Soạn bài Thực hành đọc hiểu Tầng hai SGK Ngữ văn 11 tập 2 Cánh diều - chi tiết

Đọc trước truyện Tầng hai; tìm hiểu thêm thông tin về tác giả Phong Điệp. Liên hệ truyện này với những suy nghĩ, quan niệm của em về một cuộc sống hạnh phúc.

Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 11 tất cả các môn - Cánh diều

Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh

Video hướng dẫn giải

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Nội dung chính

Tác phẩm Tầng hai là một tác phẩm kể xoay quanh nhân vật Phan, và câu chuyện kể về lối sống của các thành viên trong một căn nhà cho thuê. Qua đó là những suy nghĩ về triết  lý cuộc sống.

Trước khi đọc 1

Câu 1 (trang 17, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Đọc trước truyện Tầng hai; tìm hiểu thêm thông tin về tác giả Phong Điệp.

Phương pháp giải:

Chú ý lựa chọn thông tin phù hợp, phục vụ cho việc đọc hiểu.

Lời giải chi tiết:

Cách 1

- Tác giả Phong Điệp: 

+ Nhà văn Phong Điệp tên thật là Phạm Thị Phong Điệp. Năm sinh: 1976 Nơi sinh: Nam Định.

+ Tính cách: Phong Điệp là người dễ gần lẫn vui vui. Gặp người lạ, chị im im, gặp người quen, thể nào cũng buôn chuyện tía lia, lắm khi khó thể dứt. Nhưng tinh ý, sẽ thấy Phong Điệp chủ yếu đặt câu hỏi, ít khi góp vào các câu chuyện. Nhiều khi, hỏi là để biết, cho các thông tin ngấm vào não, lúc nào cần thì mở ra. Nhiều khi, hỏi là để xã giao, chị quên câu chuyện ngay khi đang hình thành. Đến và đi, thường là vội.

+ Truyện Phong Điệp viết dễ hiểu bởi câu văn đơn giản, ngắn gọn, thuần túy thông tin. Có khi, đọc, thấy trôi trôi như một bài báo chân dung vẫn thấy. Là bởi vì sức nặng trong truyện kể Phong Điệp không nằm trong câu văn, mà nằm trong nội dung; sức nặng ấy cũng không ở cái diễn tiến góp nhặt từng chi tiết, mà điểm nhấn trọn vẹn trong câu kết cuối cùng.

- Tác phẩm:

+ Tầng hai được in trong tập truyện ngắn Kẻ dự phần. Tác phẩm là một câu chuyện kể về lối sống của các thành viên trong một căn nhà cho thuê. Qua đó là những suy nghĩ về triết  lý cuộc sống.


Xem thêm
Cách 2

- Tác giả:

+ Phong Điệp sinh ngày 6 tháng 6 năm 1976 tại huyện Giao Thủy, Nam Định

+ Cựu học sinh chuyên văn trường THPH Lê Hồng Phong tỉnh Nam Định, khóa 1991-1994.

+ Năm 1998, sau khi tốt nghiệp Đại học Luật Hà Nội, Phong Điệp làm phóng viên, biên tập viên tại báo Văn Nghệ Hội nhà văn Việt Nam.

+ Hiện tại Phong Điệp đang sống và làm việc tại Hà Nội.

Xem thêm
Cách 2

Trước khi đọc 2

Câu 2 (trang 17, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Liên hệ truyện này với những suy nghĩ, quan niệm của em về một cuộc sống hạnh phúc.

Phương pháp giải:

Dựa vào nội dung truyện, liên hệ với suy nghĩ, quan niệm của bản thân.

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Qua nội dung truyện, chúng ta nhận ra hạnh phúc không phải cái gì lớn lao mà là những điều đang xung quanh ta. 


Xem thêm
Cách 2

Niềm hạnh phúc của mỗi người là khác nhau, tuy nhiên đều có điểm chung đó là sự thăng hoa, niềm vui sướng, và thỏa mãn một điều gì đó trong cuộc sống. Như chúng ta đều thấy trong cuộc sống có rất nhiều người đạt được những điều đó, nó tạo nên một cái gì đó riêng biệt, mới lạ, tạo ra được nhiều điều có ý nghĩa, giá trị cho cuộc sống của mình. Hạnh phúc của mỗi chúng ta là được hưởng thụ giá trị cuộc sống, nhiều người chỉ có niềm hạnh phúc nhỏ nhoi là có đủ cơm ăn áo mặc, nhưng ngày nay khi xã hội ngày càng phát triển, hạnh phúc còn được đắn đo và thể hiện qua những cung bậc cảm xúc riêng, họ được tận hưởng cuộc sống, được ăn sung mặc sướng, được đi chơi, đó là niềm hạnh phúc. Có thể thấy hạnh phúc là giá trị to lớn làm nên giá trị cho con người, niềm hạnh phúc có thể được cân đo bằng niềm vui, sự hạnh phúc, được thỏa mãn những cung bậc cảm xúc riêng, được thể hiện bằng những điều mới lạ, bằng những điều sáng tạo và phát triển mạnh mẽ hơn. Niềm vui, sự hạnh phúc đó được thể hiện trong cuộc sống, giá trị đó được tạo nên nhờ những giá trị của cuộc sống, biết sống đúng nghĩa được sống. Như một người nước ngoài đã nói: “Chúng ta không tính chúng ta sống được bao nhiêu năm cuộc đời, mà số năm cuộc đời được tính bằng số năm chúng ta đã có những đóng góp cho cuộc đời này”. Quả đúng như thế, tạo hóa tạo cho chúng ta sự sống, nhưng sống như thế nào, quyết định cuộc sống như thế nào đấy lại là việc mà chúng ta nên làm cho cuộc đời của mình.

Xem thêm
Cách 2

Trong khi đọc 1

Câu 1 (trang 17, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Chú ý cách tác giả giới thiệu nhân vật.

Phương pháp giải:

Đọc đoạn đầu chú ý các từ ngữ câu văn tác giả đưa ra để giới thiệu về nhân vật.

Lời giải chi tiết:

Cách 1

- Tác giả giới thiệu nhân vật bằng cách thông qua cái nhìn, sự cảm nhận của cô gái tên Phan. 

→ Một cách giới thiệu rất tinh tế, nhẹ nhàng, khách quan. 


Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Tác giả giới thiệu nhân vật bằng cách thông qua cái nhìn, sự cảm nhận của cô gái tên Phan. 

Tác giả giới thiệu nhân vật: Trên tầng hai có ba người: bà mẹ ngoài sáu mươi tuổi, vốn là cựu thanh niên xung phong, bị bệnh thấp khớp. Anh con trai làm ở xưởng in và chị con dâu là công nhân của một xí nghiệp đóng giày.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Trong khi đọc 2

Câu 2 (trang 17, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Hành động và ý nghĩ của nhân vật Phan như thế nào?

Phương pháp giải:

Đọc đoạn cuối của trang 17 chú ý những hành động và ý nghĩ của Phan khi sinh hoạt tại nơi này.


Lời giải chi tiết:

Cách 1

- Hành động: 

+ Chẳng mấy khi động đến bếp.

+ Chỉ trở về khi đã cuối ngày, vào buổi tối.

+ Tắt xe máy từ ngoài ngõ rồi mới dắt vào.

+ Thận trọng mở vòi nước và đưa tay vào để đỡ được tiếng của nước.

- Ý nghĩ:

+ Sợ ảnh hưởng, làm phiền đến mọi người, gây cho họ những phiền toái.


Xem thêm
Cách 2

Phan là một cô gái với cuộc sống tẻ nhạt, cô đơn. Đồng thời, qua hành động thận trọng mở vòi nước vào đêm khuya của cô, chúng ta thấy cô là một cô sống nội tâm và có chút rụt rè, không muốn gây phiền toái cho ai.

Xem thêm
Cách 2

Trong khi đọc 3

Câu 3 (trang 18, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Phan đã nảy ra ý định gì? Ý định ấy nảy ra khi nào?

Phương pháp giải:

Đọc đoạn đầu của trang 18 chú ý ý định của Phan.


Lời giải chi tiết:

- Ý định:  theo dõi cuộc sống của ba người tầng trên.

+ Thời gian: Sau khi đã suy nghĩ xong về việc sắp xếp công việc.


Trong khi đọc 4

Câu 4 (trang 18, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Nhân vật Phan lắng nghe được những âm thanh nào lúc đêm khuya?


Phương pháp giải:

Đọc đoạn giữa của trang 18, tìm ra những âm thanh Phan nghe được.


Lời giải chi tiết:

Cách 1

- Những âm thanh: 

+ Tiếng thở dài

+ Tiếng khóc bé

+ Tiếng khóc to kèm theo tiếng hỉ mũi, nức nở.

+ Tiếng người mẹ trách mắng đứa con trai và dỗ đứa con dâu đang mang thai.


Xem thêm
Cách 2

Nhân vật Phan lắng nghe được tiếng bà mẹ già ngủ mê, tiếng chạy của cậu con trai, tiếng lay gọi mẹ, tiếng khóc của cô gái khi không biết chồng đi đâu mà tối muộn chưa về.

Xem thêm
Cách 2

Trong khi đọc 5

Câu 5 (trang 19, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Suy nghĩ về lời nói hành động của những nhân vật trong gia đình Thắng.

Phương pháp giải:

Đọc đoạn đầu phần hai, chỉ ra lời nói và hành động của các nhân vật và đưa ra suy nghĩ.


Lời giải chi tiết:

Cách 1

- Lời nói và hành động: Những cử chỉ ấm áp, thân mật, sự quan tâm giữa hai vợ chồng Thắng và giữa mẹ chồng với cô con dâu. 

→ Họ rất quan tâm nhau, chăm sóc nhau từng chút một.


Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Họ rất quan tâm nhau, chăm sóc nhau từng chút một.

Lời nói thể hiện sự quan tâm lo lắng cho sức khỏe của con dâu, sự an toàn của con trai “Mà con có đói thì uống thêm cốc sữa. Chịu khó mà ăn cho con nó khỏe....”, “Đi cẩn thận con nhé!”,...

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Trong khi đọc 6

Câu 6 (trang 19, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Chú ý tâm trạng của nhân vật Phan.

Phương pháp giải:

Đọc đoạn cuối trang 19, tìm ra tâm trạng của nhân vật Phan.

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Tâm trạng: Chạnh lòng, nhớ về bố mẹ, mong muốn được ở cạnh gia đình, được quan tâm như vậy. 


Xem thêm
Cách 2

Tâm trạng của nhân vật Phan: là người quan sát, bộc lộ cảm nghĩ về gia đình nhà Thắng và hoàn cảnh sống của Phan, cô chạnh nhớ nhà.

Xem thêm
Cách 2

Trong khi đọc 7

Câu 7 (trang 20, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Cảnh sinh hoạt ở tầng hai vào buổi sáng sớm được thể hiện qua những phương diện nào?

Phương pháp giải:

Đọc đoạn đầu phần ba, miêu tả lại cảnh sinh hoạt vào buổi sáng sớm ở trên tầng hai.


Lời giải chi tiết:

Cách 1

- Cảnh sinh hoạt: 

+ Âm thanh: Lúc sớm là tiếng khóa mở cửa, người vợ xách làn đi chợ cùng với tiếng thở đều của người chồng. Sau đó là tiếng động bát đũa, tiếng ti vi và tiếng anh chồng mong muốn được ngủ thêm. 

+ Mùi hương: Mùi thơm từ đồ ăn mà người vợ nấu.

+ Câu chuyện: Hai vợ chồng vui vẻ nói chuyện về những đồ mua thêm để sắp xếp cho ngôi nhà cùng những câu đùa giỡn nhau.

→ Khung cảnh buổi sáng với đầy đủ âm thanh, mùi hương và câu chuyện vui vẻ của đôi vợ chồng trẻ có những dự định cho tương lai tốt đẹp.


Xem thêm
Cách 2
Cách 3

+ Âm thanh: Lúc sớm là tiếng khóa mở cửa, người vợ xách làn đi chợ cùng với tiếng thở đều của người chồng. Sau đó là tiếng động bát đũa, tiếng ti vi và tiếng anh chồng mong muốn được ngủ thêm. 

+ Mùi hương: Mùi thơm từ đồ ăn mà người vợ nấu.

+ Câu chuyện: Hai vợ chồng vui vẻ nói chuyện về những đồ mua thêm để sắp xếp cho ngôi nhà cùng những câu đùa giỡn nhau.

Âm thanh: Tiếng vô tuyến được văn to vô-lum; tiếng gõ bát đũa lanh canh; tiếng la oai oái của cặp vợ chồng, âm thanh hỗn tạp.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Trong khi đọc 8

Câu 8 (trang 21, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Chú ý đồ đạc trong phòng và ý nghĩ, tâm trạng của nhân vật Phan.

Phương pháp giải:

Đọc đoạn cuối phần ba, tìm ra những chi tiết thể hiện đồ đạc, ý nghĩ và tâm trạng.


Lời giải chi tiết:

- Đồ đạc trong phòng: Kê được một chiếc giường, một chiếc tủ quần áo, mấy hòm sách…

- Ý nghĩ: Ở nhà chỉ muốn nằm thượt trong nhà, không muốn về nhà vì sợ cảnh cãi vã.

- Tâm trạng: Buồn chán, quyết tâm bám trụ tại đây để cuộc sống tốt đẹp hơn.


Trong khi đọc 9

Câu 9 (trang 21, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Hình dung về những biểu hiện tình cảm của các thành viên trong gia đình Thắng.


Phương pháp giải:

Đọc đoạn đầu phần bốn, tìm những chi tiết về biểu hiện tình cảm.


Lời giải chi tiết:

Cách 1

- Những biểu hiện tình cảm: Mọi người rất quan tâm yêu thương nhau. 

+ Khi người vợ chuyển dạ, anh chồng cuống quýt chở vợ đi, người mẹ lo lắng đợi chờ tin tức.

+ Lo lắng cho em bé mới sinh, cho người mẹ có đủ sữa không.


Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Mọi người rất quan tâm yêu thương nhau. 

+ Khi người vợ chuyển dạ, anh chồng cuống quýt chở vợ đi, người mẹ lo lắng đợi chờ tin tức.

+ Lo lắng cho em bé mới sinh, cho người mẹ có đủ sữa không.

Những biểu hiện tình cảm của các thành viên trong gia đình nhân vật Thắng:

- Người mẹ quan tâm, lo lắng cho sự an toàn, sức khỏe, sự êm ấm của cả gia đình.

- Người con trai biết yêu thương, chăm lo cho người mẹ.

- Người con dâu dịu dàng, biết chăm lo cho mẹ chồng.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Trong khi đọc 10

Câu 10 (trang 21, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Chú ý các từ ngữ chỉ hành động và tâm trạng của nhân vật Phan.

Phương pháp giải:

Đọc đoạn cuối phần bốn, tìm những từ ngữ chỉ hành động và tâm trạng.


Lời giải chi tiết:

Cách 1

- Hành động: 

+ Rụt rè đi lên lưng chừng cầu thang rồi lại phân vân trở xuống.

+ Tò mò muốn nhìn mặt của đứa trẻ.

- Tâm trạng: 

+ Lúc được gọi khi thấy Phan đang đứng ở cầu thang thì Phan cảm thấy xấu hổ như chuẩn bị làm việc xấu. 


Xem thêm
Cách 2

Từ ngữ chỉ hành động và tâm trạng của nhân vật Phan:

- Phan định chờ lúc đứa trẻ đầy tháng sẽ len tầng hai để thăm, nhưng tự nhiên cô tò mò muốn được trông thấy ngay cảnh sống trên ấy, và được nhìn đứa trẻ.

- Một lần, cô rụt rè đi lên lưng chừng cầu thang rồi lại phân vân trở xuống. Cứ lần khân thế mất mười phút.

- Phan nóng bừng mặt, xấu hổ.

Xem thêm
Cách 2

Trong khi đọc 11

Câu 11 (trang 22, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Chú ý giọng của người kể chuyện.


Phương pháp giải:

Đọc phần năm, chú ý giọng điệu và so sánh với giọng điệu ở những phần trước.


Lời giải chi tiết:

Cách 1

Giọng người kể chuyện đã có sự thay đổi, bây giờ người kể chuyện đã bắt đầu nhận ra mình cũng có gia đình, có tình yêu thương mà bấy lâu nay chỉ đi mong ước từ nhà người khác. 


Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Người kể chuyện đã bắt đầu nhận ra mình cũng có gia đình, có tình yêu thương mà bấy lâu nay chỉ đi mong ước từ nhà người khác. 

Giọng của người kể chuyện có sự đan xen hiện tại – quá khứ cùng những người thân trong gia đình – và sau đó lại quay về thực tại.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Sau khi đọc 1

Câu 1 (trang 22, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Hãy tóm tắt truyện Tầng hai. Từ đó, nhận xét về cốt truyện và bố cục của văn bản.


Phương pháp giải:

Đọc toàn bài, tóm tắt các sự kiện chính. Từ đó nhận xét về cốt truyện và bố cục.

Lời giải chi tiết:

Cách 1

- Tóm tắt:  

Phan đang sống ở một căn phòng cho thuê ở tầng một. Cuộc sống của cô thường xuyên quay cuồng trong công việc, phải đi sớm về muộn. Chính vì cái cuộc sống có phần đơn điệu và tẻ nhạt này, khiến cô bắt đầu để ý đến cuộc sống của các thành viên trong gia đình trên tầng hai. Đó là một gia đình gồm ba người, người mẹ và người con trai con dâu của mình. Phan chỉ nghe những âm thanh và đoán xem những người trên đó đang làm gì. Hình ảnh người vợ khóc vì chồng đi làm về muộn, nhưng lại được người mẹ đứng ra dỗ dành. Hay những lúc mà người chồng không về thì người con dâu lại sang ngủ với mẹ, quan tâm chăm sóc người mẹ. Đối với Phan, cô đã rất lâu rồi không nhớ về gia đình của mình, cô chỉ biết liều mình làm việc để trở nên thật giàu có. Chính vì thế đột nhiên nghe thấy những âm thanh của cuộc sống vang vọng trên tầng hai, lại làm cho tâm trạng của cô trùng xuống. Phan bắt đầu thấy cái căn phòng đơn sơ mà mình đang ở, thật khác với cái nhộn nhịp đông đúc ở căn nhà tầng hai. Cô càng ngày càng tò mò hơn về cuộc sống của gia đình trên tầng hai, nên cô đã quyết định lên trên đó xem thử. Nhưng cô cứ lưỡng lự mãi mà không dám bước lên trên cầu thang, nhưng người mẹ nhìn thấy cô và đã gọi cô lên. Bây giờ cô đã chính thức được nhìn ngắm về căn phòng mà cô vẫn tưởng tượng từ lâu trong đầu. Đó là một căn phòng giản dị, đơn sơ nhưng mà lúc nào cũng có âm thanh của cuộc sống hạnh phúc. Phan lại nhớ đến khung cảnh gia đình của mình, có hình ảnh của mẹ dậy sớm nấu cơm cho cả nhà, có chị cả đang trêu cô và còn rất nhiều hình ảnh khác nữa. Đó là những hình ảnh mà rất lâu rồi Phan không nhớ đến và cô chợt nhận ra đó mới là thứ hạnh phúc giản dị mà cô đã quên.

- Nhận xét về bố cục và cốt truyện: Cốt truyện đơn giản, nhẹ nhàng kết hợp với bố cục hợp lí tạo nên một câu chuyện để lại nhiều những suy nghĩ, triết lí về cuộc sống. 


Xem thêm
Cách 2
Cách 3

- Tóm tắt:  

Phan đang sống ở một căn phòng cho thuê ở tầng một. Cuộc sống của cô thường xuyên quay cuồng trong công việc, phải đi sớm về muộn.

Cô bắt đầu để ý đến cuộc sống của các thành viên trong gia đình trên tầng hai. Đó là một gia đình gồm ba người, người mẹ và người con trai con dâu của mình. Phan chỉ nghe những âm thanh và đoán xem những người trên đó đang làm gì.

Đối với Phan, cô đã rất lâu rồi không nhớ về gia đình của mình, cô chỉ biết liều mình làm việc để trở nên thật giàu có. Chính vì thế đột nhiên nghe thấy những âm thanh của cuộc sống vang vọng trên tầng hai, lại làm cho tâm trạng của cô trùng xuống.

Cô càng ngày càng tò mò hơn về cuộc sống của gia đình trên tầng hai, nên cô đã quyết định lên trên đó xem thử. Nhưng cô cứ lưỡng lự mãi mà không dám bước lên trên cầu thang, nhưng người mẹ nhìn thấy cô và đã gọi cô lên.

Đó là một căn phòng giản dị, đơn sơ nhưng mà lúc nào cũng có âm thanh của cuộc sống hạnh phúc. Phan lại nhớ đến khung cảnh gia đình của mình, có hình ảnh của mẹ dậy sớm nấu cơm cho cả nhà, có chị cả đang trêu cô và còn rất nhiều hình ảnh khác nữa. Đó là những hình ảnh mà rất lâu rồi Phan không nhớ đến và cô chợt nhận ra đó mới là thứ hạnh phúc giản dị mà cô đã quên.

- Nhận xét về bố cục và cốt truyện: Cốt truyện đơn giản, nhẹ nhàng kết hợp với bố cục hợp lí tạo nên một câu chuyện để lại nhiều những suy nghĩ, triết lí về cuộc sống. 

Truyện kể về cô gái tên Phan thuê phòng ở một ngôi nhà hai tầng màu xanh biển nằm quay lưng lưng ra công viên của một gia đình ba người. Mỗi lần đi làm về, cô thường nằm suy nghĩ vẩn vơ trước khi đi ngủ và sau đó nảy ra ý định theo dõi cuộc sống của ba người còn lại trên tầng hai. Cô có thể lắng nghe mọi âm thanh vọng xuống từ bên trên. Từ âm thanh mê ngủ của người mẹ đến tiếng chạy huỳnh huỵch của người con trai, cuộc đối thoại của các thành viên trong gia đình đó với nhau.... Có lúc, cô cảm thấy ngượng ngùng vì nghe được cuộc nói chuyện riêng tư của nhà người khác. Cuộc sống của cô đối lập với gia đình ba người bên trên. Cuộc sống của cô tẻ nhạt và nhàm chán, cô luôn chạy theo ước muốn làm giàu. Cuộc sống tiếp diễn đến lúc cặp vợ chồng tầng trên sinh con. Cô muốn chúc mừng họ nhưng lại rụt rè. Cuối cùng, cô bị bà chủ nhà phát hiện, cô bước lên và đến lúc này, cô mới tận mắt nhìn ngắm thế giới tầng hai mà bấy lâu nay cô chỉ mặc sức tưởng tượng. Cô nhận ra, hạnh phúc giản dị hơn những gì cô tâm niệm. Cô nhớ về gia đình của mình, đã lâu cô không nhớ về họ. Có lẽ, vì vậy mà cô cứ mải mê tìm kiếm những điều xa vời.

→ Cốt truyện đời thường, không có cao trào và kịch tính. Các sự việc trong văn bản viết theo trình tự thời gian. Bố cục chia làm 5 phần rõ ràng.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Sau khi đọc 2

Câu 2 (trang 22, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Truyện diễn ra trong bối cảnh (không gian, thời gian) nào? Cách tác giả từng bước mở rộng bối cảnh có tác dụng gì trong việc thể hiện nội dung của truyện?

Phương pháp giải:

Đọc toàn bài, chú ý bối cảnh và sự thay đổi theo từng phần.


Lời giải chi tiết:

Cách 1

- Bối cảnh: Truyện diễn ra trong không gian là ngôi nhà hai tầng, thời gian là về đêm khi Phan đi làm về. 

- Sự thay đổi có tác dụng: Mở dần bối cảnh cũng chính là mở dần cách nhìn của người kể chuyện từ đó có những thay đổi dần trong tâm hồn từ đó nhận ra triết lí trong cuộc sống về hạnh phúc.


Xem thêm
Cách 2

- Bối cảnh của truyện: Một ngôi nhà hai tầng, màu xanh biển nằm quay lưng ra công viên  ở Hà Nội.

- Thời gian: Chủ yếu vào chiều tối, đêm khuya.

- Tác giả viết truyện theo diễn biến thời gian các sự việc xảy ra, đan xen với các hồi ức, suy nghĩ nhân vật.

→ Tác giả đã miêu tả được cuộc sống tẻ nhạt, cô đơn, một cô gái tỉnh lẻ lên Hà Nội làm với khát khao làm giàu. Cuộc sống của cô đối lập hoàn toàn với gia đình 3 người ở tầng trên. Người đọc có thể cảm nhận được tình cảm và sự vui mừng của các thành viên dành cho nhau.Giây phút nhìn cuộc sống trên tầng 2, Phan lại nhận ra rằng, hình như mình đang đi tìm kiếm hạnh phúc ở đâu xa, mà quên mất rằng hạnh phúc của mình ở trong chính gia đình mà mình vẫn thường không quan tâm đến.

Xem thêm
Cách 2

Sau khi đọc 3

Câu 3 (trang 22, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Nhân vật “bà mẹ" sống trong căn nhà hai tầng có phẩm chất, tính cách như thế nào? Nêu những chi tiết tiêu biểu trong truyện thể hiện phẩm chất, tính cách của nhân vật này.

Phương pháp giải:

Đọc toàn bài, chú ý về hành động, tâm trạng của nhân vật “bà mẹ”, đưa ra những chi tiết tiêu biểu.

Lời giải chi tiết:

Cách 1

- Nhân vật “bà mẹ”: Đây là một người mẹ hết mực yêu thương con cháu, luôn quan tâm đến con dâu, dỗ dành con dâu khi con trai không có nhà, chăm sóc chu đáo đến con cháu. 

+ Khi con trai đi về muộn mà không báo khiến con dâu khóc, người mẹ quan tâm dỗ dành con dâu như người mẹ đẻ.

+ Khi con trai đi qua đêm không về nhà ngủ thì ngủ cùng con dâu, nói chuyện với con dâu để không cô đơn. 

+ Khi con dâu chuyển dạ, người mẹ rất lo lắng đợi chờ tin, hỏi han quan tâm về sức khỏe của con dâu. 

+ Khi có cháu, người mẹ chăm sóc cháu hết sức, quan tâm đến con dâu lo lắng con dâu ăn ít không có sức chăm con. 


Xem thêm
Cách 2

Phẩm chất, tính cách của nhân vật "bà mẹ" sống trên tầng hai:

- Đôi khi bà sẽ nhớ về quá khứ: "Nhiều lúc, vào giữa đêm khuya, bà ngủ mê - vừa khóc vừa nói."

- Bà rất yêu gia đình của mình:

- Bà là một người mẹ chồng tâm lí, rất thương con dâu. Điều đó thể hiện qua chi tiết bà lo lắng, dỗ dành con dâu đang mang thai khi con khóc vì không biết chồng đi đâu mà tối muộn chưa về. Một chi tiết khác là lúc con dâu ngủ cạnh, bà hỏi han cô có đói, có mỏi người không, bà kéo chăn đắp chăn cho cô con dâu.

+ Bà rất yêu con, cháu mình. Điều đó được thể hiện qua chi tiết bà chăm cháu. Bà cười nói vui vẻ khi ngắm nhìn cháu của mình.

+ Bà sống hòa đồng. Điều đó thể hiện qua chi tiết khi bà mời Phan lên trên nhà khi phát hiện cô đang rụt rè đứng ở cầu thang. 

Xem thêm
Cách 2

Sau khi đọc 4

Câu 4 (trang 22, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Ai là người quan sát và bộc lộ cảm nghĩ về gia đình nhân vật Thắng và hoàn cảnh sống của Phan? Tìm các chi tiết trong truyện cho thấy cảm nghĩ của người đó.

Phương pháp giải:

Đọc toàn bài, chú ý những chi tiết để thấy sự khác nhau, giống nhau giữa hai gia đình.

Lời giải chi tiết:

Cách 1

- Người quan sát và bộc lộ cảm nghĩ về gia đình nhân vật Thắng và gia đình nhân vật Phan: Là Phan.

- Điểm giống nhau: 

+ Đều là những gia đình yêu thương nhau, có những lúc rất quan tâm chăm sóc nhau. 

- Điểm khác nhau: 

+ Gia đình nhân vật Thắng: Luôn yêu thương nhau, quan tâm nhau không bao giờ to tiếng với nhau. 

+ Gia đình nhân vật Phan: Rất thường xuyên cãi vã nhau. 

- Chi tiết trong truyện cho thấy cảm nghĩ của người đó: “Phan với tay tắt đèn, nằm im lìm trong bóng đêm, chạnh nhớ nhà…”; “Tự nhiên Phan thấy hơi buồn cười vì cô cũng có thói quen hễ về đến nhà là bật tuốt mọi loại có thể tạo ra âm thanh…”
Xem thêm
Cách 2

- Nhân vậy Phan là người quan sát và bộc lộ cảm nghĩ về gia đình Thắng và hoàn cảnh sống của Phan.

- Chi tiết cho thấy cảm nghĩ của người quan sát:

+ Người mẹ biết quan tâm, lo lắng cho sự an toàn, sức khỏe, sự êm ấm của gia đình.

+ Người con trai biết yêu thương, chăm lo cho người mẹ.

+ Người con dâu dịu dàng, biết chăm lo cho mẹ chồng.

+ Chị con dâu lo lắng, khóc tức tưởi.

Xem thêm
Cách 2

Sau khi đọc 5

Câu 5 (trang 22, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Vì sao nhân vật Phan lại ngẫm nghĩ: “Hoá ra hạnh phúc giản dị hơn những gì cô tâm niệm”? Theo em, đây có phải là chủ đề của truyện không? Hãy làm rõ ý kiến của em.


Phương pháp giải:

Đọc toàn bài, đọc kĩ ý kiến của nhân vật Phan và xét nội dung của truyện. 


Lời giải chi tiết:

Cách 1

Cô nghĩ như vậy vì khi trực tiếp được nhìn thấy không gian của căn phòng tầng trên nó không giống như cô tưởng tượng, cũng chỉ là một khoảng không gian nhỏ hẹp nhưng chính những con người trong gia đình đó đem đến hạnh phúc, tiếng cười mới tạo nên khung cảnh gia đình yên vui như vậy. 


Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Vì khi trực tiếp được nhìn thấy không gian của căn phòng tầng trên nó không giống như cô tưởng tượng, cũng chỉ là một khoảng không gian nhỏ hẹp nhưng chính những con người trong gia đình đó đem đến hạnh phúc, tiếng cười mới tạo nên khung cảnh gia đình yên vui như vậy. 

Phan là một cô gái tỉnh lẻ lên thành phố làm việc với khát khao làm giàu. Cuộc sống hằng ngày của cô gái nhỏ nhàm chán và cô đơn. Cô luôn nỗ lực làm việc, đến cả trước khi ngủ cô cũng có suy nghĩ vẩn vơ. Cô luôn nghĩ đến cuộc sống, đến tương lai, luôn khao khát kiếm tìm hạnh phúc. Cô muốn mình phải giàu có, bởi cô đã thấm thía cái nghèo khó và chỉ khi giàu có ở cái đất này, cô mới được tôn trọng, mới được hạnh phúc. Cô thường nghe âm thanh từ một nhà trên tầng hai và mặc sức tưởng tượng về thế giới đó. Cuộc sống của một nhà ba người kia khác xa cô rất nhiều. Cho đến ngày đặt chân đến thế giới đó, chứng kiến cuộc sống hạnh phúc của họ, cô mới giật mình nhận ra những điều mà mình cố gắng tìm kiếm bấy lâu lại giản dị như vậy. Hạnh phúc không phải cái gì lớn lao, mà nó ở ngay bên cạnh chúng ta, đó cũng là thông điệp mà Phong Điệp gửi đến chúng ta. 

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Sau khi đọc 6

Câu 6 (trang 22, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Từ truyện ngắn Tầng hai, em có suy nghĩ gì về mối quan hệ giữa con người với con người, về quan niệm hạnh phúc trong xã hội hiện đại?


Phương pháp giải:

Đọc toàn bài, từ đó liên hệ với mối quan hệ giữa con người với con người.


Lời giải chi tiết:

Cách 1

Trong xã hội hiện đại, con người chúng ta thường bỏ đi những hạnh phúc đơn giản mà luôn tìm kiếm những hạnh phúc to lớn ngoài kia. Nhưng chúng ta quên rằng hạnh phúc luôn ở xung quanh ta, cần phải trân trọng với những hạnh phúc đó. 


Xem thêm
Cách 2

Từ truyện ngắn Tầng hai, ta có thể rút ra mối quan hệ giữa con người với con người, về quan niệm hạnh phúc trong xã hội hiện đại như sau:

+ Đầu tiên, qua câu truyện ngắn này, ta có thể thấy trong xã hội hiện đại, con người ngày càng xa cách với nhau hơn do nhiều yếu tố. Như Phan - nhân vật trong truyện cùng gia đình chủ nhà cô thuê sống trên tầng hai, dù ở chung một nhà nhưng họ cứ như không quen biết nhau, mỗi một tầng nhà là một khoảng trời riêng, ai sống thế nào thì vẫn cứ vậy. Cũng do họ không thân thiết và do có sự khác biệt lớn trong tính cách và cách sống nên chuyện không hòa hợp được với nhau cũng là điều bình thường. Nhưng điều ấy hoàn toàn có thể thay đổi được nếu chúng ta chủ động hơn và hòa đồng hơn như cách Phan ngại ngùng đứng chân cầu thang định lên thăm gia đình tầng hai nhưng lưỡng lự và được họ mời lên nhà.

+ Phan cũng là một đại diện cho những lớp trẻ ngày nay, muốn tương lai rộng mở nên lên thành phố lập nghiệp. Cuộc sống buồn tẻ, lặp lại lặp lại và còn cô đơn hơn khi chứng kiến những khoảnh khắc hạnh phúc của gia đình người khác khiến cô nhớ nhà và thấy tủi thân. Tuy nhiên, họ luôn không có ý định về quê mà luôn tìm kiếm hạnh phúc ở thành phố ồn ào, náo nhiệt này. Nhưng khi chứng kiến khung cảnh tuy nhỏ hẹp nhưng hạnh phúc của gia đình tầng hai khiến Phan cảm thấy hạnh phúc đơn gian hơn cô tâm niệm. Từ đó có thể thấy ở thời hiện đại, chúng ta luôn nghĩ xa đến những điều tận đẩu tận đâu mà không biết rằng hạnh phúc đơn giản luôn hiện hữu ngay trước mắt chúng ta.

+ Về mối quan hệ giữa con người với con người: Trong xã hội hiện đại, có thể thấy rằng do nhiều yếu tố mà con người đang ngày càng cách xa nhau hơn. Dù ở chung một nhà như Phan hay gia đình sống trên tầng hai của câu chuyện, hay sống cùng xóm, cùng thành phố, chúng ta vẫn thường không quan tâm và trò chuyện nhiều với nhau. Có thể do tính cách ngại ngùng, có thể do lối sống quá khác biệt, hay cũng có thể do cuồng quay của công việc khiến con người luôn trong trạng thái mật mỏi. Nhưng chúng ta hoàn toàn có thể thay đổi tình trạng này bằng cách chủ động hơn và hòa đồng hơn như cách Phan đến thăm gia đình tầng hai và được mời lên nhà. Chúng ta nên học cách quan tâm người khác hơn và tạo nhiều mối quan hệ hơn với mọi người ở mọi lứa tuổi, mọi tầng lớp.

Xem thêm
Cách 2

Tham Gia Group Dành Cho 2K8 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close