Soạn bài Hướng dẫn tự học trang 158 SGK Ngữ văn 12 tập 1 Cánh diềuTìm đọc thêm các văn bản nghị luận xã hội tương tự các văn bản trong Bài 5. Sưu tầm và ghi lại một số đoạn văn, bài văn phân tích các tác phẩm văn học có trong sách Ngữ văn 12
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Câu 1 Trả lời Câu hỏi 1 trang 158 SGK Văn 12 Cánh diều Tìm đọc thêm các văn bản nghị luận xã hội tương tự các văn bản trong Bài 5. Phương pháp giải: Tìm hiểu trên Internet, sách, báo… Lời giải chi tiết: Các văn bản nghị luận xã hội tương tự các văn bản trong Bài 5: - Sự giàu đẹp của tiếng Việt ( Đặng Thai Mai) - Bàn về đọc sách ( Chu Quang Tiềm) - Phong cách sống Hồ Chí Minh (Lê Anh Trà) Câu 2 Trả lời Câu hỏi 2 trang 158 SGK Văn 12 Cánh diều Sưu tầm và ghi lại một số đoạn văn, bài văn phân tích các tác phẩm văn học có trong sách Ngữ văn 12 Phương pháp giải: Tìm hiểu trên Internet, sách, báo… Lời giải chi tiết: Sưu tầm trên trang web HocTot.Nam.Name.Vn: Năm 1954, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi, hoà bình được lập lại. Chủ tịch Hồ Chí Minh, trung ương Đảng, cán bộ, bộ đội rời Việt Bắc trở về Thủ đô Hà Nội. Trong không khí chia tay đầy nhớ thương lưu luyến giữa nhân dân Việt Bắc và những người cán bộ cách mạng, nhà thơ Tố Hữu đã sáng tác bài thơ “Việt Bắc”. Với tầm nhìn của một nhà thơ cách mạng, một nhà tư tưởng, Tố Hữu đã phản ánh sâu sắc hiện thực kháng chiến mười lăm năm của Việt Bắc và dự báo những diễn biến tư tưởng trong hoà bình. Đoạn trích bài thơ “Việt Bắc” miêu tả cuộc chia ly đầy thương nhớ lưu luyến giữa Việt Bắc và những người cán bộ kháng chiến và gợi lại những kỉ niệm kháng chiến anh hùng mà đầy tình nghĩa. Tác giả đã chọn thể thơ lục bát và lối hát đối đáp như trong ca dao dân ca và hình tượng hoá Việt Bắc và những người cán bộ kháng chiến là Ta – Mình. Cuộc chia li giữa nhân dân Việt Bắc và những người chiến sĩ cách mạng như là cuộc chia tay của một đôi bạn tình đầy bịn rịn, nhớ nhung, lưu luyến. Mở đầu là lời của Việt Bắc. Để cho Việt Bắc – người ở lại – mở lời trước là rất tế nhị, vì trong chia tay thì người ở lại thường không yên lòng đối với người ra đi “Mình về mình có nhớ ta Bài thơ “Việt Bắc” có hai giai điệu chính. Câu thơ mở đầu “Mình về mình có nhớ ta” là giai điệu chính thứ nhất. Câu thơ mới đọc thoáng qua tưởng không có gì nhưng sâu sắc lắm. Một trăm cặp tình nhân chia tay cũng đều nói lời này. Tố Hữu mượn màu sắc của tình yêu mà phô diễn tình cảm cách mạng. Đại từ mình và ta đứng ở hai đầu câu thơ, đã thấy xa cách. Từ “nhớ” được điệp lại ba lần đã tạo ra âm hưởng chủ đạo của bài thơ: lưu luyến, nhớ thường. “Áo chàm đưa buổi phân li Việt Bắc lại hỏi: “Mình đi, có nhớ những ngày Để cho Việt Bắc hỏi là một cách nhà thơ khơi gợi lại những ngày kháng chiến gian khổ. Chỉ vài hình ảnh “mưa nguồn suối lũ, những mây cùng mù” là khung cảnh rừng núi hiện lên ảm đạm trong những ngày đầu kháng chiến. Mình và Ta đã từng chịu chung gian khổ “miếng cơm chấm muối”, đã cùng chung lưng đấu cật để chống kẻ thù chung “mối thù nặng vai”. Vẫn còn là lời hỏi của Việt Bắc, những tứ thơ chuyển: “Mình về, rừng núi nhớ ai Biện pháp tu từ nhân hoá “rừng núi nhớ ai” nói lên tình cảm thắm thiết của Việt Bắc với những người kháng chiến. Mình về thì núi rừng Việt Bắc trống vắng “Trám bùi để rụng, măng mai để già”. Quả trám (trám xanh và trám đen) và măng mai là hai món ăn thường nhật của bộ đội và cán bộ kháng chiến. Mượn cái thừa để nói cái thiếu, thật hay! Hình thức đối lập giữa cái bên ngoài (hắt hiu lau xám) và bên trong (đậm đà lòng son) biểu hiện chân thật cuộc sống lam lũ, nghèo đói của người dân Việt Bắc, nhưng trong lòng thì thuỷ chung son sắt với cách mạng. Cuối lời Việt Bắc hỏi người về: “Mình đi, mình có nhớ mình Giai điệu chính thứ hai của bài thơ xuất hiện: “Mình đi, mình có nhớ mình”. Nếu giai điệu một là đạo lí của dân tộc với tư tưởng ân nghĩa thì giai điệu hai là cách mạng. Việt Bắc nhắn nhủ với người về là chẳng những “nhớ ta” mà còn phải “nhớ mình’, nói theo ngôn từ của tình yêu thì chẳng những phải “nhớ em” mà còn phải “nhớ anh” nữa. Cái “anh” mà hồi ở với em. Mình đã sống với Ta mười lăm năm, tình nghĩa biết mấy, anh hùng biết mấy! Mình với Ta viết lên những trang sử oai hùng của dân tộc “Tân Trào, Hồng Thái, mái đình, cây đa”. Bây giờ xa cách, Mình về thành thị, nhớ đừng thay lòng đổi dại với Ta, mà cũng đừng thay lòng đổi dạ với chính mình: “Mình về thành thị xa xôi Để cho Việt Bắc ướm hỏi dè chừng như vậy là một cách khéo léo nhà thơ Tố Hữu dự báo những diễn biến tư tưởng trong hoà bình. “Mình đi, mình có nhớ mình” Đó là câu thơ hay nhất của bài thơ “Việt Bắc” mà cũng là một sáng tạo tuyệt vời của Tố Hữu. Đón hết những lời ân tình ân nghĩa của Việt Bắc, bây giờ người về mới mở lời. Lời người về cũng chí tình chí nghĩa: “Ta với mình, mình với ta Hai đại từ ta – mình cứ xoắn xuýt, quấn quýt “Ta với mình, mình với ta” thật là nồng nàn. Ý nghĩa lại không rạch ròi để rồi nhập lại làm một: “Mình đi, mình lại nhớ mình” (Trả lời cho câu hỏi: “Mình về mình có nhớ ta”) Diễn ra ngôn ngữ của tình yêu là “Anh đi anh lại nhớ em”. Nỗi nhớ của người đi thật là dào dạt, nghĩa tình của người đi đối với Việt Bắc thật là bất tận “Nguồn bao nhiêu nước, nghĩa tình bấy nhiêu”. Người đi trả lời như vậy hẳn làm yên lòng người ở lại – Việt Bắc. Như vậy là biến tấu của giai điệu một đã hình thành và mở rộng đến vô cùng. Tất nhiên đấy chỉ là một thủ pháp để nhà thơ miêu tả mối quan hệ khăng khít giữa Việt Bắc và cách mạng, miêu tả lại bản anh hùng ca kháng chiến của quân dân Việt Bắc. Để xua tan những hoài nghi của người ở lại, người về phải nói những lời thật nồng thắm, phải so sánh với những tình cảm cao quý nhất của con người: “Nhớ gì như nhớ người yêu Từ “nhớ” được điệp lại trùng trùng và mỗi từ lại gợi lên không biết bao nhiêu kỉ niệm thân thương giữa Ta với Mình. Những chi tiết nhỏ nhặt đã được hồi tưởng (mà cái nhỏ trong tình yêu chính là cái lớn). “Thương nhau, chia củ sắn lùi Con người Việt Bắc trong lòng người về mới đáng yêu đáng quý làm sao: “Nhớ người mẹ nắng cháy lưng Một tiếng mõ trâu giữa rừng chiều, một tiếng chày đêm ngoài suối âm vang mãi trong lòng người ra về: “Nhớ sao tiếng mõ rừng chiều Nói gọn lại là người về nhớ thiên nhiên Việt Bắc tươi đẹp, thơ mộng hữu tình “Nhớ khi giặc đến giặc lung Thiên nhiên Việt Bắc như có linh hồn là nhờ tác giả sử dụng phép nhân hóa. Núi rừng Việt Bắc tươi đẹp đã trở thành lũy sắt bảo vệ và che chở cho bộ đội “vây”, “đánh” quân thù. Mỗi một tên núi, tên sông, tên phố, tên bản là một chiến công lừng lẫy của quân dân Việt Bắc. Rồi những đêm hành quân, những đoàn dân công, những đoàn xe vận tải tấp nập sôi động: “Những đường Việt Bắc của ta Tác giả lại chuyển sang giọng điệu thơ trang trọng, thiêng liêng để diễn tả nỗi nhớ của người về đối với Trung ương Chính phủ – Cụ Hồ. Và hình ảnh của Việt Bắc trong trí nhớ của người về là quê hương cách mạng, là căn cứ địa kháng chiến, là niềm tin là hi vọng của cả dân tộc. Người về cũng không quên trả lời câu hỏi gay cấn của Việt Bắc: “Mình về mình lại nhớ ta (Trả lời cho câu hỏi “Mình đi mình có nhớ mình”) Nghĩa là người về muốn nhắn nhủ với Việt Bắc là dù xa cách dù về thành thị xa xôi thì người các bộ kháng chiến năm xưa vẫn giữ gìn và phát huy phẩm chất tốt đẹp của người cán bộ cách mạng. Như vậy là với biến tấu của giai điệu hai, tác giả đã khép lại phần một của bài thơ”Việt Bắc”. Và chủ đề chung thủy – chung thủy với cách mạng của bài thơ “Việt Bắc” đã đạt đến độ sâu sắc ngay trong phần một này. “Việt Bắc” là một kiệt tác của Tố Hữu mà cũng là kiệt tác của thơ ca cách mạng, thơ ca kháng chiến. Bài thơ thể hiện tài hoa nhiều mặt của nhà thơ Tố Hữu. Thể thơ lục bát được tác giả phô diễn những tình cảm, tư tưởng mới mà vẫn đậm đà bản sắc dân tộc. Lối hát đối đáp tạo ra giai điệu phong phú cho bài thơ. Nhiều biện pháp tu từ được tác giả vận dụng khéo léo. Ngôn ngữ trong sáng, nhuần nhị, và có nhiều nét cách tân (đặc biệt là hai đại từ Ta – Mình). Tiếng nói yêu thương – nét nổi bật trong phong cách thơ Tố Hữu – không có bài nào thấm thía hơn “Việt Bắc”. Bài thơ còn thể hiện tư tưởng mới mẻ với những dự báo sáng suốt được biểu hiện bằng hình ảnh phong phú và tấu lên băng âm nhạc làm say mê lòng người. Câu 3 Trả lời Câu hỏi 3 trang 158 SGK Văn 12 Cánh diều Tự đề xuất bài tập phân tích một tác phẩm văn học mà em yêu thích và lập dàn ý cho bài viết đó. Phương pháp giải: Chọn một tác phẩm văn học phân tích và thực hiện yêu cầu đề bài Lời giải chi tiết: Đề bài: Phân tích Tác phẩm “Tây Tiến” Dàn ý: 1. Mở bài: - Giới thiệu tác giả Quang Dũng - Giới thiệu khái quát về bài thơ Tây Tiến (hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ, đoàn quân Tây Tiến…) 2. Thân bài: a. Phân tích giá trị nội dung của tác phẩm Tây Tiến - Khung cảnh núi rừng miền Tây và hình ảnh hành quân của bộ đội Tây Tiến + Thiên nhiên Tây Bắc hoang vu, rộng lớn, hiểm trở nhưng cũng đầy nét thơ mộng, huyền ảo + Hình ảnh người lính Tây Tiến dũng cảm, bi trang và cũng đầy nét tinh nghịch, hồn nhiên - Kỉ niệm về tình quân dân trong đêm liên hoan văn nghệ và cảnh sông nước miền Tây thơ mộng + Tình quân dân trong đêm liên hoan + Cảnh sông nước Tây Bắc - Bức chân dung người lính Tây Tiến: + Ngoại hình: khác thường + Tính cách: lãng mạn, mơ mộng + Sự hi sinh: tinh thần bi tráng - Lời thề gắn bó với đoàn quân Tây Tiến và miền Tây Bắc thân thương b. Phân tích giá trị nghệ thuật của tác phẩm Tây Tiến: - Việc sử dụng hình ảnh thơ, ngôn từ đặc sắc: danh từ chỉ địa danh, từ tượng hình, tượng thanh - Kết hợp chất nhạc và chất họa - Giọng thơ thay đổi linh hoạt - Bút pháp hiện thực kết hợp lãng mạn, đậm chất bi tráng 3.Kết bài: - Khái quát về giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm - Nêu cảm nhận của em về tác phẩm.
|