng đến số phận lịch sử của dân tộc, giúp đất nước ta tìm ra con đường giải phóng, dẫn chứng là sự gặp gỡ chủ nghĩa Mác-Lê nin. Toàn cầu hoá đưa đến thời cơ tốt, tác giả đưa ra một loạt dẫn chứng như :tăng tính hiện đại, tiếp cận công nghệ,…

+ Tác động tiêu cực : những giá trị văn hoá truyền thống bị xói mòn, tệ nạn phát triển, thói đua đòi, sính ngoại, khủng hoảng lòng tin,….Tác giả đã đưa ra dẫn chứng cụ thể như : lớp trẻ không biết hát dân ca, cảnh xin lễ đền Bà Chúa Kho,…

- Quan điểm của tác giả về toàn cầu hoá và niềm tin dân tộc. Tác giả kết luận rằng toàn cầu hoá là một quá trình tất yếu, khách quan. Toàn cầu hoá chứa đựng nhiều thời cơ và những thách thức to lớn.

Xem thêm
Cách 2

Sau khi đọc 4

Trả lời Câu hỏi 4 Sau khi đọc trang 146 SGK Văn 12 Cánh diều

Dẫn ra một số câu văn thể hiện rõ tính khẳng định, phủ định, cách lập luận và ngôn ngữ biểu cảm trong văn bản

Phương pháp giải:

Đọc kĩ nội dung của văn bản và trả lời câu hỏi 

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Một số câu văn thể hiện rõ tính khẳng định, phủ định, cách lập luận và ngôn ngữ biểu cảm trong văn bản:

- “ Từ mấy thế kỉ trước, có thể nói Hội An, Phố Hiến,… đã là những “thành phố mở cửa” đầu tiên của nước ta”

- “ Tuy nhiên, trong một vài thập kỉ trở lại đây, rõ ràng đã xuất hiện nhu cầu gọi tiến trình giao lưu quốc tế đoa bằng một cái tên mới là “toàn cầu hóa”…”

- “ Mặt khác, nó cũng là một tiến trình đầy tranh cãi tiến công vào chủ quyền quốc gia, làm xói mòn nền văn hóa và truyền  thống địa phương, đe dọa sự ổn định kinh tế và xã hội”

- “ Có thể nói, lĩnh vực văn hóa là lĩnh vực chịu tác động hai mặt, dễ nhận thấy nhất của quá trình toàn cầu hóa”

- “Từ bao đời nay, nền văn hóa nước ta không chỉ là thành quả của hàng ngàn năm chiến đấu giữ nước và lao động sáng tạo dựng nước của các dân tộc Việt Nam mà còn là kết quả… thế giới”

- “ Sức hấp dẫn của những loại hình hoạt động văn hóa, biểu diễn nghệ thuật, vui chơi giải trí cũng như lối sống tiện nghi, hiện đại từ các nước phát triển đối với nhiều người dân, nhất là đối với lớp trẻ, là điều dễ nhận thấy, đặc biệt là của những người đứng tuổi”

- “ Nhưng bên cạnh mặt được rất cơ bản đó có thể nói chưa bao giờ những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc lại phải chịu những tác động xói mòn mạnh mẽ, gay gắt như hiện nay”

- “Thói đua đòi ăn chơi theo kiểu sống gấp “sống hôm nay không biết có ngày mai”… đã không còn là hiện tượng hiếm hoi”

Xem thêm
Cách 2

- Tính khẳng định, phủ định : “Toàn cầu hoá chứa đựng thời cơ, thách thức lớn”; “không một dân tộc nào có thể bị cám dỗ”; “chưa có thời kì nào trong lịch sử”;

- Cách lập luận : Văn bản có cách lập luận chặt chẽ, được biểu hiện qua các luận điểm rõ ràng như câu văn “như mọi hiện tượng đều có hai mặt phải trái,…thanh gươm hai lưỡi”; lí lẽ, dẫn chứng thuyết phục. Đằng sau mỗi luận điểm, tác giả đều đưa ra dẫn chứng thiết thực, hợp lý. Kết hợp với việc dùng các từ, các câu khẳng định, phủ định. Dựa vào các từ ngữ đó đã thể hiện rõ ràng lập luận của tác giả.

- Ngôn ngữ biểu cảm : Giàu màu sắc biểu cảm. Thể hiện qua việc tác giả kết hợp nhiều từ ngữ, như kết từ và tình thái từ : Như đã nói, có thể là, tuy nhiên, mặt khác,…

Xem thêm
Cách 2

Sau khi đọc 5

Trả lời Câu hỏi 5 Sau khi đọc trang 146 SGK Văn 12 Cánh diều

Vấn đề tác giả nêu lên trong văn bản có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc sống hiện nay?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ nội dung của văn bản và trả lời câu hỏi 

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Qua văn bản trên, tác giả cung cấp cho người đọc về thông tin của vấn đề: quá trình toàn cầu hóa và những ảnh hưởng, tác động của quá trình này tới bản sắc văn hóa của mỗi dân tộc.

Đây là vấn đề có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong xã hội ngày nay, đặc biệt là khi đất nước ta đang ngày càng phát triển, bước vào quá trình toàn cầu hóa, hiện đại hóa. Đây là một xu thế phát triển tất yếu của lịch sử,vừa có tác động tích cực và tác động tiêu cực đối với nền văn hóa của tất cả các nước trên thế giới. Việc nhận thức rõ bản chất cũng như các tác động mà toàn cầu hóa đem lại sẽ quyết định tới việc thái độ, khả năng thích ứng và chiến lược phát triển văn hóa của mỗi quốc gia. Để tận dụng tốt cơ hội này, đất nước ta cần chủ động, đón đầu quá trình và có những giải pháp để gìn giữ, phát huy những bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp.

Xem thêm
Cách 2

Tác giả đã nêu lên những tác động của quá trình toàn cầu hoá đối với lĩnh vực văn hoá. Trong đó, tác giả có nêu những mặt lợi và hại của quá trình toàn cầu hoá. Điều đó đã đưa lại ý nghĩa lớn đối với cuộc sống ngày nay, khi mà quá trình toàn cầu hoá vẫn tiếp diễn và được đẩy mạnh. Người đọc có thể vận dụng, xem xét để đón nhận, phát huy những mặt tích cực và hạn chế những tiêu cực mà nó mang lại. Biết đón nhận những thời cơ và mạnh mẽ vượt qua thách thức, tránh để cuộc sống bị cuốn theo những cám dỗ mà quá trình toàn cầu hoá mang lại.

Xem thêm
Cách 2

Sau khi đọc 6

Trả lời Câu hỏi 6 Sau khi đọc trang 146 SGK Văn 12 Cánh diều

Em thích nhất đoạn văn nào trong văn bản? Vì sao?

Phương pháp giải:

Lựa chọn đoạn văn em thích nhất và giải thích lý do

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Em thích nhất đoạn văn: “Chưa có thời nào trong lịch sử nước ta, sức lao động sáng tạo…. đã không còn là hiện tượng hiếm hoi” thuộc phần 2 viết về tác động của quá trình toàn cầu hóa đối với nền văn hóa truyền thống của đất nước.

Bằng những lập luận vô cùng chặt chẽ, logic cùng với những dẫn chứng thuyết phục, thực tế, cụ thể, tác giả đưa ra những lí lẽ về thực trạng của giá trị văn hóa truyền thống dân tộc đang bị tác động xói mòn mạnh mẽ bởi các tệ nạn xã hội hiện nay. Đó là lối sống thực sống, chạy theo vật chất, tôn thờ đồng tiền và coi nhẹ các giá trị đạo đức của cha ông ta. Đó là những buổi sinh hoạt văn hóa, lễ hội tới biểu diễn nghệ thuật cũng bị thương mại hóa hiện nay. Là hiện trạng lớp trẻ không biết phong tục truyền thống như hát dân ca. Là lối sống ăn chơi, xa hoa, không biết lao động. Qua những lời văn đầy tính chính luận, người đọc nhận thấy rõ ràng những ảnh hưởng tiêu cực của quá trình toàn cầu hóa đến với đời sống văn hóa trong thời đại hiện nay của dân tộc ta.

Xem thêm
Cách 2

Em thích nhất đoạn văn tác giả bàn luận về mặt nghịch của quá trình toàn cầu hoá đến thế hệ trẻ, ấy là lối sống thực dụng, coi nhẹ giá trị lí tưởng, đạo đức ông cha, sính ngoại, theo đuổi ca nhạc phương Tây, không biết hát dân ca,….Đọc đoạn văn này, em tự nhìn nhận rằng bản thân em cũng đã có những hành động như vậy, cũng bị cuốn theo những cám dỗ, những tiêu cực mà toàn cầu hoá mang lại. Vì vậy, em cảm thấy bản thân mình cần có ý thức trách nhiệm bảo vệ những giá trị bản sắc văn hoá dân tộc, cần có phương án thiết thực, cụ thể nhằm phát huy những mặt tích cực và hạn chế những tiêu cực, biết đón nhận những thời cơ mà quá trình toàn cầu hoá mang lại.

Xem thêm
Cách 2

Group Ôn Thi ĐGNL & ĐGTD Miễn Phí

close