Soạn bài Ôn tập cuối kì 1 SGK Ngữ văn 11 tập 1 Cánh diều - chi tiết

Từ các bài đã học trong sách Ngữ văn 11, tập một, hãy kẻ bảng hoặc vẽ sơ đồ về các bài đọc hiểu theo thể loại và kiểu văn bản. Chỉ ra và làm sáng tỏ một số đặc điểm tiêu biểu cần chú ý khi đọc truyện thơ dân gian, truyện thơ Nôm và truyện ngắn hiện đại trong sách Ngữ văn 11, tập một.

Tổng hợp đề thi học kì 2 lớp 11 tất cả các môn - Cánh diều

Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Đọc hiểu văn bản 1

Câu 1 (trang 126, SGK Ngữ Văn 11, tập một):

Từ các bài đã học trong sách Ngữ văn 11, tập một, hãy kẻ bảng hoặc vẽ sơ đồ về các bài đọc hiểu theo thể loại và kiểu văn bản.


Phương pháp giải:

Gợi nhớ lại kiến thức về các văn bản. 


Lời giải chi tiết:

STT

Kiểu văn bản

Các bài đọc hiểu

1

Thơ

Sóng

Lời tiễn dặn

Tôi yêu em

Nỗi niềm tương tư

2

Thơ văn Nguyễn Du

Nguyễn Du - Cuộc đời và sự nghiệp

Trao duyên

Đọc Tiểu Thanh kí

Anh hùng tiếng đã gọi rằng

3

Truyện

Chí Phèo

Chữ người tử tù

Tấm lòng người mẹ

4

Văn bản thông tin

Phải coi luật pháp như khi trời để thở

Tạ Quang Bửu - người thầy thông thái

Tiếng Việt lớp trẻ bây giờ

 

Đọc hiểu văn bản 2

Câu 2 (trang 126, SGK Ngữ Văn 11, tập một):

Chỉ ra và làm sáng tỏ một số đặc điểm tiêu biểu cần chú ý khi đọc truyện thơ dân gian, truyện thơ Nôm và truyện ngắn hiện đại trong sách Ngữ văn 11, tập một.


Phương pháp giải:

Gợi nhớ lại kiến thức về các thể loại. 


Lời giải chi tiết:

- Truyện thơ dân gian có văn bản (trích từ tác phẩm Xống chụ xôn xao (Tiễn dặn người yêu) - truyện thơ dân tộc Thái. Truyện thơ dân gian mang các đặc điểm của văn học dân gian: sáng tác tập thể, phương thức lưu truyền chủ yếu bằng con đường truyền miệng, mang tính nguyên hợp. Truyện thơ dân gian có sự kết hợp giữa tự sự (yếu tố truyện) và trữ tình (yếu tố thơ). Cốt truyện của truyện thơ dân gian thường gồm ba phần: Gặp gỡ - Thử thách (hoặc Tai biến) - Đoàn tụ. Nhân vật của truyện thơ dân gian thường được phân theo loại (tốt – xấu, thiện ác), được miêu tả qua những biểu hiện bên ngoài (diện mạo, hành động, lời nói) và qua tâm trạng. – Ngôn ngữ trong truyện thơ dân gian đậm chất dân ca, giàu cảm xúc, giàu hình ảnh, nhạc điệu và các biện pháp tu từ.

- Truyện thơ Nôm có Truyện Kiều (Nguyễn Du). Truyện thơ được viết bằng chữ Nôm, phần lớn theo thể thơ lục bát. Đặc điểm nổi bật của truyện thơ Nôm là sự kết hợp giữa tự sự và trữ tình. Truyện thơ Nôm vừa có thể phản ánh cuộc sống qua hệ thống nhân vật, qua một cốt truyện với hệ thống những biến cố, sự kiện, vừa có thể bộc lộ thái độ, cảm xúc, tâm trạng của nhân vật, của tác giả. Nhân vật truyện thơ Nôm thường được phân theo loại chính diện và phản điện, tương ứng với chính và tà, thiện và ác, tốt và xấu.

- Truyện hiện đại có các tác phẩm Chí Phèo (Nam Cao), Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân), Kép Tư Bền (Nguyễn Công Hoan), văn bản Tấm lòng người mẹ (trích tiểu thuyết Những người khốn khổ) của Vich-to Huy-gô (Victor Hugo).

→ Khi học tác phẩm truyện, cần chú ý: việc đọc hiểu nội dung và hình thức của tác phẩm phải gắn với đặc trưng thể loại. Muốn thế, cần đọc trực tiếp văn bản, nhận biết đặc điểm, cách đọc của thể loại. Có thể đặt ra câu hỏi: Truyện thơ Nôm và truyện thơ dân gian có gì giống nhau và khác nhau? Cách đọc truyện ngắn hiện đại có gì khác truyện ki? Đọc đoạn trích từ một tác phẩm có dung lượng lớn, cần chú ý những gì?


Đọc hiểu văn bản 3

Câu 3 (trang 126, SGK Ngữ Văn 11, tập một):

Nêu đề tài, chủ đề, tư tưởng của các văn bản thơ, truyện thơ dân gian và truyện thơ Nôm được học ở Bài 1 trong sách Ngữ văn 11, tập một.


Phương pháp giải:

Gợi nhớ lại kiến thức của Bài 1.


Lời giải chi tiết:

Tên tác phẩm

Đề tài

Tư tưởng

Sóng

Tình yêu đôi lứa

Qua hình tượng sóng để tác giả cũng nói lên quy luật bất diệt của tình yêu.

Lời tiễn dặn

Tình yêu đôi lứa

Khát vọng tự do yêu đương, sống hạnh phúc với người mình yêu thương.

Tôi yêu em

Tình yêu đôi lứa

Tôn vinh phẩm giá con người: biết yêu say đắm, yêu hết mình nhưng cũng rất chân thành, đằm thắm; biết nhận tất cả đau khổ về mình, có lý trí sáng suốt, tỉnh táo để kìm nén tình cảm - nhất là tình yêu đơn phương.

Nỗi niềm tương tư

Tình yêu đôi lứa

Bài thơ thể hiện tâm trạng tương tư của một chàng trai quê với những diễn biến chân thực mà tinh tế, trong đó mối duyên quê và cảnh quê hòa quyện với nhau thật nhuần nhị.

 

Đọc hiểu văn bản 4

Câu 4 (trang 126, SGK Ngữ Văn 11, tập một):

Nêu các nội dung chính và chỉ ra ý nghĩa của Bài 2 trong sách Ngữ văn 11, tập một. Các văn bản đọc hiểu trong bài này giúp em hiểu được những gì về con người nhà thơ Nguyễn Du?


Phương pháp giải:

Gợi nhớ lại kiến thức của Bài 2.


Lời giải chi tiết:

- Nội dung chính của bài 2 là các tác phẩm thơ văn của đại thi hào Nguyễn Du. Các tác phẩm như Truyện Kiều, Tiểu Thanh kí. Qua các tác phẩm, tác giả đã phơi bày bộ mặt xã hội phong kiến bất công, tàn bạo, đồng thời phản ánh nỗi khổ đau, bất hạnh của con người, đặc biệt là người phụ nữ trong xã hội Việt Nam. Đồng thời, tác giả còn là tiếng nói đề cao tình yêu tự do, khát vọng công lý và ngợi ca vẻ đẹp của con người.

- Hiểu được về Nguyễn Du là: 

+ Nguyễn Du, một nhà thơ, nhà văn hóa lớn của dân tộc Việt Nam được nhân dân ta kính trọng tôn xưng là "Đại thi hào dân tộc". 

+ Tư tưởng của ông vượt qua thời đại, phá vỡ mọi rào cản về định kiến xã hội. Ông thể hiện sự tôn trọng, xót thương cho những con người tài hoa mà bạc mệnh. Bởi chính ông cũng tự nhận mình là một người tài hoa nhưng cuộc đời đầy gian truân.

+ Các tác phẩm của Nguyễn Du đi theo khuynh hướng hiện thực, tức là ghi chép một cách chân thực và sinh động những diễn biến lịch sử, số phận con người trong xã hội đương thời. 

+ Bên cạnh đó là tư tưởng nhân đạo xuyên suốt, vừa có cảm thông sâu sắc, vừa ca ngợi trân trọng lại có sự phê phán, tố cáo. 

+ Về mặt nghệ thuật, những sáng tác của Nguyễn Du đóng góp quan trọng của sự phát triển văn học, văn hóa dân tộc. Thơ chữ Hán tài hoa lỗi lạc, thơ chữ Nôm đạt đến đỉnh cao rực rỡ.


Đọc hiểu văn bản 5

Câu 5 (trang 126, SGK Ngữ Văn 11, tập một):

Tóm tắt nội dung chính và thống kê các nhân vật tiêu biểu của các văn bản đọc hiểu trong Bài 3, sách Ngữ văn 11, tập một.


Phương pháp giải:

Gợi nhớ lại kiến thức của Bài 3.


Lời giải chi tiết:

a. Chí Phèo:

- Tác phẩm Chí Phèo được coi là kiệt tác của nền văn xuôi Việt Nam hiện đại. Truyện là lời tố cáo đanh thép của Nam Cao về xã hội đương thời tàn bạo, thối nát đã đẩy người dân lương thiện vào con đường tha hóa, lưu manh hóa. Đồng thời ca ngợi vẻ đẹp của con người ngay cả khi bị vùi dập mất hết cả nhân hình, nhân tính.

- Nhân vật tiêu biểu là Chí Phèo: Chí Phèo vốn là một con người lương thiện nhưng vì sự ghen tuông mù quáng của Bá Kiến mà rơi vào bước đường cùng, bị bắt đi tù sau ra tù làm tay sai cho Bá Kiến. Cứ tưởng gặp được thị Nở hắn sẽ được quay trở lại làm người tốt nhưng bà cô thị Nở đã phá vỡ tất cả. Hắn biết, hắn vẫn luôn hiểu suốt thời gian qua hắn sống không giống một con người, trong mắt mọi người hắn là một tên điên, một tên nát rượu, một con quỷ của cái làng Vũ Đại. Thế nhưng sâu thẳm trong thâm tâm hắn, hắn vẫn mong mình có thể làm một người lương thiện, hắn muốn sống lương thiện, nhưng không ai cho hắn được sống như vậy. Hắn hận, hận kẻ đã đẩy hắn vào bước đường cùng này, vậy nên hắn mới xách dao đi giết Bá Kiến và tự kết thúc cuộc đời đầy đau khổ của mình.

b. Chữ người tử tù:

- Nguyễn Tuân đã khắc họa thành công hình tượng Huấn Cao – một con người tài hoa, có cái tâm trong sáng và khí phách hiên ngang bất khuất. Qua đó nhà văn thể hiện quan niệm về cái đẹp, khẳng định sự bất tử của cái đẹp và bộc lộ thầm kín tấm lòng yêu nước

- Nhân vật nổi bật là Huấn Cao. Huấn Cao là một con người rất tài hoa, văn võ song toàn. Ông là người nổi tiếng có tài viết chữ đẹp, “ chữ ông Huấn Cao đẹp lắm, vuông lắm”, thiên hạ truyền rằng “ có được chữ Huấn Cao mà treo là có một báu vật trên đời “. Huấn Cao là người có khí phách hiên ngang, không khuất phục trước uy quyền bạo lực.

c. Tấm lòng người mẹ:

- Nội dung chính của đoạn trích Tấm lòng người mẹ là kể về tình mẫu tử thiêng liêng của người mẹ Phăng-tin, cô bất chấp tất cả để mong cho con mình được no đủ, hạnh phúc. Đoạn trích thể hiện quan điểm của tác giả, ông bất bình trước khung cảnh xã hội phong kiến Pháp xưa đầy rẫy những oan trái, bất công, đày đọa những con người vô tội. Qua đó, tác giả gửi gắm khát vọng về cuộc sống hòa bình, công bằng, văn minh trong xã hội.

- Nhân vật nổi bật trong văn bản là Phăng tin. Phăng - tin là một người phụ nữ xinh đẹp, kiên cường, dù gánh trên vai số tiền lớn, cô vẫn cố gửi tiền về cho vợ chồng chủ trọ đang chăm sóc con của mình. Vì thương con, cô sẵn sàng cắt bỏ mái tóc, sau đó là răng và cuối cùng là làm gái. Cứ càng về sau, người phụ nữ ấy ngày càng sa đọa.


Đọc hiểu văn bản 6

Câu 6 (trang 126, SGK Ngữ Văn 11, tập một):

Nêu và nhận xét đặc điểm của các văn bản thông tin được học trong sách Ngữ văn 11, tập một. Phân tích yêu cầu và ý nghĩa của việc đọc hiểu các văn bản thông tin ấy.


Phương pháp giải:

Gợi nhớ lại kiến thức của Bài 4.


Lời giải chi tiết:

- Nhận xét đặc điểm của các văn bản thông tin được học trong sách Ngữ văn 11, tập một: 

+ Nhan đề của văn bản thông tin thường tập trung nêu bật đề tài của văn bản.

+ Bố cục và cách trình bày văn bản thông tin: Bố cục là hình thức sắp xếp các phần, mục lớn của một văn bản. Bố cục của văn bản thông tin thường có các phần, mục lớn sau đây: nhan đề, sa pô; thời gian và nơi in văn bản; nội dung chính của văn bản.

+ Trình bày văn bản thông tin gồm kênh chữ và có thể kết hợp với kênh hình; kênh chữ có thể có các tiểu mục; kết thúc văn bản có thể có mục tài liệu tham khảo và các chú thích.

+ Thái độ và quan điểm của người viết ở văn bản thông tin được thể hiện ở nội dung đồng tính hay phản đối, ca ngợi hay phê phán thông qua các yếu tố như nhan đề văn bản, cách trình bày thông tin, việc sử dụng ngôn ngữ.....

- Thông qua việc học các văn bản thông tin trong bài 4 học sinh nắm bắt được các vấn đề nổi cộm đã, đang diễn ra trong xã hội hiện nay. Để từ đó rút ra được những bài học cho riêng mình.

+ Nội dung văn bản "Phải coi luật pháp như khi trời để thở"cung cấp các thông tin và nhận thức bổ ích. Thông qua văn bản học sinh có cái nhìn trực quan về xã hội, biết thêm nhiều các câu chuyện thực tế, các vấn đề vi phạm pháp luật để từ đó hiểu hơn và ý thức tầm quan trọng của pháp luật với đời sống. Đồng thời rút ra bài học cho mình là phải cố gắng tu dưỡng đạo đức, tuân thủ pháp luật để xây dựng một xã hội văn minh hơn.

+ Văn bản Tạ Quang Bửu – người thầy thông thái mang lại cho học sinh những thông tin và nhận thức cách sống và làm việc của Giáo sư Tạ Quang Bửu. Rút ra cho mình những bài học bổ ích trong cuộc sống như cách học tập, làm việc hiệu quả, sống sao cho có ích cho đời.

+ Văn bản Tiếng Việt lớp trẻ bây giờ cung cấp cho học sinh những thông tin về thực trạng sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt trong giới trẻ. Một bộ phận giới trẻ đang không ngừng tạo ra những ngôn ngữ mới, nó thỏa mãn sự vui thích nhất thời nhưng có thể gây ảnh hưởng tới người khác, gây ra sự hỗn loạn cho người sử dụng. Qua bài viết, học sinh hiểu được bản thân cần bảo vệ sự trong sáng của tiếng Việt, hạn chế hoặc không sử dụng các từ ngữ sai sai lệch.

Viết 7

Câu 7 (trang 127, SGK Ngữ Văn 11, tập một):

Nêu tên các kiểu văn bản được rèn luyện viết trong sách Ngữ văn 11, tập một, chỉ ra các yêu cầu chính khi viết các kiểu văn bản này.


Phương pháp giải:

Gợi nhớ lại kiến thức của phần viết.


Lời giải chi tiết:

- Kiểu bài nghị luận về một vấn đề xã hội thường có các dạng cụ thể gồm: nghị luận về một hiện tượng xã hội trong cuộc sống, nghị luận về một tư tưởng, đạo lí và nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học. Với dạng bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lí, đề văn thường nêu lên một câu danh ngôn hoặc tục ngữ, ngạn ngữ, ca dao,...

- Nghị luận về một tác phẩm nghệ thuật có thể là bài luận bàn về một tác phẩm văn học (toàn bộ hoặc đoạn trích) hoặc một bài nghị luận phân tích cái hay, cái đẹp của một vở kịch, bộ phim, bài hát, bức tranh, pho tượng.... Bài nghị luận về một tác phẩm nghệ thuật thường nêu lên nội dung và một số nét hình thức đặc sắc của tác phẩm nghệ thuật. Từ đó, người viết nhận xét, đánh giá về tác phẩm ấy.

- Nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học là dạng bài đòi hỏi các em phải có kiến thức cả về văn học và đời sống, cả kĩ năng phân tích văn học và kỹ năng phân tích, đánh giá một vấn đề xã hội. Đề bài thường xuất phát từ một vấn đề xã hội giàu ý nghĩa có trong một tác phẩm văn học nào đó để yêu cầu học sinh bàn bạc rộng ra về vấn đề xã hội ấy. 

- Bài thuyết minh tổng hợp là bài viết có lồng ghép một hay nhiều yếu tố như miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận. Các văn bản trong phần đọc hiểu như Phải coi luật pháp như khi trời để thở, Tạ Quang Bửu – người thầy thông thái, Tiếng Việt lớp trẻ bây giờ đều là bài thuyết minh tổng hợp. Chẳng hạn, trong văn bản Phải coi luật pháp như khi trời để thở, có sự kết hợp các yếu tố sau: Tự sự, miêu tả, nghị luận, thuyết minh.

Viết 8

Câu 8 (trang 127, SGK Ngữ Văn 11, tập một):

Thống kê và phân tích ý nghĩa của các kĩ năng viết được rèn luyện trong các bài học ở Ngữ văn 11, tập một.


Phương pháp giải:

Gợi nhớ lại kiến thức của phần viết, tập trung vào phần kĩ năng.


Lời giải chi tiết:

- Kiểu bài nghị luận về một vấn đề xã hội 

+ Rèn luyện kĩ năng viết: Mở đầu, kết bài và câu chuyển đoạn trong văn bản nghị luận.

→ Kỹ năng này giúp học sinh có nhiều sự lựa chọn trong quá trình viết mở bài và kết bài cho một bài văn. Bằng việc sử dụng linh hoạt các cách khác nhau, bài viết của học sinh sẽ có nhiều sự sáng tạo hơn và hay hơn.

- Nghị luận về một tác phẩm nghệ thuật:

+ Rèn luyện kĩ năng viết: Câu văn suy lý (lô - gích) và câu văn có hình ảnh trong văn bản nghị luận.

+ Kỹ năng này giúp học sinh viết văn nghị luận tốt hơn. Bài văn có sự tư duy khái niệm, giàu sức thuyết phục.

- Nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học

+ Rèn luyện kĩ năng viết: Người viết và người đọc giả định, xưng hô trong bài viết.

+ Khi viết bài văn nghị luận, người viết cần hình dung mình là ai (người viết giả định) và viết cho ai đọc (người đọc giả định). Việc rèn luyện kĩ năng này giúp chúng ta có thể xác định đối tượng “đóng vai” để viết (như nhà báo, phóng viên, luật sư, nhà khoa học,...) và hướng tới một đối tượng người đọc mà em hình dung, tưởng tượng (bạn bè, thầy cô, các bậc phụ huynh, quan toà, hiệu trưởng, nguyên thủ quốc gia,...).

- Bài thuyết minh tổng hợp:

+ Rèn luyện kĩ năng viết: Đoạn văn diễn dịch, quy nạp, đoạn văn phối hợp.

+ Việc học và rèn kĩ năng này người viết có nhiều sự lựa chọn trong việc trình bày bài viết. Linh hoạt trong viết văn, đồng thời người đọc dễ theo dõi nội dung chính của bài viết.


Viết 9

Câu 9 (trang 127, SGK Ngữ Văn 11, tập một):

Nêu một số điểm khác biệt giữa yêu cầu viết bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lí và nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm (Gợi ý: mục đích, nội dung, hình thức, lời văn,..).


Phương pháp giải:

Gợi nhớ lại kiến thức của phần viết, tập trung điểm khác biệt giữa hai dạng nghị luận.

Lời giải chi tiết:

* Khác nhau:

- Khác nhau ở xuất phát điểm:

+ Nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm thì xuất phát từ bài học trong tác phẩm rồi phân tích ra thực tế, đời sống để khái quát thành một vấn đề tư tưởng, đạo đức.

+ Còn nghị luận về một tư tưởng, đạo lý thì bắt đầu từ một tư tưởng, đạo đức sau đó dùng phép lập luận giải thích, chứng minh… để thuyết phục người đọc nhận thức đúng tư tưởng, đạo đức đó.

- Khác nhau ở cách lập luận:

+ Nghị luận về một một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm thường lấy chứng cứ trong tác phẩm và thực tế để lập luận.

+ Còn nghị luận về một tư tưởng, đạo đức thì nghiêng về tư tưởng, về lí lẽ nhiều hơn và sử dụng phép lập luận giải thích, chứng minh, phân tích…


Nói và nghe 10

Câu 10 (trang 127, SGK Ngữ Văn 11, tập một):

Nêu các nội dung chính được rèn luyện trong kỹ năng nói và nghe ở sách Ngữ văn 11, tập một. Chứng minh nhiều nội dung nói và nghe liên quan chặt chẽ với nội dung đọc hiểu và viết.


Phương pháp giải:

Gợi nhớ lại kiến thức của phần nói và nghe. Liên hệ để thấy được mối liên quan với đọc hiểu và viết.

Lời giải chi tiết:

* Các nội dung chính được rèn luyện trong kỹ năng nói và nghe ở sách Ngữ văn 11, tập một:

- Trình bày ý kiến đánh giá, bình luận về vấn đề đặt ra trong câu cách ngôn: "Cứ hướng về phía Mặt trời, bóng tối sẽ ngả sau lưng bạn".

+ Trong phần Viết của bài 1, học sinh rèn cách viết bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lí. Từ nội dung phần Viết, học sinh chuyển thành bài nói; sử dụng lời nói, giọng điệu và ngôn ngữ cơ thể phù hợp để nêu lại nội dung trước người nghe. => Phần rèn luyện trong kỹ năng nói và nghe ở bài 1 liên quan đến bài mật thiết, chặt chẽ với nội dung phần viết.

- Giới thiệu một tác phẩm nghệ thuật

+ Các bài đọc hiểu thuộc bài 2 như trích đoạn Truyện Kiều, Tiểu Thanh Kí đều đều là những tác phẩm nghệ thuật có giá trị tư tưởng, nghệ thuật cao. Phần viết cũng là nghị luận về một tác phẩm nghệ thuật. Vậy nên rèn luyện trong kỹ năng nói và nghe ở bài 2 có liên quan chặt chẽ đến nội dung các bài đọc hiểu.

- Thảo luận về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học.

+ Các bài đọc hiểu thuộc bài 3 như Chí Phèo, Chữ người tử tù, Tấm lòng người đều ẩn chứa những giá trị hiện thực, những vấn đề xã hội nổi cộm. Phần viết cũng tập trung vào phân tích về một vấn đề đặt ra trong tác phẩm văn học. Vậy nên rèn luyện trong kỹ năng nói và nghe ở bài 3 có liên quan chặt chẽ đến nội dung các bài đọc hiểu.

- Nghe bài thuyết minh tổng hợp

+ Trong phần Viết của bài 4, học sinh rèn cách viết bài  thuyết minh tổng hợp. Từ nội dung phần Viết, học sinh chuyển thành bài nói; sử dụng lời nói, giọng điệu và ngôn ngữ cơ thể phù hợp để nêu lại nội dung trước người nghe. → Phần rèn luyện trong kỹ năng nói và nghe ở bài 4 liên quan đến bài mật thiết, chặt chẽ với nội dung phần đọc hiểu và phần viết.

Tiếng Việt 11

Câu 11 (trang 127, SGK Ngữ Văn 11, tập một):

Thống kê tên các mục tiếng Việt trong các bài của sách Ngữ văn 11, tập một. Từ đó, nhận xét về mối quan hệ giữa nội dung tiếng Việt với nội dung đọc hiểu và viết.


Phương pháp giải:

Gợi nhớ lại kiến thức của phần tiếng Việt.


Lời giải chi tiết:

- Nội dung phần tiếng Việt trong sách Ngữ văn 11 là: 

+ Bài 1 với các bài luyện tập biện pháp lặp cấu trúc.

+ Bài 2 với các bài tập biện pháp tu từ đối.

+ Bài 3 với các bài tập về ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết.

+ Bài 4 với các bài lỗi về thành phần câu và cách sửa.

→ Các nội dung này là những vấn đề được sử dụng nhiều trong các văn bản của phần đọc hiểu và được áp dụng trong quá trình viết bài, quá trình rèn luyện kỹ năng nói và nghe.


2K7 tham gia ngay group để nhận thông tin thi cử, tài liệu miễn phí, trao đổi học tập nhé!

close