Soạn bài Quyết định khó khăn nhất SGK Ngữ văn 12 tập 1 Cánh diềuĐọc trước văn bản Quyết định khó khăn nhất. Tìm hiểu thêm thông tin về Đại tướng Võ Nguyên Giáp và hồi kí Điện Biên Phủ- điểm hẹn lịch sử. Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 12 tất cả các môn - Cánh diều Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Nội dung chính
Chuẩn bị Trả lời Câu hỏi Chuẩn bị trang 94 SGK Văn 12 Cánh diều Đọc trước văn bản Quyết định khó khăn nhất. Tìm hiểu thêm thông tin về Đại tướng Võ Nguyên Giáp và hồi kí Điện Biên Phủ- điểm hẹn lịch sử. Phương pháp giải: Tìm hiểu những thông tin về Đại tướng Võ Nguyên Giáp và hồi kí Điện Biên Phủ- điểm hẹn lịch sử. Lời giải chi tiết: Cách 1 Đại tướng Võ Nguyên Giáp: a. Tiểu sử, cuộc đời: -Tiểu sử: + Tên khai sinh: Võ Giáp, bí danh: Văn + Năm sinh: 1911-2013 + Quê quán: làng An Xá, tổng Phong Lộc, huyện Lệ Thủy, phủ Quảng Ninh ( nay là xã Lộc Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình) + Là đại tướng đầu tiên và Tổng tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam + Là chỉ huy trưởng của chiến dịch quan trọng, như: Chiến dịch Biên Giới (9-10/1950), Trung Du (12/1950), Đồng Bằng (5/1951), Hòa Bình (12/1951- 2/1952),… -Cuộc đời: + Tháng 12/ 1944, Đại tướng Võ Nguyên Giáp được chủ tịch Hồ Chí Minh tin tưởng giao nhiệm vụ thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân + Tháng 8/1945, Đại tướng Võ Nguyên Giáp là Ủy viên Ủy ban Quân sự Bắc kì đồng thời là thành viên Ủy ban Khởi nghĩa toàn quốc. + 1951-1982, Võ Nguyên Giáp là Ủy viên Bộ chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam. + 1946-1980, là Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. + 1978-1992, là Phó thủ tướng nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. + 2013, Đại tướng Võ Nguyên Giáp từ trần. b. Sự nghiệp văn chương + Phong cách sáng tác: xoay quanh thể loại hồi kí viết về đề tài trong chiến tranh và kháng chiến + Các tác phẩm nổi tiếng: Những chặng đường lịch sử, Tổng hành dinh trong mùa xuân toàn thắng… - Hồi kí Điện Biên Phủ- điểm hẹn lịch sử: + Là hồi kí của đại tướng Võ Nguyên Giáp ( do nhà văn Nguyễn Hữu Mai ghi lại) + Gồm 14 chương + Kể lại toàn bộ diễn biến chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ + Năm 2004, tác phẩm được nữ nhà văn, nhà báo người Mỹ - Lady Borton dịch ra tiếng Anh và xuất bản ở nhiều nước trên thế giới.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
- Võ Nguyên Giáp sinh ngày 25/8/1911 – 4/10/2013 - Quê quán : xã Lộc Thủy, huyên Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình. - Vị trí : Đại tướng Võ Nguyên Giáp là một trong những nhà lãnh đạo kiệt xuất của cách mạng Việt Nam, là đại tướng đâu tiên của Việt Nam. - Phong cách nghệ thuật : Đại tướng Võ Nguyên Giáp mang một tầm tư tưởng lớn, ông thường tái hiện những chặng đường lịch sử của dân tộc trong nhiều tác phẩm hồi kí. - Tác phẩm tiêu biêu : Những năm tháng không thể nào quên (1970); Chiến đấu trong vòng vây (1978); Điện Biên Phủ - điểm hẹn lịch sử (1944),... - Tác giả + Võ Nguyên Giáp (1911 – 2013), tên khai sinh là Võ Giáp, còn được gọi là tướng Giáp hoặc anh Văn. Quê ở làng An Xá, tổng Đại Phong, huyện Lệ Thủy, phủ Quảng Ninh (nay là xã Lộc Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình) trong một gia đình nhà nho. + Tháng 12 năm 1944, Đại tướng Võ Nguyên Giáp được Chủ tịch Hồ Chí Minh tin tưởng giao nhiệm vụ thành lập đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân + Tháng 8 năm 1945, Đại tướng Võ Nguyên Giáp là Ủy viên Ủy ban Quân sự Bắc kì đồng thời là thành viên Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc + Năm 1951 – 1982 Võ Nguyên Giáp là Ủy viên Bộ chính trị Đảng Cộng Sản Việt Nam. + 1946 – 1980 Võ Nguyên Giáp là Bộ trưởng Bộ quốc phòng + 1978 – 1992, là Phó thủ tướng nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam + Năm 2013, Đại tướng Võ Nguyên Giáp từ trần - Phong cách sáng tác + Phong cách sáng tác: xoay quanh thể loại hồi kí viết về đề tài trong chiến tranh và kháng chiến + Các tác phẩm nổi tiếng: Những chặng đường lịch sử, Tổng hành dinh trong mùa xuân toàn thắng… - Hồi kí Điện Biên Phủ - điểm hẹn lịch sử: Là hồi kì gồm 14 chương của Đại tướng Võ Nguyên Giáp do nhà văn Nguyễn Hữu Mai ghi lại. Năm 2004, tác phẩm được nữ nhà văn, nhà báo người Mỹ - Lady Borton dịch ra tiếng Anh và xuất bản ở nhiều nước trên thế giới.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Đọc hiểu 1 Trả lời Câu hỏi 1 Đọc hiểu trang 94 SGK Văn 12 Cánh diều Vì sao Đại tướng quyết định triệu tập Đảng ủy Mặt trận họp gấp? Phương pháp giải: Đọc lại phần đầu hồi kí và trả lời câu hỏi. Lời giải chi tiết: Cách 1 Đại tướng quyết định triệu tập Đảng ủy Mặt trận họp gấp vì muốn thay đổi phương án chiến đấu từ phương án "đánh nhanh thắng nhanh" sang "đánh chắc tiến chắc".
Xem thêm
Cách 2
Nguyên nhân do cần phải cho đơn vị rút khỏi trận địa và thay đổi phương án tấn công. Cần phải bất ngờ cho địch và đẩy nhanh chiến dịch Tây Nguyên.
Xem thêm
Cách 2
Đọc hiểu 2 Trả lời Câu hỏi 2 Đọc hiểu trang 95 SGK Văn 12 Cánh diều Vì sao Đại tướng quyết định thay đổi phương châm tác chiến? Phương pháp giải: Đọc lại phần hai của đoạn hồi kí và trả lời câu hỏi. Lời giải chi tiết: Cách 1 Đại tướng quyết định thay đổi phương châm tác chiến vì: + Tình hình của địch có sự thay đổi: trở thành tập đoàn cứ điểm phòng ngự kiên cố, không còn trong trạng thái lâm thời phòng ngự + Nhận ra ba khó khăn của bộ đội ta đang phải đối mặt → Quyết định ra lệnh hoãn cuộc tiến công, thu quân về vị trí tập kết, chuẩn bị lại theo phương châm “ đánh chắc tiến chắc”
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Nguyên nhân do sự thay đổi phái địch. Cụ thể địch không còn trong trạng thái lâm thời phòng ngự, mà đã trở thành một tập đoàn cứ điểm phòng ngự kiên cố. Vì thế không thể đánh theo kế hoạch đã định, chắc chắn sẽ thất bại. Đại tướng quyết định thay đổi phương châm tác chiến vì: - Địch không còn trong trạng thái lâm thời phòng ngự, mà đã trở thành một tập đoàn cứ điểm phòng ngự kiên cố. - Quyết định ra lệnh hoãn cuộc tiến công, thu quân về vị trí tập kết, chuẩn bị lại theo phương châm “đánh chắc tiến chắc”.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Đọc hiểu 3 Trả lời Câu hỏi 3 Đọc hiểu trang 97 SGK Văn 12 Cánh diều Chú ý nguyên tắc cao nhất trong đánh địch được Đại tướng nhấn mạnh. Phương pháp giải: Đọc lại phần hai hồi kí và trả lời câu hỏi. Lời giải chi tiết: Cách 1 Nguyên tắc cao nhất trong đánh địch được Đại tướng nhấn mạnh: đánh chắc thắng. → Thể hiện tầm quan trọng của chiến dịch Điện Biên Phủ: trận chiến phải đánh chắc chắn thắng.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Nguyên tắc cao nhất trong đánh địch được Đại tướng nhấn mạnh là “đánh chắc thắng” Nguyên tắc cao nhất trong đánh địch được Đại tướng nhấn mạnh: Để đảm bảo nguyên tắc cao nhất là “đánh chắc thắng”, cần chuyển phương châm tiêu diệt địch từ “đánh nhanh thắng nhanh” sang “đánh chắc tiến chắc”.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Đọc hiểu 4 Trả lời Câu hỏi 4 Đọc hiểu trang 99 SGK Văn 12 Cánh diều Chú ý bài học sâu sắc về dân chủ nội bộ Phương pháp giải: Đọc lại phần cuối hồi kí và trả lời câu hỏi. Lời giải chi tiết: Cách 1 Bài học dân chủ nội bộ: cần ghi nhận, tôn trọng ý kiến đóng góp của mỗi cá nhân trong một tập thể.
Xem thêm
Cách 2
Bài học về sự vận dụng linh hoạt các phương án chiến lược nhằm phù hợp với sự thay đổi không ngừng từ phía địch. Hoạt động đều cần dựa trên cơ sở vững chắc và đi theo một nguyên tắc xuyên suốt.
Xem thêm
Cách 2
Sau khi đọc 1 Trả lời Câu hỏi 1 Sau khi đọc trang 99 SGK Văn 12 Cánh diều Văn bản kể lại sự kiện gì? “Quyết định khó khăn nhất” ở đây là gì? Ai là người kể lại? Phương pháp giải: Đọc lại phần đầu hồi kí và trả lời câu hỏi. Lời giải chi tiết: Cách 1 - Văn bản kể lại sự kiện: Trước giờ nổ súng ở chiến trường Điện Biên Phủ năm 1954, Đại tướng Võ Nguyên Giáp quyết định thay đổi phương châm tác chiến sau khi đã nắm rõ tình hình thực địa. Điều này được ông cho là “ Quyết định khó khăn nhất” trong cuộc đời cầm quân của mình. - “Quyết định khó khăn nhất” ở đây là việc thay đổi phương châm tác chiến từ “ đánh nhanh thắng nhanh” sang “ đánh chắc tiến chắc”. - Người kể lại: đại tướng Võ Nguyên Giáp
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
- Văn bản kể lại sự kiện thay đổi phương châm tác chiến trong chiến dịch Điện Biên Phủ từ "đánh nhanh thắng nhanh" sang " đánh chắc tiến chắc" - Quyết định khó khăn nhất ở đây là quyết định thay đổi phương án tấn công. Trong khi phương án cũ đã được triển khai đến toàn binh lính, sự thay đổi có thể gây đến nhiều hỗn loạn. - Người kể lại là đại tướng Võ Nguyên Giáp Văn bản kể lại sự kiện: - Phần 1: Đại tướng Võ Nguyên Giáp triệu tập Đảng ủy Mặt trận để chuyển phương án chiến đấu - Phần 2: Sự thay đổi phương châm tác chiến và nguyên tắc cao nhất trong đánh địch được Đại tướng đề ra - Phần 3: Bài học sâu sắc về dân chủ nội bộ. “Quyết định khó khăn nhất” ở đây là việc thay đổi phương châm tác chiến từ “đánh nhanh thắng nhanh” sang “đánh chắc tiến chắc”. Người kể lại câu chuyện là Đại tướng Võ Nguyên Giáp, một trong những Đảng viên đầu tiên của Đảng cộng sản Đông Dương và hoạt động cách mạng từ năm 1925.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Sau khi đọc 2 Trả lời Câu hỏi 2 Sau khi đọc trang 99 SGK Văn 12 Cánh diều Dẫn ra một số câu văn cho thấy thái độ và suy nghĩ của Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong hoàn cảnh phải đưa ra “ Quyết định khó khăn nhất”? Phương pháp giải: Đọc lại phần đầu hồi kí và trả lời câu hỏi. Lời giải chi tiết: Cách 1 Một số câu văn cho thấy thái độ và suy nghĩ của Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong hoàn cảnh phải đưa ra “ Quyết định khó khăn nhất”: - “Tôi nhận thấy phải cho các đơn vị rút khỏi trận địa để nghiên cứu một cách đánh khác dù bộ đội có thắc mắc.” - “ Phải họp ngay Đảng ủy Mặt trận… Suốt đêm, tôi chỉ mong trời chóng sáng” - “ Tôi nghĩ đồng chí Vi sẽ không dễ dàng thuyết phục các chuyên gia đã cho rằng chỉ có “ đánh nhanh thắng nhanh” mới giành thắng lợi…” - “ Tinh thần bộ đội rất quan trọng, nhưng quyết tâm phải có cơ sở… Hậu cần là điều kiện tiên quyết, nhưng cuối cùng, quyết định là phải có cách đánh đúng”. - Tình hình khẩn trương. Cần sớm có quyết định. Vô luận tình hình nào ta vẫn phải nắm nguyên tắc cao nhất: "Đánh chắc thắng…”
Xem thêm
Cách 2
Một số câu văn : + Tinh thần bộ đội là rất quan trọng, nhưng quyết tâm cần có cơ sở : Suy nghĩ của đại tướng về việc đi theo phương án cũ là không có cơ sở + Chúng ta vẫn phải nắm nguyên tắc cao nhất là : Đánh chắc thắng....nếu đánh có chắc thắng trăm phần trăm không ? : Ông gợi nhắc về điều quan trọng cốt yếu nhất cần lưu ý trong chiến dịch Điện Biên Phủ + Để đảm bảo nguyên tắc cao nhất là ... đánh chắc tiến chắc: Thái độ quyết tâm nên thay đổi phương án tấn công
Xem thêm
Cách 2
Sau khi đọc 3 Trả lời Câu hỏi 3 Sau khi đọc trang 99 SGK Văn 12 Cánh diều Tính xác thực của hồi kí được thể hiện qua những yếu tố nào của văn bản Phương pháp giải: Đọc lại phần đầu hồi kí và trả lời câu hỏi. Lời giải chi tiết: Cách 1 - Trong đoạn trích “Quyết định khó khăn nhất” do nhà văn Nguyễn Hữu Mai thực hiện đã ghi lại hồi kí của đại tướng Võ Nguyên Giáp khi phải đưa ra quyết định khó khăn nhất: thay đổi phương châm chiến lược từ “đánh nhanh thắng nhanh” sang “ đánh chắc tiến chắc”- mang ý nghĩa quyết định đối với chiến thắng lịch sử lừng lẫy Điện Biên Phủ - Đoạn trích kể lại khách quan sự kiện lịch sử có thật: chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954; nhân vật xuất hiện trong văn bản: đồng chí Hoàng Minh Phương, đồng chí Vi Quốc Thanh, đồng chí Hoàng Văn Thái, … là những người nhân vật có thật. - Trong văn bản trên, dựa trên ấn tượng và hồi ức của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, người đọc có thể hình dung hoàn cảnh và quá trình đưa ra quyết định khó khăn nhất của đại tướng
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Tính xác thực được thể hiện qua các số liệu cụ thể ( đại đoàn 308 ; Trần Đình;...). Địa điểm cụ thể ( Hành lang Điện Biên Phủ, Luông Pha Băng, Tây Nguyên, Sở chỉ huy, cuộc họp Đảng ủy Mặt trận,...). Thời gian cụ thể (14h30; 17h ; 26/01/1954;..) Tính xác thực của thể loại hồi kí được thể hiện qua những yếu tố trong văn bản: - Người kể chính là trực tiếp trải qua sự kiện: Đây là hồi kí của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, người đã trực tiếp tham gia và chứng kiến các sự kiện mà ông kể lại. Điều này tạo nên tính xác thực và độ tin cậy của văn bản. - Chi tiết và sự thật: Văn bản cung cấp nhiều chi tiết cụ thể vè sự kiện như việc triệu tập Đảng ủy Mặt Trận, sự thay đổi phương châm tác chiến, và bài học về dân chủ nôi bộ. Những chi tiết này không chỉ làm cho câu chuyện trở nên sống động hơn, mà còn chứng minh rằng tác giả đã trực tiếp trải qua những sự kiện mà ông mô tả. - Ngôn ngữ và cách diễn đạt: Ngôn ngữ của Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong văn bản này rất chân thực và tự nhiên, phản ánh rõ ràng quan điểm và cảm xúc của ông. Điều này giúp tăng cường tính xác thực của văn bản. - Ngữ cảnh lịch sử: Văn bản được viết trong một ngữ cảnh lịch sử cụ thể, đó là thời kì chiến tranh của Việt Nam. Sự hiểu biết về ngữ cảnh này giúp độc giả hiểu rõ hơn về sự kiện và những quyết định khó khăn mà Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã phải đưa ra.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Sau khi đọc 4 Trả lời Câu hỏi 4 Sau khi đọc trang 99 SGK Văn 12 Cánh diều Hãy nhận xét thủ pháp trần thuật ở phần 2 của văn bản Phương pháp giải: Đọc lại phần hai của văn bản và trả lời câu hỏi. Lời giải chi tiết: Cách 1 - Ở phần hai của văn bản đã kể lại cuộc họp vào sáng ngày 26 tháng 1 năm 1954 của đại tướng Võ Nguyên Giáp với các cán bộ trong Đảng uỷ để bàn về quyết định thay đổi phương châm tác chiến. - Người kể chuyện: đại tướng Võ Nguyên Giáp, theo ngôi thứ nhất- là người trực tiếp tham gia cuộc họp → đảm bảo tính khách quan, chính xác của sự việc. → Nhận xét: - Việc sử dụng thủ pháp trần thuật đã cho người đọc thấy được khung cảnh toàn bộ cuộc họp của Mặt trận Đảng ủy qua những lời đối thoại của đại tướng Võ Nguyên Giáp với đồng chí Vi Quốc Thanh, Chủ nhiệm chính trị Lê Liêm, chủ nhiệm cung cấp Đặng Kim Giang… - Miêu tả cuộc họp diễn ra với không khí khẩn trương, căng thẳng, quyết liệt để nhanh chóng đưa ra quyết định cuối cùng cho trận đánh đặc biệt quan trọng. - Góp phần thể hiện tầm nhìn chiến lược sâu rộng, tài năng quân sự xuất chúng, sự nhạy bén của Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Xem thêm
Cách 2
- Thủ pháp trần thuật được thể hiện qua việc tác giả lần lượt kể các sự kiện diễn ra. Ban đầu là cuộc gặp mặt với trưởng đoàn Cố vấn quân sự, sau đó là cuộc họp ở Sở chỉ huy với các đồng chí trong Đảng ủy và việc truyền tin thay đổi chiến lược xuống đại đoàn 308 - Thủ pháp trần thuật được kết hợp với tính phi hư cấu, các sự kiện được lồng ghép số liệu, ngày tháng cụ thể. Sự kết hợp này giúp câu chuyện trở nên chân thực và cung cấp thông tin cho ngưòi đọc hiểu rõ về sự kiện
Xem thêm
Cách 2
Sau khi đọc 5 Trả lời Câu hỏi 5 Sau khi đọc trang 99 SGK Văn 12 Cánh diều Theo em, tại sao Đại tướng Võ Nguyên Giáp cho rằng việc thay đổi phương châm tác chiến là “ Quyết định khó khăn nhất”? Phương pháp giải: Đọc lại phần đầu hồi kí và trả lời câu hỏi. Lời giải chi tiết: Cách 1 Đại tướng Võ Nguyên Giáp cho rằng việc thay đổi phương châm tác chiến là “Quyết định khó khăn nhất” vì: - Việc thay đổi chuyển từ phương châm đánh nhanh giải quyết nhanh sang đánh chắc, tiến chắc ngay ở thời điểm then chốt khi giờ nổ súng đã cận kề có nghĩa là mọi công tác chuẩn bị chúng ta sẽ phải làm lại từ đầu. + Trước đó, để mở 82 km đường và kéo pháo vào trận địa , là kết quả của mồ hôi xương máu của bộ đội, bao nhiêu tiền của của nhân dân đã đổ ra. Nếu thay đổi kế hoạch sẽ phải kéo pháo ra khỏi trận địa. + Trận đánh đã phải lùi lại 5 ngày (từ ngày 20 lùi lại ngày 25 tháng 1 năm 1954) do việc kéo pháo vào trận địa gặp khó khăn, nay lại tiếp tục hoãn mà chưa ấn định được thời gian mở màn chiến dịch → Ảnh hưởng tới tinh thần chiến đấu của mọi người - Ý nghĩa của trận đánh: trận Điện Biên Phủ là trận quyết chiến được hình thành dần trong tính toán của cả hai phía tham chiến trong chiến dịch Đông- xuân 1953-1954. Trước khi ra chiến dịch, Bác Hồ đã dặn Đại tướng rằng: “trận này rất quan trọng phải đánh cho thắng, chắc thắng mới đánh, không chắc thắng thì không đánh” → Đây là quyết định đặc biệt khó khăn và có ý nghĩa tác động tới toàn bộ cuộc chiến nên Đại tướng cho rằng việc thay đổi phương châm tác chiến là quyết định khó khăn nhất trong cuộc đời cầm quân của mình. Cuối cùng, quyết định ấy đã tạo ra chiến thắng để thúc chín năm kháng Pháp, mở ra một trang sử mới cho Việt Nam và ghi một dấu son chói lọi vào lịch sử quân sự thế giới. → Thể hiện sự sáng suốt và tài cầm quân của Đại tướng Võ Nguyên Giáp: tầm nhìn chiến lược sắc bén, dám quyết định và chịu trách nhiệm trước lịch sử của dân tộc để đưa ra quyết định đặc biệt quan trọng ấy.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Theo em, đại tướng Võ Nguyên Giáp cho rằng việc thay đổi phương châm tác chiến là “Quyết định khó khăn nhất” bởi lẽ phương án tấn công cũ đã được thống nhất và tổ chức, vì vậy, việc thay đổi phương châm tác chiến mới sẽ gây khó khăn trong việc tổ chức và đặc biệt là việc truyền tin trong điều kiện chiến tranh khó khăn mà thời gian gấp rút. Thêm nữa nếu triển khai theo phương án mới, thời gian sẽ phải kéo dài và cần khắc phục những khó khăn lớn về hậu cần. Theo em, Đại tướng Võ Nguyên Giáp cho rằng việc thay đổi phương châm tác chiến là “Quyết định khó khăn nhất” vì việc thay đổi chuyển từ phương châm đánh nhanh giải quyết sang đánh chắc tiến chắc ngay ở thời điểm then chốt khi giờ nổ súng đã cận kề có nghĩa là mọi công tác chuẩn bị chúng ta sẽ làm lại từ đầu. - Trước đó, để mở 82 km đường và kéo pháo vào trận địa, là kết quả của mồ hôi xương máu của bộ đội, bao nhiêu tiền của của nhân dân đã nổ ra. Nếu thay đổi kết hoạch sẽ phải kéo pháo ra khỏi trận địa. - Trận đánh đã phải lùi lại 5 ngày (từ ngày 20 lùi lại ngày 25 tháng 1 năm 1954) do việc kéo pháp vào trận địa gặp khó khăn, nay lại tiếp tục hoãn mà chưa ấn định được thời gian mở màn chiến dịch à Ảnh hưởng tới tinh thần chiến đấu của mọi người. - Ý nghĩa của trận đánh: trận Điện Biên Phủ là trận quyết chiến lược hình thành dần trong tính toán của cả hai phía Nam trong chiến dịch Đông – Xuân 1953 – 1954. Trước khi ra chiến dịch, Bác Hồ đã dặn Đại tướng rằng “trận này rất quan trọng phải đánh cho thắng, chắc thắng mới đánh, không chắc thắng thì không đánh”. - Đây là quyết đinh đặc biệt khó khăn và có ý nghĩa tác động tới toàn bộ cuộc chiến nên Đại tướng cho rằng việc thay đổi phương châm tác chiến là quyết định khó khăn nhất trong cuộc đời cầm quân của mình. Cuối cùng, quyết định ấy đã tạo ra chiến thắng để kết thúc chín năm kháng Pháp
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Sau khi đọc 6 Trả lời Câu hỏi 6 Sau khi đọc trang 99 SGK Văn 12 Cánh diều Bài học sâu sắc đặt ra trong văn bản là gì? Điều đó có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc sống hôm nay? Phương pháp giải: Đọc lại nội dung hồi kí và trả lời câu hỏi. Lời giải chi tiết: Cách 1 - Bài học sâu sắc đặt ra trong văn bản: + Cần phải tôn trọng thực tế, nắm vững quan điểm thực tiễn và phải luôn bám sát sự phát triển của thực tiễn. (Khi thấy tình hình thay đổi nhưng mục tiêu tiêu diệt địch ở Điện Biên Phủ thì Đại tướng đã kiến quyết thay đổi phương châm, cách đánh, dù cách đánh ấy đã thành nghị quyết, đang triển khai.) + Biết chờ thời cơ. - Điều này có ý nghĩa vô cùng quan trọng với cuộc sống hiện nay:Là bài học kinh nghiệm sâu sắc trong công tác chỉ huy: + Phải bám sát tình hình thực tiễn, nhận định đánh giá những thuận lợi khó khăn và giữ vững nguyên tắc lãnh đạo của Đảng + Phát huy trí tuệ tập thể gắn liền với tính tiên phong, gương mẫu của cán bộ, đảng viên, người đứng đầu + Người chỉ huy cần sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm trước nhiệm vụ được giao.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Bài học đặt ra trong văn bản đó chính là con người cần phải thay đổi linh hoạt các phương pháp khi giải quyết vấn đề sao cho phù hợp. Điều đó có ý nghĩa quan trọng trong cuộc sống ngày nay. Khi nhịp sống ngày một tăng nhanh, các vấn đề xuất hiện ngày càng nhiều và có sự biến thiên, con ngưòi cần nhanh chóng thích ứng và sử dụng linh hoạt các biện pháp để giải quyết một vấn đề cũng như nhanh chóng thích ứng với sự thay đổi của vấn đề. Không thể thực hành một cách rập khuôn hay chủ quan duy ý chí mà cần có sự sáng tạo, linh hoạt. Có như vậy các vấn đề mới biến mất và con người mới không ngừng phát triển, hoàn thiện. Bài học sâu sắc đặt ra trong văn bản là về tầm quan trọng của dân chủ nội bộ. Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã mô tả việc lắng nghe ý kiến của mọi người, thậm chí khi ông phải đưa ra quyết định khó khăn nhất, là một yếu tố quan trọng để đạt được thành công.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
|