Soạn bài Nhật kí Đặng Thùy Trâm SGK Ngữ văn 12 tập 1 Cánh diềuCông việc hàng ngày của bác sĩ Đặng Thùy Trâm có gì đặc biệt? Chú ý suy nghĩ và ước mơ của tác giả
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Nội dung chính
Đọc hiểu 1 Trả lời Câu hỏi 1 Đọc hiểu trang 84 SGK Văn 12 Cánh diều Công việc hàng ngày của bác sĩ Đặng Thùy Trâm có gì đặc biệt? Phương pháp giải: Đọc lại phần đầu nhật kí và trả lời câu hỏi. Lời giải chi tiết: Cách 1 Công việc hàng ngày của bác sĩ Đặng Thùy Trâm: + chữa trị cho những chiến sĩ bị thương trong quá trình chiến đấu + lên lớp giảng dạy lí luận y học chọ học sinh → Chị làm việc tại bệnh xá Đức Phổ, huyện Quảng Ngãi chuyên chữa trị những thương bệnh binh. Nơi chị công tác vô cùng đặc biệt bởi đây là nơi chiến trường bom đạn ác liệt trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, có biết bao những chiến sĩ đang chiến đấu anh dũng nhất.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Công việc hằng ngày của bác sĩ Đặng Thùy Trâm vô cùng vất vả và nặng nhọc. Khối lượng công việc quá lớn nhưng thiếu nhân lực, vì vậy, cô vừa phải phụ trách bệnh xá, vừa lo điều trị, vừa giảng dạy. Công việc hàng ngày của bác sĩ Đặng Thùy Trâm đặc biệt: - Chữa trị cho những chiến sĩ bị thương trong quá trình chiến đấu trên chiến trường - Với những học sinh, bác sĩ cũng đã đem lại những điều quý giá trong lí luận về y học.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Đọc hiểu 2 Trả lời Câu hỏi 2 Đọc hiểu trang 85 SGK Văn 12 Cánh diều Chú ý suy nghĩ và ước mơ của tác giả Phương pháp giải: Đọc lại phần hai của nhật kí và trả lời câu hỏi. Lời giải chi tiết: Cách 1 - Suy nghĩ của tác giả: Tiếc nuối tuổi thanh xuân trôi qua quá nhanh nhưng rồi cô đã suy nghĩ lại rằng hoàn cảnh bây giờ phải gác bỏ lại những ước mơ của bản thân - Ước mơ của tác giả: đánh thắng giặc Mỹ, giành lại độc lập, tự do cho đất nước → Thể hiện lối sống, lý tưởng cao đẹp
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Suy nghĩ, ước mơ tác giả : Mong muốn tận hưởng tuổi hai mươi đẹp đẽ, những hạnh phúc thanh xuân vốn có, không phải chôn vùi tuổi xuân vào bom lửa chiến tranh Suy nghĩ của tác giả: Tiếc nuối tuổi thanh xuân trôi qua nhanh qua nhưng rồi cô ấy đã suy nghĩ lại rằng hoàn cảnh bây giờ phải gác bỏ lại những ước mơ của bản thân. Ước mơ của tác giả: đánh thắng giặc Mỹ, giành lại độc lập tự do cho đất nước
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Đọc hiểu 3 Trả lời Câu hỏi 3 Đọc hiểu trang 85 SGK Văn 12 Cánh diều Chú ý tình cảm của tác giả đối với gia đình và quê hương Phương pháp giải: Đọc lại phần cuối nhật kí và trả lời câu hỏi. Lời giải chi tiết: Cách 1 Nỗi xúc động của tác giả khi đọc được thư của mẹ - Nỗi nhớ gia đình da diết, luôn ước mong có thể trở về nhà bất kì lúc nào. Dù vậy, Thùy Trâm vẫn giữ vững lý tưởng: chiến đấu giành độc lập cho Tổ Quốc → Tình yêu với gia đình trở thành động lực mạnh mẽ cho cô gái này.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Dẫu phải rời xa gia đình đến chiến trận và trong muôn vàn âm thanh của chiến trường, tác giả bao giờ cũng nhớ đến “tiếng nói của miền Bắc” – âm thanh thân thuộc của quê hương. Qua đó cho thấy tình yêu gia đình, tình yêu quê hương nồng nàn trong lòng tác giả. Tình cảm của tác giả đối với gia đình và quê hương: Nỗi nhớ gia đình da diết, luôn ước mong có thể trở về nhà bất kì lúc nào. Dù vậy, Thùy Trâm vẫn giữ được lý tưởng chiến đấu giành độc lập cho tổ quốc. Có lẽ tình yêu với gia đình trở thành động lực mạnh mẽ cho cô gái này.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Sau khi đọc 1 Trả lời Câu hỏi 1 Sau khi đọc trang 86 SGK Văn 12 Cánh diều Văn bản gồm ba phần, được trích từ ba đoạn khác nhau của Nhật kí Đặng Thùy Trâm nhưng giữa chúng vẫn có mạch logic gắn kết nội dung. Em hãy nêu nội dung của từng phần và chỉ ra mạch logic gắn kết đó. Phương pháp giải: Đọc kĩ tác phẩm. Từ đó chỉ ra mạch logic gắn kết. Lời giải chi tiết: Cách 1 - Đoạn trích có 3 phần, mỗi phần có nội dung: + Phần 1: Công việc hàng ngày của bác sĩ Đặng Thùy Trâm + Phần 2: Sự tiếc nuối tuổi xuân nhưng vẫn sẵn sàng chiến đấu vì Tổ quốc của tác giả + Phần 3: Nỗi xúc động khi đọc thư của mẹ và sự nhớ thương của tác giả với gia đình. - Mặc dù ba phần trên được trích từ ba đoạn khác nhau của Nhật kí Đặng Thùy Trâm nhưng đều có sự logic gắn bó với nhau: Mở đầu là việc giới thiệu những công việc hàng ngày của bác sĩ Đặng Thùy Trâm và ở đoạn thứ 2, về suy nghĩ của tác giả về ước mơ và lý tưởng - là nguyên nhân để giải thích cho những công việc mà tác giả đang làm. Trong phần 3, qua bức thư gửi cho mẹ thể hiện tình cảm tác giả về gia đình và quê hương- đó chính là nguồn động lực để cô tiếp tục thực hiện lý tưởng của mình
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
- Nội dung từng phần : + Phần 1: Những công việc hằng ngày của tác giả và câu chuyện về những thanh niên hiếu học, mạnh mẽ, kiên cường – những người anh hùng vô danh + Phần 2: Sự hi sinh, đánh mất những ước mơ, hoài bão cá nhân và tuổi thanh xuân cống hiến cho chiến trận. + Phần 3: Nỗi nhớ nhà da diết sâu thẳm trong trái tim tác giả và sự kiên cường vượt qua những cảm xúc cá nhân và bao gian khó trên chiến trận - Mạch lô gích gắn kết : suy nghĩ, cảm xúc của tác giả ngày một sâu sắc hơn. Nếu ban đầu, tác giả suy nghĩ trước thực tại về cuộc sống và con người, về những cô cậu thanh niên vất vả, thì phần sau tác giả suy tư sâu lắng về chính bản thân mình cũng đã hi sinh rất nhiều những ước vọng cá nhân. Sâu xa hơn nữa, tác giả nghĩ đến gia đình, để tình cảm cá nhân len lỏi, bủa vây – nỗi nhớ quê hương da diết. Văn bản trên gồm ba phần, mỗi phần có nội dung: - Phần 1: Công việc hàng ngày của bác sĩ Đặng Thùy Trâm - Phần 2: Sự tiếc nuối tuổi xuân nhưng vẫn sẵn sàng chiến đấu vì tổ quốc của tác giả - Phần 3: Nỗi xúc động khi đọc thư của mẹ và sự nhớ thương của tác giả với gia đình. Mặc dù ba phần trên được trích từ ba đoạn khác nhau của Nhật kí Đặng Thùy Trâm nhưng đều có sự logic gắn bó với nhau: Mở đầu là giới thiệu những công việc hằng ngày của bác sĩ Đặng Thùy Trâm; đoạn 2 là suy nghĩ của tác giả về ước mơ và lý tưởng – là nguyên nhân để giải thích cho những công việc mà tác giả đang làm. Ở phần 3, qua bức thư gửi cho mẹ thể hiện tình cảm tác giả về gia đình và quê hương – đó chính là nguồn động lực để cô tiếp tục thực hiện lý tưởng của mình.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Sau khi đọc 2 Trả lời Câu hỏi 2 Sau khi đọc trang 86 SGK Văn 12 Cánh diều Hãy chỉ ra những sự kiện và suy nghĩ của tác giả được thể hiện trong từng văn bản và nêu nhận xét của em về chủ thể trần thuật. Thực hiện theo bảng sau:
Phương pháp giải: Đọc kĩ tác phẩm, lựa chọn các ý chính cho tóm tắt. Lời giải chi tiết:
Xem thêm
Cách 2
Xem thêm
Cách 2
Sau khi đọc 3 Trả lời Câu hỏi 3 Sau khi đọc trang 86 SGK Văn 12 Cánh diều Tính phi hư cấu trong đoạn trích Nhật kí Đặng Thùy Trâm được thể hiện ở những yếu tố nào? Điều đó có tác dụng gì đối với nội dung của văn bản? Phương pháp giải: Xem lại kiến thức về tính phi hư cấu và tìm những chi tiết thể hiện tính phi hư cấu trong đoạn trích. Lời giải chi tiết: Cách 1 Tính phi hư cấu được thể hiện ở những sự kiện có thực ( về thời gian, địa điểm, …) mà người viết đã trực tiếp tham gia và chứng kiến. Trong đoạn trích Nhật kí Đặng Thùy Trâm, yếu tố phi hư cấu được thể hiện: - Những sự kiện được ghi chép đều có ngày tháng cụ thể: ngày 20/7/1968, ngày 1/1/1970.. - Miêu tả chính xác những con người và sự kiện có thực: + Nhân vật: Thuận, Liên,.. đều là nhân vật có thực + Tập “Nhật kí Đặng Thùy Trâm” đã ghi lại những trải nghiệm, cảm nhận của chị trong quá trình hoạt động cách mạng kháng chiến chống Mỹ → Ý nghĩa của việc sử dụng tính phi hư cấu: + Câu chuyện trở nên chân thực, gần gũi + Bảo đảm tính xác thực trong việc ghi chép những sự kiện, nhân vật của đời sống
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
- Tính phi hư cấu thể hiện ở những sự kiện có thựcmà tác giả đã trực tiếp tham gia hay chứng kiến, biểu hiện ở các mốc thời gian cụ thể, địa điểm cụ thể (bệnh xá, căn cứ, rừng) - Tác dụng: Giúp câu chuyện trở nên xác thực hơn, cung cấp các thông tin sự kiện đến người đọc. Thông qua miêu tả địa điểm cụ thể, người đọc có thể hình dung ra bối cảnh câu chuyện Tính phi hư cấu của đoạn trích Nhật kí Đặng Thùy Trâm được thể hiện ở những yếu tố: - Sự kiện có thực: Nhật kí ghi chép lại cuộc sống hàng ngày của một người nữ bác sĩ nơi chiến tuyến. Những sự kiện, sự vụ mà người viết đã trực tiếp tham gia và chứng kiến - Thời gian và địa điểm cụ thể: Nhật kí được viết theo thứ tự thời gian, từ năm 1968 đến năm 1970. Địa điểm diễn ra sự việc cũng được ghi chép cụ thể - Nhân vật có thực: Nhật kí ghi lại những trải nghiệm và sự kiện liên quan đến Đặng Thùy Trâm và những người xung quanh cô. Tính phi hư cấu có tác dụng: - Tăng tính chân thực: Tính phi hư cấu giúp tăng tính chân thực cho văn bản, giúp người đọc cảm nhận được sự thạt về cuộc sống, con người và sự kiện - Tạo sự liên kết mạnh mẽ giữa người đọc và người viết: Khi người đọc biết rằng những gì họ đang đọc là sự thật, họ có thể cảm thấy mình có một sự liên kết mạnh mẽ hơn với người viết - Tạo độ tin cậy: Tính phi hư cấu giúp tạo độ tin cậy cho người đọc, khi họ biết rằng những gì họ đang đọc là sự thật - Tạo sự thấu hiểu: Tính phi hư cấu giúp người đọc thấu hiểu hơn về cuộc sống, con người và sự kiện.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Sau khi đọc 4 Trả lời Câu hỏi 4 Sau khi đọc trang 86 SGK Văn 12 Cánh diều Hãy chỉ ra một đoạn văn có sự kết hợp thủ pháp miêu tả với trần thuật trong văn bản. Việc sử dụng kết hợp các thủ pháp đó có tác dụng gì? Phương pháp giải: Đọc kĩ tác phẩm, lựa chọn các ý chính cho tóm tắt. Lời giải chi tiết: Cách 1 - Nhật kí Đặng Thùy Trâm là những dòng ghi chép hàng ngày về cuộc sống nơi tuyến đầu chống Mỹ cứu nước của bác sĩ Đặng Thùy Trâm. Vì vậy, thủ pháp miêu tả với trần thuật xuất hiện khá nhiều trong tác phẩm. Cụ thể, trong đoạn đầu của văn bản: “ Những ngày bận rộn trong công tác dồn dập, thương nặng, người ít, mọi người trong bệnh xá đều hết sức vất vả. Riêng mình, trách nhiệm càng nặng nề hơn bao giờ hết, mỗi ngày làm việc từ sáng tinh mơ cho đến đêm khuya. Khối lượng công việc quá lớn mà người không có nên một mình mình vừa phải phụ trách bệnh xá, vừa lo điều trị, vừa giảng dạy. Vô cùng vất vả và cũng còn nhiều khó khăn trong công việc, nhưng hơn bao giờ hết mình cảm thấy rằng mình đã đem hết tài năng, sức lực của mình….trong công tác bên giường bệnh.” - Tác dụng của việc sử dụng kết hợp thủ pháp: + Giúp việc miêu tả sự kiện và nhân vật trong nhật kí hiện lên sinh động: là những dòng nhật kí hàng ngày của bác sĩ Đặng Thùy Trâm về công việc chữa trị các thương binh nơi chiến trường + Khắc họa khung cảnh chiến đấu ác liệt nơi chiến trường với biết bao nhiêu chiến sĩ đã bị thương nặng + Qua đó, góp thể hiện tính cách nhân vật: là một bác sĩ luôn hết mình vì công việc cứu chữa bệnh nhân và luôn cống hiến hết tài năng, sức lực của bản thân cho cách mạng.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
- Đoạn văn có sử dụng kết hợp thủ pháp miêu tả với trần thuật : “Thuận vừa mới khóc cha chết, hai chiếc tang còn nặng trên ngực nhưng nụ cười đã trở lại trên đôi môi nhợt nhạt...cũng là một hình ảnh mà mình cần học tập” - Tác dụng : + Giúp sự kiện và con người trong tác phẩm hiện lên sinh động. + Sự kết hợp giữa miêu tả và trần thuật không chỉ cung cấp sự kiện, mà còn cho ta hiểu được về hoàn cảnh, tính cách nhân vật. Cả hai nhân vật Thuận và Liên đều có hoàn cảnh vất vả, gian nan, nhưng ở họ vẫn giữ vững nụ cười – nụ cười của sự lạc quan, tiếp thêm sức mạnh cho mọi người. Ta nhận thấy ở họ một tính cách ngang tàng, kiên cường và vô cùng lạc quan, yêu đời. Một đoạn văn có sự kết hợp thủ pháp miêu tả với trần thuật trong văn bản: “Những ngày bận rộn trong công tác dồn dập, thương nặng, người ít, mọi người trong bệnh xá đều hết sức vất vả. Riêng mình, trách nhiệm càng nặng nề hơn bao giờ hết, mỗi ngày làm việc từ sáng tinh mơ cho đến đêm khuya. Khối lượng công việc quá lớn mà người không có nên một mình mình vừa phải phụ trách bệnh xá, vừa lo điều trị, vừa giảng dạy. Vô cùng vất vả và cũng còn nhiều khó khăn trong công việc nhưng hơn bao giờ hết mình cảm thấy rằng mình đã đem hết tài năng, sức lực của mình… trong công tác bên giường bệnh”. Tác dụng của việc sử dụng kết hợp: + Giúp việc miêu tả sự kiện và nhân vật trong nhật lí hiện lên sinh động: là những dòng nhật kí hàng ngày của bác sĩ Đặng Thùy Trâm về công việc chữa trị các thương binh nơi chiến trường + Khắc họa khung cảnh chiến đấu ác liệt nơi chiến trường với biết bao nhiêu chiến sĩ đã bị thương nặng + Qua đó, góp phần thể hiện tính cách nhân vật: là một bác sĩ luôn hết mình vì công việc cứu chữa bệnh nhân và luôn cống hiến hết tài năng, sức lực của bản thân cho cách mạng.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Sau khi đọc 5 Trả lời Câu hỏi 5 Sau khi đọc trang 86 SGK Văn 12 Cánh diều Em có suy nghĩ và cảm xúc gì sau khi đọc văn bản? Chi tiết nào trong văn bản để lại ấn tượng đặc biệt đối với em? Vì sao? Phương pháp giải: Đọc kĩ tác phẩm và lựa chọn chi tiết mà bản thân cảm thấy ấn tượng nhất. Lời giải chi tiết: Cách 1 - Sau khi đọc văn bản, bản thân em cảm thấy vô cùng xúc động trước lý tưởng cao đẹp của bác sĩ Đặng Thùy Trâm, người đã không ngần ngại bỏ lại sau lưng mình tuổi trẻ, tình yêu, gia đình...để lên đường chiến đấu vì sự độc lập toàn vẹn lãnh thổ của đất nước. Đó cũng là cảm xúc tự hào, ngưỡng mộ, yêu quý đối với người con gái dũng cảm, gan dạ trong thời kì kháng chiến cứu nước - Chi tiết để lại ấn tượng đặc biệt đối với em ở phần ba của văn bản. Khi nhận được bức thư của mẹ, tác giả đã vô cùng xúc động và lúc ấy, nỗi nhớ nhà dâng trào trong cảm xúc của mình: “ Ôi! Có ai hiểu lòng con ao ước được về sống giữa gia đình, dù chỉ một giây lát đến mức nào không? Con vẫn hiểu điều đó từ lúc bước chân lên chiếc ô tô đưa con vào đường bom đạn. Nhưng con vẫn ra đi vì lý tưởng” Đối với bất kỳ ai, rời xa gia đình là việc thực sự khó khăn huống chi là cô gái mới ở độ tuổi đôi mới. Chính vì thế, khi nhận được bức thư của mẹ, Thùy Trâm mong muốn được về nhà, dù chỉ trong giây lát cũng được. Đây là một ước mơ thật giản dị nhưng cũng xúc động biết bao. Nhưng sau tất cả, cô gái ấy vẫn ra đi vì lý tưởng phía trước, lý tưởng để đất nước giành được độc lập. Và giờ đây, nỗi nhớ gia đình đã trở thành động lực để tiếp thêm sức mạnh cho cô tiếp tục thực hiện lý tưởng của mình.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
+ Sau khi đọc văn bản, em cảm thấy thương xót và vô cùng biết ơn những hi sinh thầm lặng của các chiến sĩ, các y bác sĩ và của nhân dân trong các cuộc kháng chiến. Nhờ đó mà em được sống trong hòa bình, có điều kiện ổn định để học tập và tiếp thu những tri thức mới của nhân loại. + Một chi tiết khiến em ấn tượng nhất đó là lúc tác giả viết ra những hối tiếc vì bao ước mơ còn dang dở, vì tuổi thanh xuân dần đi qua trên chiến trận. Họ không được sống đúng nghĩa với tuổi hai mươi đầy ước mơ và khát vọng, ước mơ cá nhân phải gạt bỏ để hòa chung vào ước mơ của Tổ quốc – Độc lập dân tộc. Chi tiết đó lại càng khắc sâu vào những hi sinh của bao lớp người thanh niên cho đất nước. Vì vậy, em sẽ cố gắng học tập, luôn biết ơn và ghi nhớ những công lao của những anh hùng vô danh ấy. Sau khi đọc văn bản, em cảm thấy vô cùng xúc động và tự hào trước lý tưởng cao đẹp của bác sĩ Đặng Thùy Trâm, người đã không ngần ngại bỏ lại sau lưng mình tuổi trẻ, tình yêu, gia đình… để lên đường chiến đấu vì sự độc lập toàn vẹn lãnh thổ của đất nước. Đó cũng là cảm xúc tự hào, ngưỡng mộ, yêu quý đối với người con gái dũng cảm, gan dạ trong thời kì kháng chiến cứu nước. Chi tiết trong văn bản để lại ấn tượng đặc biệt đối với em là chi tiết khi nhận được thư của mẹ. “Ôi! Có ai hiểu lòng con ao ước được sống giữa gia đình, dù chỉ một giây lát đến mức nào không? Con vẫn hiểu điều đó từ lúc bước chân lên chiếc ô tô đưa con vào đường bom đạn. Nhưng con vẫn ra đi vì lý tưởng”. Vì việc rời xa gia đình là một việc thực sự khó khăn đối với một cô gái ở độ tuổi đôi mươi. Dù chỉ là một ước mơ giản dị nhưng cũng xúc động biết bao nhiêu. Nhưng sau tất cả, cô gái ấy vẫn ra đi vì lí tưởng phía trước, lý tưởng để đất nước giành được độc lập. Và giờ đây, nỗi nhớ gia đình đã trở thành động lực để tiếp thêm sức mạnh cho cô tiếp tục thực hiện lý tưởng của mình.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Sau khi đọc 6 Trả lời Câu hỏi 6 Sau khi đọc trang 86 SGK Văn 12 Cánh diều Theo em, văn bản trên có ý nghĩa như thế nào đối với thế hệ trẻ hiện nay? Phương pháp giải: Đọc kĩ tác phẩm, lựa chọn các ý chính cho tóm tắt. Lời giải chi tiết: Cách 1 Văn bản trên như là lời nhắc nhở với thế hệ trẻ hiện nay cần biết trân trọng hòa bình mình đang có. Bởi đó là kết quả mà cha anh ngày trước đã trả giá bằng rất nhiều mồ hôi, xương máu. Vì lẽ đó, thế hệ trẻ hôm nay hãy biết ơn và sống có lý tưởng để cống hiến cho tổ quốc thân yêu.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Văn bản như một lời cổ vũ, khuyến khích và là động lực cho thế hệ trẻ vươn lên vượt khó, tiếp tục kiên cường để phát triển đất nước, để xứng đáng với đất nước mà bao người đã đổ máu xây dựng. Bên cạnh đó, văn bản như một lời thức tỉnh, nhắc nhở thế hệ trẻ đang chạy theo những văn hóa nước ngoài mà dần quên đi giá trị lịch sử, cần ghi nhớ công ơn to lớn của những con người đã hi sinh cho cuộc sống hòa bình ở hiện tại, từ đó, biết chăm chỉ học hành, đưa đất nước đi lên, phát triển, sánh vai với cường quốc năm châu. Theo em, văn bản có ý nghĩa đối với thế hệ trẻ ngày nay: - Bài học về tinh thần yêu nước và lòng kiên cường: Nhật kí Đặng Thùy Trâm chứa đựng cả một bầu trời kí ức huy hoàng của dân tộc và trên hết là thái độ sống cống hiến, tích cực của cô gái trẻ - đại diện cho thế hệ thanh niên tri thức thời bấy giờ. Cô đã tạm biệt gia đình, bạn bè, để đến nơi xa xôi, đầy hiểm nguy, góp sức mình trong những ngày tháng gian nan nhất để mong một ngày tự do, hòa bình đến với đất nước - Bài học về sự hi sinh và lòng dũng cảm: Nhật kí Đặng Thùy Trâm đã phơi bày thực tế tàn khốc của cuộc chiến tranh chống Mỹ. Cuốn sách giống như một thước phim đen trắng nhưng vô cùng sống động kể lại những trận đánh ác liệt của quân và dân ta. Đặng Thùy Trâm, như bao chàng trai, cô gái Việt Nam trong thời chiến, đã anh dũng, hi sinh vì độc lập tự do - Bài học về sự nhân văn và tình yêu cuộc sống: Nhật kí Đặng Thùy Trâm là những ghi chép hàng ngày của một người nữ bác sĩ về cuộc sống của chị nơi chiến tuyến. Cuốn nhật kí là thời giới riêng của người trí thức nhạy cảm mà không yếu đuối, tha thiết với cuộc sống mà không hề sợ hãi trước những gian nan. Những bài học này giúp thế hệ trẻ hiểu rõ hơn về lịch sử, biết trân trọng hòa bình và tự do mà tổ tiên đã hi sinh để đạt được. Đồng thời, những giá trị mà Nhật kí Đặng Thùy Trâm mang lại còn giúp thế hệ trẻ ngày nay học hỏi được tinh thần kiên cường, lòng yêu nước và tình yêu cuộc sống.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
|