Soạn bài Sông Đáy SGK Ngữ văn 11 tập 2 Cánh diều - chi tiếtĐọc trước bài thơ Sông Đáy và tìm hiểu thêm thông tin về tác giả Nguyễn Quang Thiều. Em biết những bài thơ, bài hát nào viết về con sông quê hương? Ấn tượng, cảm xúc, suy nghĩ… mà những bài thơ, bài hát đó gợi ra cho em là gì? Video hướng dẫn giải Nội dung chính
Trước khi đọc 1 Câu 1 (trang 39, SGK Ngữ Văn 11, tập hai): Đọc trước bài thơ Sông Đáy và tìm hiểu thêm thông tin về tác giả Nguyễn Quang Thiều. Phương pháp giải: Chú ý lựa chọn thông tin phù hợp, phục vụ cho việc đọc hiểu. Lời giải chi tiết: Cách 1 - Nguyễn Quang Thiều (sinh năm 1957) là một nhà thơ. - Ngoài lĩnh vực chính thơ ca tạo nên tên tuổi, ông còn là một nhà văn với các thể loại tiểu thuyết, truyện ngắn, bút ký và tham gia vào lĩnh vực báo chí. - Ông hiện nay là Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam; Phó Tổng thư ký thứ nhất Hội Nhà văn Á – Phi; Giám đốc - Tổng Biên tập Nhà xuất bản Hội Nhà văn. - Nguyễn Quang Thiều không chỉ là nhà thơ tiên phong với trào lưu hiện đại mà còn là cây viết văn xuôi giàu cảm xúc. Trong anh không chỉ có con người bay bổng, ưu tư với những phiền muộn thi ca, mà còn có một nhà báo linh hoạt và nhạy bén.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
- Nguyễn Quang Thiều (sinh năm 1957) là một nhà thơ. - Ngoài lĩnh vực chính thơ ca tạo nên tên tuổi, ông còn là một nhà văn với các thể loại tiểu thuyết, truyện ngắn, bút ký và tham gia vào lĩnh vực báo chí. - Ông hiện nay là Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam; Phó Tổng thư ký thứ nhất Hội Nhà văn Á – Phi; Giám đốc - Tổng Biên tập Nhà xuất bản Hội Nhà văn. - Nguyễn Quang Thiều không chỉ là nhà thơ tiên phong với trào lưu hiện đại mà còn là cây viết văn xuôi giàu cảm xúc. - Thông tin về nhà thơ Nguyễn Quang Thiều: + Sinh năm: 1957 + Quê quán: Hoàng Dương, xã Sơn Công, huyện Ứng Hòa, tỉnh Hà Tây (nay là Hà Nội). + Chức vụ: Nhà văn, nhà thơ, kịch tác gia, dịch giả.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Trước khi đọc 2 Câu 2 (trang 39, SGK Ngữ Văn 11, tập hai): Em biết những bài thơ, bài hát nào viết về con sông quê hương? Ấn tượng, cảm xúc, suy nghĩ… mà những bài thơ, bài hát đó gợi ra cho em là gì? Phương pháp giải: Dựa vào những bài hát, bài thơ em đã từng được nghe hoặc tìm kiếm trên internet, sau đó đưa ra ấn tượng, cảm xúc và suy nghĩ của cá nhân. Lời giải chi tiết: Cách 1 - Bài thơ: Nhớ con sông quê hương (Tế Hanh), Bên sông nắng rụng (Phạm Hùng), Nhớ sông quê! (Hoàng Minh Tuấn), Khúc hát dòng sông (Phan Thu Hà). - Bài hát: Người con gái sông La, Khúc hát sông quê, Con sông tuổi thơ tôi, Câu hò trên bến Hiền Lương. - Gợi cho em những suy nghĩ: Đây đều những bài thơ, bài hát có giọng điệu tha thiết, da diết, gợi cảm xúc yêu thương, nhớ nhung con sông quê hương. Đồng thời gợi cho người đọc những cảm xúc nhớ nhung về quê hương, về con sông tuổi thơ của mỗi người.
Xem thêm
Cách 2
- Những bài thơ, bài hát viết về con sông quê hương: Sông quê em và sông quê anh – Nghi Lâm; Ráng chiều – Lâm Bình; Bài thơ: Nhớ sông quê – Hoàng Minh Tuấn; Khúc hát dòng sông – Phan Thu Hà. Nhớ con sông quê hương – Tế Hanh... - Dòng sông quê hương – dòng sông của tuổi thơ, dòng sông ấp ủ tôi trong tình yêu thương, dòng sông đỏ màu phù sa, đỏ màu lúa chín, đỏ màu yêu thương. Phải chăng con sông này không chỉ bồi đắp từ phù sa mà còn bồi đắp lên từ tình yêu thương tha thiết? Văng vẳng bên sông tiếng ru ầu ơ, tiếng hò đò, tiếng mái chèo khua nước, và cũng văng vẳng bên sông tiếng trái tim, tiếng yêu thương nhẹ nhàng mà đằm thắm kì lạ! Còn nói được gì đây khi nghe thấy, cảm nhận thấy câu hát quan họ mượt mà, trữ tình vào một đêm trăng thanh ở bến sông? Đêm trăng thanh, đêm trăng vũ hội của dòng sông. Cùng dòng sông ấy, buổi sáng thì trong trẻo, mát lành, buổi chiều hoàng hôn đã ngự trị thì hồng rực lên, sáng ánh lửa còn khi trăng đã chui ra khỏi cái vỏ ngày thì dòng sông lại lấp lánh trong bộ xiêm áo của nàng lọ lem, sáng và đẹp đến lạ kì! Lắng nghe, bạn còn nghe thấy cả tiếng vĩ cầm du dương, réo rắt, lúc trầm, lúc bổng vang lên từ đáy sông. Đó chính là lúc sông đang hát đấy, sông đang hát lên khúc tình ca, sông đang hát lên, hát về cuộc đời của mình, hát về quê hương.
Xem thêm
Cách 2
Trong khi đọc 1 Câu 1 (trang 39, SGK Ngữ Văn 11, tập hai): Chú ý mối quan hệ giữa hình ảnh lưng mẹ và “mảnh sông đêm”. Phương pháp giải: Đọc kĩ khổ thơ một, hiểu được hình ảnh lưng mẹ và “mảnh sông đêm”. Từ đó so sánh để thấy mối quan hệ giữa hai chi tiết. Lời giải chi tiết: Cách 1 Mối quan hệ: Lưng mẹ và “mảnh sông đêm” có mối quan hệ chặt chẽ, người con ngủ trên lưng mẹ, vững chãi ấm áp luôn che chở bảo vệ cho người con. Cũng như dòng sông luôn bảo vệ che chở cho quê hương, cho người dân.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Lưng mẹ và “mảnh sông đêm” có mối quan hệ chặt chẽ, người con ngủ trên lưng mẹ, vững chãi ấm áp luôn che chở bảo vệ cho người con. Cũng như dòng sông luôn bảo vệ che chở cho quê hương, cho người dân. Thi sĩ đã ví von đặt ngang hành sông Đáy với hình ảnh mẹ. Sông cung cấp nước cho cây cỏ, cho con người, ban cho mọi vật sự sống. Bởi vậy, mẹ ở đây có thể hiểu là mẹ thiên nhiên – nguồn cội của sự sống. Hiểu theo ý nghĩa đơn giản, thực chất mẹ ở đây chính là người mẹ của nhà thơ. Nếu như dòng sông ban cho ta nước, thì mẹ chính là người ban tặng cho ta tình yêu.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Trong khi đọc 2 Câu 2 (trang 40, SGK Ngữ Văn 11, tập hai): Hình ảnh “giàn giụa nước mưa sông” gợi cho em liên tưởng gì? Phương pháp giải: Đọc kĩ khổ thơ thứ ba, đưa ra nội dung của hình ảnh “giàn giụa nước mưa sông”, từ đó liên tưởng đến điều gì? Lời giải chi tiết: Cách 1 Hình ảnh đã diễn tả hình ảnh người con khi xa quê hương, nhớ da diết về con sông thân quen. Từ đó, liên tưởng những giọt nước mắt đó như con sông quê hương. Gợi cho mỗi người đọc nỗi niềm nhớ thương về quê hương của mình.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Liên tưởng những giọt nước mắt đó như con sông quê hương. Gợi cho mỗi người đọc nỗi niềm nhớ thương về quê hương của mình. Hình ảnh "giàn giụa nước mưa sông" gợi cho em liên tưởng về hình ảnh những chú cá bống quẫy đạp khiến nước bắn tung khắp nơi nhìn như những giọt nước mắt của dòng sông. Tác giả như muốn bộc lộ hết nỗi lòng của mình, muốn khóc cho thỏa nỗi lòng như những chứ bống kia.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Trong khi đọc 3 Câu 3 (trang 40, SGK Ngữ Văn 11, tập hai): Tại sao điệp ngữ “Sông Đáy ơi” được lặp lại khổ 3, 4? Phương pháp giải: Đọc kĩ khổ thứ ba và bốn, chú ý điệp ngữ và nội dung thể hiện của tác giả. Lời giải chi tiết: Cách 1 Điệp ngữ được lặp lại như muốn nhấn mạnh cái tình cảm nhớ nhung không thể nào quên trong lòng tác giả. Nó khắc sâu vào trái tim để rồi khắc khoải không quên. Tác giả lặp lại ở cả hai khổ để thể hiện sâu sắc tình cảm của mình sẽ không bao giờ quên
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Nhấn mạnh cái tình cảm nhớ nhung không thể nào quên trong lòng tác giả. Nó khắc sâu vào trái tim để rồi khắc khoải không quên. Cụm từ "Sông Đáy ơi" được lặp đi lặp lại hai lần như một tiếng gọi tha thiết báo hiệu sự trở về muộn màng của chủ thể trữ tình. Nó chứa đựng những cảm xúc tha thiết, lưu luyến, bồi hồi của tác giả khi trở về nơi đây.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Sau khi đọc 1 Câu 1 (trang 40, SGK Ngữ Văn 11, tập hai): Bài thơ Sông Đáy được viết theo thể thơ nào? Việc lựa chọn thể thơ này cùng với cách chấm câu trong bài thơ có tác dụng gì đối với việc thể hiện cảm xúc của chủ thể trữ tình? Phương pháp giải: Đọc toàn bài, chú ý cấu trúc các câu, số tiếng trong một dòng để xác định thể thơ. Từ đó nhận xét về cách lựa chọn thể thơ và dấu chấm câu với thể hiện cảm xúc của tác giả. Lời giải chi tiết: Cách 1 - Bài thơ Sông Đáy được viết theo thể thơ tự do. - Đúng với tên gọi của thể thơ, việc dùng từ ngữ cùng dấu chấm câu trong bài thơ không bị gò bó mà rất tự do, thoải mái, giúp cho mạch thơ cùng mạch cảm xúc của bài rất tự nhiên, đã thể hiện rõ nét tình cảm của tác giả dành cho con sông Đáy, cho thiên nhiên con người nơi đây và cho người mẹ của mình.
Xem thêm
Cách 2
- Bài thơ Sông Đáy được viết theo thể thơ tự do. - Giúp cho mạch thơ cùng mạch cảm xúc của bài rất tự nhiên, đã thể hiện rõ nét tình cảm của tác giả dành cho con sông Đáy, cho thiên nhiên con người nơi đây và cho người mẹ của mình.
Xem thêm
Cách 2
Sau khi đọc 2 Câu 2 (trang 40, SGK Ngữ Văn 11, tập hai): Hình ảnh sông Đáy hiện lên qua những mốc thời gian nào trong cuộc đời của nhân vật trữ tình? Các mốc thời gian được sắp xếp theo trình tự nào? Ý nghĩa của trình tự này là gì? Phương pháp giải: Đọc toàn bài, tìm những hình ảnh sông Đáy xuất hiện trong bài thơ để thấy được mốc thời gian của nhân vật trữ tình, cách sắp xếp các mốc thời gian đó như thế nào. Tác giả sắp xếp như vậy nhằm mục đích gì? Lời giải chi tiết: Cách 1 - Hình ảnh sông Đáy hiện lên qua những mốc thời gian trong cuộc đời của nhân vật trữ tình từ ký ức đến hiện tại, từ khi nhân vật trữ tình còn nhỏ, đến lúc lớn lên đi xa quê hương và cuối cùng là ngày trở về. - Trình tự thời gian này giúp cho mạch cảm xúc của tác giả được thể hiện rõ nét và chi tiết hơn. - Nó đã giúp thể hiện được những kỉ niệm vui buồn từ khi xa quê đến ngày trở về của tác giả. Qua đó đã nhấn mạnh hơn mối quan hệ mật thiết giữa sông Đáy với tác giả.
Xem thêm
Cách 2
- Hình ảnh sông Đáy hiện lên qua những mốc thời gian trong cuộc đời của nhân vật trữ tình từ ký ức đến hiện tại, từ khi nhân vật trữ tình còn nhỏ, đến lúc lớn lên đi xa quê hương và cuối cùng là ngày trở về. - Trình tự thời gian này giúp cho mạch cảm xúc của tác giả được thể hiện rõ nét và chi tiết hơn. - Thể hiện được những kỉ niệm vui buồn từ khi xa quê đến ngày trở về của tác giả. Qua đó đã nhấn mạnh hơn mối quan hệ mật thiết giữa sông Đáy với tác giả.
Xem thêm
Cách 2
Sau khi đọc 3 Câu 3 (trang 40, SGK Ngữ Văn 11, tập hai): Hình tượng “mẹ” xuất hiện bao nhiêu lần trong bài thơ? Ý nghĩa của hình tượng đó là gì? Phương pháp giải: Đọc toàn bài, đếm số lần xuất hiện của hình ảnh “mẹ”. Hình tượng đó nhằm thể hiện điều gì? (dựa vào nội dung chính của bài thơ) Lời giải chi tiết: Cách 1 - Hình ảnh người mẹ xuất hiện 4 lần trong bài thơ, ở câu thơ mở đầu bài thơ, ở câu thơ thứ 7, 16 và 17. → Ý nghĩa của hình tượng “mẹ” xuất hiện trong bài thơ là giúp cho những kí ức về mẹ của nhân vật trữ tình được lưu giữ không chỉ trong tim mà còn qua những trang giấy lưu lại muôn đời. Cách 2
- Hình ảnh người mẹ xuất hiện 4 lần trong bài thơ → Giúp cho những kí ức về mẹ của nhân vật trữ tình được lưu giữ không chỉ trong tim mà còn qua những trang giấy lưu lại muôn đời. Sau khi đọc 4 Câu 4 (trang 40, SGK Ngữ Văn 11, tập hai): Hình tượng “em” mang lại những cảm xúc gì về sông Đáy trong tâm hồn của nhân vật trữ tình? Vì sao? Phương pháp giải: Đọc toàn bài, hiểu được ý nghĩa của hình tượng “em” (dựa vào nội dung chính của bài thơ). Lời giải chi tiết: Cách 1 Sông Đáy trong tâm hồn của nhân vật trữ tình không chỉ là nơi có những kí ức kỉ niệm với mẹ mà còn với “em”. Trong quá khứ, sông Đáy là nơi mà “em” đã cùng nhân vật trữ tình gặp gỡ, hẹn hò, nơi đây chính là nơi chứng kiến tình yêu đôi lứa đẹp đẽ. Họ yêu nhau nhưng không đến được với nhau, tuy nhiên, đó cũng là đoạn tình cảm mà tác giả rất trân trọng và ghi nhớ trong tim. Khi giờ đây trở về, sông Đáy chỉ còn mẹ đứng chờ mình, còn “em” thì không thấy đâu.
Xem thêm
Cách 2
Trong quá khứ, sông Đáy là nơi mà “em” đã cùng nhân vật trữ tình gặp gỡ, hẹn hò, nơi đây chính là nơi chứng kiến tình yêu đôi lứa đẹp đẽ. Họ yêu nhau nhưng không đến được với nhau, tuy nhiên, đó cũng là đoạn tình cảm mà tác giả rất trân trọng và ghi nhớ trong tim. Khi giờ đây trở về, sông Đáy chỉ còn mẹ đứng chờ mình, còn “em” thì không thấy đâu.
Xem thêm
Cách 2
Sau khi đọc 5 Câu 5 (trang 41, SGK Ngữ Văn 11, tập hai): Nhận diện một yếu tố tượng trưng trong bài thơ và chỉ ra vai trò của yếu tố đó đối với việc thể hiện nội dung. Phương pháp giải: Đọc toàn bài, chỉ ra yếu tố tượng trưng trong bài thơ và nêu vai trò của nó với nội dung chính của bài thơ. Lời giải chi tiết: Cách 1 - Một yếu tố tượng trưng trong bài thơ mà em ấn tượng nhất là hình tượng con sông Đáy. Có thể nói, đây là một nhân vật chính trong bài thơ, được lấy làm tên tác phẩm. - Trong bài thơ, sông Đáy mang lại nhiều vai trò và ý nghĩa khác nhau. Đôi lúc nó là một phần quê hương, là tình mẫu tử thiêng liêng. Đôi lúc nó là tình yêu, là một người bạn cùng trò chuyện, níu giữ những kỉ niệm cuộc đời với tác giả.
Xem thêm
Cách 2
- Một yếu tố tượng trưng trong bài thơ mà em ấn tượng nhất là hình tượng con sông Đáy. - Trong bài thơ, sông Đáy mang lại nhiều vai trò và ý nghĩa khác nhau. Đôi lúc nó là một phần quê hương, là tình mẫu tử thiêng liêng. Đôi lúc nó là tình yêu, là một người bạn cùng trò chuyện, níu giữ những kỉ niệm cuộc đời với tác giả.
Xem thêm
Cách 2
Sau khi đọc 6 Câu 6 (trang 41, SGK Ngữ Văn 11, tập hai): Từ nội dung bài thơ và những hiểu biết về văn hoá dân tộc, hãy lí giải vì sao tình cảm gắn bó, yêu thương với quê hương của người Việt đặc biệt sâu nặng. Tình cảm này liệu có thay đổi trong đời sống hiện nay? Phương pháp giải: Đọc toàn bài, từ nội dung của bài thơ kết hợp với vốn kiến thức thực tế của bản thân trình bày suy nghĩ về tình yêu thương quê hương. Lời giải chi tiết: Cách 1 - Quê hương từ lâu đã luôn chiếm một phần quan trọng trong cuộc đời của mỗi người Việt Nam. Tình yêu với quê hương không chỉ được vun đắp từ nhỏ, qua những câu ca dao, tục ngữ, qua những câu hát, câu ru mà còn cả qua những bài học. Trong cuộc đời, có thể chúng ta đi đến và sống ở rất nhiều nơi, nhưng quê hương luôn là nơi ta muốn trở về nhất bởi nơi đó không chỉ có gia đình, họ hàng mà còn chất chứa cả những kỉ niệm tuyệt vời nhất. - Tình cảm yêu quê hương đất nước là một truyền thống tốt đẹp và đáng quý của dân tộc Việt Nam, nó đã ăn sâu vào máu thịt, đi sâu vào lòng mỗi con người. Do đó, có thể khẳng định rằng dù đời sống hiện nay có nhiều thay đổi thì tình cảm với quê hương, đất nước của con người chắc chắn sẽ không bao giờ thay đổi. Thứ tình cảm đó sẽ luôn được gìn giữ và phát huy đến muôn đời.
Xem thêm
Cách 2
-Tình yêu với quê hương không chỉ được vun đắp từ nhỏ, qua những câu ca dao, tục ngữ, qua những câu hát, câu ru mà còn cả qua những bài học. - Tình cảm yêu quê hương đất nước là một truyền thống tốt đẹp và đáng quý của dân tộc Việt Nam, nó đã ăn sâu vào máu thịt, đi sâu vào lòng mỗi con người. Do đó, có thể khẳng định rằng dù đời sống hiện nay có nhiều thay đổi thì tình cảm với quê hương, đất nước của con người chắc chắn sẽ không bao giờ thay đổi. Thứ tình cảm đó sẽ luôn được gìn giữ và phát huy đến muôn đời.
Xem thêm
Cách 2
|