Soạn bài Thực hành Tiếng Việt: Ngôn ngữ trang trọng và ngôn ngữ thân mật SGK Ngữ văn 12 tập 1 Cánh diều

Từ hiểu biết về ngôn ngữ trang trọng và ngôn ngữ thân mật, hãy nêu nhận xét về các lời thoại dưới đây của nhân vật người đàn bà hàng chài trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa ( Nguyễn Minh Châu)

Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 12 tất cả các môn - Cánh diều

Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1

Trả lời Câu hỏi 1 trang 33 SGK Văn 12 Cánh diều

Từ hiểu biết về ngôn ngữ trang trọng và ngôn ngữ thân mật, hãy nêu nhận xét về các lời thoại dưới đây của nhân vật người đàn bà hàng chài trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa ( Nguyễn Minh Châu)

a. Người đàn bà hướng về phía Đẩu, tự nhiên chắp tay vái lia lịa:

- Con lạy quí tòa…

- Sao, sao?

- Quí tòa bắt tội con cũng được, phạt tù con cũng được, đừng bắt con bỏ nó…

b. – Chị cám ơn các chú! – Người đàn bà đột nhiên thốt lên bằng một giọng khẩn thiết – Đây là chị nói thành thực, chị cám ơn các chú. Lòng các chú tốt, nhưng các chú đâu có phải là người làm ăn… cho nên các chú đâu có hiểu được cái việc của các người làm ăn… cho nên các chú đâu có hiểu được cái việc của các người làm ăn lam lũ, khó nhọc…

Chỉ mấy lời mào đầu ấy, người đàn bà đã mất hết cái vẻ ngoài khúm núm, sợ sệt.

Phương pháp giải:

Đọc lại tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa.

Lời giải chi tiết:

Cách 1

a. Nhân vật người đàn bà hàng chài đã xưng “con- quý tòa”  khi gặp chánh án Đẩu cùng lời nói “ Con lạy quý tòa”… “Quí tòa bắt tội con cũng được, phạt tù con cũng được, đừng bắt con bỏ nó…” thể hiện thái độ khúm núm, sợ sệt, van xin của người đàn bà hàng chài khi ở tòa án huyện. 

b. Nhân vật người đàn bà hàng chài đã xưng hô “chị- các chú” với Đẩu và Phùng khi đưa ra các lí do từ chối sự giúp đỡ của Đẩu. Đây là giọng điệu của người từng trải, nhiều kinh nghiệm sống.  Lời thoại này thể hiện được thái độ sắc sảo, từng trải và thấu hiểu lẽ đời của người đàn bà hàng chài 

Xem thêm
Cách 2

a. Lời thoại thể hiện sự tôn kính, cầu mong được lắng nghe ý kiến.

b. Lời thoại gần gũi, giản dị không còn vẻ ngại ngùng, sợ hãi.

Xem thêm
Cách 2

Câu 2

Trả lời Câu hỏi 2 trang 34 SGK Văn 12 Cánh diều

Tìm nhận xét của người kể chuyện trong mỗi đoạn văn dưới đây (trích truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa - Nguyễn Minh Châu) về ngôn ngữ của nhân vật Đẩu. Vì sao người kể chuyện nhận xét như vậy?

a. Tự nhiên anh rời chiếc bàn đến đứng vịn vào lưng ghế người đàn bà ngồi, giọng trở nên đầy giận dữ, khác hẳn với giọng một vị chánh án:

- Ba ngày một trận nhẹ, năm ngày một trận nặng. Cả nước không có một người chồng nào như hắn. Tôi chưa hỏi tội của hắn mà tôi chỉ muốn bảo ngay với chị: chị không sống nổi với cái lão đàn ông vũ phu ấy đâu. Chị nghĩ thế nào?

b. – Tùy bà! – Đẩu thay đổi cách xưng hô, khoác lên mình cái cung cách bề ngoài của một vị chánh án – chủ trương nguyên tắc của chúng tôi là kêu gọi hòa thuận… Đang ngồi cúi xuống, người đàn bà bỗng ngẩng lên nhìn thẳng vào chúng tôi, lần lượt từng người một, với một vẻ ban đầu ngơ ngác.

Phương pháp giải:

Đọc lại tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa và ghi lại câu văn nhận xét của người kể chuyện.

Lời giải chi tiết:

Cách 1

a. Nhận xét của người kể chuyện về ngôn ngữ của nhân vật Đẩu:

“giọng trở nên đầy giận dữ, khác hẳn với giọng một vị chánh án”

→ Ý nghĩa: Thể hiện sự thay đổi thái độ của nhân vật Đẩu khi nói chuyện với người đàn bà hàng chài về hành vi bạo lực của người chồng. Đó là cảm xúc bất bình, giận dứ trước sự độc ác với người đàn ông “Ba ngày một trận nhẹ, năm ngày một trận nặng. Cả nước không có một người chồng nào như hắn.” 

b. Nhận xét của người kể chuyện về ngôn ngữ của nhân vật Đẩu:

“Đẩu thay đổi cách xưng hô, khoác lên mình cái cung cách bề ngoài của một vị chánh án”

→ Ý nghĩa: Thể hiện thái độ của nhân vật Đẩu khi muốn tiếp tục thuyết phục người đàn bà hàng chài bỏ chồng. Trước đó, khi không thể thuyết phục người đàn bà hàng chài, Phùng xuất hiện với mấy vết thương đã lên da non, Đẩu muốn tiếp tục đưa ra lời khuyên cho người đàn bà hàng chài.

Xem thêm
Cách 2

a. Vì bình thường một vị chánh án đứng trước một sự việc gì luôn giữ được bình tĩnh nhưng ở đây Đẩu đang rất giận dữ trước việc người đàn bà không chịu bỏ chồng mà vẫn cố chịu đựng những trận đánh, đang để tình cảm chi phối cuộc trò chuyện.

b. Vì sau khi giận dữ dùng tình cảm để nói chuyện mà người đàn bà vẫn không chịu, anh sử dụng kính ngữ và thể hiện trạng thái mặc kệ và nói đúng về theo pháp luật.

Xem thêm
Cách 2

Câu 3

Trả lời Câu hỏi 3 trang 34 SGK Văn 12 Cánh diều

Nhận diện, phân tích đặc điểm của ngôn ngữ trang trọng và ngôn ngữ thân mật ở các đoạn trích sau:

a. Học sinh, sinh viên, trí thức trẻ phải biết cách học để trở thành những công nhân, chuyên viên giỏi, những kĩ sư, bác sĩ, cán bộ giảng dạy xuất sắc, cung cấp cho Nhà nước những cán bộ lãnh đạo, quản lí liêm khiết có trình độ cao, có tầm nhìn xa. Bản thân học sinh và sinh viên phải tự mình khắc phục những suy nghĩ lệch lạc, những tiêu cực của mình cũng như những tệ nạn xã hội đang diễn ra trên đất nước làm cho mọi người, kể cả thanh niên hết sức bất bình, căm giận. Thái độ đúng đắn của mỗi thanh niên là phải biết đấu tranh và vượt qua những yếu kém và tiêu cực đó bằng những hành vi tích cực và bản lĩnh của người chủ xứng đáng của đất nước. Đó là trách nhiệm và sứ mạng của giới trẻ. 

(Nguyễn Thị Bình)

b. Con gái yêu quý! Vậy là con gái của mẹ đã lớn thật rồi, cuối cùng cũng đến ngày con phải rời xa vòng tay mẹ để đi học xa nhà. Mẹ vẫn lo lắng y như ngày đầu tiên con đi nhà trẻ, con khóc mà lòng mẹ xót xa. Mẹ biết con không còn mãi bé, cô gái của mẹ đã lớn và đến lúc con phải bay bằng chính đôi cánh của mình, trên bầu trời của con. Con hãy nhớ, cuộc sống không thể tránh khỏi những chông gai, nếu con coi đó là một trò chơi có mạo hiểm, con sẽ thấy nó thú vị, còn nếu con nhìn nó bằng con mắt của bi quan, sợ hãi, nó sẽ là con quái vật nuốt chửng con lúc nào không hay. Chỉ khi con xông pha, trải nghiệm, con mới nhận được những điều giá trị con mong muốn. Con hãy thoải mái tham gia các hoạt động cùng các bạn, làm tình nguyện, đi đến những nơi con muốn nhé! 

(Nguyễn Thu Hà)

Phương pháp giải:

Tìm những từ ngữ thể hiện ngôn ngữ trang trọng, ngôn ngữ thân mật. Từ đó, nhận xét về đặc điểm của ngôn ngữ trang trọng, thân mật. 

Lời giải chi tiết:

Cách 1

a. Đoạn trích trên đã gửi gắm những thông điệp của tác giả đối về trách nhiệm và sứ mạng của giới trẻ với thế hệ trẻ hiện nay. Vì vậy, trong đoạn trích sử dụng ngôn ngữ trang trọng:

- Từ ngữ chọn lọc: “học sinh, sinh viên, tri thức trẻ”, “cán bộ lãnh đạo, quản lý liêm khiết có trình độ cao..”, “trách nhiệm và sứ mạng

- Thể hiện sự nghiêm túc, trang trọng, động viên tinh thần cho giới trẻ của tác giả 

→ Đặc điểm của ngôn ngữ trang trọng:

- Là phong cách ngôn ngữ sử dụng trong các trường hợp trang trọng, học thuật: phát biểu trong các cuộc họp, thuyết trình hội thoại,..

- Từ ngữ chọn lọc 

- Ngôn ngữ thể hiện sự nghiêm túc, trang trọng 

b. Đoạn trích trên là lời nói của người mẹ gửi tới con gái khi con phải chuẩn bị học xa nhà. Vì thế, đoạn trích sử dụng ngôn ngữ thân mật:

- Xưng hô thân mật: “mẹ- con”, “con gái yêu quý”, “con gái của mẹ”, “cô gái của mẹ”

- Thể hiện cảm xúc lo lắng, yêu thương, quan tâm chăm sóc của người mẹ khi dặn dò con gái lúc con chuẩn bị đi học xa nhà: “Mẹ vẫn lo lắng y như ngày đầu tiên con đi nhà trẻ, con khóc mà lòng mẹ xót xa”, “ Mẹ biết con không còn mãi bé, cô gái của mẹ đã lớn và đến lúc con phải bay bằng chính đôi cánh của mình, trên bầu trời của con”…

→ Đặc điểm của ngôn ngữ thân mật: 

- Là phong cách ngôn ngữ sử dụng trong tình huống đời thường khi nói và viết cho người thân, bạn bè: viết thư, tin nhắn,…

- Từ ngữ đời thường, giản dị

- Thể hiện cảm xúc cá nhân 

Xem thêm
Cách 2

a.  Sử dụng ngôn ngữ trang trọng: Các câu từ trong đoạn văn đều thể hiện sự trang trọng lịch sự để đưa ra lời khuyên học sinh sinh viên tri thức trẻ phải làm điều gì.

b. Sử dụng ngôn ngữ thân mật: Đây là lời mà người mẹ muốn gửi cho con gái, thể hiện sự thân mật, tình cảm chất chứa qua các từ ngữ câu văn.

Xem thêm
Cách 2

Câu 4

Trả lời Câu hỏi 4 trang 33 SGK Văn 12 Cánh diều

Chọn cách nói phù hợp trong các tình huống giao tiếp dưới đây. Giải thích cách lựa chọn từ ngữ, kiểu câu của em


                      Nhân vật

                      Giao tiếp

Nội dung

Giao tiếp

 

Bạn mới quen

 

Bạn thân

Chào hỏi 

   

Hỏi mượn sách 

   

Hỏi về ước mơ

   

Hỏi bài tập khó 

   

Phương pháp giải:

Lựa chọn cách nói phù hợp với các tình huống giao tiếp. 

Lời giải chi tiết:

 Cách 1

                      Nhân vật

                      Giao tiếp

Nội dung

Giao tiếp

 

Bạn mới quen

 

Bạn thân

Chào hỏi 

Chào cậu, cậu khỏe không?

Dạo này thế nào?

Hỏi mượn sách 

Cậu ơi, cậu cho tớ mượn sách được không ?

Cho tớ mượn sách nhé !

Hỏi về ước mơ

Uớc mơ của cậu sau này là gì thế?

Cậu muốn làm gì trong tương lai?

Hỏi bài tập khó 

Bài toán này khó quá, cậu có biết làm bài này không?

Cậu chỉ cho tớ bài tập này với!

→ Giải thích cách lựa chọn từ ngữ, kiểu câu:

- Đối với bạn mới quen, để thể hiện thái độ lịch sử, cần sử dụng, chọn lọc từ ngữ và kiểu câu thường là câu hỏi.

- Đối với bạn thân- người bạn mà chúng ta thân thiết, lựa chọn từ ngữ đời thường, giản dị và các kiểu câu thường sử dụng là câu đơn, ngắn gọn. 

Xem thêm
Cách 2

                Nhân vật

Nội dung

Bạn mới quen

Bạn thân

Chào hỏi

Chào bạn.

Chào mày.

Hỏi mượn sách

Bạn cho mình mượn quyển sách này được không?

Cho tao mượn cuốn sách nhé.

Hỏi về ước mơ

Ước mơ của bạn là gì?

Sau này mày muốn làm gì?

Hỏi bài tập khó

Bạn có thể giải giúp mình bài tập này được không?

Mày ơi, giải hộ tao bài này với.

Xem thêm
Cách 2

Group Ôn Thi ĐGNL & ĐGTD Miễn Phí

close